- Cha muốn xuất gia làm hòa thượng?
Mắt Thẩm Mặc tròn như hòn bi, hiển lên hình ảnh cha mặc áo cà sa, cạo trọc đầu, tay gõ mõ, miệng tụng kinh.
- Không phải như thế.
Thẩm Hạ nghiêm túc nói:
- Cư sĩ ấy, hiểu không hả? Chính là tu hành ở nhà.
Thẩm Mặc lau mồ hôi, thấy mọi người đang nhìn, vội nói:
- Chuyện này chúng ta về nhà hãy nói.
Nói xong nghĩ tới một chuyện:
- Ai nói là con chết.
Y thấy đáng lẽ không ai biết y trên thuyền mới đúng.
- Thiếu gia, là nô tài ..
Thẩm An từ sau lưng Thẩm Kinh thò đầu ra, dè dặt nói:
- Nô tài tìm một vòng không thấy người sống, cho rằng thiếu gia không được may mắn như nô tài...
Thấy hắn nguyên vẹn đứng trước mặt mình, Thẩm Mặc vui sướng:
- Ngươi còn sống à? Thẩm An mặc buồn bã:
- Ba người nô tài trốn ở dưới gầm giường, bọn chúng tìm được Diêu Trường Tử, lại tìm được Phúc Lục, nô tài ở trong cùng, người nhỏ nhất, kết quả là bị sót.
- Có thể sống được là tốt rồi.
Thẩm Mặc thở dài:
- Trường Tử không sao, chỉ tiếc cho Phúc Lục.
Thẩm Hạ đột nhiên cau mày nói:
- Nghe bảo Trường Tử dẫn đường cho giặc Oa.
- Lại ai nói với cha đấy?
Thẩm Mặc tức giận nhìn Thẩm An:
- Lắm mồm lắm miệng, cẩn thận xé nát lưỡi ngươi ra.
Rồi đem chuyện Trường Tử dùng tiếng địa phương liên hệ với y, dẫn giặc Oa tới Hóa Nhân Than, bọn họ chặt cầu ra sao, kể đơn giản một lượt.
Mọi người nghe mà run sợ lại mê mẩn, lúc này mới biết Trường Tử là anh hùng không phải cẩu hùng, Thẩm Mặc truy hỏi:
- Vậy sao Trường Tử thoát được?
Trường Tử đáp:
- Là Triều ...
- Là một vị tướng quân triều đình....
Thẩm Mặc cướp lời:
- Tên Du Đại Du cứu hắn.
- Vậy phải cảm tạ vị Du tướng quân đó.
Thẩm Hạ cảm thán:
- Trường Tử có bồ tát phù hộ đấy, sau này phải thành kính một chút.
Vị này chưa độ hóa đã bắt đầu nhiệt tình tuyên truyền Phật pháp rồi.
Thẩm Mặc đỡ cha lên xe, hỏi Trầm An:
- Ngươi có đem chuyện Trường Tử nói cho nhà hắn không?
- Công tử nói gì kìa, Thẩm An nổi danh là miệng thép mà, kín tiếng lắm.
Thẩm An vỗ ngực nói:
- Chuyện này chưa làm rõ, nô tài sao dám nói bừa.
- Thật ra là hắn chưa rảnh mà nói.
Thẩm Kinh ở bên cạnh cười mắng.
- Ta biết ngay mà.
Thẩm Mặc đá vờ Thẩm An một cái:
- Trường Tử chân bị thương, ta ngồi thuyền cùng hắn.
Thẩm Kinh cười:
- Vậy ngươi đợi ở bến tàu, ta đưa lão thúc về rồi đi đón ngươi.
- Không cần đâu.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Bến tàu có xe, ta tùy tiện tìm một cái là được.
Mọi người biết y có việc khác, liền nghe thao tự trở về thành.
