Hạ Tưởng dậy từ sớm là muốn gặp Tiếu Giai. Nói thật đối vớiTiếu Giai, người phụ nữ đầu tiên của hắn sau khi tái sinh thì đúng là hắn cóchút nhung nhớ, cũng có chút hoài ngườiệm. Nhưng không ngờ sau khi gọi điện vớiLý Đinh Sơn, hắn phải tới khu này để gặp vợ cũ của Lý Đinh Sơn – Sử Khiết.
Sử Khiết ở tại nhà riêng tại dãy số tám. Hạ Tưởng ấn chuôngcửa thì một lát sau có một người phụ nữ trung tuổi da hơi đen, người hơi béo đira. Chị ta thấy Hạ Tưởng liền ngẩn ra và nói:
- Cậu là Hạ Tưởng?
Chẳng lẽ đây là Sử Khiết, vợ cũ của Lý Đinh Sơn?
Hạ Tưởng có chút thất vọng, sau đó nghĩ cũng là bình thường.Hắn vốn nghĩ Sử Khiết là con của quan to thì nhất định cũng là người đẹp, chodù bây giờ đã trung tuổi nhưng vẫn còn quyến rũ mới phải. Nhưng không ngờ SửKhiết chẳng những không có vẻ gì xinh đẹp mà khuôn mặt cũng bình thường, chỉ cóthể xếp ở tầm trung mà thôi.
Cán bộ cao cấp thì có không ít con gái, nhưng không nhấtđịnh con gái của cán bộ cao cấp là người đẹp. Con gái cán bộ cao cấp mà vừa đẹpvừa thông minh như Tào Thù Lê lại càng hiếm có.
Sử Khiết mời Hạ Tưởng vào rồi dùng ánh mắt nhìn hắn mộtchút, sau đó nhẹ nhàng nói:
- Cô giúp việc ra ngoài mua đồ ăn chưa về. Chờ lát nữa về sẽlấy nước cho cậu, sáng cũng không quá khát mà.
Hạ Tưởng có chút không thoải mái với thái độ kiêu căng vàngạo mạn của cô ta. Ông bố từng là Bí thư tỉnh ủy mà đã về hưu từ nhiều nămtrước, cũng không nghe nói Lý Đinh Sơn nói cô ta bây giờ giữ chức vụ quan trọnggì, không ngờ còn ra vẻ như vậy. Chẳng qua cô ta dù sao cũng là bề trên nên HạTưởng vẫn cung kính nói:
- Cô không cần khách khí với cháu như vậy. Cháu ở Thành phốYến có nhiều bạn nên không thiếu nước uống. Cô có chuyện gì nếu tiện thì cứ nóivới cháu. Sau khi về cháu nhất định sẽ tự mình nói lại với Bí thư Lý.
Sử Khiết kiêu ngạo khác Liên Nhược Hạm. Liên Nhược Hạm là vẻlạnh nhạt không nhiễm bụi trần. Sự kiêu ngạo của cô không nhằm vào thân phậncủa người khác cao hay thấp. Cô đều dùng ánh mắt từ trên nhìn xuống nhưng khôngphải coi thường. Sử Khiết lại có ánh mắt coi thường, từ trong mắt của cô lộ rõvẻ nghi ngờ và không tin vào Hạ Tưởng.
- Đinh Sơn sao lại coi trọng câu. Cậu còn trẻ như vậy thìlàm việc có thể tin cậy sao?
Sử Khiết lắc đầu rồi ra vẻ nuối tiếc nói:
- Bỏ đi, cậu đã đến đây thì không thể để cậu về tay khôngđược. Cậu nói với Lý Đinh Sơn một câu: Đứa bé cần bố. Anh ta cũng cần một giađình, càng cần có một người trải đường làm quan cho anh ta.
