Trương Tiểu Biện đột nhiên nhớ ra một chuyện, vào cái đêm tra khảo Bạch Tháp chân nhân trong mật thất phủ Đề đốc lúc trước, khi dùng cực hình tra tấn tàn khốc để bức cung, hắn đã tra ra rất nhiều chỗ ẩn nấp của yêu ngiệt Tháp giáo. Các hình vi tà ma của Tạo Súc, phóng độc đã sớm xuất hiện từ thời Đường, sau khi cấu kết thành môn phái, lưu truyền từ đời Nam Tống cho tới ngày nay, bọn chúng trước sau đều tôn cổ tháp ở Linh CHâu làm Thông thiên Thần minh, nguồn gốc ra sao thì tới nay không thể khảo cứu được nữa.
Về sau, nhan môn quan phủ căn cứ vào đầu mối trong lời khai của Bạch Tháp trân nhân, , điều động một lượng lớn công sai, truy bắt yêu tà Tạo Súc khắp nơi, thu được mấy bức tranh mà đám giáo đồ vẫn thắp hương cúng tế. Trong những bức tranh đó đều vẽ một tòa tháp màu đen, bóng tháp lờ mờ, xiêu vẹo trông không được rõ nét lắm. Dưới tòa tháp đen quái dị con có một con bò mộng ăn thịt người, trên lưng bò có một con rắn Ngũ hoa.
Nội dung bức tranh hết sức cổ quái, không ai nói rõ được ý tứ đang ẩn giấu bên trong, chỉ biết rằng, tín đồ Tháp giáo coi đó là chân thân của Giáo tổ, vẽ thành hình tượng để đời đời thắp hương thờ phụng.
Trương Tiểu Biện từng trông thấy bức tranh này, nhưng cũng đã lâu lắm rồi nên dần quên bẵng đi, thêm vào đó, hiện giờ Trương Tam gia nhà hắn đang run sợ như tượng đất đi qua sông, không biết làm thế nào để trốn tránh tai họa, thì giờ đâu mà suy nghĩ đến mấy cái việc chẳng liên can đó. Tới khi giết chết con bò mộng và Xà mẫu trong ngôi chùa cổ Ngõa Quán, phát hiện thấy hiện tượng dị thường dưới tòa Đại Hùng bảo điện, hắn mới nhớ ra chuyện trước nghĩ bụng: "Chẳng nhẽ bức tranh vẽ Giáo tổ của Tháp giáo chính là vẽ Thanh Loa trấn? Hôm nay, núi nghiêng, đất lở, chẳng lẽ tháp đen sẽ hiện thân hay sao?"
Bầy ngựa buộc trước điện dều kinh hãi, chực giật đứt dây cương để bỏ trốn, Đám người Nhạn doanh tự cảm thấy có điều khác lạ, ai nấy rút đao, nắm thương chạy ra khỏi gian điện. Lúc ấy, mưa to vẫn như trút, trong khuôn viên ngôi chùa cổ, nước đã tích tụ thành vũng xâm xáp bàn chan. Giữa tiền điện và hậu điện và khu đình viện có đường thần đạo lát gạch xanh, chỉ thấy ở chỗ đọng nước sâu nhất trên đường thần đạo có bào khe nứt rộng, tựa như hồi trước bị toác ra do hạn hán. Khe nứt trên mặt đất sâu không thấy đáy, dẫu cho có bao nhiêu nước mưa tuôn xuống cũng không thể làm cho nó đầy lên được.
Chỉ thấy từ trong dòng nước của khe nứt bỗng chui ra một con cóc lớn như cái bánh xe to, toàn thân xanh biếc, trên lưng có một đường bằn bện màu đen viền vàng chạy suốt đến đỉnh đầu, trong giống như một bóng tháp đen kịt, đôi mắt giận giữ nhìn trừng trừng, phùng hai má kêu ồm ộp như tiếng trống. từ trong cái miệng rộng, một cái lưỡi dài phóng thẳng vào trong bụng của con bò chết, sục sạo một lúc thì moi ra một cục Ngưu hoàng to khoảng bằng nắm tay, liền thu lưỡi, nuốt luôn vào bụng.
