Đó là một buổi giữa trưa mùa đông, ký ức trân quý mà cả đời ta vĩnh
viễn khó có thể quên được. Thời gian đã qua rất lâu nhưng lại giống như
mới là ngày hôm qua. Đó là lần đầu ta nhìn thấy nàng, một cô nương còn
có chút trẻ con, trêu đùa cũng rất vui.
Từ khi sinh ra, ta cũng rất được hoàng a mã sủng ái, theo như ngạch nương nói do diện mạo của ta rất giống hoàng a mã, nhưng theo như ta thấy, Thập Tam ca so với ta càng giống hơn, hoàng a mã cũng rất ưa thích Thập Tam ca, mặc dù là một hoàng tử mỗi ngày cẩm y ngọc thực (áo bằng gấm, đồ ăn bằng ngọc. Chỉ cuộc sống giàu sang.), nô tỳ thành đoàn, cũng rất tịch mịch, cô đơn.
Vậy đại khái cũng là một loại công bằng ông trời ban cho, tựa như Sở Sở nói, vật chất quá phong phú, sẽ cảm giác tinh thần trống không, mặc dù không hiểu rõ câu này lắm, nha đầu kia từ trước đến giờ rất cổ quái, nhưng rất có đạo lý. Lúc chơi đùa ngây thơ như đứa trẻ, thật ra thì nàng lớn hơn một tuổi so với ta, lại luôn coi ta là đệ đệ mà đối đãi, chuyện này làm ta hết sức khó chịu, nhưng làm mấy chuyện kiếm tiền so với Cửu ca còn khôn khéo lành nghề hơn.
Dĩ nhiên nàng còn có rất nhiều ưu điểm khuyết điểm bất đồng, tựa như hoàng a mã thưởng cho vạn hoa đồng (kính vạn hoa), mỗi lần nhìn đều bất đồng đa dạng, nhưng cũng chói mắt, xinh đẹp vô cùng, dĩ nhiên lúc này ta còn không biết mình nhìn thấy không phải là tất cả con người nàng, chưa được một góc.
Thật ra thì sáng sớm hôm đó Cửu ca còn sai Tiểu Tô tới đưa tin cho ta, nói là trong phủ huynh ấy mới có vài “ngựa gầy” phía nam, nói ta đi nhìn một chút, những thứ này ta đã sớm hiểu, làm một hoàng tử có địa vị, nữ nhân thật ra thì chỉ là đồ chơi mà thôi, thích thì dỗ dành, không thích thì cho cút xéo, mặc dù còn chưa ra phủ, nhưng nha đầu thông phòng vẫn có mấy người.
Lén nói cho nghe: ta rất thích các cô nương phía nam, lần trước Cửu ca mang theo ta đi Thính Hương Các nhị ca mở lấy kiến thức, “ngựa gầy” Dương Châu, danh kỹ Tô Châu rất thú vị, có một loại xinh đẹp tuyệt trần trong cung không thấy được. Theo Cửu ca nói mấy “ngựa gầy” này vốn là người môi giới bán vì có thể dễ tìm được người mua, bán giá rất cao, đám thương nhân buôn muối rất thích mua bọn họ nạp làm tiểu thiếp, mà mấy cô nương được huấn luyện đặc biệt hơn một chút, phân làm mấy cấp bậc.
Loại tư chất nhất đẳng, sẽ được dạy “đánh đàn thổi tiêu, ngâm thơ viết chữ, vẽ tranh cờ vây, đánh song lục*, đánh mạt chược, mọi kỹ xảo giường chiếu”, cùng với kỹ xảo hóa trang tinh tế, huấn luyện hình thể.
Loại tư chất nhị đẳng cũng có thể biết chút ít chữ, đàn vài khúc, nhưng chủ yếu được bồi dưỡng để trở thành kế toán tài vụ, quản sự biết tính toán sổ sách để phụ trợ thương nhân, trở thành một phụ tá giỏi.