Hạ Tưởng thở dài một tiếng trong lòng. Hắn thế mới biết nguyênnhân mà Lý Đinh Sơn và Sử Khiết ly hôn. Sự kiêu căng của Sử Khiết là một câykim rất dễ làm người ta tổn thương, hơn nữa cô ta còn không biết kiềm chế nhưmột con nhím. Dù là lời nói hay cử chỉ đều có thể làm người ta bị tổn thương.
Liên Nhược Hạm so với Sử Khiết thì thông minh hơn. LiênNhược Hạm cao ngạo giống như một con mèo vậy. Cô bình thường thu vuốt lại khônglàm người ta bị thương nhưng cũng sẽ không bị mài mòn, chỉ lúc nào cần mới lộra mà thôi.
Sử Khiết và Lý Đinh Sơn làm vợ chồng nhiều năm, không ngờcòn không biết tính cách của Lý Đinh Sơn nhìn qua thì ôn hòa nhưng thật ra lạirất quật cường. Năm đó Lý Đinh Sơn không theo chính trị, bây giờ theo chính trịmà không chủ động liên lạc với bố vợ thì nguyên nhân chính là do Sử Khiết.
Sử Khiết có thái độ cao cao tại thượng như vậy, với vị thếcủa bố cô ta thì đúng là có thể tạo đường cho Lý Đinh Sơn. Nhưng muốn cho LýĐinh Sơn đổi ý thì chỉ có thể khiến việc này phản tác dụng.
Hạ Tưởng hiểu điều này nhưng không thể nói thẳng ra nên gậtđầu nói:
- Được, cháu nhất định sẽ nói nguyên văn với Bí thư Lý.Không biết cô còn gì cần dặn dò không?
Sử Khiết không trả lời câu hỏi của Hạ Tưởng mà hỏi:
- Đinh Sơn ở Huyện Bá thế nào? Nghe nói anh ta là Bí thưhuyện ủy lại bị chèn ép nên không quá thoải mái phải không? Cậu nói cho ĐinhSơn là chỉ cần anh ta mở miệng thì sẽ có người thay anh ta nói ra với thành phốChương Trình, như vậy thì anh ta cũng không vất vả như vậy nữa.
Lý Đinh Sơn từ khi mới tới Huyện Bá bị đủ áp lực mà vẫnkhông dùng quan hệ của mình, cũng không muốn dùng ngay lập tức sức ảnh hưởngcủa bố vợ. Theo Hạ Tưởng nghĩ thì Lý Đinh Sơn là người rất kiêu ngạo, tự trọng.Y không phải không biết dựa vào mạng lưới quan hệ nhiều năm của bố vợ, khôngthể không có chút quan hệ nào ở thành phố Chương Trình. Nhưng vào lúc khó khănnhất Lý Đinh Sơn lại chưa hề tỏ vẻ sẽ mở miệng nhờ bố vợ, ý đây chính là LýĐinh Sơn muốn dựa vào nỗ lực của mình mà khắc phục khó khăn. Lý Đinh Sơn cũngkhông muốn cho Sử Khiết có ảo tưởng là ông ta muốn quay lại.
Sử Khiết kiêu căng và tự cho mình là đúng khiến Hạ Tưởng rấtbuồn bực. Y nói thẳng:
- Khó khăn thì có, chẳng qua bây giờ đã mở được cục diện,khó khăn sẽ trôi qua. Và về sau Bí thư Lý sẽ tốt hơn nhiều.
Sử Khiết không tin mà nói:
- Không thể, Đinh Sơn đột nhiên mà tới, căn cơ ở địa phươngmà cũng không có hậu trường ở thành phố Chương Trình. Mà chỗ dựa của anh ta chỉcó Tống Triêu Độ phải không? Tống Triêu Độ bây giờ còn không thể giữ mình thìcòn có thể lo cho anh ta sao? Hạ Tưởng, cậu không thể nói linh tinh, cứ nhưrằng Lý Đinh Sơn đã nắm giữ tình hình Huyện Bá.