~~~~~~~~~~~~
Lúc này Thẩm Mặc và Trường Tử không hề hay biết rằng, bọn họ cho rằng chút công lao chẳng đáng nói tới kia lập tức khiến bao nhiêu người chú ý. Ngay trong đêm hôm ấy, gia sư của phủ tổng đốc biến thành công văn ngôn tử sinh động đóng dấu tổng đốc Chiết Trực, ngoài ra còn có mấy bản chiến báo, dùng quy cách hỏa tốc tám trăm dặm cáo nhất báo lên Bắc Kinh. Nghe nói Trương bộ đường sau khi nhậm chức tới nay, cuối cùng có một đêm ngủ say.
Văn thư truyền tới Bắc Kinh, lại được ngay trong đêm đưa vào trong Tây Uyển, đặt ở trước mặt một vị lão gia mặc mãng bào màu đỏ, tướng mạo đường đường.
Lão giả rút thư bên trong qua, ghé ánh đèn xem hồi lâu, thở dài nói:
- Già cả kèm nhèm, nhìn cái gì cũng hoa hêt cả lên.
Lập tức có quan viên da trắng, nhỏ nhắn lanh lợi, râu hoa râm, mặc triều phục nhị phẩm, trông trẻ hơn tuổi thực không ít, nghe vậy vội lấy một cặp kính thủy tinh từ trong hộp vàng ra, cung kính đưa tới trước, nói:
- Các lão, mời dùng kính.
Vị các lão đó nhìn hắn một lúc, lại nhìn mắt kính, cười:
- Ông già bảy tám mươi tuổi đầu, buổi tối mờ mắt, Hoa Đình giúp lão phu đọc đi.
Hoa Đình là địa danh, khi một người làm quan lớn rồi, người ta có thói quen xưng hô quê quán, ví như nói Thẩm Mặc tương lai có thể gọi là Thẩm Hội Kê. Mặc dù nhất định là y sẽ không thích.
Hơn nữa trong nội các triều Minh, quê quán Hoa Đình Chiết Giang chỉ có một vị, đó chính là thứ phụ nội các, Văn Uyên các đại học sĩ, thái tử thiếu sư Từ Giai Từ Hoa Đình.
*** Đứng đầu nội các gọi là nguyên phụ/ thủ phụ tương đương thừa tướng, thứ phụ là phó thừa tướng. Nên nhớ thời Minh không có thừa tướng, gọi thừa tướng là thói quen, Thẩm Mặc cũng có thói quen gọi là thủ tướng theo cách hiện đại, không phải là do dịch nhầm.
Có thể khiến thứ phụ cung kính như thế, vậy thân phận lão giả mặc mãng bào kia không cần nói cũng biết, chỉ có thủ phủ đương triệu, Hoa Cái điện học sĩ, thiếu phó kiêm thái tử thái sư Nghiêm Tung Nghiêm Phân Nghi.
Chỉ thấy thứ phụ cười khổ:
- Các lão, hạ quan cũng hơn năm mươi rồi, hai máy này sớm đã mờ.
Miệng nói thế, nhưng động tác ở tay không chậm chút nào, nhanh nhẹn đeo kinh, đọc:
- Thần khâm mệnh Nam Kinh binh bộ thượng thư, kiêm quân vụ Mân Lỗ Lưỡng Quảng ...
Nghiêm các lão mất kiên nhẫn lắc đầu:
- Đừng đọc thứ rườm rà đó, chỉ nói là chuyện gì.
- Ồ, các lão nói đúng, để hạ quan xem sao.
Thái độ của Từ Giai rất cung kính ngoan ngoãn, vội đọc một lượt, mới nói:
- Là chiến báo hai tháng..
- Nói đi.
Ông ta nhắm mắt lại thở dài:
- Đây đúng là thời khắc khiến người ta khó chịu nhất.
- Vâng.
Từ Giai chậm rãi đọc:
- Cuối tháng năm, hơn một trăm giặc Oa, đổ bộ Nhạc Thanh, cướp bóc ba phủ mười huyện, hơn mười ngày, quan binh bách tính bị bắt giết vô số.
