Ngày mồng sáu tháng tư, Trương Nhất Phàm và Lục Chính Ông cùng đến Giang Đông.
Ông Đổng Chính Quyền luôn nhiệt tình hoan nghênh việc các đồng chí anh em đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
Lần này đi cùng có Trưởng ban thư ký Ủy ban nhân dân Phương Nam và Chủ tịch thành phố Giang Hoài Trần Kiến Quân.
Sáu chiếc xe con chạy mất năm sáu tiếng đồng hồ mới tới tỉnh Giang Đông.
Đích thân ông Đổng Chính Quyền tiếp đón đoàn khảo sát, đồng thời sắp xếp cho họ ở tại khách sạn Quốc Đô của tỉnh.
Ông Đổng Chính Quyền không tiếp xúc nhiều với Lục Chính Ông, ông mới chỉ nghe nói người này khá chuyên quyền. Hai tỉnh kề cận nhau, dĩ nhiên sẽ nghe được một vài tin đồn này nọ. Người tiền nhiệm ông ta là Đàm Trường Chính, chính vì mối quan hệ không tốt với Lục Chính Ông nên mới mất chức.
Tất nhiên, trong chuyện này cũng có cả vấn đề từ phía Đàm Trường Chinh. Nếu không, với vị trí Chủ tịch tỉnh, không phải tình trạng đã quá nghiêm trọng thì bên trên sẽ không bao giờ động vào ông ta, có bị xử phạt thì nhiều nhất cũng chỉ thuyên chuyển hoặc điều sang vị trí khác.
Khi bắt tay với Lục Chính Ông, ông có thể cảm nhận được lòng nhiệt tình của ông ta.
Mấy vị quan chức đều ngồi trong phòng khác nghỉ ngơi, sau khi ăn cơm trưa, phải đến chiều họ mới bắt đầu thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế. Những vấn đề này, Trương Nhất Phàm đã từng thảo luận với ông Đổng Chính Quyền. Vì có Lục Chính Ông nên hắn lại mời thêm hai vị chuyên gia để cùng họ nghiên cứu thảo luận.
Cơ cấu kinh tế của Giang Hoài và Giang Đông rất giống nhau, nên có nhiều điểm hai bên có thể học tập tham khảo lẫn nhau. Chuyến đi tham quan học tập lần này rất có lợi cho tương lai phát triển của Giang Hoài. Nhưng cũng không thể áp dụng nguyên xi người ta, dù sao mỗi tỉnh có đặc thù riêng, dù giống đến mấy thì hai tỉnh vẫn có sự khác biệt.
Lục Chính Ông quay sang nói với những người ngồi bên cạnh:
- Mọi người nhớ ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, để đến lúc về chúng ta sẽ cùng tiến hành thỏa luận, rồi đưa ra phương án thích hợp nhất.
Sự vươn lên như ngày hôm nay của Giang Hoài chủ yếu dựa vào các nhà đầu tư bên ngoài và các doanh nghiệp tư nhân, còn các doanh nghiệp nhà nước thì không đóng góp được nhiều. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên như nấm, đã cấu thành nên bộ phận kinh tế chủ chốt của Giang Hoài.
Do đó, tăng cường giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là trọng điểm phát triển tiếp theo của Giang Hoài.
Tình hình hiện tại rất tốt, lại có triển vọng phát triển bền vững, Giang Hoài càng cần tận dụng những lợi thế này, đưa kinh tế của tỉnh bước lên một tầm cao mới. Đây là quan điểm và cũng là mục tiêu phấn đấu từ trước đến nay của Lục Chính Ông.