Loại tư chất tam đẳng là không để cho biết chữ, chẳng qua là tập chút nữ công kim chỉ, hoặc chiên xào nấu nướng, làm bánh, chưng trái cây… được bồi dưỡng thành người lo việc trong
*Còn gọi là cờ thỏ cáo. Có nguồn gốc từ ấn Độ. Một bộ song lục bao gồm một bàn cờ, ba mươi quân cờ chia làm trắng đen, cùng hai con xúc xắc, đánh hai người, có bàn gồm sáu cửa, nên gọi là “Song lục”. Lúc chơi, ném hai con xúc xắc xuống, được mấy điểm thì tiến gần ấy bước. Phải đem tất cả quân cờ của mình vượt qua quân cờ của đối phương, đi đến điểm đích, thì là chiến thắng.
Bởi vì loại cờ này dùng xúc xắc, lại cần tính toán đường đi, nên tính thú vị cùng ngẫu nhiên rất mạnh, tính trí tuệ cũng cao.
Hệ thống huấn luyện như vậy thực sự ra tất cả các loại phụ nữ, vả lại ai ai cũng phong lưu lả lướt, sắc tuyệt lệ làm động lòng người, rất được đàn ông thích. Nhớ sau lại Sở Sở nói câu nào.”Gió xuân mười dặm Dương Châu đường”*, sênh ca yến vũ, chi nồng phấn tràn; trong bóng đêm sâu thẳm, bao nhiêu “ngựa gầy “, một câu đã nói toạc ra số mạng những cô gái này.
*Tặng biệt kỳ 1 贈別其一 • Tặng lúc chia tay kỳ 1
Tác giả: Đỗ Mục
Dịch nghĩa
(Nàng ấy) mảnh mai yểu điệu, mới hơn mười ba tuổi,
(Tựa như) hoa đậu khấu trên ngọn cây mới nở tháng hai.
Gió xuân thổi trên mười dặm đường Dương Châu,
Rèm châu đều cuốn lên, nhưng chẳng có ai giống như nàng.
Tóm lại cùng Thập Tam ca đọc sách một hồi, vốn định lôi kéo huynh ấy cùng đi nhìn một chút. Ta biết Thập Tam ca cũng thích những “ngựa gầy” phía nam kia, nghe Cửu ca nói qua, đưa đến trong phủ huynh ấy hai “ngựa gầy”, còn cưng chiều hơn so với phúc tấn Triệu Giai thị, nhưng huynh ấy nói gì cũng không đi, để cho ta tự đi một m huynh ấy muốn đi thôn trang hoang vu Tây Giao của Tứ ca, chuyện này làm ta rất tò mò.
Bỏ luôn cuộc hẹn với Cửu a ca, theo huynh ấy chạy tới Dung Nguyệt cư Tây Giao, khi vào cửa, ta liền cho là mình đi nhầm. Nơi này dọn dẹp vô cùng chỉnh tề sạch sẽ, thị vệ tùy thân, tùy tùng của Tứ ca đều ở trong đây, hiển nhiên Tứ ca đang ở nơi này lâu dài, phủ a ca trong thành to như vậy không ở, chạy đến nơi hoang dã như vậy ngủ lại, lại là vì cái gì? Vào trong nhà, thấy một cô gái mặc trang phục phụ nữ Mãn Thanh đứng ở bên cạnh Tứ ca, sắc mặt rất hồng nhuận, mặt mày rất bình thường, nhưng tư thái cũng rất lả lướt mảnh khảnh, ý vị đặc biệt, rất giống một bức cung nữ đồ trước đó vài ngày Cửu ca tặng cho ta, một người con gái tựa vào cây chuối tây bên cạnh Thái Hồ, mặt mũi rất mơ hồ, nhưng tạo hình lại tương đối sinh động, so với cô gái trước mắt này rất giống nhau.
Ngay lập tức ta có một loại rung động, làm hoàng tử cũng không tệ lắm, bình thường chỉ cần thứ mình muốn, há mồm căn bản cũng có thể lấy được, ai ngờ lại đổi lấy mặt lạnh của Tứ ca. Thập Tam là không biết làm sao cùng nha đầu kia, không thèm ngoảnh lại nhìn, nhưng ta cũng không tức giận mấy, cảm thấy nha đầu này rất thú vị.
Buổi chiều hôm đó, ta bị ánh mắt nàng hấp dẫn thật sâu, cảm thấy ngạc nhiên, cảm thấy chỉ hận không gặp sớm, cảm thấy vận số Tứ ca quá tốt, cảm thấy nếu như là mình và nàng thích hợp hơn thì sao, nàng có tài nghệ mà các đại thần công bộ cũng than thở, nàng có hào phóng lanh lẹ của các cô gái người Bát Kỳ, cũng có dịu dàng động lòng người của cô gái phía nam nhà Hán, tiếp xúc dí dỏm lại linh động.
