Chuyển ngữ: Dú
Chính tả: 紫
Chương 92: Chọn một đứa trẻ ngoan kế thừa tôn gia của chúng ta.
Quả thật anh ngửi thấy mùi tro giấy, đối phương cũng mê mẩn trước người giấy, dắt tay người giấy, song bóng người đó chỉ xáp lại người giấy một chốc rồi tách ra, tiếp tục đi về phía anh: "Mẹ, là mẹ đấy ư..."
Lòng anh lấy làm lạ, hình như đây không phải giọng nói của bà Long trong trí nhớ anh.
Anh ra tay lần nữa, đúng lúc mặt trăng chui ra khỏi rặng mây, chiếu sáng cả vùng đất này. Anh trông rõ ngũ quan đối phương, trố mắt ngạc nhiên.
"Chú Long?!"
Họ tưởng người gõ cửa là bà Long, đến khi nhìn thấy mặt rồi anh mới nhận ra là chú Long. Rõ ràng hồn chú ta rời khỏi thể xác, mặc dù có mùi tro giấy nhưng chắc là bởi nhà đang lo ma chay cúng bái.
Chú Long gọi mẹ, lẽ nào chú ta được bà Long rủ đi? Vậy bà Long đâu?
Anh nhìn khắp mà chẳng thấy bóng dáng bà Long.
Anh dùng xích câu hồn tàng hình cuốn chú Long lại, chú ta không thể cựa quậy, anh gọi thêm vài tiếng: "Chú Long?"
Bà ngoại cũng gọi tên họ của chú ta: "Long Tế Quân!"
Chú Long chả phản ứng mảy may, mắt dại ra, miệng cứ gọi: "Mẹ... Mẹ ở đâu..."
Long Tuyết Mi nhìn anh và Tống Phù Đàn đột nhiên quơ tay mà chú Long vẫn không động đậy, bèn buột miệng: "Gù... Anh cừ quá đi."
Ban ngày anh mới lừa mình xong QAQ nhưng cô nàng vẫn muốn thốt lên theo phản xạ là anh chẳng những diễn hay mà còn làm phép rất giỏi, hiện giờ đã thấy yên tâm hơn rồi.
"Có vẻ hồn vía bị khống chế." Tống Phù Đàn nói.
"Ừ, giống như vậy. Rủ người đi cùng không đến nỗi ngu ngơ như này." Anh nghĩ đến Ma Thanh Huy, đừng bảo... là có liên quan đến bác ấy nhé? Cơ mà chú Long tìm mẹ làm gì, nghe còn hãi hùng hơn cả nòng nọc tìm mẹ ấy*.
(*Nòng nọc tìm mẹ là một bộ phim hoạt hình ngắn của Trung Quốc, nội dung y như tên phim.)
Bà ngoại chợt thốt lên: "Chúng ta mau đến chỗ linh đường đi."
"Dạ? Vâng ạ." Anh cõng bà lên.
Long Tuyết Mi bám sát, liếc cả anh lẫn Tống Phù Đàn, cô có cảm giác mình vừa biết được một chuyện gì đó rất đỗi khủng khiếp...
Anh có thể nhận ra ánh nhìn của cô, nghĩ cũng biết cái thân phận giả này càng lúc càng trong suốt, ban ngày vừa lừa xong thì tối đến lại lòi đuôi trước mặt cô, chẳng có tí thời gian giảm xóc nào, nội tâm cũng không nổi sóng mảy may.
Cái này giống hệt việc hay gãy xương thành quen, đó là hay lòi đuôi thành quen.
Lan Hà: "Này, em sẽ không nói cho người ngoài biết chứ?"
Long Tuyết Mi: "À, chắc là không ạ..."
Cô không tin miệng mình sẽ bưng bít được một chuyện lớn chừng này.
Đó là chuyện ảo lòi nhất cô từng gặp được trong đời. Gặp quỷ đã li kì lắm rồi, càng li kì hơn nữa là sao nam cô thích bắt quỷ lại, mà trong khi đó ban ngày anh còn dạy cô đừng mê tín...
Tống Phù Đàn điềm nhiên nói: "Đằng nào nếu cô nói ra thì cũng chẳng ai thèm tin, anh cô sẽ bảo cô là thủy quân bôi nhọ mình." Hắn đã thuộc nằm lòng chiêu này, hỏi anh, "Đúng không nào?"
"..." Lan Hà, "Cơ mà với ca của em ấy thì không thể nói là thủy quân được, thuật ngữ chuyên ngành gọi là fan chuyển sang anti cơ..."
Long Tuyết Mi: "...... Gù."
...
Họ dùng điện thoại chiếu dọc con đường đi đến nhà họ Long. Tiếng nhạc và trống đã ngừng, xác chú Long nằm trên băng ghế dài.
Ma Thanh Huy đang đôi co với người nhà họ Long, hoặc có thể nói là họ nấp sau lưng đạo sĩ đi đôi co với bác ta, lên án công khai: "Chính là Ma Thanh Huy, ai cũng chứng kiến ban ngày gã chỉ vào mặt chú, rồi sau đó chú lìa hồn, gã lại tới!"
"Chúng ta nhiều người, khỏi phải sợ! Đồ ác ôn!"
Mặc dù bên họ đông người, gào lên đầy khí thế nhưng vẫn e dè trước cổ sư, nhất là một cổ sư giỏi, đặc biệt là khi chú Long ban ngày chỉ bị chỉ tay vào mặt mà đã lìa hồn rồi. Họ đành nấp sau lưng đạo sĩ gào toáng.
Đạo sĩ hoảng sợ: "Đừng, đừng đẩy tôi nữa! Tôi cũng có mạnh lắm đâu!"
Ma Thanh Huy liếc xéo cả bọn với vẻ khinh khỉnh, chẳng để bụng, nhận tách trà Ứng Thiều pha, lạnh giọng nói: "Ai dám gào nữa là tôi sẽ thả cổ."
Cả hiện trường chợt lặng đi một cách quái dị, dù rằng mặt mũi ai nấy vẫn sưng sỉa chán.
Đạo sĩ là người sinh ra và lớn lên ở trại. Anh ta khổ lắm chứ bộ, biết thừa mình không đối phó được Ma Thanh Huy nhưng vẫn cố nói: "Chúng, chúng ta hãy nói chuyện đi."
Ma Thanh Huy: "Cậu mà xứng nói chuyện với tôi?"
Đạo sĩ: "..."
... Không, tôi không xứng.
Bác ta giở giọng châm chọc: "Làm đàn tế là để tiễn đưa bà Long, tôi đến giúp các người thì có sao?"
Mọi người bất bình nhưng chẳng dám lên tiếng, tại chú Long không cho giúp nên mới trừ khử chú ta ư?
Vợ chú Long bưng mặt khóc nấc: "Mày tha cho chồng tao đi, tao van xin lạy lục mày đấy. Là lỗi của bọn tao, bọn tao không nên gọi mày là bà cỏ quỷ. Mày hãy nể tình bà..."
"Tiểu Huy." Bà ngoại gọi.
Ma Thanh Huy ngoái đầu nhìn bà, sắc mặt thay đổi: "Bà Ngô ạ."
Người nhà họ Long nhìn thấy bà ngoại mà như thấy cứu binh, "Bà Ngô ơi, bà đã đến rồi. Gã ta đúng là quá độc ác..."
Ma Thanh Huy chỉ cười lạnh.
"Tất cả đừng nói nữa." Bà leo xuống khỏi lưng anh, anh gật đầu với bà, bà nói, "Ban nãy tôi qua đây thì nhìn thấy Long Tế Quân."
Có người thốt lên, chú Long đang nằm vật ở đây, người bà thấy là ai? Là hồn vía của chú Long?
Mợ Long thưa liền: "Bà Ngô ơi, bà nhất định phải giúp chồng cháu."
Bà đáp: "Dĩ nhiên rồi, nhưng mọi người phải mở quan tài ra cho tôi nhìn cái đã."
Mợ Long khóc nức nở: "Bà Ngô biết bà ấy chết vào đúng canh giờ xấu mà..."
Ma Thanh Huy dửng dưng: "Chết đúng canh giờ xấu hay là chết hung?"
Ban nãy bác ta chẳng buồn giải thích với những người này, nay thấy bà Ngô xuất hiện nên mới buộc lòng hỏi thành lời.
Qua vụ việc mới nãy, anh chắc chắn linh hồn bà Long không ở nơi này, rõ ràng họ đang lập đàn tế cho bà mà lại chẳng thấy bà đâu cả; Ma Thanh Huy bắt hồn chú Long, chú ta lại đi tìm mẹ.
Đành phải tra nguồn cơn chuyện âm phủ này từ dương gian thôi.
Mợ Long gào khóc om sòm, hỏi ý Ma Thanh Huy là sao, rõ ràng là đang phá đám, đã hại chồng mợ ta rồi còn nói năng kiểu đó và gây nhiễu loạn lễ tang. Bác ta quay lại là muốn trả thù, gây xích mích cả trại, đến cả bà Ngô cũng bị cổ hoặc...
Anh thấy bà mình bị đổ tội cổ hoặc bèn cắt ngang lời mợ ta: "Mợ à."