- Đầu tháng sáu, hơn ba trăm tên giặc Oa từ Sơn Đông lẻn vào Nhật Chiếu, cướp bóc Đông An vệ, Công Hoài an, Hạ Công Dư, thiêu trụi Thanh Hà ... Hơn nghìn quan binh, bách tính tắm trong vũng máu, chết dưới Oa đao.
- Giữa tháng sáu, hơn mười chiếc thuyền Oa, đổ bộ Tự Chết, đánh hạ Từ Khê, giết tri phủ Tiền Hoán Đằng, quân dân tử thương hơn nghìn người, cướp bóc bỏ đi.
Nghe liên tiếp tin tức xấu làm người ta buồn bực phát điên, sắc mặt Nghiêm các lão ngày càng khó coi, khuôn mặt vốn hồng nhuận bao phủ một tầng khí đen, cuối cùng không nhịn được vỗ bàn nói:
- Quá tồi tệ.
Từ Giai cũng thở dài:
- Đại Minh ta đường đường có trăm triệu con dân, đáng lý mỗi người nhổ một bãi nước bọt cũng đủ nhấn chìm giặc Oa Đông Hải rồi.. Nhưng lại bị bị đám giặc Oa nho nhỏ, hoành hành ngang ngược, cướp bóc chém giết như chốn không người ngay trên quốc thổ! Thật không biết quốc uy Đại Minh ở đâu?
Hai lãnh tụ triều chính dưới ánh đèn mờ bất lực nhìn nhau, không ai nói lên lời.
Từ Giai cười khổ trong lòng, bề ngoài tỏ ra cung kính nói:
- Hạ quan nguyện theo các lão chỉ đâu đánh đó.
Thứ phủ tỏ thái độ như thế, Nghiêm Tung hài lòng gật đầu, chuyển đề tài, có chút tức giận nói:
- Bệ hạ trai giới không thuận, tâm tình vốn không tốt. Tên Trương Kinh đáng chết này đem bản tấu này lên, chẳng lẽ không muốn sống nữa?
Từ Giai cười:
- Trương Bán Châu mười bảy năm trước là quan lớn rồi, làm sao có thể dễ dàng để người ta nắm thóp.
Nói xong lấy một tấu báo đơn độc ra:
- Nếu như không có tin mừng này, ông ta còn không biết giấu cái tin xấu kia đến khi nào nữa ấy chứ.
- Ồ.. Hoa Đình, ngươi quá tệ đấy.
Nghiêm Tung lắc đầu:
- Đem tin tốt để lại sau cùng, lại làm lão phu sốt ruột một phen.. Không mau đọc ra nghe.
Từ Giai gật đầu đem tín thắng lợi cực dài cực tỉ mỉ đọc từng câu từng chữ cho Nghiêm các lão nghe.
Nghiêm Tung vừa nghe vừa gật gù, khi nghe thấy Diêu Trường Tử lấy thân mình làm mồi nhử, đưa giặc Oa vào Hóa Nhân Than, lão ta mở mắt ra tán thưởng:
- Ừ, Diêu Trường Tử đúng là nghĩa sĩ.
Lại nghe an bài khéo léo , bày mưu tính kế quay giặc Oa chóng mặt của Thẩm Mặc, lại cứu Diêu Trường Tử dưới đao giặc Oa, cho tới khi Du Đại Du dẫn quân tới thì lão ta càng tán dương:
- Đúng là chàng trai có dũng có mưu.
Cuối cùng nghe Thẩm Mặc dùng diệu kế làm giặc Oa chìm thuyền xuống đáy hồ, không còn sức phản kháng, mặc quan quân xử trí, Nghiêm các lão kích động vỗ tay:
- Hay! Hay! Hay.
Từ Giai cười :
- Vị Thẩm tiểu anh hùng này còn là tiểu tam nguyên năm nay của phủ Thiệu Hưng.