- Cô nói quá lời rồi. Cháu là thư ký của Bí thư Lý thì tuykhông dám nói lắm rõ tình hình Huyện Bá như trong lòng bàn tay, nhưng tronglòng cũng có tự tin.
Đối với Sử Khiết, Hạ Tưởng cười lạnh trong lòng. Trên đờinày có rất nhiều người tự cho mình là đúng. Hắn cũng lạnh nhạt nói:
- Cháu nói mở ra cục diện chỉ là nói một cách bảo thủ. Nếunhư nói thẳng một chút thì dù nói Bí thư Lý đã khống chế tình hình trong taycũng không quá.
- Quả nhiên Bí thư như thế nào thì thư ký cũng là như vậy.
Sử Khiết cười lạnh một tiếng mà nói:
- Lý Đinh Sơn thích khoe khoang, cậu đi theo Lý Đinh Sơncũng học cách nói khoác. Nói thì dễ đó. Không có căn cơ, không có chỗ dựa, chỉbằng hai người đi xuống Huyện Bá mà có thể mở cục diện? Cứ nói mạnh miệng màthôi, nói ra thì có ai tin chứ?
Hạ Tưởng lần này chỉ là đến truyền lời giúp Lý Đinh Sơn,không phải là đến cãi nhau với Sử Khiết. Hắn thấy Sử Khiết lộ ra vẻ như vậy thìthầm nghĩ với tính cách của cô ta mà muốn quay lại với Lý Đinh Sơn thì đúng làkhả năng không lớn. Hắn cũng không còn gì để nói với cô ta nên cười nói:
- Cháu chỉ là trả lời câu hỏi của cô mà thôi, cũng không nóiquá sự thật. Nếu cô không tin thì cháu cũng đành chịu. Hơn nữa Bí thư Lý cũngkhông muốn ép người khác phải tin năng lực của mình. Nếu không còn việc thìcháu đi trước.
Sử Khiết xua tay nói:
- Vậy cậu nói với Lý Đinh Sơn bảo anh ta tự giải quyết đi.
Hạ Tưởng đứng lên thì đột nhiên có một giọng già nua từtrong phòng truyền ra:
- Cậu thanh niên ở lại thêm chút đã.
Sử Khiết nghe thấy liền vội vàng đứng lên nói:
- Bố sao đã tỉnh lại rồi thế? Sao bố không ngủ thêm chútnữa?
Một ông lão đầu bạc từ trong phòng đi ra. Ông nhìn có vẻ tầm70, người không cao nhưng bước đi rất kiên định, trong tay cầm hai quả bi sắtkhông ngừng lăn lăn. Ông nhìn thẳng vào Hạ Tưởng rồi đột nhiên gật đầu nói:
- Cậu cũng được, tinh thần, khí chất đều trầm ổn. Ánh mắtcủa Đinh Sơn rất được. Cậu là sự trợ giúp lớn đối với Đinh Sơn. Cậu là Hạ Tưởnghả?
Hạ Tưởng gật đầu rồi hơi khom người.
- Lão gia tử quá khen.
Sử Khiết khinh thường nói:
- Bố đừng nghe cậu ta nói lung tung. Con cảm thấy lời cậu tanói không đáng tin. Đây là được Lý Đinh Sơn ám chỉ trước.
Ông lão trừng mắt nhìn Sử Khiết rồi nói:
- Người giúp việc đi mua đồ ăn sao còn chưa về? Con ra ngoàixem sao, tranh thủ mua luôn đồ mà bố thích ăn về.
Sử Khiết mặc dù không tình nguyện nhưng không dám cãi lờiông bố nên chỉ có thể tức tối rời đi. Trước khi đi còn không quên nhìn Hạ Tưởngra hiệu hắn đừng nói lung tung.
Hạ Tưởng thực ra cũng không có ý nói chuyện với ông lão.Nhưng Sử Khiết vừa đi, ông lão đã giơ tay lên nói:
- Cậu ngồi xuống nói chuyện một lát. Không ngại tôi già rồinên không muốn nói chuyện với tôi chứ?