Mợ Long tưởng anh muốn nói điều gì có lý với mình.
Anh nói: "Đừng nhiều lời nữa, chúng ta mở quan tài đi. Ứng Thiều."
Mợ Long: "..."
Lan Hà, Tống Phù Đàn, Ứng Thiều và sư đệ gã đẩy nắp quan tài, theo tập tục thì chưa đóng đinh lại. Người nhà họ Long muốn cản, Ma Thanh Huy đứng sừng sững ngay đó, chả ai dám nhúc nhích.
Ứng Thiều hăng hái lắm. Sư phụ gã chẳng buồn giải thích nhưng gã lại nóng ruột.
Mợ Long hết nhịn nổi, xông tới nắp quan tài: "Các người đừng hại cả nhà tôi chứ..."
"Cô tránh ra cho tôi!" Bà ngoại hét lên làm mợ Long sững sờ, đang định khóc tiếp, dòm bộ dáng bà ngoại lại chẳng dám nữa, ngượng ngập bị đẩy ra.
Anh đứng gần nên nhìn thấy sự luống cuống rõ mồn một trong mắt mợ ta.
Đẩy nắp quan tài nặng trình trịch sang là nhìn thấy bà Long nằm im trong đó ngay, thế nhưng điều hiện rõ nhất trước mắt là bà được đeo một cái đai đỏ trên eo, dưới chân là tấm khăn đỏ.
"Bà ngoại ơi, có khăn đỏ." Anh kêu lên, "Chẳng phải mợ ta bảo ra đi giờ xấu ư?"
"Cái gì?" Đạo sĩ bước vội lại nhìn, đúng là có buộc đai đỏ.
Nếu giờ ra đi hung hiểm thì phải hạ táng thật nhanh, song nếu chết vì bệnh tật thì không đến mức cần phải đeo đai đỏ quanh eo, nó là thứ dùng khi chết một cách bất thường. Lúc đó, anh ta nghe tin đến nhà họ Long thì người nhà đã cho vào quan tài rồi, không nghĩ tới.
Những người khác nghe vậy là biết có vụ việc kì lạ.
Hơn nữa khi tiến lại gần, đạo sĩ ngửi được mùi gì đó, "Đây là mùi thảo dược nào mà nồng thế?"
Mợ Long toan đáp nhưng nhìn bà ngoại xong lại không dám thưa.
Bà ngoại được Long Tuyết Mi dìu, bước chậm lại gần, mới nhìn một thoáng mà biến sắc, duỗi tay ấn mặt, lắc chân bà Long, đến khi đứng vững lại mới nói: "Chúng bay dám dùng nước ướp xác của cô ấy lên chính cơ thể cô ấy. Cô ấy đã chết ít nhất hai tháng, thảo nào không cho tao gặp. Rốt cuộc A Phượng chết như thế nào?"
Ai nấy đều ồ lên. Nước ướp xác được xem như một bài thuốc của dân tộc Miêu, giúp cho thi thể không bị thối rữa, giữ nguyên vẻ ngoài. Nước càng tốt thì xác chết sẽ khô lại càng chậm, có thể ướp đến hơn nửa năm.
Dân tộc Miêu có tận ba nghìn Miêu dược, tám trăm phương thuốc dân gian, trong đó việc lấy nước chữa bệnh là thần kỳ nhất: Nước bắt cổ, nước trợ sản, nước an thai... với những công dụng khác nhau. Nước ướp xác lạ kỳ nhất là bởi một số người mê tín vào việc ngày lành tháng tốt nên muốn quyết định ngày an táng.
Năm xưa có một số người không tin phương pháp này nên thách bà Long lấy động vật ra thí nghiệm, kết quả là xác tất cả gà sau khi được dùng nước ướp xác thì nửa tháng sau vẫn giữ hình dạng nguyên bản, trong khi một nhóm thi thể khác dùng để so sánh nay đã bốc mùi khó ngửi, thối rữa khôn cùng.
Bà Long nổi danh tại Miêu trại nhờ kỳ thuật này, đồng thời dạy cho con cháu đời sau, trước mắt chỉ có chú Long biết chiêu này, đến cả con cái và các anh chị em khác của chú ta cũng chưa học được.
Anh nghĩ mọi việc đã sáng tỏ rồi. Nếu bà Long qua đời từ rất lâu trước và người già ém nhẹm, không tổ chức lễ tế thì đương nhiên sẽ không thấy tăm hơi linh hồn ngơ ngác chưa được chỉ đường kia rồi.
Cho nên Ma Thanh Huy mới nói đã làm đàn tế tiễn đưa bà Long thì chi bằng cho bác ta hỗ trợ cùng. Ý bác ta không phải là làm lễ tế cùng mà là không tìm thấy linh hồn thì tiễn đưa thế nào? Ai sẽ đi tìm? Ai có vấn đề thì để người đó đi tìm.
Anh liếc sang chú Long, linh hồn chú ta bị Ma Thanh Huy khống chế, đến nay vẫn đứng ngẩn một bên.
Mợ Long nhũn người, anh em bà Long chạy lại xốc mợ ta dậy chất vấn: "Chúng mày đã làm gì với mẹ hả?! Đang yên đang lành sao lại ngấm ngầm ướp xác?"
Giả như bà chết thường và tổ chức qua loa vì lí do thời gian thì không có gì phải bàn cãi, thế nhưng hai ngày nay họ mới tuyên bố thì lại bất thường.
Bà Long ốm yếu, tuổi tác đã cao, bà mất đột ngột là chuyện chẳng ai nghi ngờ cả, hơn nữa theo kiêng kị xưa nay không cho xem dung nhan người chết thì mọi người cũng không nhìn.
Bà Long tính thẳng như ruột ngựa và rất nóng tính, bất hòa với con dâu lâu rồi, bị bệnh lâu mà chẳng được con cái chăm sóc, con trai đứng về phía con dâu, sau khi ốm đau hay xung đột. Có điều vài tháng nay bệnh tình bà Long tái phát, được chẩn đoán chẳng sống được bao lâu, người ta chả thấy gia đình họ cãi vã nữa, tưởng là bà Long không còn sức đâu để tranh cãi.
Ai ngờ bà đã qua đời. Giờ nghĩ lại, không ít người từng đến nhà bà chơi và thăm người nằm trên giường bệnh, e là thứ họ trông thấy là một cái xác.
Điều này khiến nhiều người nghĩ mà rợn gáy, như Long Tuyết Mi chẳng hạn, cô nàng sực nhớ ra cảnh mình hỏi han bà Long đương nằm trên giường...
Nhờ bà ngoại nhắc đến khoảng thời gian hai tháng mà có người nhớ lại: "Hai tháng trước chả phải họ cãi nhau một trận to, vọng ra cả ngoài nhà ư?" Tuy gia đình họ hay cãi cọ nhưng tiếng động lần đó lớn quá thành ra có người ấn tượng.
Mợ Long cúi gằm: "Chính vào cái lần cãi nhau đó bà cứ nghĩ quẩn thế nào mà đột nhiên khó thở rồi ra đi. Chúng tôi sợ bị hiểu lầm nên ướp xác bà ấy, đợi xử lý sau..."
Bà Long làm nghề y, cứu biết bao nhiêu người, chắc chắn họ sẽ đứng về phía bà.
"Đột nhiên khó thở hay bị cô bóp chết?" Qua những việc mợ ta dối gian, mọi người chẳng tin nữa, nghi ngờ hai bọn họ bắt tay nhau mưu hại chính mẹ ruột mình. Loại chuyện này xảy ra nhiều ở các vùng xa xôi hẻo lánh, con cái cho rằng bố mẹ già trở nên vô tích sự, là vướng bận nên cố ý không chăm sóc chu đáo, muốn thoát khỏi gánh nặng.
Như một lẽ dĩ nhiên, mợ Long cứ chối đây đẩy, một mực chắc chắn là sợ bị hiểu lầm mà thôi.
Người cũng đã chết, ai cũng lặng đi một lát rồi hỏi: "Hỏi Ma tiên sinh xem, chắc chắn Ma tiên sinh có biết, có thể quá âm hỏi bà."
"Đúng thế, Ma tiên sinh còn ra tay trừng phạt đứa con bất hiếu nữa là."
"Ma tiên sinh, ngài đứng ra xử trí đi."
Ma Thanh Huy nghiễm nhiên từ một cổ sư ai ai cũng e dè thành "tiên sinh", đó là sự đối xử chỉ dành cho lão ti trong trại. Ai nấy đều mong đợi bác ta thể hiện tài năng của mình để làm sáng tỏ lời của mợ ta.
Nhìn sự thay đổi xoành xoạch trong cái nhìn của người dân, Ma Thanh Huy chẳng thấy mừng rỡ, trái lại còn cười châm chọc, "Tôi chỉ muốn tìm linh hồn của bà Long và tiễn người đi. Nếu người muốn lấy mạng ai vào ban đêm thì đáng đời các người. Trị tội dương gian thì phải tìm cảnh sát."
Câu nói của bác ta làm mọi người ngẩn ra. Tìm cảnh sát đến làm gì, theo như tập tục của trại thì đó là chuyện giữa nhà họ Long và pháp sư cơ mà?
