Triệu Phong nói:
- Về nhà, về nhà rồi.
Nguyễn Tuấn Tú nói bằng giọng không tin nổi:
- Cái này thật... điên.
Rồi nó cau mày:
- Nhưng mà hai đứa mình ở dưới này có sao không?
- Dĩ nhiên không sao. Ba tao đã dạy tao cách lót ván và chống trụ - đây đâu phải lần đầu tiên tao làm, mày biết không...
Triệu Phong ngập ngừng, tự thắng mình kịp lúc trước khi nói lộ ra bất cứ điều gì về cái trạm xe lửa mà nó đã cùng cha nó phát hiện. Nguyễn Tuấn Tú nhìn nó nghi ngờ trong khi nó ho thật to để khỏa lấp khoảng nín thinh giữa cuộc chuyện trò. Nó đã bị cha nó bắt thề giữ bí mật, và nó không thể tiết lộ bí mật đó, cho dù với Nguyễn Tuấn Tú. Nó khụt khịt mũi rõ to rồi nói tiếp:
- Và tuyệt đối vững chắc. Không nên xây đường hầm bên dưới những tòa nhà, cái đó cần những trụ chống đường hầm kiên cố hơn và thiết kế chu đáo hơn. Thêm nữa, cũng không nên làm đường hầm nơi có nước hay mạch suối ngầm, khiến cho toàn bộ công trình trôi trượt đi.
Nguyễn Tuấn Tú hỏi ngay:
- Quanh đây đâu có nước hả?
Triệu Phong với lấy từ bên trong một cái hộp bằng giấy bồi để trên cái bàn rồi đưa cái chai nhựa đựng nước cho bạn.
- Tụi mình giải lao một lát.
Cả hai ngồi xuống hai cái ghế bành, hớp từn ngụm nước đóng chai, trong khi Nguyễn Tuấn Tú ngó lên trần và nhóng cổ nhìn ra hai nhánh đường hầm.
Triệu Phong thở ra:
- Bình yên, há?
- Ừ.
Nguyễn Tuấn Tú đáp.
- Rất... ơ... yên tĩnh.
- Không chỉ yên tĩnh, ở dưới này ấm áp và thanh thản. Và cái mùi... cảm thấy như được an ủi, đúng không? Ba tao nói đó là nhà của tất cả chúng ta, hồi xưa thật xưa, hồi thượng cổ hay đại khái vậy - và dĩ nhiên cũng là nơi tất cả chúng ta trở về - lòng đất. Vì vậy, đối với cha con tao, rất tự nhiên thoải mái, như nhà mình vậy.
Nguyễn Tuấn Tú đồng ý một cách hồ nghi:
- Cho là vậy.
- Mày biết không, tao thường nghĩ là khi người ta mua một cái nhà, người ta sở hữu luôn những thứ dưới cái nhà đó.
- Nghĩa là sao?
- Thì, cái nhà của mày được xây trên một miếng đất, chứ gì?
Triệu Phong vừa nói vừa dộng giày xuống sàn của cái hang để minh họa.
- Tất cả mọi thứ ở dưới miếng đất đó, sâu tới tâm trái đất, đều là của mày hết. Dĩ nhiên khi càng đi sâu đến tâm trái đất thì “thổ phần”, nếu mày muốn gọi như vậy, sẽ càng lúc càng nhỏ đi, cho đến khi đụng trúng tâm.
Nguyễn Tuấn Tú chậm rãi gật đầu, chẳng biết nói năng gì cả.
Triệu Phong mơ màng nói:
- Bởi vậy tao luôn tưởng tượng đào sâu xuống, xuống phần thế giới của mình và suốt cả mấy ngàn dặm sẽ bị lãng phí đó, thay vì chỉ ngồi trong cái nhà dựng khơi khơi trên lớp vỏ của trái đất.
Nguyễn Tuấn Tú nương theo ý tưởng đó, nói:
- Tao hiểu. Vậy nếu mày cứ đào sâu xuống, mày có thể có một kiểu nhà chọc trời nhưng theo hướng ngược lại. Nhưng kiểu lông quặm mọc vô trong hay sao đó.
Nó bất giác gãi vết chàm trên tay. Triệu Phong đồng ý:
- Ừ, đúng như vậy. Trước giờ chưa nghĩ vậy, hình dung hay đó. Nhưng ba tao nói chúng ta không thực sự sở hữu tất cả đất ở dưới mình - Nhà nước có quyền xây dựng đường ống và đại loại nếu họ muốn.