Nói như thế nào đây, tựa như Bát ca này sau nói, nàng sống rất chân thật rất sinh động, cho nên mới làm chúng ta - những người cả ngày trong sống giả dối, thích nàng ngưỡng mộ nàng, thậm chí tranh đấu gay gắt để tranh đoạt nàng. Dĩ nhiên đây cũng là tiếc nuối cùng hối hận lớn nhất, tựa như Sở Sở thích mấy câu thơ kia:
“Cuộc sống nếu mãi như mới gặp, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng? Thay đổi là chuyện thường thấy của lòng người, sao lại nói lòng người dễ đổi.”
*Nạp Lan Tính Đức, tự Dung Nhược (1655-1685), là một nhà thơ người Mãn Châu đời nhà Thanh, tài hoa nhưng yểu mệnh, được tôn là “Người viết từ hay nhất đầu đời Thanh”. Ông để lại nhiều tác phẩm thấm đẫm nỗi sầu bi, lụy khổ.蘭花令-擬古決絕詞柬友 • Mộc lan hoa lệnh - Theo ý thơ quyết dứt tình xưa gửi bạn
“Nhân sinh nhược chích như sơ kiến
Hà sự thu phong bi họa phiến
Đẳng nhàn biến khước cố nhân tâm
Khước đạo cố tâm dịch biến
Ly sơn ngữ bãi thanh tiêu bán
Dạ vũ lâm linh chung bất oán.
Hà như bạc hạnh cẩm y lang,
Bỉ dực liên chi đương nhật nguyện...”
Đây là một bài “nghĩ cổ”, dựa theo ý thơ cổ, tỏ nỗi lòng oán thán của khuê phụ sau khi chia tay nam tử lâu ngày không thấy gặp lại.
Dịch:
(Nhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng;
Bỗng dưng cố nhân đổi lòng, lại nói là tình người luôn dễ đổi thay;
Ly Sơn dứt lời đêm trôi quá nửa, mưa đêm chuông vẳng chết chẳng oán hận
Đường Minh có bạc tình đến đâu, thì ngày đó vẫn còn thề làm chim liền cánh, cây liền cành)
Từ khi sinh ra, ta cũng rất được hoàng a mã sủng ái, theo như ngạch nương nói do diện mạo của ta rất giống hoàng a mã, nhưng theo như ta thấy, Thập Tam ca so với ta càng giống hơn, hoàng a mã cũng rất ưa thích Thập Tam ca, mặc dù là một hoàng tử mỗi ngày cẩm y ngọc thực (áo bằng gấm, đồ ăn bằng ngọc. Chỉ cuộc sống giàu sang.), nô tỳ thành đoàn, cũng rất tịch mịch, cô đơn.
Vậy đại khái cũng là một loại công bằng ông trời ban cho, tựa như Sở Sở nói, vật chất quá phong phú, sẽ cảm giác tinh thần trống không, mặc dù không hiểu rõ câu này lắm, nha đầu kia từ trước đến giờ rất cổ quái, nhưng rất có đạo lý. Lúc chơi đùa ngây thơ như đứa trẻ, thật ra thì nàng lớn hơn một tuổi so với ta, lại luôn coi ta là đệ đệ mà đối đãi, chuyện này làm ta hết sức khó chịu, nhưng làm mấy chuyện kiếm tiền so với Cửu ca còn khôn khéo lành nghề hơn.
Dĩ nhiên nàng còn có rất nhiều ưu điểm khuyết điểm bất đồng, tựa như hoàng a mã thưởng cho vạn hoa đồng (kính vạn hoa), mỗi lần nhìn đều bất đồng đa dạng, nhưng cũng chói mắt, xinh đẹp vô cùng, dĩ nhiên lúc này ta còn không biết mình nhìn thấy không phải là tất cả con người nàng, chưa được một góc.
Thật ra thì sáng sớm hôm đó Cửu ca còn sai Tiểu Tô tới đưa tin cho ta, nói là trong phủ huynh ấy mới có vài “ngựa gầy” phía nam, nói ta đi nhìn một chút, những thứ này ta đã sớm hiểu, làm một hoàng tử có địa vị, nữ nhân thật ra thì chỉ là đồ chơi mà thôi, thích thì dỗ dành, không thích thì cho cút xéo, mặc dù còn chưa ra phủ, nhưng nha đầu thông phòng vẫn có mấy người.