Ma Thanh Huy chế giễu: "Năm xưa gia đình tôi trong sạch, các người lại kháo nhau mẹ tôi nuôi cổ, ép mẹ đến chết. Nay tôi không muốn cảnh này tái diễn, nói cho cùng nếu tôi không ở đây, lần tới ai có thể xác nhận kẻ nào hành xử lạ thường? Chẳng qua chỉ là một lần vu oan giá họa mà đã giao hết cho quỷ thần."
Cả khung cảnh chợt lặng ngắt như tờ.
Lần này bác ta có thể phân biệt, vậy thời điểm khác thì sao? Làm sao để phân biệt? Dựa vào phỏng đoán cá nhân, dựa vào suy đoán của một pháp sư tay mơ? Ai biết thật hay giả, và có ai vô tội như mẹ Ma Thanh Huy?
Nếu không có Ma Thanh Huy, chẳng ai biết chuyện chú Long và mợ Long.
Chính vì hành vi ngu muội khi xưa của người trong trại mà dù Ma Thanh Huy chịu đối xử bất công vẫn thành cổ sư, tuy nhiên bác ta lại không muốn mọi người xét xử theo pháp sư. Ấy cũng là điều bác ta dạy cho ba đồ đệ.
Những người dân đứng tuổi đều biết chuyện năm đó, dẫu không tham gia vào cuộc phá phách thì cũng thuộc phía ngầm thừa nhận, họ chợt bồn chồn hẳn lên. Thực ra kể từ khi thời đại thay đổi, những câu chuyện như vậy đã vơi bớt đi, bị lên án phê phán, song vẫn chẳng bằng cách nói hùng hồn khiến người ta bối rối của Ma Thanh Huy.
"Chính là lý lẽ này đây. Tiểu Huy à, nay thời đại đã khác, ai cũng biết tìm đến đồn công an mong phá án." Bà ngoại nói từ tốn, "Chuyện lễ tang, đàn tế giao cho "tiên sinh"; chuyện còn lại giao cho cảnh sát, kiểm tra thi thể cái là biết ngay."
Bà ngoại quyết định luôn, chẳng ai trong nhà họ Long có ý kiến gì, người có ý kiến ý cò cũng không dám nói thẳng trước mặt Ma Thanh Huy.
Anh cũng thả linh hồn chú Long ra, bắt chú ta phải đi tìm linh hồn đã mất tích của bà Long.
...
Anh đứng trước cửa nhà họ Long rồi buồn buồn nghĩ, do con người nảy sinh sự tín ngưỡng với những nỗi sợ không biết tên nên mới sinh ra quỷ thần, nhưng cũng vì không biết nên mới mù quáng, xuất hiện các câu chuyện lấy danh quỷ thần để lừa bịp. Vì lẽ đó mà địa phủ âm ty mới có thêm nhiều chức năng khác, ấy là trừng trị kẻ ác.
Giả như mọi người có thể thoát khỏi sự mù quáng ấy và thể hiện thái độ với quỷ thần khác đi thì sẽ tốt hơn...
Anh đang nghĩ thì nghe bà ngoại hỏi thầm: "Cậu Tiểu Tống kia cũng ăn cơm âm phủ."
Lan Hà: "... À, đúng ạ."
Suýt thì anh quên tuốt là màn thể hiện của Tống Phù Đàn đã để lộ chuyện hắn cũng nhìn thấy quỷ, anh nhất thời chẳng biết nói cái gì cho phải.
Bà ngoại: "Hai đứa xứng đôi vừa lứa với nhau lắm."
Lan Hà: "..."
Tống Phù Đàn: "Bà đang nói gì vậy em?"
"À..." Anh liếc bà ngoại, không biết bà đang nói đùa chứ không mang ý đó hay không. Bà chỉ cười, "Cháu nghe đi."
"Hỡi linh hồn đáng thương, hãy quay về đi nhé, quay về nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Ở nơi ấy triền núi xanh ngát xum xuê, nước sông xanh biếc sóng gợn, mặt trăng sáng trong, mặt trời rực rỡ. Ấy mới là chốn về tuyệt vời của linh hồn..."
Tiếng hát của Ma Thanh Huy lại cất lên, văng vẳng trong màn đêm.
Anh ngẩn ngơ lắng nghe.
"A Phượng thích nhộn nhịp." Bà ngoại nghe tiếng hát, mỉm cười, "Rồi cô ấy sẽ về quê hương thôi."
Anh cho rằng bà ngoại đã biết tỏng và ngầm đồng ý mối quan hệ của anh và Tống Phù Đàn. Họ ở lại trại hai ngày mới về nội thành, Ma Thanh Huy muốn đợi đến khi mọi chuyện xong xuôi, bà ngoại và bác ta đưa số điện thoại cho nhau. Bà anh dùng điện thoại cho người già sành sỏi lắm nhé.
Lúc ăn Tết ở nhà, bố Lan cũng tìm cơ hội tìm hiểu thêm về chuyện tình của hai bọn anh. Ông là bố của anh, lý giải chuyện xuất hồn hơn ai hết, ông cảm động và xót khôn cùng, nghe xong còn khóc, "Cảm động lắm."
Lan Hà: "..."
Mấy ngày nay tiếp xúc với nhau nhiều, cả bố Lan lẫn cô Long đều ưng ý về hắn, vỗ vai anh dặn: "Bà ngoại con đã nhiều tuổi, chúng ta đừng nên kể chuyện này ra... Bố mẹ nghĩ không nên nói cho bà biết ngay bây giờ."
Anh nghĩ bà ngoại biết thừa rồi nhưng cứ hay cằn nhằn, anh đành đáp: "Dạ."
Đón Tết tại nhà xong, anh và hắn đến lúc phải về. Ứng Thiều và sư phụ gã vẫn ở trong trại giải quyết chuyện bà Long, anh hẹn về Bắc Kinh rồi tụ tập với gã sau, anh hãy còn canh cánh chuyện bà Long.
Trong khoảng thời gian này, anh gặp Long Tuyết Mi đến chơi nhà. Cô nàng ghé thăm anh, bảo rằng dạo này ngủ không ngon giấc, cảm xúc nhộn nhạo không thể để lộ ra, thiếu điều nghẹn ứ đến nơi.
"Em không được nói vụ đó ra đâu nhé, hay là muốn chuyển từ fan sang anti hả." Anh hỏi.
"Chắc chắn là không rồi." Long Tuyết Mi cười ngượng, "Cơ mà em thổi phồng lên tí về chuyện mình là bạn từ nhỏ nha anh?"
"Cái này thì không thành vấn đề." Anh đáp, "Chụp chung còn được nữa là."
Cô nàng phấn khích lắm. Hôm trước phải làm lễ tang ở trại nên không tiện chụp ảnh chung với anh.
Bố Lan thấy họ đang chụp ảnh chung, anh ôm vai cô nàng, Tống Phù Đàn còn chưa nói gì thì ông đã lo trước: "Khoan đã, sao mấy đứa chụp ảnh mà không cho Tiểu Tống vào hả, kéo Tiểu Tống vào cùng đi."
Bố Lan nghĩ hai đứa này đã hò hẹn rồi thì phải để ý nhiều hơn, lỡ nổ scandal lại chả ảnh hưởng đến quan hệ người yêu hả. Sau này phải nhắc con mình để tâm đến cảm nhận của Tiểu Tống mới được.
Ông tưởng mình quan tâm đến Tiểu Tống thì Long Tuyết Mi sẽ thấy không vui, ai ngờ hai bọn anh đứng sau lưng cô chụp ảnh, cô chụp xong còn kêu "Gù gù" hai tiếng rồi chạy như bay xuống tầng.
Bố Lan: "???"
Lan Hà: "... Ý là em ấy rất vui, kiểu nhảy cẫng lên vì sung sướng ấy."
"À." Bố Lan nghĩ, ông càng ngày càng không hiểu mấy cái ngôn ngữ thịnh hành thời nay.
Song, bố Lan muốn gần gũi với các cô cậu thanh niên hơn nên lúc đang ăn trưa, ông nói: "Gù gù! Vợ ơi, món thịt khô em làm ngon hết sảy!"
Suýt nữa thì bọn anh bị sặc cơm...
...
Long Tuyết Mi đăng bức ảnh lên weibo kèm dòng caption rằng mình mới phát hiện hóa ra ở cùng một trại với Lan Hà, quá xá mãn nguyện. Bài đăng tức thì được chục nghìn share, fans phát rồ hát bài "Cát tường tam bảo".
(*Cát tường tam bảo: Ba điều ước mong tốt đẹp, đó là tam bảo: Phật 佛, Pháp 法 và Tăng僧; hoặc là thổ địa, nhân dân và chính sự; hoặc là đại nông, đại công và đại thương.)
Mặc dù không bị lộ chuyến bay nhưng dựa theo địa chỉ của cô nàng, mọi người trổ tài thám tử tí là biết anh dẫn hắn về quê ăn Tết. Nhìn bức ảnh này quả là có cảm giác déjà vu người một nhà cực mạnh. Trong ngày hôm đó, Long Tuyết Mi có thêm vô số anh chị em khác mẹ khác bố.
Anh ở nhà nửa tháng.