- Ủa.
Nguyễn Tuấn Tú kêu lên, thắc mắc thì sự đã vậy thì nãy giờ tụi nó nói chuyện nhà chọc đất làm gì?
Triệu Phong bật đứng dậy.
- Thôi, tự trang bị cho mày đi, bốn cái xô với một xe cút kít, đi theo tao xuống đây.
Nó chỉ vào một trong mấy con đường hầm tối thui.
- Hơi bị cực với đá.
Ở dưới lòng đất, Triệu Phong và Nguyễn Tuấn Tú thay phiên đào đục một vách đá mà Triệu Phong đã xác định là một loại sa thạch. Nó mừng là đã rủ Nguyễn Tuấn Tú đi khai quật cùng nó, bởi vì Nguyễn Tuấn Tú quả thật có vẻ có khiếu về việc này. Nó quan sát với vẻ ngưỡng mộ âm thầm khi Nguyễn Tuấn Tú vung cây cuốc lên bằng một sức mạnh dễ sợ, một khi vết nứt xuất hiện trên mặt vách đá, như thể Nguyễn Tuấn Tú biết chính xác khi nào bửa ra được những tảng đá rời mà Triệu Phong nhanh nhảu hốt vô mấy cái xô.
- Nghỉ một lát nghen?
Nó đề nghị khi thấy Nguyễn Tuấn Tú bắt đầu mệt.
- Ngồi xuống thở một cái.
Triệu Phong nói câu đó với nghĩa đen, bởi vì lối vào tới chỗ tụi nó đào xới đã được bít lại, chẳng mấy chốc tụi nó đã cảm thấy thiếu không khí và ngột ngạt. Hai đứa đang ở chỗ cách gian phòng lớn khoảng sáu mét.
Nó nói với Nguyễn Tuấn Tú khi cả hai cùng đẩy cái xe cút kít đầy đá trước mặt:
- Nếu tao theo đường hầm này xa hơn, tao sẽ phải khoét một ống thông gió thẳng đứng để lấy không khí. Mỗi tội dựng được một cái như vậy cực lắm, trong khi tao có thể cứ tiến tới đào xuống ở đây.
Hai đứa về tới gian phòng lớn, ngồi cuống ghế banh, uống nước cho đã.
Chỉ vào mấy cái xô đầy đất đá trên xe cút kít, Nguyễn Tuấn Tú hỏi:
- Vậy tụi mình làm gì với mớ đó?
- Lôi chúng lên mặt đất, liệng vô mấy cái rãnh bên cạnh.
- Làm vậy có ổn không?
- Ờ, nếu có ai hỏi thì tao chỉ nói là tao đào hào cho một trò chơi chiến tranh.
Triệu Phong đáp gọn. Tu thêm một hơi từ chai nước của nó, Triệu Phong uống ừng ực.
- Người lớn quan tâm làm gì chứ?
Nó nói tiếp với vẻ ngang ngược:
- Đối với họ, tụi mình chỉ là mấy đứa con nít khờ khạo với xẻng với xô.
Nguyễn Tuấn Tú chớp chớp mắt nhìn quanh gian phòng lớn, nói:
- Họ sẽ quan tâm nếu họ thấy cái này, cái này không phải là thứ con nít bình thường làm. Tại sao mày làm, hả Triệu Phong?
- Nhìn thử những cái này đi.
Triệu Phong nhẹ nhàng nhấc cái sọt bằng nhựa ở bên cạnh cái ghế bành của nó đặt lên đùi. Rồi nó bắt đầu lấy ra một lô các thứ đồ vật, chồm ngang qua mặt bàn để đặt từng món lên đó. Trong số đó có mấy cái vỏ chai Cocacola và một mớ chai thuốc đủ kích cỡ và màu sắc, tất cả đều có một nước bóng mờ xinh đẹp từ thời chúng bị vùi trong đất.
- Và những cái này nữa.
Triệu Phong nói một cách kính cẩn khi nó bày ra một dãy những hũ thời chục năm trước với nhiều kích cỡ, có những cái nắp chạm trổ và tên bằng nét chữ xưa uốn éo mà Nguyễn Tuấn Tú chưa từng thấy bao giờ. Nguyễn Tuấn Tú quả là có vẻ thích thú thật, lần lượt cầm từng hũ lên, hỏi Triệu Phong về niên đại của chúng hay nơi Triệu Phong đã đào chúng lên.
