Thi thể khó nhận dạng
Ngày 12/6/1993, trong một công viên gần nơi Denyer sống cùng bạn gái, cũng là khu vực liên tiếp xảy ra những cuộc đột nhập kinh hoàng thời gian gần đây, người dân phát hiện một xác chết phụ nữ gần như lõa thể, trên người chỉ có vài mảnh vải che thân.
Cảnh sát sau đó đã xác định được danh tính nạn nhân là Elizabeth Stevens - một sinh viên 18 tuổi đang theo học tại một trường đại học trên địa bàn. Cơ thể nạn nhân có nhiều thương tích đến nỗi thậm chí bố mẹ cô ban đầu còn không thể nhận ra khi được cảnh sát đưa tới nhận dạng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã bị cưỡng hiếp và đánh đập dã man trước khi giết chết. Hung thủ đã đâm cô tổng cộng 6 nhát đều là những vết thương chí mạng.
Trước đó 1 ngày, Elizabeth Stevens đã được thông báo mất tích sau khi tới nhà bạn vào buổi tối mà không thấy trở về. Một nhóm điều tra viên lập tức tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm manh mối về kẻ giết người, từ việc tìm gặp bạn bè tới việc hỏi những người hàng xóm, họ hi vọng sẽ phát hiện ra ai đó đi cùng Elizabeth trong tối xảy ra án mạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều ngày sau, họ vẫn không tìm ra bất cứ manh mối nào.
Một bầu không khí u ám bao trùm khắp nơi trong khu vực này. Sợ hãi, lo lắng là cảm nhận chung của tất cả người dân, nhất là phụ nữ. Nhiều người không dám ra đường vào buổi tối, nhiều hộ gia đình thường xuyên khóa trái cửa hoặc ngủ sớm khi trời tối. Việc buôn bán của các cửa hàng cũng suy giảm nghiêm trọng vì đều đóng cửa từ rất sớm.
Tại trụ sở cảnh sát, vấn đề về phương hướng điều tra được bàn luận rất nóng bỏng. Bên cạnh đó, các tổ chức được thành lập để tuyên truyền và hướng dẫn phụ nữ cách phòng tránh, ứng phó với những kẻ bệnh hoạn máu lạnh.
Những cái chết liên tiếp
Tuy nhiên, những nỗ lực đó dường như không đem lại mấy kết quả. Trong khi cảnh sát vẫn đang đau đầu vì không có bất cứ manh mối nào về hung thủ thì danh sách những nạn nhân xấu số vẫn tiếp tục nối dài.
Hơn 1 tháng sau ngày Elizabeth bị giết, một nhân viên ngân hàng 41 tuổi tên Roszsa Toth cũng suýt nữa trở thành nạn nhân của một kẻ lạ mặt. Theo lời khai của cô, tối 8/7/1993, cô bị tấn công bằng súng khi trên đường trở về nhà. Hắn rất hung hãn dùng vũ lực kéo cô vào khu vực vắng với ý định giở trò đồi bại.
Tuy nhiên, cô đã chống cự mãnh liệt, vừa cào cấu vừa cắn vào đầu ngón tay của kẻ lạ mặt. Sự phản kháng mãnh liệt của cô khiến cho tên này bị ngã. Nhân cơ hội đó Toth chạy trốn được. Sau khi về tới nhà, Toth gọi điện báo cho cảnh sát. Khi các điều tra viên tới hiện trường vụ án, thì kẻ thủ ác đã biến mất không để lại bất cứ dấu vết nào.
Cùng buổi tối hôm 8/7/1993, cảnh sát còn nhận thêm thông báo mất tích của Debbie Fream, bà mẹ 22 tuổi. Khi cảnh sát còn chưa kịp thực hiện một cuộc tìm kiếm, một người dân phát hiện ra bà mẹ trẻ này bị hiếp và giết hại dã man.
Vài ngày tiếp theo, thiếu nữ 17 tuổi Natalie Russell bị mất tích bí ẩn khi đi dạo bằng xe đạp. Chỉ khoảng 8 tiếng sau đó, người ta phát hiện thi thể cô bị vứt trong bụi rậm, trên thi thể có những vết thương giống với những nạn nhân trước đó.
Chưa bao giờ quyết tâm nhanh chóng tìm ra kẻ giết người hàng loạt lại sôi sục đến vậy. Một nhóm gồm các nhà điều tra hàng đầu đã được giao nhiệm vụ cấp bách này.