Tuy đang ở một nơi xa xăm nhưng nhờ mức phát triển của thời đại thông tin ngày nay, anh vẫn biết ở Bắc Kinh có vụ việc gì, ứng dụng sẽ đẩy thông báo lên.
Anh đang nằm đặt hàng trên weibo, trả lời fans thì có một thông báo hiện lên, đại ý là Bắc Viên của Bắc Kinh đột nhiên đóng cửa công viên để tu sửa.
Anh trượt tay ấn đọc.
Do đột ngột quá nên nhiều người lấy làm lạ.
Có người nói người ta đào được món đồ cổ bí ẩn trong công viên nên mới đóng cửa —— Ngày xưa nơi đó là lâm viên Hoàng gia.
Cũng có người nói là vật thể bay không xác định (UFO) đáp xuống chỗ này. Đủ loại suy đoán kì quặc.
=))))))) Hai năm nay Bắc Kinh lạ thật sự, sư phụ tui bảo là do phong thủy biến chuyển.
Trước nơi đó thì người ta tự dưng xây công viên Hồng Liên, cũng có liên quan đến phong thủy...
Tui nghĩ tuy mình chưa được tận mắt chứng kiến nhưng đã nghe nhiều truyền thuyết đô thị rồi. Đợt trước trời tự dưng tối sầm xuống, trong sách cổ gọi là Dạ Yêu gì gì.
Bạn nối khố của mị đi bộ ở bên kia bảo là nhìn thấy rất nhiều xe cộ ra vào, nghe mùi bất thường đâu đây.
Đừng nói nữa, tui muốn đến chùa Giác Tuệ khấn.
Anh tắt tin tức đi, chuyện hai năm gần đây vừa có giả vừa có thật, Bắc Viên đóng cửa chắc là do mọi người nghĩ nhiều thôi.
Anh còn chưa nghĩ xong thì đã nhận được tin nhắn thăm hỏi của đạo sĩ miếu Đông Nhạc: Lai gia ơi, bao giờ cậu với về Bắc Kinh, nghe nói ở Bắc Hải có chuyện xảy ra rồi.
Bắc Hải, nói là hải (biển) nhưng thực chất lại là cái hồ cực lớn ở Bắc Viên cho khách du lịch chèo thuyền.
Lan Hà: ?? Chuyện gì
Đạo sĩ miếu Đông Nhạc: Vài ngày trước, một con tàu du lịch dừng giữa biển và không động đậy, cũng chẳng rời đi. Quản lý công viên cử thuyền đến đón khách, kết quả vài hành khách lên bờ cái lại ngất xỉu. Hơn nữa, thân phận của một hành khách trong số đó hơi đáng gờm, cụ thể thì tôi không biết... Nói tóm lại là khám tại bệnh viện nhưng không ra nguyên cớ nên mới tìm người im lặng đến xử trí. Nay công viên đã đóng cửa, pháp sư tìm được ban đầu cũng chịu trận nên mới tung tin trong giới, tuyển người chiêu hồn, chắc là nhằm vào các nhà sư... Tôi nghĩ nếu có cậu thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh hơn.
Anh ta nói năng rặt mùi đố kị, cố gắng kéo anh về một phe.
Lan Hà:...
"Sao thế?" Tống Phù Đàn lại gần, thấy sắc mặt anh sai sai bèn hỏi.
Anh cho hắn đọc khung chat: "Họ có một nhiệm vụ quan trọng, anh đoán coi, chắc không liên quan đến vật trấn chứ?"
Hắn ôm anh: "Em vẫn còn lo à? Vật trấn đã ổn định nhưng Bắc Kinh không thể không có chuyện mãi, làm gì có thành phố nào yên bình mãi mãi được?"
"Cũng phải." Anh lẩm bẩm. Vật trấn trấn ngụ phong thủy Bắc Kinh, song không thể tránh khỏi một số chuyện nhân quả rối rắm; quỷ và tiên gia hãy còn tồn tại, sẽ vẫn có kẻ mơ ước thân xác Tống Phù Đàn. Anh chỉ có thể nói rằng dưới sự trấn áp của vật trấn thì không kẻ nào dám liều, kẻ như Hồ Tứ lại không thể gây loạn. So với khoảng thời gian trước đó thì những tháng gần đây sống cũng thoải mái, mấy chuyện lùm xùm lặt vặt không đáng kể đến.
Anh nghe vụ việc khá to này là cõi lòng cứ xôn xao không yên, dường như có một dự cảm bất ổn nào đó. Dự cảm này đã trào dâng kể từ khi bắt gặp đám hồ ly, nhưng sau đó lại chứng minh là anh nghĩ nhiều.
Nay cảm giác này lại dấy lên, anh cho rằng bản thân mình đó giờ căng thẳng quá nên để lại di chứng, thần kinh quá nhạy cảm, dẫu sao cũng chỉ mới làm công việc bán thời gian này chưa lâu.
"Hay là em thực sự muốn mở rộng phạm vi nghiệp vụ?" Hắn đùa. Ban nãy đạo sĩ kia có nói rằng anh có khả năng nhận vụ này.
"Hay là thôi." Anh nói, cơ man là pháp sư toàn chức thì tội gì anh phải tranh việc, "Em còn đang nghĩ đến việc che giấu cái clone của em mà."
Tống Phù Đàn: "Ý em là cái clone lộ một nửa rồi ấy hả?"
Lan Hà: "..."
Lan Hà: "Anh nói gì vậy, nhiều fans và bạn bè em vẫn đang bị em lừa đó."
Anh tự hào một chốc thì phát hiện hắn đang cười tủm tỉm nhìn mình, đoạn thả cái tay đang chống nạnh xuống, "Ý em không phải là tự hào vì gạt được người khác đâu nha..."
Nhưng sau vụ việc này, anh cũng hơi nhớ nghề thật, bên công ty nãy còn hỏi tạm thời đang có việc và anh muốn về không, anh đồng ý ngay tắp lự, đổi vé máy bay rồi về Bắc Kinh trước ngày.
"Không hiểu sao lần này em nhớ đám gia tiên đến lạ." Anh xuống xe, vừa mở cửa nhà vừa nói với hắn. Hồi trước đi đóng phim chả bao giờ nhớ nhà.
Tống Phù Đàn: "Bởi em đã là một ông bố tốt."
Anh cười khúc khích mãi.
Họ đi thẳng từ cửa kính sát đất ở phòng khách thì thấy dù hai người không ở nhà, chị Hồ, Liễu Mười Ba vẫn tề tựu, tổ chức liên hoan với Hồ Bảy Chín và Bạch Ngũ, đang chia nhau ăn cái tháp hương anh để lại và tán dóc rôm rả.
Hồ Bảy Chín nói với giọng nhác nhớn: "... Bọn hồ ly tinh đáng chết, con nào dám qua ta cào nát mặt con đó."
Chị Hồ cũng cười lạnh, "Rán một con, chiên một con, hấp một con, xào một con..."
Lan Hà: "..."
Nghe mà thấy đói đói.
"Hồ Môn các ngươi đúng là đồ nhỏ mọn, dục vọng chiếm hữu cũng mạnh." Liễu Mười Ba bắt chéo chân từ tốn thốt, "Làm gia tiên hoang như ta lại há chả phải hay hơn à?"
"Ngươi muốn vào cũng phải coi người ta có muốn không nhé." Hồ Bảy Chín cười nhạo. Cô ta thấy Liễu Mười Ba trừng trộ mình bèn trốn ra sau lưng chị Hồ, lại lấy chân huých Bạch Ngũ, "Này, ngươi thì sao, sao chả tức giận gì vậy?"
Cậu chàng lí nhí: "Được tôn gia cung phụng là đã may mắn lắm rồi. Bạch Môn bọn ta nhân tài ít ỏi, vả lại lai tiên khứ mã là chuyện thường tình, tôn gia lại là người tốt..."
Cậu ta nói với vẻ thấp kém khôn kể.
Lai tiên tứ mã có nghĩa là ở một cái đường khẩu, do nhiều nguyên nhân nên có thêm tiên gia mới đến, đồng thời có tiên gia cũ rời đi. Chưa chắc là sứt mẻ tình cảm mà có thể là cung phụng nhiều năm, đạt được tu vi, chuẩn bị tiềm tu thành tiên. Đến rồi đi đều là chuyện thường tình, lại còn là ở loại đường khẩu truyền thừa hàng mấy đời.
Anh đang định mở lời, nghe câu này mới cảm khái quả là đứa con trai chân chất nhất của mình, không quên tấm lòng thuở ban đầu, luôn luôn biết ơn.
Bạch Ngũ vòng tay trước ngực: "Nếu ta đi, ta muốn chọn được một đứa trẻ ngoan ở đời sau Bạch Môn để quá vai, thừa kế tôn gia của chúng ta."
Lan Hà: "..."
Anh bước lại đập lên gáy Y Bình: "Người ta dùng từ này như thế hả? Lại còn định cha truyền con nối cơ."
*Tác giả:
Truyền thuyết Bạch Môn: Chỉ cần thể hiện thật xuất sắc, trở thành thích khách hạng nhất cùng thế hệ thì sẽ có cơ hội thừa kế lầu thần tài sang trọng và tôn gia của ngài Bạch Ngũ...