Nghiêm Tung cả kinh, cười ha hả:
- Còn văn võ song toàn nữa, thế này càng tốt rồi.
Cười xong lòng rất an ủi nói:
- Bệ hạ coi như qua được được cửa này rồi.
Lời còn chưa dứt, liền nghe thấy ngoài có người nói:
- Ái dà, ở ngoài sân đã nghe thấy các lão cười, xem ra có chuyện vui tới rồi.
Nghe thấy âm thanh này, Nghiêm Tung và Từ Giai đều đứng dậy, chắp tay với một trung quan da dẻ mềm mại nói:
- Thì ra là Trần công công.
*** trung quan: Hoạn quan.
Người tới là chấp bút thái giám đứng thứ hai trong ti lễ giám, người này còn là đề đốc Đông Xưởng, chính là tai mắt thân cận của hoàng đế Gia Tĩnh. Nhưng Gia Tĩnh cực kỳ đề phòng với thái giám, làm cho nhân vật số hai của thái giám này không dám ngang ngược như đám Vương Chấn Lưu Cẩn, vừa thấy hai vị các lão đứng dậy đón, vội quỳ xuống:
- Hai vị các lão làm nô tài phải tội chết.
Nghiêm Tung nhìn Từ Giai, Từ Giai vội tới đỡ Trần Hồng lên, cười nói:
- Chúng ta đều ra sức vì bệ hạ, chẳng qua là phân chia trong ngoài, công công ngàn vạn lần đừng làm đại lễ.
Nghiêm Tung cũng gật đầu:
- Đúng thế, Trần công công mau mời ngồi.
Liền bảo hạ quan mang trà thơm lên.
Trần Hồng cuống quít xua tay:
- Đa tạ các lão khoản đãi, nô tài còn mang hoàng mện trên người, không dám chậm trễ.
Nói xong cười với Nghiêm Tung:
- Các lão, bệ hạ đang đời ngài ở cung Ngọc Hi.
Mắt Thẩm Mặc tròn như hòn bi, hiển lên hình ảnh cha mặc áo cà sa, cạo trọc đầu, tay gõ mõ, miệng tụng kinh.
- Không phải như thế.
Thẩm Hạ nghiêm túc nói:
- Cư sĩ ấy, hiểu không hả? Chính là tu hành ở nhà.
Thẩm Mặc lau mồ hôi, thấy mọi người đang nhìn, vội nói:
- Chuyện này chúng ta về nhà hãy nói.
Nói xong nghĩ tới một chuyện:
- Ai nói là con chết.
Y thấy đáng lẽ không ai biết y trên thuyền mới đúng.
- Thiếu gia, là nô tài ..
Thẩm An từ sau lưng Thẩm Kinh thò đầu ra, dè dặt nói:
- Nô tài tìm một vòng không thấy người sống, cho rằng thiếu gia không được may mắn như nô tài...
Thấy hắn nguyên vẹn đứng trước mặt mình, Thẩm Mặc vui sướng:
- Ngươi còn sống à? Thẩm An mặc buồn bã:
- Ba người nô tài trốn ở dưới gầm giường, bọn chúng tìm được Diêu Trường Tử, lại tìm được Phúc Lục, nô tài ở trong cùng, người nhỏ nhất, kết quả là bị sót.
- Có thể sống được là tốt rồi.
Thẩm Mặc thở dài:
- Trường Tử không sao, chỉ tiếc cho Phúc Lục.
Thẩm Hạ đột nhiên cau mày nói:
- Nghe bảo Trường Tử dẫn đường cho giặc Oa.
- Lại ai nói với cha đấy?
Thẩm Mặc tức giận nhìn Thẩm An:
- Lắm mồm lắm miệng, cẩn thận xé nát lưỡi ngươi ra.
Rồi đem chuyện Trường Tử dùng tiếng địa phương liên hệ với y, dẫn giặc Oa tới Hóa Nhân Than, bọn họ chặt cầu ra sao, kể đơn giản một lượt.