Được khuyến khích, Triệu Phong tiếp tục cho đến khi mọi thứ nó đã tìm được trong những cuộc khai quật trước đây đều được đem đặt lên bàn. Rồi nó ngồi ngả ra lưng ghế, quan sát kĩ phản ứng của thằng bạn mới kết.
Nguyễn Tuấn Tú dùng ngón tay thăm dò một đống vật kim loại nặng nề gỉ sét hỏi:
- Đám này là gì?
- Đinh đầu hoa hồng. Có lẽ thế kỉ thứ mười tám. Nếu nhìn kĩ mày sẽ thấy mỗi chiếc mỗi khác nhau, bởi vì chúng được làm bằng tay...
Nhưng trong lúc hào hứng, Nguyễn Tuấn Tú đã đi lần xuống tới cuối bàn, nơi nó bắt gặp một vật khiến nó chú ý:
- Cái này dễ thương quá.
Nó nói, cầm một ve nước hoa nhỏ lên, xoay xoay để cho ánh sáng chiếu xuyên qua có màu tím hoa cà và mà xanh cô-ban.
- Không tin được là ai đó đã làm ra nó.
Triệu Phong tán đồng:
- Ừ, tuyệt trần. Nếu mày thích thì mày cứ giữ lấy.
- Không.
Nguyễn Tuấn Tú nói, ngạc nhiên vì được tặng.
- Lấy đi mà. Tao còn một cái khác giống y vậy để ở nhà.
- Ê, hay thật... cảm ơn nghen.
Nguyễn Tuấn Tú nói, vẫn chiêm ngưỡng cái ve đựng dầu thơm với sự mê ly đến nỗi không nhận thấy Triệu Phong nở một nụ cười toe toét tươi không tưởng tượng nổi. Triệu Phong thực tế chỉ sướng vào những lúc khoe với cha nó những thành tựu mới nhất mà nó đào được, còn chuyện này vượt xa cả điều nó hi vọng: có người đồng trang lứa với nó có vẻ thật sự yêu thích thành quả lao động của nó.
Đưa mắt nhìn khắp cái bàn bày biện tùm lum, nó cảm thấy phồng lên niềm tự hào. Nó thường hình dung chính nó trở về thời quá khứ đoạt lấy những mẩu tí hon này của lịch sử bị vứt bỏ. Đối với Triệu Phong quá khứ là một chốn tử tế hơn nhiều so với hiện thực u ám của hiện tại. Nó thở dài khi nó bắt đầu cất mọi thứ vào cái sọt.
- Tao chưa tìm được mẫu hóa thạch nào dưới này... thứ gì đó thật sự xưa... nhưng ai biết được vận may của mình.
Nó liếc về hướng đường hầm nhánh với vẻ khát khao, nói:
- Đó mới là tất cả sự ly kỳ.
...
Khi Triệu Nguyên đã tự mở cửa cho mình vào và đứng trong hành lang, sắp xếp lại mớ báo và tạp chí trong cái cặp của ông, con trai ông đang trên đường về tới nơi. Triệu Phong cưỡi chiếc xe đạp một cách thiện nghệ và chạy bằng tốc độ gãy cổ về đến đại lộ Hùng Thành, cái xẻng sáng bóng đeo trên lưng nó lấp loáng dưới ánh sáng đỏ của những ngọn đèn đường vừa được thắp lên. Nó khéo léo lượn lách giữa những lằn vôi trắng ở giữa con đường và cúi rạp xuống tay lái khi phóng xe xuyên qua cánh cổng mở, phanh xe của nó rít lên âm thanh hết cỡ của tiếng kêu chói tai khi nó phanh gấp dưới mái nhà để xe. Nó xuống xe, khóa lại, rồi đi vô nhà.
Triệu Phong thuộc loại con trai cần không gian khoáng đạt. Vì vậy, hiếm khi nào nó có mặt ở nhà trừ lúc ăn và ngủ, coi nhà chẳng khác gì quán trọ, như nhiều đứa con trai cùng độ tuổi với nó. Nỗi khao khát thường xuyên được ra ngoài trời của nó gặp phải một vấn đề duy nhất là: vì nó không thể phơi mình lâu dưới ánh nắng, nó buộc phải đi xuống lòng đất mỗi khi nó có được cơ hội. Dĩ nhiên, nó không phiền hà chuyện đó chút nào.
Nó chào cha nó:
- Thưa ba.