Chính tả: 紫
Chương 92: Chọn một đứa trẻ ngoan kế thừa tôn gia của chúng ta.
Quả thật anh ngửi thấy mùi tro giấy, đối phương cũng mê mẩn trước người giấy, dắt tay người giấy, song bóng người đó chỉ xáp lại người giấy một chốc rồi tách ra, tiếp tục đi về phía anh: "Mẹ, là mẹ đấy ư..."
Lòng anh lấy làm lạ, hình như đây không phải giọng nói của bà Long trong trí nhớ anh.
Anh ra tay lần nữa, đúng lúc mặt trăng chui ra khỏi rặng mây, chiếu sáng cả vùng đất này. Anh trông rõ ngũ quan đối phương, trố mắt ngạc nhiên.
"Chú Long?!"
Họ tưởng người gõ cửa là bà Long, đến khi nhìn thấy mặt rồi anh mới nhận ra là chú Long. Rõ ràng hồn chú ta rời khỏi thể xác, mặc dù có mùi tro giấy nhưng chắc là bởi nhà đang lo ma chay cúng bái.
Chú Long gọi mẹ, lẽ nào chú ta được bà Long rủ đi? Vậy bà Long đâu?
Anh nhìn khắp mà chẳng thấy bóng dáng bà Long.
Anh dùng xích câu hồn tàng hình cuốn chú Long lại, chú ta không thể cựa quậy, anh gọi thêm vài tiếng: "Chú Long?"
Bà ngoại cũng gọi tên họ của chú ta: "Long Tế Quân!"
Chú Long chả phản ứng mảy may, mắt dại ra, miệng cứ gọi: "Mẹ... Mẹ ở đâu..."
Long Tuyết Mi nhìn anh và Tống Phù Đàn đột nhiên quơ tay mà chú Long vẫn không động đậy, bèn buột miệng: "Gù... Anh cừ quá đi."
Ban ngày anh mới lừa mình xong QAQ nhưng cô nàng vẫn muốn thốt lên theo phản xạ là anh chẳng những diễn hay mà còn làm phép rất giỏi, hiện giờ đã thấy yên tâm hơn rồi.
"Có vẻ hồn vía bị khống chế." Tống Phù Đàn nói.
"Ừ, giống như vậy. Rủ người đi cùng không đến nỗi ngu ngơ như này." Anh nghĩ đến Ma Thanh Huy, đừng bảo... là có liên quan đến bác ấy nhé? Cơ mà chú Long tìm mẹ làm gì, nghe còn hãi hùng hơn cả nòng nọc tìm mẹ ấy*.
(*Nòng nọc tìm mẹ là một bộ phim hoạt hình ngắn của Trung Quốc, nội dung y như tên phim.)
Bà ngoại chợt thốt lên: "Chúng ta mau đến chỗ linh đường đi."
"Dạ? Vâng ạ." Anh cõng bà lên.
Long Tuyết Mi bám sát, liếc cả anh lẫn Tống Phù Đàn, cô có cảm giác mình vừa biết được một chuyện gì đó rất đỗi khủng khiếp...
Anh có thể nhận ra ánh nhìn của cô, nghĩ cũng biết cái thân phận giả này càng lúc càng trong suốt, ban ngày vừa lừa xong thì tối đến lại lòi đuôi trước mặt cô, chẳng có tí thời gian giảm xóc nào, nội tâm cũng không nổi sóng mảy may.
Cái này giống hệt việc hay gãy xương thành quen, đó là hay lòi đuôi thành quen.
Lan Hà: "Này, em sẽ không nói cho người ngoài biết chứ?"
Long Tuyết Mi: "À, chắc là không ạ..."
Cô không tin miệng mình sẽ bưng bít được một chuyện lớn chừng này.
Đó là chuyện ảo lòi nhất cô từng gặp được trong đời. Gặp quỷ đã li kì lắm rồi, càng li kì hơn nữa là sao nam cô thích bắt quỷ lại, mà trong khi đó ban ngày anh còn dạy cô đừng mê tín...
Tống Phù Đàn điềm nhiên nói: "Đằng nào nếu cô nói ra thì cũng chẳng ai thèm tin, anh cô sẽ bảo cô là thủy quân bôi nhọ mình." Hắn đã thuộc nằm lòng chiêu này, hỏi anh, "Đúng không nào?"
"..." Lan Hà, "Cơ mà với ca của em ấy thì không thể nói là thủy quân được, thuật ngữ chuyên ngành gọi là fan chuyển sang anti cơ..."
Long Tuyết Mi: "...... Gù."
...
Họ dùng điện thoại chiếu dọc con đường đi đến nhà họ Long. Tiếng nhạc và trống đã ngừng, xác chú Long nằm trên băng ghế dài.
Ma Thanh Huy đang đôi co với người nhà họ Long, hoặc có thể nói là họ nấp sau lưng đạo sĩ đi đôi co với bác ta, lên án công khai: "Chính là Ma Thanh Huy, ai cũng chứng kiến ban ngày gã chỉ vào mặt chú, rồi sau đó chú lìa hồn, gã lại tới!"
"Chúng ta nhiều người, khỏi phải sợ! Đồ ác ôn!"
Mặc dù bên họ đông người, gào lên đầy khí thế nhưng vẫn e dè trước cổ sư, nhất là một cổ sư giỏi, đặc biệt là khi chú Long ban ngày chỉ bị chỉ tay vào mặt mà đã lìa hồn rồi. Họ đành nấp sau lưng đạo sĩ gào toáng.
Đạo sĩ hoảng sợ: "Đừng, đừng đẩy tôi nữa! Tôi cũng có mạnh lắm đâu!"
Ma Thanh Huy liếc xéo cả bọn với vẻ khinh khỉnh, chẳng để bụng, nhận tách trà Ứng Thiều pha, lạnh giọng nói: "Ai dám gào nữa là tôi sẽ thả cổ."
Cả hiện trường chợt lặng đi một cách quái dị, dù rằng mặt mũi ai nấy vẫn sưng sỉa chán.
Đạo sĩ là người sinh ra và lớn lên ở trại. Anh ta khổ lắm chứ bộ, biết thừa mình không đối phó được Ma Thanh Huy nhưng vẫn cố nói: "Chúng, chúng ta hãy nói chuyện đi."
Ma Thanh Huy: "Cậu mà xứng nói chuyện với tôi?"
Đạo sĩ: "..."
... Không, tôi không xứng.
Bác ta giở giọng châm chọc: "Làm đàn tế là để tiễn đưa bà Long, tôi đến giúp các người thì có sao?"
Mọi người bất bình nhưng chẳng dám lên tiếng, tại chú Long không cho giúp nên mới trừ khử chú ta ư?
Vợ chú Long bưng mặt khóc nấc: "Mày tha cho chồng tao đi, tao van xin lạy lục mày đấy. Là lỗi của bọn tao, bọn tao không nên gọi mày là bà cỏ quỷ. Mày hãy nể tình bà..."
"Tiểu Huy." Bà ngoại gọi.
Ma Thanh Huy ngoái đầu nhìn bà, sắc mặt thay đổi: "Bà Ngô ạ."
Người nhà họ Long nhìn thấy bà ngoại mà như thấy cứu binh, "Bà Ngô ơi, bà đã đến rồi. Gã ta đúng là quá độc ác..."
Ma Thanh Huy chỉ cười lạnh.
"Tất cả đừng nói nữa." Bà leo xuống khỏi lưng anh, anh gật đầu với bà, bà nói, "Ban nãy tôi qua đây thì nhìn thấy Long Tế Quân."
Có người thốt lên, chú Long đang nằm vật ở đây, người bà thấy là ai? Là hồn vía của chú Long?
Mợ Long thưa liền: "Bà Ngô ơi, bà nhất định phải giúp chồng cháu."
Bà đáp: "Dĩ nhiên rồi, nhưng mọi người phải mở quan tài ra cho tôi nhìn cái đã."
Mợ Long khóc nức nở: "Bà Ngô biết bà ấy chết vào đúng canh giờ xấu mà..."
Ma Thanh Huy dửng dưng: "Chết đúng canh giờ xấu hay là chết hung?"
Ban nãy bác ta chẳng buồn giải thích với những người này, nay thấy bà Ngô xuất hiện nên mới buộc lòng hỏi thành lời.
Qua vụ việc mới nãy, anh chắc chắn linh hồn bà Long không ở nơi này, rõ ràng họ đang lập đàn tế cho bà mà lại chẳng thấy bà đâu cả; Ma Thanh Huy bắt hồn chú Long, chú ta lại đi tìm mẹ.
Đành phải tra nguồn cơn chuyện âm phủ này từ dương gian thôi.
Mợ Long gào khóc om sòm, hỏi ý Ma Thanh Huy là sao, rõ ràng là đang phá đám, đã hại chồng mợ ta rồi còn nói năng kiểu đó và gây nhiễu loạn lễ tang. Bác ta quay lại là muốn trả thù, gây xích mích cả trại, đến cả bà Ngô cũng bị cổ hoặc...
Anh thấy bà mình bị đổ tội cổ hoặc bèn cắt ngang lời mợ ta: "Mợ à."
Mợ Long tưởng anh muốn nói điều gì có lý với mình.