Linh Châu từ thời xưa đã có nhiều cóc, nháu, đặc biệt là vùng xung quanh Ứng Trủng sơn có rất nhiều ếch. Những con ếch đó được gọi là "ếch Kỳ Lân", là một món sơn hào hải vị trên các bàn tiệc. Hồi trước, lúc đào cương thi trong núi, Trương Tiểu Biện từng gặp một con ếch đại tướng trong hang núi, trông cũng giống như con ếch to lớn dữ tợn trong chùa Ngõa Quán này. Những tiêu quan, lính dõng còn lại của Nhạn doanh thì chưa từng nhìn thấy con vật nào như thế này nên hết sức kinh ngạc, nhất thời chỉ biết trợn mắt, há mồm nhìn, quên cả sử dụng súng ống, cung nỏ trong tay.
Lúc ấy, trong lòng đất vọt lên hàng nghìn con cóc, nhái, đủ các chủng loại khác nhau, nhỏ to hỗn độn, không thể phân biệt nổi. Nhìn qua thì trong đó có loài cóc đất, nhái bén, cóc vàng, ếch,... , to thì như cái bát lớn hoặc như cái đấu đong gạo, nhỏ thì không quá ngón tay cái. Bầy cóc nhái đpội trời mưa, từ trong hang dưới mặt đất trèo lên mặt đường thần đâọ, tụ tập lại dày đặc như một bức tường, đỡ con cóc lớn đầu đàn lên vị trí cao nhất, sau đó, cả bọn phùng mang trợn mắt cùng kêu. Tiếng có nhái thê lương vang dậy khắp bốn phía.
Lời tác giả: Chuyện này đúng là đã bị Trương Tiểu Biện đoán ra. Bách tính Linh Châu phần lớn sùng bái Miêu Tiên, nhưng giáo đồ phát Tạo Súc lại coi Tháp cổ là chí tôn. Có điều, cái tháp đó không phải là một cái tháp xây bằng vôi sữa, gạch ngói mà là một loài cóc có hình dáng quái dị sống ở Thanh Loa trấn. Đây là mọt loại cóc đất chuyên đào hang, khoét mả ăn xác chết, trên lưng nó có những đường vằn vện giống hệt hình dáng cái tháp. Trên thực tế, chúng là một loại cóc núi, khi cả bầy quầy tụ lại thì giống một tòa tháp đne di động, chính vì vậy, trong Thủy lục dạo tràng mà dân gian mở ra để siêu độ cho vong hồn người chết, chúng còn được gọi là "Minh tháp" Truyện "Tặc Miêu "
Loài cóc núi ngày thường thì không xuất hiện ở nơi có ánh sáng, nhưng hễ vọt ra từ lòng đất lên thì chắc chắn sẽ kết tụ thành một đám chồng chất lên nhau tựa như muốn cõng nhau lên trời vậy. Hiện tượng này cũng giống như việc bầy sói tru dưới ánh trăng, đều là tập tính tự nhiên. Nhưng, nghe đồn, nếu trong thiên hạ sắp xảy ra một cuộc biến động lớn như thay đổi triều đại, hoặc tai họa trời long đất lở nào đó thì mới xuất hiện hiện tượng dị thường này, Hồi Nam Tống sắp diệt vong, trong thành Lâm An cũng xuất hiện quái sự " cóc nhái bầy thành trận, đi khắp thành", hơn nữa, cửa nhà nào cũng có, nam ngày chúng vẫn không tản đi. Quả nhiên, mấy năm sau, thiết kỵ của quân Mông Cổ đánh xuống phía Nam, tiêu diệt hoàn toàn triều đình Nam Tống đang rú rú ở một dải đất. Chính vì vậy mới nói hiện tượng này là điềm báo rất dữ.
Tháp giáo ngoài mặt thì thờ cúng tòa tháp làm thần tiên nhưng trên thực tế là thờ cóc tiên. Phong tục coi cóc là Thanh thần này bắt nguồn từ đám hậu duệ của người Miêu. Cóc âm là chúa ăn xác thối, nên đám tạo Súc đều tin loại cóc nàu là thần tiên. Xà mẫu của Tháp giáo nuôi dưỡng con bò mộng Phương Lương, đợi khi trong bụng bò kết thành Ngưu hoàng thì giết bò, ném xuống hang trong lòng đất tế Thanh thần, để cóc núi khỏi đội đất nhảy lên, gây tai họa cho thế gian. Đây là một phong tục kì lạ, dòng giống người Miêu từu xưa đã có, nhưng truyền đến hai đời Minh, Thanh thì ý nghĩa tốt đẹp khi xưa đã không còn. Tháp giáp cho tới nay vẫn giữ việc nuôi bò lấy Ngưu hoàng nhưng là có ý gây họa, làm loạn.