- Về nhà, về nhà rồi.
Nguyễn Tuấn Tú nói bằng giọng không tin nổi:
- Cái này thật... điên.
Rồi nó cau mày:
- Nhưng mà hai đứa mình ở dưới này có sao không?
- Dĩ nhiên không sao. Ba tao đã dạy tao cách lót ván và chống trụ - đây đâu phải lần đầu tiên tao làm, mày biết không...
Triệu Phong ngập ngừng, tự thắng mình kịp lúc trước khi nói lộ ra bất cứ điều gì về cái trạm xe lửa mà nó đã cùng cha nó phát hiện. Nguyễn Tuấn Tú nhìn nó nghi ngờ trong khi nó ho thật to để khỏa lấp khoảng nín thinh giữa cuộc chuyện trò. Nó đã bị cha nó bắt thề giữ bí mật, và nó không thể tiết lộ bí mật đó, cho dù với Nguyễn Tuấn Tú. Nó khụt khịt mũi rõ to rồi nói tiếp:
- Và tuyệt đối vững chắc. Không nên xây đường hầm bên dưới những tòa nhà, cái đó cần những trụ chống đường hầm kiên cố hơn và thiết kế chu đáo hơn. Thêm nữa, cũng không nên làm đường hầm nơi có nước hay mạch suối ngầm, khiến cho toàn bộ công trình trôi trượt đi.
Nguyễn Tuấn Tú hỏi ngay:
- Quanh đây đâu có nước hả?
Triệu Phong với lấy từ bên trong một cái hộp bằng giấy bồi để trên cái bàn rồi đưa cái chai nhựa đựng nước cho bạn.
- Tụi mình giải lao một lát.
Cả hai ngồi xuống hai cái ghế bành, hớp từn ngụm nước đóng chai, trong khi Nguyễn Tuấn Tú ngó lên trần và nhóng cổ nhìn ra hai nhánh đường hầm.
Triệu Phong thở ra:
- Bình yên, há?
- Ừ.
Nguyễn Tuấn Tú đáp.
- Rất... ơ... yên tĩnh.
- Không chỉ yên tĩnh, ở dưới này ấm áp và thanh thản. Và cái mùi... cảm thấy như được an ủi, đúng không? Ba tao nói đó là nhà của tất cả chúng ta, hồi xưa thật xưa, hồi thượng cổ hay đại khái vậy - và dĩ nhiên cũng là nơi tất cả chúng ta trở về - lòng đất. Vì vậy, đối với cha con tao, rất tự nhiên thoải mái, như nhà mình vậy.
Nguyễn Tuấn Tú đồng ý một cách hồ nghi:
- Cho là vậy.
- Mày biết không, tao thường nghĩ là khi người ta mua một cái nhà, người ta sở hữu luôn những thứ dưới cái nhà đó.
- Nghĩa là sao?
- Thì, cái nhà của mày được xây trên một miếng đất, chứ gì?
Triệu Phong vừa nói vừa dộng giày xuống sàn của cái hang để minh họa.
- Tất cả mọi thứ ở dưới miếng đất đó, sâu tới tâm trái đất, đều là của mày hết. Dĩ nhiên khi càng đi sâu đến tâm trái đất thì “thổ phần”, nếu mày muốn gọi như vậy, sẽ càng lúc càng nhỏ đi, cho đến khi đụng trúng tâm.
Nguyễn Tuấn Tú chậm rãi gật đầu, chẳng biết nói năng gì cả.
Triệu Phong mơ màng nói:
- Bởi vậy tao luôn tưởng tượng đào sâu xuống, xuống phần thế giới của mình và suốt cả mấy ngàn dặm sẽ bị lãng phí đó, thay vì chỉ ngồi trong cái nhà dựng khơi khơi trên lớp vỏ của trái đất.
Nguyễn Tuấn Tú nương theo ý tưởng đó, nói:
- Tao hiểu. Vậy nếu mày cứ đào sâu xuống, mày có thể có một kiểu nhà chọc trời nhưng theo hướng ngược lại. Nhưng kiểu lông quặm mọc vô trong hay sao đó.
Nó bất giác gãi vết chàm trên tay. Triệu Phong đồng ý:
- Ừ, đúng như vậy. Trước giờ chưa nghĩ vậy, hình dung hay đó. Nhưng ba tao nói chúng ta không thực sự sở hữu tất cả đất ở dưới mình - Nhà nước có quyền xây dựng đường ống và đại loại nếu họ muốn.