Anh nói: "Đừng nhiều lời nữa, chúng ta mở quan tài đi. Ứng Thiều."
Mợ Long: "..."
Lan Hà, Tống Phù Đàn, Ứng Thiều và sư đệ gã đẩy nắp quan tài, theo tập tục thì chưa đóng đinh lại. Người nhà họ Long muốn cản, Ma Thanh Huy đứng sừng sững ngay đó, chả ai dám nhúc nhích.
Ứng Thiều hăng hái lắm. Sư phụ gã chẳng buồn giải thích nhưng gã lại nóng ruột.
Mợ Long hết nhịn nổi, xông tới nắp quan tài: "Các người đừng hại cả nhà tôi chứ..."
"Cô tránh ra cho tôi!" Bà ngoại hét lên làm mợ Long sững sờ, đang định khóc tiếp, dòm bộ dáng bà ngoại lại chẳng dám nữa, ngượng ngập bị đẩy ra.
Anh đứng gần nên nhìn thấy sự luống cuống rõ mồn một trong mắt mợ ta.
Đẩy nắp quan tài nặng trình trịch sang là nhìn thấy bà Long nằm im trong đó ngay, thế nhưng điều hiện rõ nhất trước mắt là bà được đeo một cái đai đỏ trên eo, dưới chân là tấm khăn đỏ.
"Bà ngoại ơi, có khăn đỏ." Anh kêu lên, "Chẳng phải mợ ta bảo ra đi giờ xấu ư?"
"Cái gì?" Đạo sĩ bước vội lại nhìn, đúng là có buộc đai đỏ.
Nếu giờ ra đi hung hiểm thì phải hạ táng thật nhanh, song nếu chết vì bệnh tật thì không đến mức cần phải đeo đai đỏ quanh eo, nó là thứ dùng khi chết một cách bất thường. Lúc đó, anh ta nghe tin đến nhà họ Long thì người nhà đã cho vào quan tài rồi, không nghĩ tới.
Những người khác nghe vậy là biết có vụ việc kì lạ.
Hơn nữa khi tiến lại gần, đạo sĩ ngửi được mùi gì đó, "Đây là mùi thảo dược nào mà nồng thế?"
Mợ Long toan đáp nhưng nhìn bà ngoại xong lại không dám thưa.
Bà ngoại được Long Tuyết Mi dìu, bước chậm lại gần, mới nhìn một thoáng mà biến sắc, duỗi tay ấn mặt, lắc chân bà Long, đến khi đứng vững lại mới nói: "Chúng bay dám dùng nước ướp xác của cô ấy lên chính cơ thể cô ấy. Cô ấy đã chết ít nhất hai tháng, thảo nào không cho tao gặp. Rốt cuộc A Phượng chết như thế nào?"
Ai nấy đều ồ lên. Nước ướp xác được xem như một bài thuốc của dân tộc Miêu, giúp cho thi thể không bị thối rữa, giữ nguyên vẻ ngoài. Nước càng tốt thì xác chết sẽ khô lại càng chậm, có thể ướp đến hơn nửa năm.
Dân tộc Miêu có tận ba nghìn Miêu dược, tám trăm phương thuốc dân gian, trong đó việc lấy nước chữa bệnh là thần kỳ nhất: Nước bắt cổ, nước trợ sản, nước an thai... với những công dụng khác nhau. Nước ướp xác lạ kỳ nhất là bởi một số người mê tín vào việc ngày lành tháng tốt nên muốn quyết định ngày an táng.
Năm xưa có một số người không tin phương pháp này nên thách bà Long lấy động vật ra thí nghiệm, kết quả là xác tất cả gà sau khi được dùng nước ướp xác thì nửa tháng sau vẫn giữ hình dạng nguyên bản, trong khi một nhóm thi thể khác dùng để so sánh nay đã bốc mùi khó ngửi, thối rữa khôn cùng.
Bà Long nổi danh tại Miêu trại nhờ kỳ thuật này, đồng thời dạy cho con cháu đời sau, trước mắt chỉ có chú Long biết chiêu này, đến cả con cái và các anh chị em khác của chú ta cũng chưa học được.
Anh nghĩ mọi việc đã sáng tỏ rồi. Nếu bà Long qua đời từ rất lâu trước và người già ém nhẹm, không tổ chức lễ tế thì đương nhiên sẽ không thấy tăm hơi linh hồn ngơ ngác chưa được chỉ đường kia rồi.
Cho nên Ma Thanh Huy mới nói đã làm đàn tế tiễn đưa bà Long thì chi bằng cho bác ta hỗ trợ cùng. Ý bác ta không phải là làm lễ tế cùng mà là không tìm thấy linh hồn thì tiễn đưa thế nào? Ai sẽ đi tìm? Ai có vấn đề thì để người đó đi tìm.
Anh liếc sang chú Long, linh hồn chú ta bị Ma Thanh Huy khống chế, đến nay vẫn đứng ngẩn một bên.
Mợ Long nhũn người, anh em bà Long chạy lại xốc mợ ta dậy chất vấn: "Chúng mày đã làm gì với mẹ hả?! Đang yên đang lành sao lại ngấm ngầm ướp xác?"
Giả như bà chết thường và tổ chức qua loa vì lí do thời gian thì không có gì phải bàn cãi, thế nhưng hai ngày nay họ mới tuyên bố thì lại bất thường.
Bà Long ốm yếu, tuổi tác đã cao, bà mất đột ngột là chuyện chẳng ai nghi ngờ cả, hơn nữa theo kiêng kị xưa nay không cho xem dung nhan người chết thì mọi người cũng không nhìn.
Bà Long tính thẳng như ruột ngựa và rất nóng tính, bất hòa với con dâu lâu rồi, bị bệnh lâu mà chẳng được con cái chăm sóc, con trai đứng về phía con dâu, sau khi ốm đau hay xung đột. Có điều vài tháng nay bệnh tình bà Long tái phát, được chẩn đoán chẳng sống được bao lâu, người ta chả thấy gia đình họ cãi vã nữa, tưởng là bà Long không còn sức đâu để tranh cãi.
Ai ngờ bà đã qua đời. Giờ nghĩ lại, không ít người từng đến nhà bà chơi và thăm người nằm trên giường bệnh, e là thứ họ trông thấy là một cái xác.
Điều này khiến nhiều người nghĩ mà rợn gáy, như Long Tuyết Mi chẳng hạn, cô nàng sực nhớ ra cảnh mình hỏi han bà Long đương nằm trên giường...
Nhờ bà ngoại nhắc đến khoảng thời gian hai tháng mà có người nhớ lại: "Hai tháng trước chả phải họ cãi nhau một trận to, vọng ra cả ngoài nhà ư?" Tuy gia đình họ hay cãi cọ nhưng tiếng động lần đó lớn quá thành ra có người ấn tượng.
Mợ Long cúi gằm: "Chính vào cái lần cãi nhau đó bà cứ nghĩ quẩn thế nào mà đột nhiên khó thở rồi ra đi. Chúng tôi sợ bị hiểu lầm nên ướp xác bà ấy, đợi xử lý sau..."
Bà Long làm nghề y, cứu biết bao nhiêu người, chắc chắn họ sẽ đứng về phía bà.
"Đột nhiên khó thở hay bị cô bóp chết?" Qua những việc mợ ta dối gian, mọi người chẳng tin nữa, nghi ngờ hai bọn họ bắt tay nhau mưu hại chính mẹ ruột mình. Loại chuyện này xảy ra nhiều ở các vùng xa xôi hẻo lánh, con cái cho rằng bố mẹ già trở nên vô tích sự, là vướng bận nên cố ý không chăm sóc chu đáo, muốn thoát khỏi gánh nặng.
Như một lẽ dĩ nhiên, mợ Long cứ chối đây đẩy, một mực chắc chắn là sợ bị hiểu lầm mà thôi.
Người cũng đã chết, ai cũng lặng đi một lát rồi hỏi: "Hỏi Ma tiên sinh xem, chắc chắn Ma tiên sinh có biết, có thể quá âm hỏi bà."
"Đúng thế, Ma tiên sinh còn ra tay trừng phạt đứa con bất hiếu nữa là."
"Ma tiên sinh, ngài đứng ra xử trí đi."
Ma Thanh Huy nghiễm nhiên từ một cổ sư ai ai cũng e dè thành "tiên sinh", đó là sự đối xử chỉ dành cho lão ti trong trại. Ai nấy đều mong đợi bác ta thể hiện tài năng của mình để làm sáng tỏ lời của mợ ta.
Nhìn sự thay đổi xoành xoạch trong cái nhìn của người dân, Ma Thanh Huy chẳng thấy mừng rỡ, trái lại còn cười châm chọc, "Tôi chỉ muốn tìm linh hồn của bà Long và tiễn người đi. Nếu người muốn lấy mạng ai vào ban đêm thì đáng đời các người. Trị tội dương gian thì phải tìm cảnh sát."
Câu nói của bác ta làm mọi người ngẩn ra. Tìm cảnh sát đến làm gì, theo như tập tục của trại thì đó là chuyện giữa nhà họ Long và pháp sư cơ mà?