Chi tiết chuyện này thế nào thì Trương Tiểu Biện không hiểu nhưng thấy bầy cóc xếp thành hình tháp trong chùa Ngõa Quán, hắn cũng biết đó là điềm trời sắp giáng họa lớn, khó lòng dẹp được, đời thái bình thịnh trị mà trong mơ hắn cũng mơ thấy e rằng không còn hi vọng gì nữa. Hắn sôi máu, hét lớn một tiếng: "Giết!
Lính dõng Nhạn doanh bốn phía đã giương cung lắp tên, sẵn sàng đợi lệnh doanh quan, bây giờ lập tức bắn tên ra như mưa, nhắm thẳng vòa con cóc núi đang chồm hỗm ở chỗ cao nhất.
Linh Châu từ xưa đã có thói quen ăn cóc, nhái, người dân bản xứ thường bảo nhau rằng: "Cóc lớn có sữa trên lưng". Sữa ở đây là chỉ tuyến độc trên lưng của những con cóc lớn, cóc già, mà người không thể ăn được. Con cóc núi to như cái bánh xe, có vằn vện trên lưng như tranh vẽ, khi bị trúng tên thì dịch độc bắn phọt ra, vài tên lính dõng không tránh kịp, bị dính chút ít lên mu bàn tay và mặt, lập tức chất kịch độc thấm sâu vào xương tủy và não bộ, kêu gào thảm thiết, ngã vào vũng nước mưa, lăn lộn vài cái rồi nằm thẳng cẳng.
Lính dõng Nhạn doanh từng là quân tinh nhuệ từng trải sa trường, thấy không gian trong hậu điện chật hẹp, liền kêu gọi, hô hoán nhau tản ra. Con cóc núi trúng mấy mũi tên mà vẫn trơ trơ như không, trèo từ đống cốc, nhái xuống dưới, phá tung vách điện, chui vào Đại Hùng bảo điện.
Trương Tiểu Biện mới vừa đem quân bao vây bốn mặt chính điện thì con cóc núi lại phá tường, đội mưa gió, liều mạng xông thẳng ra ngoài đường. Hơi thở tỏng miệng nó có thể làm người ra mê mân, lính dõng chạm phải đều bị mùi ám khí tanh hôi kia làm cho ngã lăn ra đát bất tỉnh. Nhạn doanh tuy người đông thế mạnh, nhưng cũng không ngăn được nó.
Nhạn Bài Lý Tú trầm tĩnh quan sát, biết rằng con cóc núi tuy hung ác tàn nhẫn nhưng cũng chỉ là loài vật ngu ngốc. nếu nó đã nhảy ra đường thì nhà cửa, phòng ốc nhấp nhô sẽ làm giảm đi thanh thế của nó, có thể dùng sức để trị được. vậy là, gã để Nhạn Linh Nhi dẫn mấy tên thân tùy hộ vệ doanh quân còn mình thì tung người nhảy lên ngựa, chỉ huy lính dõng thủ hạ chia đường, trèo lên mái nhà, cây cối,chiếm cứ các điểm cao để bắn tên xuống, kế đó ra roi phi ngựa nhanh như gió, nhảy qua bức tường đổ nát của ngôi chùa đuổi gắt sau lưng con cóc núi.
Con cóc nhảy vào lòng đường, mới chuyển qua một góc phố thì trên người đã bị tên cắm như lông nhím. Nó cũng hoảng hốt, chạy nhảy lung tung, nhưng làn mưa tên bắn ra từ bốn phương tám hướng càng lúc càng dày đặc, cuối cùng, đành lùi vào một nhà dân. Nhưng cái nhà đó đã cũ nát xiêu vẹo, không đứng vững nữa, con cóc núi vừa xô một cái đã sập mất nửa mảng tường.