- Ủa.
Nguyễn Tuấn Tú kêu lên, thắc mắc thì sự đã vậy thì nãy giờ tụi nó nói chuyện nhà chọc đất làm gì?
Triệu Phong bật đứng dậy.
- Thôi, tự trang bị cho mày đi, bốn cái xô với một xe cút kít, đi theo tao xuống đây.
Nó chỉ vào một trong mấy con đường hầm tối thui.
- Hơi bị cực với đá.
Ở dưới lòng đất, Triệu Phong và Nguyễn Tuấn Tú thay phiên đào đục một vách đá mà Triệu Phong đã xác định là một loại sa thạch. Nó mừng là đã rủ Nguyễn Tuấn Tú đi khai quật cùng nó, bởi vì Nguyễn Tuấn Tú quả thật có vẻ có khiếu về việc này. Nó quan sát với vẻ ngưỡng mộ âm thầm khi Nguyễn Tuấn Tú vung cây cuốc lên bằng một sức mạnh dễ sợ, một khi vết nứt xuất hiện trên mặt vách đá, như thể Nguyễn Tuấn Tú biết chính xác khi nào bửa ra được những tảng đá rời mà Triệu Phong nhanh nhảu hốt vô mấy cái xô.
- Nghỉ một lát nghen?
Nó đề nghị khi thấy Nguyễn Tuấn Tú bắt đầu mệt.
- Ngồi xuống thở một cái.
Triệu Phong nói câu đó với nghĩa đen, bởi vì lối vào tới chỗ tụi nó đào xới đã được bít lại, chẳng mấy chốc tụi nó đã cảm thấy thiếu không khí và ngột ngạt. Hai đứa đang ở chỗ cách gian phòng lớn khoảng sáu mét.
Nó nói với Nguyễn Tuấn Tú khi cả hai cùng đẩy cái xe cút kít đầy đá trước mặt:
- Nếu tao theo đường hầm này xa hơn, tao sẽ phải khoét một ống thông gió thẳng đứng để lấy không khí. Mỗi tội dựng được một cái như vậy cực lắm, trong khi tao có thể cứ tiến tới đào xuống ở đây.
Hai đứa về tới gian phòng lớn, ngồi cuống ghế banh, uống nước cho đã.
Chỉ vào mấy cái xô đầy đất đá trên xe cút kít, Nguyễn Tuấn Tú hỏi:
- Vậy tụi mình làm gì với mớ đó?
- Lôi chúng lên mặt đất, liệng vô mấy cái rãnh bên cạnh.
- Làm vậy có ổn không?
- Ờ, nếu có ai hỏi thì tao chỉ nói là tao đào hào cho một trò chơi chiến tranh.
Triệu Phong đáp gọn. Tu thêm một hơi từ chai nước của nó, Triệu Phong uống ừng ực.
- Người lớn quan tâm làm gì chứ?
Nó nói tiếp với vẻ ngang ngược:
- Đối với họ, tụi mình chỉ là mấy đứa con nít khờ khạo với xẻng với xô.
Nguyễn Tuấn Tú chớp chớp mắt nhìn quanh gian phòng lớn, nói:
- Họ sẽ quan tâm nếu họ thấy cái này, cái này không phải là thứ con nít bình thường làm. Tại sao mày làm, hả Triệu Phong?
- Nhìn thử những cái này đi.
Triệu Phong nhẹ nhàng nhấc cái sọt bằng nhựa ở bên cạnh cái ghế bành của nó đặt lên đùi. Rồi nó bắt đầu lấy ra một lô các thứ đồ vật, chồm ngang qua mặt bàn để đặt từng món lên đó. Trong số đó có mấy cái vỏ chai Cocacola và một mớ chai thuốc đủ kích cỡ và màu sắc, tất cả đều có một nước bóng mờ xinh đẹp từ thời chúng bị vùi trong đất.
- Và những cái này nữa.
Triệu Phong nói một cách kính cẩn khi nó bày ra một dãy những hũ thời chục năm trước với nhiều kích cỡ, có những cái nắp chạm trổ và tên bằng nét chữ xưa uốn éo mà Nguyễn Tuấn Tú chưa từng thấy bao giờ. Nguyễn Tuấn Tú quả là có vẻ thích thú thật, lần lượt cầm từng hũ lên, hỏi Triệu Phong về niên đại của chúng hay nơi Triệu Phong đã đào chúng lên.