Và cuối cùng trời không phụ lòng người, những manh mối đầu tiên đã được tìm ra.
Manh mối dần hé lộ
Mở rộng điều tra khu vực xung quanh hiện trường tìm thấy thi thể Natalie Russell, cảnh sát phát hiện một chiếc Toyota màu vàng khả nghi. Theo một số người dân, họ nhìn thấy chiếc xe này đỗ ở gần con đường dành cho xe đạp cùng khoảng thời điểm mà các bác sĩ pháp y xác định Natalie Russell tử vong.
Một người đưa thư cho biết đã nhìn thấy một người đàn ông ngồi một cách rất khả nghi, ngồi ở ghế trước của chiếc xe đó và có vẻ như không muốn để người khác thấy mặt. Tuy nhiên, chiếc xe Toyota này không gắn biển số. Nhận thấy đây là chiêu thức những tên tội phạm thường áp dụng khi gây án, cảnh sát đã kiểm tra từng ngóc ngách chiếc xe nhưng dường như chủ nhân của nó rất giỏi trong việc che giấu tung tích.
Cuối cùng, khi các điều tra viên chuẩn bị dừng cuộc tìm kiếm thì thật may mắn, một người bỗng nhìn thấy vật lạ ở khe chỗ ghế lái. Nhặt lên, họ nhận thấy đó chính là giấy tờ xe và trên đó tất nhiên là có biển số mà hung thủ chắc hẳn đã bất cẩn làm rơi mà không biết.
Ngay sau đó, các thám tử bắt đầu quá trình tìm kiếm chủ nhân đăng ký biển số xe này. Sau hơn 30 phút tìm kiếm, một thám tử dò ra được người đăng ký biển số xe Toyota màu vàng này là Paul Charles Denyer. Lập tức, người đàn ông này trở thành nghi can của vụ án.
Đối mặt
Chủ nhân của chiếc xe này vắng nhà khi hai thám tử Mick Hughes và Charlie Bezzina đến gõ cửa vào lúc 15h40. Họ để lại tấm danh thiếp dưới cửa và yêu cầu Paul liên lạc ngay sau khi về đến nhà. Vào lúc 17h15, các thám tử nhận được một cú điện thoại từ Sharon Johnson và, vì không muốn làm Paul hoảng sợ, cảnh sát nói dối Sharon rằng đây chỉ là một “cuộc điều tra theo lệ thường” và mọi người trong khu vực đều được phỏng vấn.
Trong vòng 10 phút, một đội thám tử dẫn đầu bởi thám tử Mick Hughes, Rod Wilson và Darren O’Loughlin đã có mặt và bao vây toàn bộ tòa nhà số 186, Frankston- Dandenong. Thời điểm này, Paul Denyer đã trở về nhà. Nghi phạm rất bình thản và vui vẻ mời họ vào nhà.
Khi các thám tử hỏi về chiếc xe Toyota không biển số, Denyer cho biết xe của anh vốn không có biển số từ khi mới mua về. Cùng lúc đó, đoàn thám tử vô tình nhìn thấy trên tay tên này có nhiều vết cắt và còn bị mất một miếng da nhỏ. Các thám tử nghi ngờ nó khớp với miếng da tìm thấy trên người nạn nhân Natalie Russell.
Khi được hỏi về Natalie Russell và Debbie Fream, vẫn với thái độ bình thản, hắn thừa nhận có biết hai nạn nhân, nhưng một mực khẳng định không biết gì về cái chết của hai người phụ nữ này.
Bình thản giải thích, Denyer nói: “Việc chiếc Toyota của tôi xuất hiện gần hiện trường Russell bị giết chỉ là trùng hợp. Vì khi đó xe bị hỏng và tôi phải gọi Sharon tới đón. Các anh nhìn xem này, những vết cắt trên tay của tôi chỉ là do cánh quạt va chạm vào khi tôi chui xuống gầm xe sửa nó. Nhưng loay hoay một lúc mà không khá hơn, tôi đành phải gọi cho bạn gái”.
Tỏ ra bình tĩnh và khôn khéo nhưng những điều này cũng không đủ để giúp Denyer đánh lừa được những thám tử dày dặn kinh nghiệm. Và một màn đấu trí bắt đầu đã khiến cho Denyer dần thay đổi sắc mặt.