Ông Đổng Chính Quyền nói:
- Thực chất, cả hai tỉnh chúng ta đều còn tồn tại một số vấn đề. Đầu tiên đó là, hình thức hoạt động của các doanh nghiệp lớn nhỏ cần chú trọng nâng cấp. Nơi cung cấp nguyên vật liệu và trang thiết bị hiện đại mới chỉ dừng lại ở những xưởng sản xuất thủ công. Vì vậy, chúng ta điều chúng ta cần đổi mới, đó là tăng cường giúp đỡ, để những xưởng sản xuất thủ công này có thể từng bước chuyển hướng áp dụng các kỹ thuật cơ khí, tự động hóa. Tiếp đến, vấn đề của Giang Đông còn nằm ở khâu phân phối lao động. Liên tục vài năm gần đây, ở Giang Đông xuất hiện hiện tượng thiếu nhân công, nhân công “bỏ hoang”, về vấn đề này, chúng ta cũng đang không ngừng tìm hướng giải quyết. Cải cách mở cửa tuy đã nhiều năm, song rất nhiều người tìm việc làm vẫn giữ thói quen lựa chọn những đặc khu kinh tế của Quảng Đông. Nếu làm phép so sánh thì rõ ràng chế độ đãi ngộ cũng như tiền công ở Giang Đông chúng ta vẫn là một vấn đề nhức nhối. Đãi ngộ và tiền lương không bằng họ ở một mức độ nào đó cũng trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu nhân công. Không ít người thà rằng không tìm được việc ở Quảng Đông cũng không nghĩ đến chuyện đến Giang Hoài hay Giang Đông tìm việc. Bởi vậy, trong giai đoạn phát triển tới, chúng ta sẽ phải đối mặt với càng nhiều khó khăn thách thức hơn nữa. Đồng chí Chính Ông, bên phía tỉnh Giang Hoài của các đồng chí, có phải cũng xảy ra trường hợp tương tự như vậy không? Những vấn đề này e rằng Lục Chính Ông vẫn chưa nắm rõ, bởi thời gian vừa qua ông ta bận rộn với việc tranh đấu quyền lực. Còn Trương Nhất Phàm thì đã điều tra tương đối kỹ về mảng này.
Hắn đành trả lời thay ông ta:
- Mấy năm trở lại đây, nhờ thực hiện các biện pháp cải cách về thế chế, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Tính đến hiện tại, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu, ngành chế tạo sản xuất của chúng ta cũng trở thành tiêu điểm được cả thế giới chú ý. Tại rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, cuộc sống người dân gắn liền với những sản phẩm do chúng ta chế tạo. Bởi vậy, có người gọi Trung Quốc là cường quốc chế tạo, là nhà máy gia công của thế giới. Chính vì thế, mức nhập siêu thương mại quá lớn đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực phát triển cũng đã lần lượt áp dụng biện pháp này nhằm ngăn chặn hoặc nâng cao yêu cầu, từ đó kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bọn họ chắc chắn không có ý tốt, bởi các sản phẩm của nước ta tràn ngập thị trường trên toàn thế giới đã trở thành đòn tấn công trí mạng cho một vài doanh nghiệp thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ có kinh tế phát triển. Nước ta nhờ có nguồn nhân công giá rẻ mà giá thành sản phẩm thấp hơn rất nhiều, về điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không thể bằng chúng ta được. Họ đang phải chống đỡ những áp lực rất lớn do sản phẩm giá rẻ gây nên. Có một số doanh nghiệp chỉ bị thua lỗ, song cũng có những doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, theo những tư liệu tôi thu thập được, những xí nghiệp và công ty lớn này đang từng bước yêu cầu các lãnh đạo của Liên minh châu Âu và Mỹ giảm thiểu áp lực, thực hiện ý định dựng nên hàng rào kỹ thuật, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp thuộc các quốc gia đó. Hiện nay Liên minh châu Âu đã đưa ra “Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử” (tiếng Anh là restriction of hazardous substances), viết tắt là chỉ thị RoHS. Chỉ thị này dựa theo một tiêu chuẩn mang tính bắt buộc đã được quy định trong luật pháp của châu Âu, tiêu chuẩn này được chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, chủ yếu quy định về việc hạn chế những chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Những chất bị hạn chế theo tiêu chuẩn này bao gồm sáu loại: chì, thủy ngân, cadmium, chromium hóa trị 6, PBB và PBDE, đồng thời hàm lượng chì không được vượt quá 0.1% khối lượng.
Thực chất, mục đích cốt lõi của họ là thắt chặt quy định, ở một mức độ nào đó đã khiến các nhà máy, doanh nghiệp của các nước đang phát triển phải tăng thêm phí tổn, dĩ nhiên điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, như vậy mới đạt được mục đích mà họ gọi là cạnh tranh công bằng. Họ dựng nên khẩu hiệu bảo vệ môi trường nhằm bóp chết nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Bởi vậy, sắp tới đây, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đó chính là làm thế nào để tăng cường áp lực với các quốc gia khác mà vẫn duy trì được tốc độ phát triển.