Mảng tường đổ đè chặt con cóc xuống, chỉ để lộ ra nửa cái đầu. Nó chống chân trước, định nhảy vọt lên khỏi đống đổ nát. Ngay lúc đó, Nhạn Bài Lý Tứ dẫn mười mấy tên lính dõng đuổi kịp, vung đa chém nhầu, chặt lìa nửa cái đầu cóc, máu tươi đổ lênh láng dưới mưa, chảy đầy trên mặt đất. Có người dùng chân đá thử cái đầu cóc chết không nhắm mắt đó, chỉ thấy nặng như cối đá, có lẽ không dưới mấy chục cân. Truyện "Tặc Miêu "
Nhạn Bài Lý Tứ kéo cái đầu cóc đầm đìa máu phía sau đuôi ngựa, quay về phục mệnh với Trương Tiểu Biện, rồi nói: "Con cóc này hôi tanh như xác thối, không phải vật tầm thường. Thật chẳng ngờ tòa Thanh Loa trấn này lại là sào huyệt của Tháp giáo. May mà anh em Nhạn doanh thân thủ hơn người, lại đã đề phòng từ trước, nếu không chỉ e khó lòng đối phó với chúng."
Trương Tiểu Biện vội chắp tay khen phải: "Tứ ca thực là Triệu Long tái sinh, vào chỗ quân trăm vạn như vào chỗ không người, nay xử lý đám yêu tà Tháp giáo thì còn gì phải bàn nữa. Đến nay, Tháp giáo trên dưới đã bị quan phủ đuổi tận giết tuyệt rồi, không còn là mối họa nữa, chỉ có điều việc cóc núi xếp thành tháp chẳng phải điềm hay ho gì, thế đạo loạn lạc này không biết đến bao giờ mới dứt được, xem ra về sau chiến sự càng lúc càng lớn, Nhạn doanh chúng ra chắc sẽ phải tham gia đánh trận rồi."
Nhạn Bài Lý Tứ nghe thấy thế cũng không khỏi lộ thần sắc ảm đạm, đang định sai lính dõng trong doanh lùng sục khắp nơi trong Thanh Loa trấn thì bỗng nghe thấy tù và u u từ xa vọng đến, trên dãy núi ngoài thị trấn vang lên tiếng hô hoán vang trời dậy đất. Ngay lúc ấy, có một tên lính dõng cuống cuồng chạy tối bẩm báo, toán quân trên đỉnh núi gặp phải đại quân Việt khẩu, súng ống dưới mưa không thể bắn được, Nhạn doanh đành phải dựa vào địa thế, dùng cung cứng nỏ mạnh ngự địch, nhưng Việt khẩu kéo đến rất đông, lại nhân lúc mưa gió tập kích, chiếm được thiên thời, cứ theo tình hình hiện giờ mà nói thì khó phân được thắng thua.
Nhạn Bài Lý Tứ và Trương Tiểu Biện nghe quân tình có biến, vội vã dẫn người về hậu điện. Lý Tứ tụ tập mấy viên tiêu quan lại, dùng than vẽ sơ qua địa hình của Thanh Loa trấn, lại bày mấy hòn sỏi, mẫu gỗ trên mặt đất để biểu thị binh lực và sự sắp xếp quân của hai bên, rồi trỏ vào đó bảo với các tiêu quan: Trên đỉnh núi đang lúc mưa to gió lớn, nếu lúc này liều chết phá vây thì đến giữa đường, Nhạn doanh chúng ta sẽ bị Việt khẩu đánh cho tan nát. Nay chúng ta không còn đường nào khác, đành cố thủ chờ viện binh. Các đội cần phải chiếm những cứ điểm nào, công thủ tiến thoái thế nào, tiếp ứng chi viện thế nào. Mọi người nghe trưởng quan bố trí, đoạn cùng Nhạn Bài Lý Tứ vội vã đi ngay, chia đường dẫn quan nghênh chiến dưới mưa.
Trong gian hậu điện của ngôi chùa cổ chỉ còn lại Trương Tiểu Biện, Nhạn Linh Nhi và mấy tên hộ vệ, Trương Tiểu Biện ngồi bệt lên mặt quan tài, chửi thầm rằng: "Không biết hôm nay là ngày gì mà đầu tiên thì mưa to như trút ngăn đường cản lối, vào đến cái chùa rách nát trong thị trấn hoang vu này thì gặp phải thích khách hành hung, thấy điềm dữ cóc núi xếp tháp, bây giờ lại chạm trán với đại quân Việt khẩu. Sao những chuyện chết người đó đều xảy ra trong ngày hôm nay nhỉ?"