Ngày 12/6/1993, trong một công viên gần nơi Denyer sống cùng bạn gái, cũng là khu vực liên tiếp xảy ra những cuộc đột nhập kinh hoàng thời gian gần đây, người dân phát hiện một xác chết phụ nữ gần như lõa thể, trên người chỉ có vài mảnh vải che thân.
Cảnh sát sau đó đã xác định được danh tính nạn nhân là Elizabeth Stevens - một sinh viên 18 tuổi đang theo học tại một trường đại học trên địa bàn. Cơ thể nạn nhân có nhiều thương tích đến nỗi thậm chí bố mẹ cô ban đầu còn không thể nhận ra khi được cảnh sát đưa tới nhận dạng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã bị cưỡng hiếp và đánh đập dã man trước khi giết chết. Hung thủ đã đâm cô tổng cộng 6 nhát đều là những vết thương chí mạng.
Trước đó 1 ngày, Elizabeth Stevens đã được thông báo mất tích sau khi tới nhà bạn vào buổi tối mà không thấy trở về. Một nhóm điều tra viên lập tức tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm manh mối về kẻ giết người, từ việc tìm gặp bạn bè tới việc hỏi những người hàng xóm, họ hi vọng sẽ phát hiện ra ai đó đi cùng Elizabeth trong tối xảy ra án mạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều ngày sau, họ vẫn không tìm ra bất cứ manh mối nào.
Một bầu không khí u ám bao trùm khắp nơi trong khu vực này. Sợ hãi, lo lắng là cảm nhận chung của tất cả người dân, nhất là phụ nữ. Nhiều người không dám ra đường vào buổi tối, nhiều hộ gia đình thường xuyên khóa trái cửa hoặc ngủ sớm khi trời tối. Việc buôn bán của các cửa hàng cũng suy giảm nghiêm trọng vì đều đóng cửa từ rất sớm.
Tại trụ sở cảnh sát, vấn đề về phương hướng điều tra được bàn luận rất nóng bỏng. Bên cạnh đó, các tổ chức được thành lập để tuyên truyền và hướng dẫn phụ nữ cách phòng tránh, ứng phó với những kẻ bệnh hoạn máu lạnh.
Những cái chết liên tiếp
Tuy nhiên, những nỗ lực đó dường như không đem lại mấy kết quả. Trong khi cảnh sát vẫn đang đau đầu vì không có bất cứ manh mối nào về hung thủ thì danh sách những nạn nhân xấu số vẫn tiếp tục nối dài.
Hơn 1 tháng sau ngày Elizabeth bị giết, một nhân viên ngân hàng 41 tuổi tên Roszsa Toth cũng suýt nữa trở thành nạn nhân của một kẻ lạ mặt. Theo lời khai của cô, tối 8/7/1993, cô bị tấn công bằng súng khi trên đường trở về nhà. Hắn rất hung hãn dùng vũ lực kéo cô vào khu vực vắng với ý định giở trò đồi bại.
Tuy nhiên, cô đã chống cự mãnh liệt, vừa cào cấu vừa cắn vào đầu ngón tay của kẻ lạ mặt. Sự phản kháng mãnh liệt của cô khiến cho tên này bị ngã. Nhân cơ hội đó Toth chạy trốn được. Sau khi về tới nhà, Toth gọi điện báo cho cảnh sát. Khi các điều tra viên tới hiện trường vụ án, thì kẻ thủ ác đã biến mất không để lại bất cứ dấu vết nào.
Cùng buổi tối hôm 8/7/1993, cảnh sát còn nhận thêm thông báo mất tích của Debbie Fream, bà mẹ 22 tuổi. Khi cảnh sát còn chưa kịp thực hiện một cuộc tìm kiếm, một người dân phát hiện ra bà mẹ trẻ này bị hiếp và giết hại dã man.
Vài ngày tiếp theo, thiếu nữ 17 tuổi Natalie Russell bị mất tích bí ẩn khi đi dạo bằng xe đạp. Chỉ khoảng 8 tiếng sau đó, người ta phát hiện thi thể cô bị vứt trong bụi rậm, trên thi thể có những vết thương giống với những nạn nhân trước đó.
Chưa bao giờ quyết tâm nhanh chóng tìm ra kẻ giết người hàng loạt lại sôi sục đến vậy. Một nhóm gồm các nhà điều tra hàng đầu đã được giao nhiệm vụ cấp bách này.