Mọi người nghe mà run sợ lại mê mẩn, lúc này mới biết Trường Tử là anh hùng không phải cẩu hùng, Thẩm Mặc truy hỏi:
- Vậy sao Trường Tử thoát được?
Trường Tử đáp:
- Là Triều ...
- Là một vị tướng quân triều đình....
Thẩm Mặc cướp lời:
- Tên Du Đại Du cứu hắn.
- Vậy phải cảm tạ vị Du tướng quân đó.
Thẩm Hạ cảm thán:
- Trường Tử có bồ tát phù hộ đấy, sau này phải thành kính một chút.
Vị này chưa độ hóa đã bắt đầu nhiệt tình tuyên truyền Phật pháp rồi.
Thẩm Mặc đỡ cha lên xe, hỏi Trầm An:
- Ngươi có đem chuyện Trường Tử nói cho nhà hắn không?
- Công tử nói gì kìa, Thẩm An nổi danh là miệng thép mà, kín tiếng lắm.
Thẩm An vỗ ngực nói:
- Chuyện này chưa làm rõ, nô tài sao dám nói bừa.
- Thật ra là hắn chưa rảnh mà nói.
Thẩm Kinh ở bên cạnh cười mắng.
- Ta biết ngay mà.
Thẩm Mặc đá vờ Thẩm An một cái:
- Trường Tử chân bị thương, ta ngồi thuyền cùng hắn.
Thẩm Kinh cười:
- Vậy ngươi đợi ở bến tàu, ta đưa lão thúc về rồi đi đón ngươi.
- Không cần đâu.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Bến tàu có xe, ta tùy tiện tìm một cái là được.
Mọi người biết y có việc khác, liền nghe thao tự trở về thành.
~~~~~~~~~~~~
Lúc này Thẩm Mặc và Trường Tử không hề hay biết rằng, bọn họ cho rằng chút công lao chẳng đáng nói tới kia lập tức khiến bao nhiêu người chú ý. Ngay trong đêm hôm ấy, gia sư của phủ tổng đốc biến thành công văn ngôn tử sinh động đóng dấu tổng đốc Chiết Trực, ngoài ra còn có mấy bản chiến báo, dùng quy cách hỏa tốc tám trăm dặm cáo nhất báo lên Bắc Kinh. Nghe nói Trương bộ đường sau khi nhậm chức tới nay, cuối cùng có một đêm ngủ say.
Văn thư truyền tới Bắc Kinh, lại được ngay trong đêm đưa vào trong Tây Uyển, đặt ở trước mặt một vị lão gia mặc mãng bào màu đỏ, tướng mạo đường đường.
Lão giả rút thư bên trong qua, ghé ánh đèn xem hồi lâu, thở dài nói:
- Già cả kèm nhèm, nhìn cái gì cũng hoa hêt cả lên.
Lập tức có quan viên da trắng, nhỏ nhắn lanh lợi, râu hoa râm, mặc triều phục nhị phẩm, trông trẻ hơn tuổi thực không ít, nghe vậy vội lấy một cặp kính thủy tinh từ trong hộp vàng ra, cung kính đưa tới trước, nói:
- Các lão, mời dùng kính.
Vị các lão đó nhìn hắn một lúc, lại nhìn mắt kính, cười:
- Ông già bảy tám mươi tuổi đầu, buổi tối mờ mắt, Hoa Đình giúp lão phu đọc đi.
Hoa Đình là địa danh, khi một người làm quan lớn rồi, người ta có thói quen xưng hô quê quán, ví như nói Thẩm Mặc tương lai có thể gọi là Thẩm Hội Kê. Mặc dù nhất định là y sẽ không thích.
Hơn nữa trong nội các triều Minh, quê quán Hoa Đình Chiết Giang chỉ có một vị, đó chính là thứ phụ nội các, Văn Uyên các đại học sĩ, thái tử thiếu sư Từ Giai Từ Hoa Đình.