Ba năm về trước cũng từng diễn ra tình trạng tương tự, ngày 13 tháng 2 năm 2003, Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã chính thức ban hành chỉ thị về “Tái chế các thiết bị điện tử” (viết tắt là chỉ thị WEEE). Có tổng cộng 102 loại thuộc mười nhóm sản phẩm được quy định trong hai chỉ thị RoHS và WEEE, trong đó bảy nhóm đầu đều là các sản phẩm điện và điện tử xuất khẩu chủ lực của nước ta, bao gồm đồ gia dụng cỡ lớn, đồ gia dụng cỡ nhỏ, thiết bị IT và thiết bị viễn thông, thiết bị dân dụng, thiết bị chiếu sáng, thiết bị giải trí và thiết bị thể thao, dụng cụ y khoa (trừ dụng cụ đã bị lây nhiễm hoặc đã sử dụng để nuôi cấy), thiết bị kiểm tra và thiết bị giám sát, cùng các loại máy bán hàng tự động. Các đồng chí thử nghĩ xem, ngay bảy nhóm đầu đã nhằm vào các sản phẩm điện tử xuất khẩu chủ lực của nước ta, điều này nói lên cái gì? Nó nói lên rằng họ vẫn luôn đề phòng chúng ta. Chỉ thị RoHS kia sang năm sẽ chính thức có hiệu lực, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh chúng ta cũng cần coi trọng và quan tâm hơn nữa tình trạng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội công nghiệp thiết bị điện Trung Quốc, quý một năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện và điện tử của nước ta chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, mà châu Âu lại là thị trường chủ yếu. Chính vì ý thức bảo vệ môi trường và trình độ công nghệ của các nhà máy, doanh nghiệp nước ta còn yếu kém, nên nếu chỉ thị RoHS được ban hành, tổng số sản phẩm điện và điện tử với giá trị gần 27 tỷ đô la Mỹ sẽ phải đối mặt với hàng rào bảo vệ môi trường của châu Âu.
Trương Nhất Phàm nhìn tất thảy mọi người có mặt.
- Đây không còn là vấn đề của hai tỉnh Giang Hoài và Giang Đông chúng ta nữa, mà đã trở thành một thách thức mang tính quốc gia. Chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tháo gỡ mối lo này cho các nhà máy, doanh nghiệp. Trước tiên phải chuẩn bị các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển phương án dự phòng, phải làm cho họ ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Theo kết quả tôi đã thực hiện, thì tính đến nay, còn rất nhiều chủ doanh nghiệp, bao gồm cả một số công ty quy mô lớn về thiết bị điện và điện tử, vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Theo tôi dự đoán, nếu các chỉ thị này thực sự được ban hành thì sẽ có không ít doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, mà kim ngạch xuất khẩu càng cao thì lại càng chết nhanh!
Trương Nhất Phàm nói xong, rất nhiều người, trong đó có cả các học giả về kinh tế, đều trợn mắt há mồm kinh ngạc. Mọi người căn bản không thể ngờ, một Chủ tịch tỉnh như Trương Nhất Phàm, lại có hiểu biết sâu rộng về những vấn đề chuyên môn như vậy.
Cũng có người đang nghiên cứu về những vấn đề Trương Nhất Phàm vừa nhắc đến, song đúng như hắn vừa nói, đa số họ vẫn giữ thái độ thờ ơ và chưa ý thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Bài phát biểu của Trương Nhất Phàm đã có tác động mạnh mẽ đến toàn thể những người có mặt hôm nay. Tất cả họ đều thầm cảm thán, “Vị Chủ tịch Trương này thật không đơn giản!” Đây chắc chắn sẽ là một chủ đề gây chấn động, ngay cả mấy vị chuyên gia và học giả, trong lòng cũng đang không ngừng dậy sóng.
Lục Chính Ông hơi nhíu mày.
- Đồng chí Nhất Phàm, đồng chí nói như vậy có phải là quá thận trọng hay không?
Lục Chính Ông cũng nghĩ rằng, đây là giai đoạn chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Trương Nhất Phàm lại nhìn khắp lượt gian phòng, rồi mỉm cười đầy tự tin.
- Tôi thấy nên tính trước là vừa, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà!