Ma Thanh Huy chế giễu: "Năm xưa gia đình tôi trong sạch, các người lại kháo nhau mẹ tôi nuôi cổ, ép mẹ đến chết. Nay tôi không muốn cảnh này tái diễn, nói cho cùng nếu tôi không ở đây, lần tới ai có thể xác nhận kẻ nào hành xử lạ thường? Chẳng qua chỉ là một lần vu oan giá họa mà đã giao hết cho quỷ thần."
Cả khung cảnh chợt lặng ngắt như tờ.
Lần này bác ta có thể phân biệt, vậy thời điểm khác thì sao? Làm sao để phân biệt? Dựa vào phỏng đoán cá nhân, dựa vào suy đoán của một pháp sư tay mơ? Ai biết thật hay giả, và có ai vô tội như mẹ Ma Thanh Huy?
Nếu không có Ma Thanh Huy, chẳng ai biết chuyện chú Long và mợ Long.
Chính vì hành vi ngu muội khi xưa của người trong trại mà dù Ma Thanh Huy chịu đối xử bất công vẫn thành cổ sư, tuy nhiên bác ta lại không muốn mọi người xét xử theo pháp sư. Ấy cũng là điều bác ta dạy cho ba đồ đệ.
Những người dân đứng tuổi đều biết chuyện năm đó, dẫu không tham gia vào cuộc phá phách thì cũng thuộc phía ngầm thừa nhận, họ chợt bồn chồn hẳn lên. Thực ra kể từ khi thời đại thay đổi, những câu chuyện như vậy đã vơi bớt đi, bị lên án phê phán, song vẫn chẳng bằng cách nói hùng hồn khiến người ta bối rối của Ma Thanh Huy.
"Chính là lý lẽ này đây. Tiểu Huy à, nay thời đại đã khác, ai cũng biết tìm đến đồn công an mong phá án." Bà ngoại nói từ tốn, "Chuyện lễ tang, đàn tế giao cho "tiên sinh"; chuyện còn lại giao cho cảnh sát, kiểm tra thi thể cái là biết ngay."
Bà ngoại quyết định luôn, chẳng ai trong nhà họ Long có ý kiến gì, người có ý kiến ý cò cũng không dám nói thẳng trước mặt Ma Thanh Huy.
Anh cũng thả linh hồn chú Long ra, bắt chú ta phải đi tìm linh hồn đã mất tích của bà Long.
...
Anh đứng trước cửa nhà họ Long rồi buồn buồn nghĩ, do con người nảy sinh sự tín ngưỡng với những nỗi sợ không biết tên nên mới sinh ra quỷ thần, nhưng cũng vì không biết nên mới mù quáng, xuất hiện các câu chuyện lấy danh quỷ thần để lừa bịp. Vì lẽ đó mà địa phủ âm ty mới có thêm nhiều chức năng khác, ấy là trừng trị kẻ ác.
Giả như mọi người có thể thoát khỏi sự mù quáng ấy và thể hiện thái độ với quỷ thần khác đi thì sẽ tốt hơn...
Anh đang nghĩ thì nghe bà ngoại hỏi thầm: "Cậu Tiểu Tống kia cũng ăn cơm âm phủ."
Lan Hà: "... À, đúng ạ."
Suýt thì anh quên tuốt là màn thể hiện của Tống Phù Đàn đã để lộ chuyện hắn cũng nhìn thấy quỷ, anh nhất thời chẳng biết nói cái gì cho phải.
Bà ngoại: "Hai đứa xứng đôi vừa lứa với nhau lắm."
Lan Hà: "..."
Tống Phù Đàn: "Bà đang nói gì vậy em?"
"À..." Anh liếc bà ngoại, không biết bà đang nói đùa chứ không mang ý đó hay không. Bà chỉ cười, "Cháu nghe đi."
"Hỡi linh hồn đáng thương, hãy quay về đi nhé, quay về nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Ở nơi ấy triền núi xanh ngát xum xuê, nước sông xanh biếc sóng gợn, mặt trăng sáng trong, mặt trời rực rỡ. Ấy mới là chốn về tuyệt vời của linh hồn..."
Tiếng hát của Ma Thanh Huy lại cất lên, văng vẳng trong màn đêm.
Anh ngẩn ngơ lắng nghe.
"A Phượng thích nhộn nhịp." Bà ngoại nghe tiếng hát, mỉm cười, "Rồi cô ấy sẽ về quê hương thôi."
Anh cho rằng bà ngoại đã biết tỏng và ngầm đồng ý mối quan hệ của anh và Tống Phù Đàn. Họ ở lại trại hai ngày mới về nội thành, Ma Thanh Huy muốn đợi đến khi mọi chuyện xong xuôi, bà ngoại và bác ta đưa số điện thoại cho nhau. Bà anh dùng điện thoại cho người già sành sỏi lắm nhé.
Lúc ăn Tết ở nhà, bố Lan cũng tìm cơ hội tìm hiểu thêm về chuyện tình của hai bọn anh. Ông là bố của anh, lý giải chuyện xuất hồn hơn ai hết, ông cảm động và xót khôn cùng, nghe xong còn khóc, "Cảm động lắm."
Lan Hà: "..."
Mấy ngày nay tiếp xúc với nhau nhiều, cả bố Lan lẫn cô Long đều ưng ý về hắn, vỗ vai anh dặn: "Bà ngoại con đã nhiều tuổi, chúng ta đừng nên kể chuyện này ra... Bố mẹ nghĩ không nên nói cho bà biết ngay bây giờ."
Anh nghĩ bà ngoại biết thừa rồi nhưng cứ hay cằn nhằn, anh đành đáp: "Dạ."
Đón Tết tại nhà xong, anh và hắn đến lúc phải về. Ứng Thiều và sư phụ gã vẫn ở trong trại giải quyết chuyện bà Long, anh hẹn về Bắc Kinh rồi tụ tập với gã sau, anh hãy còn canh cánh chuyện bà Long.
Trong khoảng thời gian này, anh gặp Long Tuyết Mi đến chơi nhà. Cô nàng ghé thăm anh, bảo rằng dạo này ngủ không ngon giấc, cảm xúc nhộn nhạo không thể để lộ ra, thiếu điều nghẹn ứ đến nơi.
"Em không được nói vụ đó ra đâu nhé, hay là muốn chuyển từ fan sang anti hả." Anh hỏi.
"Chắc chắn là không rồi." Long Tuyết Mi cười ngượng, "Cơ mà em thổi phồng lên tí về chuyện mình là bạn từ nhỏ nha anh?"
"Cái này thì không thành vấn đề." Anh đáp, "Chụp chung còn được nữa là."
Cô nàng phấn khích lắm. Hôm trước phải làm lễ tang ở trại nên không tiện chụp ảnh chung với anh.
Bố Lan thấy họ đang chụp ảnh chung, anh ôm vai cô nàng, Tống Phù Đàn còn chưa nói gì thì ông đã lo trước: "Khoan đã, sao mấy đứa chụp ảnh mà không cho Tiểu Tống vào hả, kéo Tiểu Tống vào cùng đi."
Bố Lan nghĩ hai đứa này đã hò hẹn rồi thì phải để ý nhiều hơn, lỡ nổ scandal lại chả ảnh hưởng đến quan hệ người yêu hả. Sau này phải nhắc con mình để tâm đến cảm nhận của Tiểu Tống mới được.
Ông tưởng mình quan tâm đến Tiểu Tống thì Long Tuyết Mi sẽ thấy không vui, ai ngờ hai bọn anh đứng sau lưng cô chụp ảnh, cô chụp xong còn kêu "Gù gù" hai tiếng rồi chạy như bay xuống tầng.
Bố Lan: "???"
Lan Hà: "... Ý là em ấy rất vui, kiểu nhảy cẫng lên vì sung sướng ấy."
"À." Bố Lan nghĩ, ông càng ngày càng không hiểu mấy cái ngôn ngữ thịnh hành thời nay.
Song, bố Lan muốn gần gũi với các cô cậu thanh niên hơn nên lúc đang ăn trưa, ông nói: "Gù gù! Vợ ơi, món thịt khô em làm ngon hết sảy!"
Suýt nữa thì bọn anh bị sặc cơm...
...
Long Tuyết Mi đăng bức ảnh lên weibo kèm dòng caption rằng mình mới phát hiện hóa ra ở cùng một trại với Lan Hà, quá xá mãn nguyện. Bài đăng tức thì được chục nghìn share, fans phát rồ hát bài "Cát tường tam bảo".
(*Cát tường tam bảo: Ba điều ước mong tốt đẹp, đó là tam bảo: Phật 佛, Pháp 法 và Tăng僧; hoặc là thổ địa, nhân dân và chính sự; hoặc là đại nông, đại công và đại thương.)
Mặc dù không bị lộ chuyến bay nhưng dựa theo địa chỉ của cô nàng, mọi người trổ tài thám tử tí là biết anh dẫn hắn về quê ăn Tết. Nhìn bức ảnh này quả là có cảm giác déjà vu người một nhà cực mạnh. Trong ngày hôm đó, Long Tuyết Mi có thêm vô số anh chị em khác mẹ khác bố.
Anh ở nhà nửa tháng.