*** Đứng đầu nội các gọi là nguyên phụ/ thủ phụ tương đương thừa tướng, thứ phụ là phó thừa tướng. Nên nhớ thời Minh không có thừa tướng, gọi thừa tướng là thói quen, Thẩm Mặc cũng có thói quen gọi là thủ tướng theo cách hiện đại, không phải là do dịch nhầm.
Có thể khiến thứ phụ cung kính như thế, vậy thân phận lão giả mặc mãng bào kia không cần nói cũng biết, chỉ có thủ phủ đương triệu, Hoa Cái điện học sĩ, thiếu phó kiêm thái tử thái sư Nghiêm Tung Nghiêm Phân Nghi.
Chỉ thấy thứ phụ cười khổ:
- Các lão, hạ quan cũng hơn năm mươi rồi, hai máy này sớm đã mờ.
Miệng nói thế, nhưng động tác ở tay không chậm chút nào, nhanh nhẹn đeo kinh, đọc:
- Thần khâm mệnh Nam Kinh binh bộ thượng thư, kiêm quân vụ Mân Lỗ Lưỡng Quảng ...
Nghiêm các lão mất kiên nhẫn lắc đầu:
- Đừng đọc thứ rườm rà đó, chỉ nói là chuyện gì.
- Ồ, các lão nói đúng, để hạ quan xem sao.
Thái độ của Từ Giai rất cung kính ngoan ngoãn, vội đọc một lượt, mới nói:
- Là chiến báo hai tháng..
- Nói đi.
Ông ta nhắm mắt lại thở dài:
- Đây đúng là thời khắc khiến người ta khó chịu nhất.
- Vâng.
Từ Giai chậm rãi đọc:
- Cuối tháng năm, hơn một trăm giặc Oa, đổ bộ Nhạc Thanh, cướp bóc ba phủ mười huyện, hơn mười ngày, quan binh bách tính bị bắt giết vô số.
- Đầu tháng sáu, hơn ba trăm tên giặc Oa từ Sơn Đông lẻn vào Nhật Chiếu, cướp bóc Đông An vệ, Công Hoài an, Hạ Công Dư, thiêu trụi Thanh Hà ... Hơn nghìn quan binh, bách tính tắm trong vũng máu, chết dưới Oa đao.
- Giữa tháng sáu, hơn mười chiếc thuyền Oa, đổ bộ Tự Chết, đánh hạ Từ Khê, giết tri phủ Tiền Hoán Đằng, quân dân tử thương hơn nghìn người, cướp bóc bỏ đi.
Nghe liên tiếp tin tức xấu làm người ta buồn bực phát điên, sắc mặt Nghiêm các lão ngày càng khó coi, khuôn mặt vốn hồng nhuận bao phủ một tầng khí đen, cuối cùng không nhịn được vỗ bàn nói:
- Quá tồi tệ.
Từ Giai cũng thở dài:
- Đại Minh ta đường đường có trăm triệu con dân, đáng lý mỗi người nhổ một bãi nước bọt cũng đủ nhấn chìm giặc Oa Đông Hải rồi.. Nhưng lại bị bị đám giặc Oa nho nhỏ, hoành hành ngang ngược, cướp bóc chém giết như chốn không người ngay trên quốc thổ! Thật không biết quốc uy Đại Minh ở đâu?
Hai lãnh tụ triều chính dưới ánh đèn mờ bất lực nhìn nhau, không ai nói lên lời.
Từ Giai cười khổ trong lòng, bề ngoài tỏ ra cung kính nói:
- Hạ quan nguyện theo các lão chỉ đâu đánh đó.
Thứ phủ tỏ thái độ như thế, Nghiêm Tung hài lòng gật đầu, chuyển đề tài, có chút tức giận nói:
- Bệ hạ trai giới không thuận, tâm tình vốn không tốt. Tên Trương Kinh đáng chết này đem bản tấu này lên, chẳng lẽ không muốn sống nữa?