Lén nói cho nghe: ta rất thích các cô nương phía nam, lần trước Cửu ca mang theo ta đi Thính Hương Các nhị ca mở lấy kiến thức, “ngựa gầy” Dương Châu, danh kỹ Tô Châu rất thú vị, có một loại xinh đẹp tuyệt trần trong cung không thấy được. Theo Cửu ca nói mấy “ngựa gầy” này vốn là người môi giới bán vì có thể dễ tìm được người mua, bán giá rất cao, đám thương nhân buôn muối rất thích mua bọn họ nạp làm tiểu thiếp, mà mấy cô nương được huấn luyện đặc biệt hơn một chút, phân làm mấy cấp bậc.
Loại tư chất nhất đẳng, sẽ được dạy “đánh đàn thổi tiêu, ngâm thơ viết chữ, vẽ tranh cờ vây, đánh song lục*, đánh mạt chược, mọi kỹ xảo giường chiếu”, cùng với kỹ xảo hóa trang tinh tế, huấn luyện hình thể.
Loại tư chất nhị đẳng cũng có thể biết chút ít chữ, đàn vài khúc, nhưng chủ yếu được bồi dưỡng để trở thành kế toán tài vụ, quản sự biết tính toán sổ sách để phụ trợ thương nhân, trở thành một phụ tá giỏi.
Loại tư chất tam đẳng là không để cho biết chữ, chẳng qua là tập chút nữ công kim chỉ, hoặc chiên xào nấu nướng, làm bánh, chưng trái cây… được bồi dưỡng thành người lo việc trong
*Còn gọi là cờ thỏ cáo. Có nguồn gốc từ ấn Độ. Một bộ song lục bao gồm một bàn cờ, ba mươi quân cờ chia làm trắng đen, cùng hai con xúc xắc, đánh hai người, có bàn gồm sáu cửa, nên gọi là “Song lục”. Lúc chơi, ném hai con xúc xắc xuống, được mấy điểm thì tiến gần ấy bước. Phải đem tất cả quân cờ của mình vượt qua quân cờ của đối phương, đi đến điểm đích, thì là chiến thắng.
Bởi vì loại cờ này dùng xúc xắc, lại cần tính toán đường đi, nên tính thú vị cùng ngẫu nhiên rất mạnh, tính trí tuệ cũng cao.
Hệ thống huấn luyện như vậy thực sự ra tất cả các loại phụ nữ, vả lại ai ai cũng phong lưu lả lướt, sắc tuyệt lệ làm động lòng người, rất được đàn ông thích. Nhớ sau lại Sở Sở nói câu nào.”Gió xuân mười dặm Dương Châu đường”*, sênh ca yến vũ, chi nồng phấn tràn; trong bóng đêm sâu thẳm, bao nhiêu “ngựa gầy “, một câu đã nói toạc ra số mạng những cô gái này.
*Tặng biệt kỳ 1 贈別其一 • Tặng lúc chia tay kỳ 1
Tác giả: Đỗ Mục
Dịch nghĩa
(Nàng ấy) mảnh mai yểu điệu, mới hơn mười ba tuổi,
(Tựa như) hoa đậu khấu trên ngọn cây mới nở tháng hai.
Gió xuân thổi trên mười dặm đường Dương Châu,
Rèm châu đều cuốn lên, nhưng chẳng có ai giống như nàng.
Tóm lại cùng Thập Tam ca đọc sách một hồi, vốn định lôi kéo huynh ấy cùng đi nhìn một chút. Ta biết Thập Tam ca cũng thích những “ngựa gầy” phía nam kia, nghe Cửu ca nói qua, đưa đến trong phủ huynh ấy hai “ngựa gầy”, còn cưng chiều hơn so với phúc tấn Triệu Giai thị, nhưng huynh ấy nói gì cũng không đi, để cho ta tự đi một m huynh ấy muốn đi thôn trang hoang vu Tây Giao của Tứ ca, chuyện này làm ta rất tò mò.