Ông Đổng Chính Quyền luôn nhiệt tình hoan nghênh việc các đồng chí anh em đến giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
Lần này đi cùng có Trưởng ban thư ký Ủy ban nhân dân Phương Nam và Chủ tịch thành phố Giang Hoài Trần Kiến Quân.
Sáu chiếc xe con chạy mất năm sáu tiếng đồng hồ mới tới tỉnh Giang Đông.
Đích thân ông Đổng Chính Quyền tiếp đón đoàn khảo sát, đồng thời sắp xếp cho họ ở tại khách sạn Quốc Đô của tỉnh.
Ông Đổng Chính Quyền không tiếp xúc nhiều với Lục Chính Ông, ông mới chỉ nghe nói người này khá chuyên quyền. Hai tỉnh kề cận nhau, dĩ nhiên sẽ nghe được một vài tin đồn này nọ. Người tiền nhiệm ông ta là Đàm Trường Chính, chính vì mối quan hệ không tốt với Lục Chính Ông nên mới mất chức.
Tất nhiên, trong chuyện này cũng có cả vấn đề từ phía Đàm Trường Chinh. Nếu không, với vị trí Chủ tịch tỉnh, không phải tình trạng đã quá nghiêm trọng thì bên trên sẽ không bao giờ động vào ông ta, có bị xử phạt thì nhiều nhất cũng chỉ thuyên chuyển hoặc điều sang vị trí khác.
Khi bắt tay với Lục Chính Ông, ông có thể cảm nhận được lòng nhiệt tình của ông ta.
Mấy vị quan chức đều ngồi trong phòng khác nghỉ ngơi, sau khi ăn cơm trưa, phải đến chiều họ mới bắt đầu thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế. Những vấn đề này, Trương Nhất Phàm đã từng thảo luận với ông Đổng Chính Quyền. Vì có Lục Chính Ông nên hắn lại mời thêm hai vị chuyên gia để cùng họ nghiên cứu thảo luận.
Cơ cấu kinh tế của Giang Hoài và Giang Đông rất giống nhau, nên có nhiều điểm hai bên có thể học tập tham khảo lẫn nhau. Chuyến đi tham quan học tập lần này rất có lợi cho tương lai phát triển của Giang Hoài. Nhưng cũng không thể áp dụng nguyên xi người ta, dù sao mỗi tỉnh có đặc thù riêng, dù giống đến mấy thì hai tỉnh vẫn có sự khác biệt.
Lục Chính Ông quay sang nói với những người ngồi bên cạnh:
- Mọi người nhớ ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, để đến lúc về chúng ta sẽ cùng tiến hành thỏa luận, rồi đưa ra phương án thích hợp nhất.
Sự vươn lên như ngày hôm nay của Giang Hoài chủ yếu dựa vào các nhà đầu tư bên ngoài và các doanh nghiệp tư nhân, còn các doanh nghiệp nhà nước thì không đóng góp được nhiều. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên như nấm, đã cấu thành nên bộ phận kinh tế chủ chốt của Giang Hoài.
Do đó, tăng cường giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là trọng điểm phát triển tiếp theo của Giang Hoài.
Tình hình hiện tại rất tốt, lại có triển vọng phát triển bền vững, Giang Hoài càng cần tận dụng những lợi thế này, đưa kinh tế của tỉnh bước lên một tầm cao mới. Đây là quan điểm và cũng là mục tiêu phấn đấu từ trước đến nay của Lục Chính Ông.