Từ Giai cười:
- Trương Bán Châu mười bảy năm trước là quan lớn rồi, làm sao có thể dễ dàng để người ta nắm thóp.
Nói xong lấy một tấu báo đơn độc ra:
- Nếu như không có tin mừng này, ông ta còn không biết giấu cái tin xấu kia đến khi nào nữa ấy chứ.
- Ồ.. Hoa Đình, ngươi quá tệ đấy.
Nghiêm Tung lắc đầu:
- Đem tin tốt để lại sau cùng, lại làm lão phu sốt ruột một phen.. Không mau đọc ra nghe.
Từ Giai gật đầu đem tín thắng lợi cực dài cực tỉ mỉ đọc từng câu từng chữ cho Nghiêm các lão nghe.
Nghiêm Tung vừa nghe vừa gật gù, khi nghe thấy Diêu Trường Tử lấy thân mình làm mồi nhử, đưa giặc Oa vào Hóa Nhân Than, lão ta mở mắt ra tán thưởng:
- Ừ, Diêu Trường Tử đúng là nghĩa sĩ.
Lại nghe an bài khéo léo , bày mưu tính kế quay giặc Oa chóng mặt của Thẩm Mặc, lại cứu Diêu Trường Tử dưới đao giặc Oa, cho tới khi Du Đại Du dẫn quân tới thì lão ta càng tán dương:
- Đúng là chàng trai có dũng có mưu.
Cuối cùng nghe Thẩm Mặc dùng diệu kế làm giặc Oa chìm thuyền xuống đáy hồ, không còn sức phản kháng, mặc quan quân xử trí, Nghiêm các lão kích động vỗ tay:
- Hay! Hay! Hay.
Từ Giai cười :
- Vị Thẩm tiểu anh hùng này còn là tiểu tam nguyên năm nay của phủ Thiệu Hưng.
Nghiêm Tung cả kinh, cười ha hả:
- Còn văn võ song toàn nữa, thế này càng tốt rồi.
Cười xong lòng rất an ủi nói:
- Bệ hạ coi như qua được được cửa này rồi.
Lời còn chưa dứt, liền nghe thấy ngoài có người nói:
- Ái dà, ở ngoài sân đã nghe thấy các lão cười, xem ra có chuyện vui tới rồi.
Nghe thấy âm thanh này, Nghiêm Tung và Từ Giai đều đứng dậy, chắp tay với một trung quan da dẻ mềm mại nói:
- Thì ra là Trần công công.
*** trung quan: Hoạn quan.
Người tới là chấp bút thái giám đứng thứ hai trong ti lễ giám, người này còn là đề đốc Đông Xưởng, chính là tai mắt thân cận của hoàng đế Gia Tĩnh. Nhưng Gia Tĩnh cực kỳ đề phòng với thái giám, làm cho nhân vật số hai của thái giám này không dám ngang ngược như đám Vương Chấn Lưu Cẩn, vừa thấy hai vị các lão đứng dậy đón, vội quỳ xuống:
- Hai vị các lão làm nô tài phải tội chết.
Nghiêm Tung nhìn Từ Giai, Từ Giai vội tới đỡ Trần Hồng lên, cười nói:
- Chúng ta đều ra sức vì bệ hạ, chẳng qua là phân chia trong ngoài, công công ngàn vạn lần đừng làm đại lễ.
Nghiêm Tung cũng gật đầu:
- Đúng thế, Trần công công mau mời ngồi.
Liền bảo hạ quan mang trà thơm lên.
Trần Hồng cuống quít xua tay:
- Đa tạ các lão khoản đãi, nô tài còn mang hoàng mện trên người, không dám chậm trễ.
Nói xong cười với Nghiêm Tung:
- Các lão, bệ hạ đang đời ngài ở cung Ngọc Hi.
Danh sách chương