Hạ Tưởng vẫn luôn là người duy trì được tác phong khiêm tốncẩn thận. Nghe ông lão nói, hắn liền nói:
- Ông nói đùa rồi. Có thể nói chuyện với ông là vinh dự củabao người nằm mơ đều không được. Cháu chính là trong lúc vô tình nhặt được bảobối. Cháu chỉ có thể cung kính mà không dám nghĩ gì nhiều.
Ông lão cười ha hả nói:
- Tôi cũng không vòng vo với cậu. Tôi đúng là cảm thấy hứngthú với việc Đinh Sơn làm như thế nào mở cục diện ở Huyện Bá. Tiểu Hạ có thờigian nói chuyện với ông lão này không?
Hạ Tưởng không có lý do gì từ chối ý tốt của ông lão. Đốivới cựu Bí thư tỉnh ủy này thì hắn có chút khó hiểu sao mình lại không hề sợhãi và ngưỡng mộ, ngược lại hắn lại thấy ông rất dễ gần, không hề có vẻ quancách nào cả. Có lẽ một người khi thực sự bỏ mặt nạ quan chức đi, hoặc là mộtngười ý thức được dù là làm quan đến mức nào thì khi lui ra cũng chỉ là một ônglão không có việc gì làm mà thôi.
Hạ Tưởng liền nói vài điểm quan trọng như khi Lý Đinh Sơnmới tới Huyện Bá thì yếu thế, sau đó âm thầm lôi kéo, phân hóa các thường vụhuyện ủy, cuối cùng từ từ nắm giữ quyền chủ động, hoàn toàn đánh bại Lưu ThếHiên. Đương nhiên trong đó hắn bỏ qua tác dụng quan trọng của hắn.
Ông lão nghe xong và vẫn nở nụ cười. Ông đưa ra ba ngón tayvà nói ba câu.
- Ngay từ đầu thì không quá quả quyết. Thứ hai phản kíchkhông đủ nhanh gọn, quyết đoán. Thứ ba Lưu Thế Hiên phải trừ đi không thể đểtồn tại được.
Nói xong ông cười cười tự giễu:
- Tôi có phải yêu cầu quá nghiêm khắc với Lý Đinh Sơn không?Đinh Sơn mới vào quan trường thì thủ đoạn mặc dù có nhưng vẫn khá mềm. Có thểtừng bước tiến tới như vậy cũng là hiếm có.
Ông lão từng là Bí thư tỉnh ủy nói như vậy thì Hạ Tưởng chỉcó thể chăm chú lắng nghe mà không dám đưa ra ý kiến.
Ông lão thấy Hạ Tưởng khá rụt rè nên cười nói:
- Vừa nãy cậu và Sử Khiết nói chuyện thì tôi nghe cậu nói cólý, sao bây giờ nói chuyện lại rụt rè như vậy, không nói gì là sao? Có phải làcảm thấy tôi và các ông lão khác là như nhau không?
Hạ Tưởng vội vàng cung kính nói:
- Ông nghĩ nhiều quá rồi ạ. Ông nói chính là đạo lý cuộcsống. Cô Sử vừa nãy nói chính là ý kiến cá nhân của cô ấy. Cuộc đời con ngườichính là do con người tích lũy và lĩnh ngộ ra. Cái nhìn của cá nhân cũng sẽ cónhiều điểm không đúng. Cháu cảm thấy cũng nên đưa ra các ý kiến khác nhau.
Sử lão cười ha hả nói:
- Tiểu Hạ nói chuyện rất khôn khéo. Đinh Sơn có người nhưcậu đúng là có phúc. Cậu nói xem Sử Khiết và Đinh Sơn có thể trở lại với nhaukhông?
Hạ Tưởng có chút khó xử nói:
- Bí thư Lý là lãnh đạo của cháu, việc cá nhân của Bí thư Lýthì cháu không tiện đưa ra ý kiến.