Ông Đổng Chính Quyền nói:
- Thực chất, cả hai tỉnh chúng ta đều còn tồn tại một số vấn đề. Đầu tiên đó là, hình thức hoạt động của các doanh nghiệp lớn nhỏ cần chú trọng nâng cấp. Nơi cung cấp nguyên vật liệu và trang thiết bị hiện đại mới chỉ dừng lại ở những xưởng sản xuất thủ công. Vì vậy, chúng ta điều chúng ta cần đổi mới, đó là tăng cường giúp đỡ, để những xưởng sản xuất thủ công này có thể từng bước chuyển hướng áp dụng các kỹ thuật cơ khí, tự động hóa. Tiếp đến, vấn đề của Giang Đông còn nằm ở khâu phân phối lao động. Liên tục vài năm gần đây, ở Giang Đông xuất hiện hiện tượng thiếu nhân công, nhân công “bỏ hoang”, về vấn đề này, chúng ta cũng đang không ngừng tìm hướng giải quyết. Cải cách mở cửa tuy đã nhiều năm, song rất nhiều người tìm việc làm vẫn giữ thói quen lựa chọn những đặc khu kinh tế của Quảng Đông. Nếu làm phép so sánh thì rõ ràng chế độ đãi ngộ cũng như tiền công ở Giang Đông chúng ta vẫn là một vấn đề nhức nhối. Đãi ngộ và tiền lương không bằng họ ở một mức độ nào đó cũng trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu nhân công. Không ít người thà rằng không tìm được việc ở Quảng Đông cũng không nghĩ đến chuyện đến Giang Hoài hay Giang Đông tìm việc. Bởi vậy, trong giai đoạn phát triển tới, chúng ta sẽ phải đối mặt với càng nhiều khó khăn thách thức hơn nữa. Đồng chí Chính Ông, bên phía tỉnh Giang Hoài của các đồng chí, có phải cũng xảy ra trường hợp tương tự như vậy không? Những vấn đề này e rằng Lục Chính Ông vẫn chưa nắm rõ, bởi thời gian vừa qua ông ta bận rộn với việc tranh đấu quyền lực. Còn Trương Nhất Phàm thì đã điều tra tương đối kỹ về mảng này.
Hắn đành trả lời thay ông ta:
- Mấy năm trở lại đây, nhờ thực hiện các biện pháp cải cách về thế chế, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Tính đến hiện tại, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu, ngành chế tạo sản xuất của chúng ta cũng trở thành tiêu điểm được cả thế giới chú ý. Tại rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, cuộc sống người dân gắn liền với những sản phẩm do chúng ta chế tạo. Bởi vậy, có người gọi Trung Quốc là cường quốc chế tạo, là nhà máy gia công của thế giới. Chính vì thế, mức nhập siêu thương mại quá lớn đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực phát triển cũng đã lần lượt áp dụng biện pháp này nhằm ngăn chặn hoặc nâng cao yêu cầu, từ đó kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bọn họ chắc chắn không có ý tốt, bởi các sản phẩm của nước ta tràn ngập thị trường trên toàn thế giới đã trở thành đòn tấn công trí mạng cho một vài doanh nghiệp thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ có kinh tế phát triển. Nước ta nhờ có nguồn nhân công giá rẻ mà giá thành sản phẩm thấp hơn rất nhiều, về điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không thể bằng chúng ta được. Họ đang phải chống đỡ những áp lực rất lớn do sản phẩm giá rẻ gây nên. Có một số doanh nghiệp chỉ bị thua lỗ, song cũng có những doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, theo những tư liệu tôi thu thập được, những xí nghiệp và công ty lớn này đang từng bước yêu cầu các lãnh đạo của Liên minh châu Âu và Mỹ giảm thiểu áp lực, thực hiện ý định dựng nên hàng rào kỹ thuật, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp thuộc các quốc gia đó. Hiện nay Liên minh châu Âu đã đưa ra “Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử” (tiếng Anh là restriction of hazardous substances), viết tắt là chỉ thị RoHS. Chỉ thị này dựa theo một tiêu chuẩn mang tính bắt buộc đã được quy định trong luật pháp của châu Âu, tiêu chuẩn này được chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, chủ yếu quy định về việc hạn chế những chất độc hại trong sản xuất các loại thiết bị điện và điện tử, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Những chất bị hạn chế theo tiêu chuẩn này bao gồm sáu loại: chì, thủy ngân, cadmium, chromium hóa trị 6, PBB và PBDE, đồng thời hàm lượng chì không được vượt quá 0.1% khối lượng.
Thực chất, mục đích cốt lõi của họ là thắt chặt quy định, ở một mức độ nào đó đã khiến các nhà máy, doanh nghiệp của các nước đang phát triển phải tăng thêm phí tổn, dĩ nhiên điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, như vậy mới đạt được mục đích mà họ gọi là cạnh tranh công bằng. Họ dựng nên khẩu hiệu bảo vệ môi trường nhằm bóp chết nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Bởi vậy, sắp tới đây, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đó chính là làm thế nào để tăng cường áp lực với các quốc gia khác mà vẫn duy trì được tốc độ phát triển.