Tuy đang ở một nơi xa xăm nhưng nhờ mức phát triển của thời đại thông tin ngày nay, anh vẫn biết ở Bắc Kinh có vụ việc gì, ứng dụng sẽ đẩy thông báo lên.
Anh đang nằm đặt hàng trên weibo, trả lời fans thì có một thông báo hiện lên, đại ý là Bắc Viên của Bắc Kinh đột nhiên đóng cửa công viên để tu sửa.
Anh trượt tay ấn đọc.
Do đột ngột quá nên nhiều người lấy làm lạ.
Có người nói người ta đào được món đồ cổ bí ẩn trong công viên nên mới đóng cửa —— Ngày xưa nơi đó là lâm viên Hoàng gia.
Cũng có người nói là vật thể bay không xác định (UFO) đáp xuống chỗ này. Đủ loại suy đoán kì quặc.
=))))))) Hai năm nay Bắc Kinh lạ thật sự, sư phụ tui bảo là do phong thủy biến chuyển.
Trước nơi đó thì người ta tự dưng xây công viên Hồng Liên, cũng có liên quan đến phong thủy...
Tui nghĩ tuy mình chưa được tận mắt chứng kiến nhưng đã nghe nhiều truyền thuyết đô thị rồi. Đợt trước trời tự dưng tối sầm xuống, trong sách cổ gọi là Dạ Yêu gì gì.
Bạn nối khố của mị đi bộ ở bên kia bảo là nhìn thấy rất nhiều xe cộ ra vào, nghe mùi bất thường đâu đây.
Đừng nói nữa, tui muốn đến chùa Giác Tuệ khấn.
Anh tắt tin tức đi, chuyện hai năm gần đây vừa có giả vừa có thật, Bắc Viên đóng cửa chắc là do mọi người nghĩ nhiều thôi.
Anh còn chưa nghĩ xong thì đã nhận được tin nhắn thăm hỏi của đạo sĩ miếu Đông Nhạc: Lai gia ơi, bao giờ cậu với về Bắc Kinh, nghe nói ở Bắc Hải có chuyện xảy ra rồi.
Bắc Hải, nói là hải (biển) nhưng thực chất lại là cái hồ cực lớn ở Bắc Viên cho khách du lịch chèo thuyền.
Lan Hà: ?? Chuyện gì
Đạo sĩ miếu Đông Nhạc: Vài ngày trước, một con tàu du lịch dừng giữa biển và không động đậy, cũng chẳng rời đi. Quản lý công viên cử thuyền đến đón khách, kết quả vài hành khách lên bờ cái lại ngất xỉu. Hơn nữa, thân phận của một hành khách trong số đó hơi đáng gờm, cụ thể thì tôi không biết... Nói tóm lại là khám tại bệnh viện nhưng không ra nguyên cớ nên mới tìm người im lặng đến xử trí. Nay công viên đã đóng cửa, pháp sư tìm được ban đầu cũng chịu trận nên mới tung tin trong giới, tuyển người chiêu hồn, chắc là nhằm vào các nhà sư... Tôi nghĩ nếu có cậu thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh hơn.
Anh ta nói năng rặt mùi đố kị, cố gắng kéo anh về một phe.
Lan Hà:...
"Sao thế?" Tống Phù Đàn lại gần, thấy sắc mặt anh sai sai bèn hỏi.
Anh cho hắn đọc khung chat: "Họ có một nhiệm vụ quan trọng, anh đoán coi, chắc không liên quan đến vật trấn chứ?"
Hắn ôm anh: "Em vẫn còn lo à? Vật trấn đã ổn định nhưng Bắc Kinh không thể không có chuyện mãi, làm gì có thành phố nào yên bình mãi mãi được?"
"Cũng phải." Anh lẩm bẩm. Vật trấn trấn ngụ phong thủy Bắc Kinh, song không thể tránh khỏi một số chuyện nhân quả rối rắm; quỷ và tiên gia hãy còn tồn tại, sẽ vẫn có kẻ mơ ước thân xác Tống Phù Đàn. Anh chỉ có thể nói rằng dưới sự trấn áp của vật trấn thì không kẻ nào dám liều, kẻ như Hồ Tứ lại không thể gây loạn. So với khoảng thời gian trước đó thì những tháng gần đây sống cũng thoải mái, mấy chuyện lùm xùm lặt vặt không đáng kể đến.
Anh nghe vụ việc khá to này là cõi lòng cứ xôn xao không yên, dường như có một dự cảm bất ổn nào đó. Dự cảm này đã trào dâng kể từ khi bắt gặp đám hồ ly, nhưng sau đó lại chứng minh là anh nghĩ nhiều.
Nay cảm giác này lại dấy lên, anh cho rằng bản thân mình đó giờ căng thẳng quá nên để lại di chứng, thần kinh quá nhạy cảm, dẫu sao cũng chỉ mới làm công việc bán thời gian này chưa lâu.
"Hay là em thực sự muốn mở rộng phạm vi nghiệp vụ?" Hắn đùa. Ban nãy đạo sĩ kia có nói rằng anh có khả năng nhận vụ này.
"Hay là thôi." Anh nói, cơ man là pháp sư toàn chức thì tội gì anh phải tranh việc, "Em còn đang nghĩ đến việc che giấu cái clone của em mà."
Tống Phù Đàn: "Ý em là cái clone lộ một nửa rồi ấy hả?"
Lan Hà: "..."
Lan Hà: "Anh nói gì vậy, nhiều fans và bạn bè em vẫn đang bị em lừa đó."
Anh tự hào một chốc thì phát hiện hắn đang cười tủm tỉm nhìn mình, đoạn thả cái tay đang chống nạnh xuống, "Ý em không phải là tự hào vì gạt được người khác đâu nha..."
Nhưng sau vụ việc này, anh cũng hơi nhớ nghề thật, bên công ty nãy còn hỏi tạm thời đang có việc và anh muốn về không, anh đồng ý ngay tắp lự, đổi vé máy bay rồi về Bắc Kinh trước ngày.
"Không hiểu sao lần này em nhớ đám gia tiên đến lạ." Anh xuống xe, vừa mở cửa nhà vừa nói với hắn. Hồi trước đi đóng phim chả bao giờ nhớ nhà.
Tống Phù Đàn: "Bởi em đã là một ông bố tốt."
Anh cười khúc khích mãi.
Họ đi thẳng từ cửa kính sát đất ở phòng khách thì thấy dù hai người không ở nhà, chị Hồ, Liễu Mười Ba vẫn tề tựu, tổ chức liên hoan với Hồ Bảy Chín và Bạch Ngũ, đang chia nhau ăn cái tháp hương anh để lại và tán dóc rôm rả.
Hồ Bảy Chín nói với giọng nhác nhớn: "... Bọn hồ ly tinh đáng chết, con nào dám qua ta cào nát mặt con đó."
Chị Hồ cũng cười lạnh, "Rán một con, chiên một con, hấp một con, xào một con..."
Lan Hà: "..."
Nghe mà thấy đói đói.
"Hồ Môn các ngươi đúng là đồ nhỏ mọn, dục vọng chiếm hữu cũng mạnh." Liễu Mười Ba bắt chéo chân từ tốn thốt, "Làm gia tiên hoang như ta lại há chả phải hay hơn à?"
"Ngươi muốn vào cũng phải coi người ta có muốn không nhé." Hồ Bảy Chín cười nhạo. Cô ta thấy Liễu Mười Ba trừng trộ mình bèn trốn ra sau lưng chị Hồ, lại lấy chân huých Bạch Ngũ, "Này, ngươi thì sao, sao chả tức giận gì vậy?"
Cậu chàng lí nhí: "Được tôn gia cung phụng là đã may mắn lắm rồi. Bạch Môn bọn ta nhân tài ít ỏi, vả lại lai tiên khứ mã là chuyện thường tình, tôn gia lại là người tốt..."
Cậu ta nói với vẻ thấp kém khôn kể.
Lai tiên tứ mã có nghĩa là ở một cái đường khẩu, do nhiều nguyên nhân nên có thêm tiên gia mới đến, đồng thời có tiên gia cũ rời đi. Chưa chắc là sứt mẻ tình cảm mà có thể là cung phụng nhiều năm, đạt được tu vi, chuẩn bị tiềm tu thành tiên. Đến rồi đi đều là chuyện thường tình, lại còn là ở loại đường khẩu truyền thừa hàng mấy đời.
Anh đang định mở lời, nghe câu này mới cảm khái quả là đứa con trai chân chất nhất của mình, không quên tấm lòng thuở ban đầu, luôn luôn biết ơn.
Bạch Ngũ vòng tay trước ngực: "Nếu ta đi, ta muốn chọn được một đứa trẻ ngoan ở đời sau Bạch Môn để quá vai, thừa kế tôn gia của chúng ta."
Lan Hà: "..."
Anh bước lại đập lên gáy Y Bình: "Người ta dùng từ này như thế hả? Lại còn định cha truyền con nối cơ."
*Tác giả:
Truyền thuyết Bạch Môn: Chỉ cần thể hiện thật xuất sắc, trở thành thích khách hạng nhất cùng thế hệ thì sẽ có cơ hội thừa kế lầu thần tài sang trọng và tôn gia của ngài Bạch Ngũ...
Danh sách chương