Và cuối cùng trời không phụ lòng người, những manh mối đầu tiên đã được tìm ra.
Manh mối dần hé lộ
Mở rộng điều tra khu vực xung quanh hiện trường tìm thấy thi thể Natalie Russell, cảnh sát phát hiện một chiếc Toyota màu vàng khả nghi. Theo một số người dân, họ nhìn thấy chiếc xe này đỗ ở gần con đường dành cho xe đạp cùng khoảng thời điểm mà các bác sĩ pháp y xác định Natalie Russell tử vong.
Một người đưa thư cho biết đã nhìn thấy một người đàn ông ngồi một cách rất khả nghi, ngồi ở ghế trước của chiếc xe đó và có vẻ như không muốn để người khác thấy mặt. Tuy nhiên, chiếc xe Toyota này không gắn biển số. Nhận thấy đây là chiêu thức những tên tội phạm thường áp dụng khi gây án, cảnh sát đã kiểm tra từng ngóc ngách chiếc xe nhưng dường như chủ nhân của nó rất giỏi trong việc che giấu tung tích.
Cuối cùng, khi các điều tra viên chuẩn bị dừng cuộc tìm kiếm thì thật may mắn, một người bỗng nhìn thấy vật lạ ở khe chỗ ghế lái. Nhặt lên, họ nhận thấy đó chính là giấy tờ xe và trên đó tất nhiên là có biển số mà hung thủ chắc hẳn đã bất cẩn làm rơi mà không biết.
Ngay sau đó, các thám tử bắt đầu quá trình tìm kiếm chủ nhân đăng ký biển số xe này. Sau hơn 30 phút tìm kiếm, một thám tử dò ra được người đăng ký biển số xe Toyota màu vàng này là Paul Charles Denyer. Lập tức, người đàn ông này trở thành nghi can của vụ án.
Đối mặt
Chủ nhân của chiếc xe này vắng nhà khi hai thám tử Mick Hughes và Charlie Bezzina đến gõ cửa vào lúc 15h40. Họ để lại tấm danh thiếp dưới cửa và yêu cầu Paul liên lạc ngay sau khi về đến nhà. Vào lúc 17h15, các thám tử nhận được một cú điện thoại từ Sharon Johnson và, vì không muốn làm Paul hoảng sợ, cảnh sát nói dối Sharon rằng đây chỉ là một “cuộc điều tra theo lệ thường” và mọi người trong khu vực đều được phỏng vấn.
Trong vòng 10 phút, một đội thám tử dẫn đầu bởi thám tử Mick Hughes, Rod Wilson và Darren O’Loughlin đã có mặt và bao vây toàn bộ tòa nhà số 186, Frankston- Dandenong. Thời điểm này, Paul Denyer đã trở về nhà. Nghi phạm rất bình thản và vui vẻ mời họ vào nhà.
Khi các thám tử hỏi về chiếc xe Toyota không biển số, Denyer cho biết xe của anh vốn không có biển số từ khi mới mua về. Cùng lúc đó, đoàn thám tử vô tình nhìn thấy trên tay tên này có nhiều vết cắt và còn bị mất một miếng da nhỏ. Các thám tử nghi ngờ nó khớp với miếng da tìm thấy trên người nạn nhân Natalie Russell.
Khi được hỏi về Natalie Russell và Debbie Fream, vẫn với thái độ bình thản, hắn thừa nhận có biết hai nạn nhân, nhưng một mực khẳng định không biết gì về cái chết của hai người phụ nữ này.
Bình thản giải thích, Denyer nói: “Việc chiếc Toyota của tôi xuất hiện gần hiện trường Russell bị giết chỉ là trùng hợp. Vì khi đó xe bị hỏng và tôi phải gọi Sharon tới đón. Các anh nhìn xem này, những vết cắt trên tay của tôi chỉ là do cánh quạt va chạm vào khi tôi chui xuống gầm xe sửa nó. Nhưng loay hoay một lúc mà không khá hơn, tôi đành phải gọi cho bạn gái”.
Tỏ ra bình tĩnh và khôn khéo nhưng những điều này cũng không đủ để giúp Denyer đánh lừa được những thám tử dày dặn kinh nghiệm. Và một màn đấu trí bắt đầu đã khiến cho Denyer dần thay đổi sắc mặt.
Danh sách chương