Ba năm về trước cũng từng diễn ra tình trạng tương tự, ngày 13 tháng 2 năm 2003, Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu đã chính thức ban hành chỉ thị về “Tái chế các thiết bị điện tử” (viết tắt là chỉ thị WEEE). Có tổng cộng 102 loại thuộc mười nhóm sản phẩm được quy định trong hai chỉ thị RoHS và WEEE, trong đó bảy nhóm đầu đều là các sản phẩm điện và điện tử xuất khẩu chủ lực của nước ta, bao gồm đồ gia dụng cỡ lớn, đồ gia dụng cỡ nhỏ, thiết bị IT và thiết bị viễn thông, thiết bị dân dụng, thiết bị chiếu sáng, thiết bị giải trí và thiết bị thể thao, dụng cụ y khoa (trừ dụng cụ đã bị lây nhiễm hoặc đã sử dụng để nuôi cấy), thiết bị kiểm tra và thiết bị giám sát, cùng các loại máy bán hàng tự động. Các đồng chí thử nghĩ xem, ngay bảy nhóm đầu đã nhằm vào các sản phẩm điện tử xuất khẩu chủ lực của nước ta, điều này nói lên cái gì? Nó nói lên rằng họ vẫn luôn đề phòng chúng ta. Chỉ thị RoHS kia sang năm sẽ chính thức có hiệu lực, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh chúng ta cũng cần coi trọng và quan tâm hơn nữa tình trạng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội công nghiệp thiết bị điện Trung Quốc, quý một năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện và điện tử của nước ta chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, mà châu Âu lại là thị trường chủ yếu. Chính vì ý thức bảo vệ môi trường và trình độ công nghệ của các nhà máy, doanh nghiệp nước ta còn yếu kém, nên nếu chỉ thị RoHS được ban hành, tổng số sản phẩm điện và điện tử với giá trị gần 27 tỷ đô la Mỹ sẽ phải đối mặt với hàng rào bảo vệ môi trường của châu Âu.
Trương Nhất Phàm nhìn tất thảy mọi người có mặt.
- Đây không còn là vấn đề của hai tỉnh Giang Hoài và Giang Đông chúng ta nữa, mà đã trở thành một thách thức mang tính quốc gia. Chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để tháo gỡ mối lo này cho các nhà máy, doanh nghiệp. Trước tiên phải chuẩn bị các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển phương án dự phòng, phải làm cho họ ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Theo kết quả tôi đã thực hiện, thì tính đến nay, còn rất nhiều chủ doanh nghiệp, bao gồm cả một số công ty quy mô lớn về thiết bị điện và điện tử, vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Theo tôi dự đoán, nếu các chỉ thị này thực sự được ban hành thì sẽ có không ít doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, mà kim ngạch xuất khẩu càng cao thì lại càng chết nhanh!
Trương Nhất Phàm nói xong, rất nhiều người, trong đó có cả các học giả về kinh tế, đều trợn mắt há mồm kinh ngạc. Mọi người căn bản không thể ngờ, một Chủ tịch tỉnh như Trương Nhất Phàm, lại có hiểu biết sâu rộng về những vấn đề chuyên môn như vậy.
Cũng có người đang nghiên cứu về những vấn đề Trương Nhất Phàm vừa nhắc đến, song đúng như hắn vừa nói, đa số họ vẫn giữ thái độ thờ ơ và chưa ý thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Bài phát biểu của Trương Nhất Phàm đã có tác động mạnh mẽ đến toàn thể những người có mặt hôm nay. Tất cả họ đều thầm cảm thán, “Vị Chủ tịch Trương này thật không đơn giản!” Đây chắc chắn sẽ là một chủ đề gây chấn động, ngay cả mấy vị chuyên gia và học giả, trong lòng cũng đang không ngừng dậy sóng.
Lục Chính Ông hơi nhíu mày.
- Đồng chí Nhất Phàm, đồng chí nói như vậy có phải là quá thận trọng hay không?
Lục Chính Ông cũng nghĩ rằng, đây là giai đoạn chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Trương Nhất Phàm lại nhìn khắp lượt gian phòng, rồi mỉm cười đầy tự tin.
- Tôi thấy nên tính trước là vừa, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà!
Danh sách chương