Hắn lại xoay chuyển ý nghĩ rằng: "Trương Tam gia đúng là người phúc lớn mạng lớn, bên cạnh lại có anh em cùng nhau sống chết, bọn Việt khẩu, Tháp giáo dẫu cho hung hăng đến mấy cũng làm gì được ta? Chỉ cần con mèo Trường diện La Hán này không mở mồm thì Tam gia ta sẽ gặp dữ hóa lành, gặp họa hóa phúc."
Trương Tiểu Biện lại nhớ đến những lời của Lâm Trung Lão Quỷ, chỉ cần mình thoát khỏi hạn lớn trong đời này thì đừng nói đến chức quan tam, tứ phẩm có Hoa linh cài mũ mà tương lai ngay cả chức quan nhất phẩm cũng có, vinh hoa phú quý dễ như trở bàn tay. Song, có câu rằng: "Hạn đến khó thoát", không rõ kiếp nạn tày trời này rốt cuộc từ đâu đến? Lúc đó, mình có trốn thoát được không? Nhạn Linh Nhi đứng cạnh Trương Tiểu Biện, tay cầm loan cung đầu nhạn, lắp sẵn ba mũi tên khoái tiễn, chỉ đợi một khi có Việt khẩu đánh tới chùa Ngõa Quán là bắn tên liên châu giết chết. Thấy thần sắc Trương Tiểu Biện chợt vui mừng, chợt hoảng hốt, từ xưa đến nay đã trải bao chiến trận, cô liền khuyên, Tam ca chớ suy nghĩ nhiều, Nhạn doanh là đội quân đã từng trải trăm trận, trước mắt tuy bị rơi vào vòng vây trùng trùng nhưng cũng có thể chống giữ được năm, ba hôm. Hơn nữa, nơi đây cách thành Linh Châu không xa lắm, mưa ngừng thì viện binh ắt sẽ đến, lúc đó, trong ứng ngoài hợp, chẳng phải sẽ giết Việt khẩu không còn manh giáp hay sao.
Trương Tiểu Biện không muốn mất uy thế trước mặt Nhạn Linh Nhi, liền cố xốc tinh thần, miễn cưỡng cười khan, tỏ vẻ bình tĩnh như không, nói rằng: "Hồng hộc không lông bay chẳng nổi; Hổ không nanh vuốt khó ra oai. Trương Tam gia ta thống lĩnh Nhạn doanh chinh chiến nam bắc, may mà có Tứ ca và Lục muội bên cạnh, thật chẳng khác nào hồng hộc có thêm cánh, hổ them nanh vuốt. Nhạn doanh chúng ta là đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng, nào coi đám Việt khẩu, Niệm phỉ ô hợp ra gì. Có điều trong lòng ta thường ngày... thường ngày vẫn ưu tư, cảm khái về thời loạn, lại thêm thương nhớ mẹ già tám mươi tuổi đang ở nhà." Truyện "Tặc Miêu "
Trương Tiểu Biện liến thoắng một hồi, đang lúc định tiếp tục ba hoa với Nhạn Linh Nhi thì bỗng thấy con mèo La Hán đang nằm trên mặt đất nhảy lên nắp quan tài đánh "soạt" một cái, cặp mắt nhấp nhoáng, mặt đối mặt với Trương Tiểu Biện, nhìn chằm chặp vào hắn kêu "meo... o... o" một tiếng.
Chỉ là một tiếng mèo kêu nhưng Trương Tiểu Biện sợ đến nỗi hồn bay phách lạc, miệng kêu lớn "trời ơi", người ngã lộn khỏi quan tài, nằm sõng soài trên nền đất. Hắn cũng chẳng dám bò dậy, mà vội lập cập móc cái ống tre trong bọc ra, định xem xem rốt cuộc kế sách vãn hồi của Lâm Trung Lão Quỷ trong đó là thế nào. Nào ngờ, vừa thò tay vào bên trong sờ soạng thì chẳng thấy gì cả, vật bên trong ấy đã không cánh mà bay.
Có câu rằng: "Số phận đã do trời định sẵn; Nay người muốn trốn, trốn sao đang." Rốt cuộc chuyện sau thế nào, xem hạ hồi phân giải
Về sau, nhan môn quan phủ căn cứ vào đầu mối trong lời khai của Bạch Tháp trân nhân, , điều động một lượng lớn công sai, truy bắt yêu tà Tạo Súc khắp nơi, thu được mấy bức tranh mà đám giáo đồ vẫn thắp hương cúng tế. Trong những bức tranh đó đều vẽ một tòa tháp màu đen, bóng tháp lờ mờ, xiêu vẹo trông không được rõ nét lắm. Dưới tòa tháp đen quái dị con có một con bò mộng ăn thịt người, trên lưng bò có một con rắn Ngũ hoa.