Bỏ luôn cuộc hẹn với Cửu a ca, theo huynh ấy chạy tới Dung Nguyệt cư Tây Giao, khi vào cửa, ta liền cho là mình đi nhầm. Nơi này dọn dẹp vô cùng chỉnh tề sạch sẽ, thị vệ tùy thân, tùy tùng của Tứ ca đều ở trong đây, hiển nhiên Tứ ca đang ở nơi này lâu dài, phủ a ca trong thành to như vậy không ở, chạy đến nơi hoang dã như vậy ngủ lại, lại là vì cái gì? Vào trong nhà, thấy một cô gái mặc trang phục phụ nữ Mãn Thanh đứng ở bên cạnh Tứ ca, sắc mặt rất hồng nhuận, mặt mày rất bình thường, nhưng tư thái cũng rất lả lướt mảnh khảnh, ý vị đặc biệt, rất giống một bức cung nữ đồ trước đó vài ngày Cửu ca tặng cho ta, một người con gái tựa vào cây chuối tây bên cạnh Thái Hồ, mặt mũi rất mơ hồ, nhưng tạo hình lại tương đối sinh động, so với cô gái trước mắt này rất giống nhau.
Ngay lập tức ta có một loại rung động, làm hoàng tử cũng không tệ lắm, bình thường chỉ cần thứ mình muốn, há mồm căn bản cũng có thể lấy được, ai ngờ lại đổi lấy mặt lạnh của Tứ ca. Thập Tam là không biết làm sao cùng nha đầu kia, không thèm ngoảnh lại nhìn, nhưng ta cũng không tức giận mấy, cảm thấy nha đầu này rất thú vị.
Buổi chiều hôm đó, ta bị ánh mắt nàng hấp dẫn thật sâu, cảm thấy ngạc nhiên, cảm thấy chỉ hận không gặp sớm, cảm thấy vận số Tứ ca quá tốt, cảm thấy nếu như là mình và nàng thích hợp hơn thì sao, nàng có tài nghệ mà các đại thần công bộ cũng than thở, nàng có hào phóng lanh lẹ của các cô gái người Bát Kỳ, cũng có dịu dàng động lòng người của cô gái phía nam nhà Hán, tiếp xúc dí dỏm lại linh động.
Nói như thế nào đây, tựa như Bát ca này sau nói, nàng sống rất chân thật rất sinh động, cho nên mới làm chúng ta - những người cả ngày trong sống giả dối, thích nàng ngưỡng mộ nàng, thậm chí tranh đấu gay gắt để tranh đoạt nàng. Dĩ nhiên đây cũng là tiếc nuối cùng hối hận lớn nhất, tựa như Sở Sở thích mấy câu thơ kia:
“Cuộc sống nếu mãi như mới gặp, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng? Thay đổi là chuyện thường thấy của lòng người, sao lại nói lòng người dễ đổi.”
*Nạp Lan Tính Đức, tự Dung Nhược (1655-1685), là một nhà thơ người Mãn Châu đời nhà Thanh, tài hoa nhưng yểu mệnh, được tôn là “Người viết từ hay nhất đầu đời Thanh”. Ông để lại nhiều tác phẩm thấm đẫm nỗi sầu bi, lụy khổ.蘭花令-擬古決絕詞柬友 • Mộc lan hoa lệnh - Theo ý thơ quyết dứt tình xưa gửi bạn
“Nhân sinh nhược chích như sơ kiến
Hà sự thu phong bi họa phiến
Đẳng nhàn biến khước cố nhân tâm
Khước đạo cố tâm dịch biến
Ly sơn ngữ bãi thanh tiêu bán
Dạ vũ lâm linh chung bất oán.
Hà như bạc hạnh cẩm y lang,
Bỉ dực liên chi đương nhật nguyện...”
Đây là một bài “nghĩ cổ”, dựa theo ý thơ cổ, tỏ nỗi lòng oán thán của khuê phụ sau khi chia tay nam tử lâu ngày không thấy gặp lại.
Dịch:
(Nhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu làm chiếc quạt đau lòng;
Bỗng dưng cố nhân đổi lòng, lại nói là tình người luôn dễ đổi thay;
Ly Sơn dứt lời đêm trôi quá nửa, mưa đêm chuông vẳng chết chẳng oán hận
Đường Minh có bạc tình đến đâu, thì ngày đó vẫn còn thề làm chim liền cánh, cây liền cành)
Danh sách chương