Được khuyến khích, Triệu Phong tiếp tục cho đến khi mọi thứ nó đã tìm được trong những cuộc khai quật trước đây đều được đem đặt lên bàn. Rồi nó ngồi ngả ra lưng ghế, quan sát kĩ phản ứng của thằng bạn mới kết.
Nguyễn Tuấn Tú dùng ngón tay thăm dò một đống vật kim loại nặng nề gỉ sét hỏi:
- Đám này là gì?
- Đinh đầu hoa hồng. Có lẽ thế kỉ thứ mười tám. Nếu nhìn kĩ mày sẽ thấy mỗi chiếc mỗi khác nhau, bởi vì chúng được làm bằng tay...
Nhưng trong lúc hào hứng, Nguyễn Tuấn Tú đã đi lần xuống tới cuối bàn, nơi nó bắt gặp một vật khiến nó chú ý:
- Cái này dễ thương quá.
Nó nói, cầm một ve nước hoa nhỏ lên, xoay xoay để cho ánh sáng chiếu xuyên qua có màu tím hoa cà và mà xanh cô-ban.
- Không tin được là ai đó đã làm ra nó.
Triệu Phong tán đồng:
- Ừ, tuyệt trần. Nếu mày thích thì mày cứ giữ lấy.
- Không.
Nguyễn Tuấn Tú nói, ngạc nhiên vì được tặng.
- Lấy đi mà. Tao còn một cái khác giống y vậy để ở nhà.
- Ê, hay thật... cảm ơn nghen.
Nguyễn Tuấn Tú nói, vẫn chiêm ngưỡng cái ve đựng dầu thơm với sự mê ly đến nỗi không nhận thấy Triệu Phong nở một nụ cười toe toét tươi không tưởng tượng nổi. Triệu Phong thực tế chỉ sướng vào những lúc khoe với cha nó những thành tựu mới nhất mà nó đào được, còn chuyện này vượt xa cả điều nó hi vọng: có người đồng trang lứa với nó có vẻ thật sự yêu thích thành quả lao động của nó.
Đưa mắt nhìn khắp cái bàn bày biện tùm lum, nó cảm thấy phồng lên niềm tự hào. Nó thường hình dung chính nó trở về thời quá khứ đoạt lấy những mẩu tí hon này của lịch sử bị vứt bỏ. Đối với Triệu Phong quá khứ là một chốn tử tế hơn nhiều so với hiện thực u ám của hiện tại. Nó thở dài khi nó bắt đầu cất mọi thứ vào cái sọt.
- Tao chưa tìm được mẫu hóa thạch nào dưới này... thứ gì đó thật sự xưa... nhưng ai biết được vận may của mình.
Nó liếc về hướng đường hầm nhánh với vẻ khát khao, nói:
- Đó mới là tất cả sự ly kỳ.
...
Khi Triệu Nguyên đã tự mở cửa cho mình vào và đứng trong hành lang, sắp xếp lại mớ báo và tạp chí trong cái cặp của ông, con trai ông đang trên đường về tới nơi. Triệu Phong cưỡi chiếc xe đạp một cách thiện nghệ và chạy bằng tốc độ gãy cổ về đến đại lộ Hùng Thành, cái xẻng sáng bóng đeo trên lưng nó lấp loáng dưới ánh sáng đỏ của những ngọn đèn đường vừa được thắp lên. Nó khéo léo lượn lách giữa những lằn vôi trắng ở giữa con đường và cúi rạp xuống tay lái khi phóng xe xuyên qua cánh cổng mở, phanh xe của nó rít lên âm thanh hết cỡ của tiếng kêu chói tai khi nó phanh gấp dưới mái nhà để xe. Nó xuống xe, khóa lại, rồi đi vô nhà.
Triệu Phong thuộc loại con trai cần không gian khoáng đạt. Vì vậy, hiếm khi nào nó có mặt ở nhà trừ lúc ăn và ngủ, coi nhà chẳng khác gì quán trọ, như nhiều đứa con trai cùng độ tuổi với nó. Nỗi khao khát thường xuyên được ra ngoài trời của nó gặp phải một vấn đề duy nhất là: vì nó không thể phơi mình lâu dưới ánh nắng, nó buộc phải đi xuống lòng đất mỗi khi nó có được cơ hội. Dĩ nhiên, nó không phiền hà chuyện đó chút nào.
Nó chào cha nó:
- Thưa ba.
Danh sách chương