Ở trong bốn loài thánh thú, loài luôn được nhắc đến cùng với Thanh Long chính là Bạch Hổ đại biểu cho phương Tây. Hổ là vua của muôn thú, sự uy mãnh và năng lực hàng phục quỷ quái trong truyền thuyết của nó, khiến cho nó trở thành thánh thú thuộc dương. “Vân từ long, phong từ hổ”, nó luôn hành động cùng với rồng, rồng và hổ là cộng sự hàng yêu phục ma tốt nhất.
Bạch Hổ là Chiến Thần, cũng là thần sát phạt, thánh thú thuộc tính Kim, có sẵn rất nhiều loại thần lực như trừ tà, giải trừ tai họa, cầu sung túc, trừng ác, phát tài làm giàu, hỉ kết lương duyên v.v. Bảy chòm sao đại biểu cho Bạch Hổ nằm ở phía tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Màu trắng trong ngũ hành đại biểu cho thuộc tính Kim, cho nên gọi nó là Bạch Hổ không phải bởi vì nó là màu trắng, mà là gọi từ trong ngũ hành.
Ở trong suy nghĩ của cổ nhân, hổ là loài động vật vừa đáng sợ lại vừa đáng kính. Đáng sợ chính là nó có thể sẽ ăn súc vật con người. Đáng kính chính là nó cực kỳ uy mãnh, có thể trừ tà. Ở trong một ít sách cổ cũng có miêu tả tương tự, thí dụ như 《Phong Tục Thông Nghĩa · Tự Điển》 của Ứng Thiệu thời Đông Hán: “Vẽ hổ ở cửa, quỷ không dám vào”, “Con hổ, vật dương, đứng đầu muôn thú. Có năng lực bắt giữ áp chế nhuệ khí, cắn ăn quỷ mị. Người thời nay đột nhiên gặp xấu, đun da hổ uống. Chạm vuốt nó, cũng có thể trừ ác. Nghiệm đúng như vậy.”
Bạch Hổ là thần sát phạt, cho nên cổ đại có nhiều vị dũng tướng bị nói là Bạch Hổ Tinh[22] chuyển thế, như: Đại tướng La Thành thời Đường, cha con Tiết Nhân Quý v.v.
Danh sách chương