Nội dung bức tranh hết sức cổ quái, không ai nói rõ được ý tứ đang ẩn giấu bên trong, chỉ biết rằng, tín đồ Tháp giáo coi đó là chân thân của Giáo tổ, vẽ thành hình tượng để đời đời thắp hương thờ phụng.
Trương Tiểu Biện từng trông thấy bức tranh này, nhưng cũng đã lâu lắm rồi nên dần quên bẵng đi, thêm vào đó, hiện giờ Trương Tam gia nhà hắn đang run sợ như tượng đất đi qua sông, không biết làm thế nào để trốn tránh tai họa, thì giờ đâu mà suy nghĩ đến mấy cái việc chẳng liên can đó. Tới khi giết chết con bò mộng và Xà mẫu trong ngôi chùa cổ Ngõa Quán, phát hiện thấy hiện tượng dị thường dưới tòa Đại Hùng bảo điện, hắn mới nhớ ra chuyện trước nghĩ bụng: "Chẳng nhẽ bức tranh vẽ Giáo tổ của Tháp giáo chính là vẽ Thanh Loa trấn? Hôm nay, núi nghiêng, đất lở, chẳng lẽ tháp đen sẽ hiện thân hay sao?"
Bầy ngựa buộc trước điện dều kinh hãi, chực giật đứt dây cương để bỏ trốn, Đám người Nhạn doanh tự cảm thấy có điều khác lạ, ai nấy rút đao, nắm thương chạy ra khỏi gian điện. Lúc ấy, mưa to vẫn như trút, trong khuôn viên ngôi chùa cổ, nước đã tích tụ thành vũng xâm xáp bàn chan. Giữa tiền điện và hậu điện và khu đình viện có đường thần đạo lát gạch xanh, chỉ thấy ở chỗ đọng nước sâu nhất trên đường thần đạo có bào khe nứt rộng, tựa như hồi trước bị toác ra do hạn hán. Khe nứt trên mặt đất sâu không thấy đáy, dẫu cho có bao nhiêu nước mưa tuôn xuống cũng không thể làm cho nó đầy lên được.
Chỉ thấy từ trong dòng nước của khe nứt bỗng chui ra một con cóc lớn như cái bánh xe to, toàn thân xanh biếc, trên lưng có một đường bằn bện màu đen viền vàng chạy suốt đến đỉnh đầu, trong giống như một bóng tháp đen kịt, đôi mắt giận giữ nhìn trừng trừng, phùng hai má kêu ồm ộp như tiếng trống. từ trong cái miệng rộng, một cái lưỡi dài phóng thẳng vào trong bụng của con bò chết, sục sạo một lúc thì moi ra một cục Ngưu hoàng to khoảng bằng nắm tay, liền thu lưỡi, nuốt luôn vào bụng.
Linh Châu từ thời xưa đã có nhiều cóc, nháu, đặc biệt là vùng xung quanh Ứng Trủng sơn có rất nhiều ếch. Những con ếch đó được gọi là "ếch Kỳ Lân", là một món sơn hào hải vị trên các bàn tiệc. Hồi trước, lúc đào cương thi trong núi, Trương Tiểu Biện từng gặp một con ếch đại tướng trong hang núi, trông cũng giống như con ếch to lớn dữ tợn trong chùa Ngõa Quán này. Những tiêu quan, lính dõng còn lại của Nhạn doanh thì chưa từng nhìn thấy con vật nào như thế này nên hết sức kinh ngạc, nhất thời chỉ biết trợn mắt, há mồm nhìn, quên cả sử dụng súng ống, cung nỏ trong tay.
Lúc ấy, trong lòng đất vọt lên hàng nghìn con cóc, nhái, đủ các chủng loại khác nhau, nhỏ to hỗn độn, không thể phân biệt nổi. Nhìn qua thì trong đó có loài cóc đất, nhái bén, cóc vàng, ếch,... , to thì như cái bát lớn hoặc như cái đấu đong gạo, nhỏ thì không quá ngón tay cái. Bầy cóc nhái đpội trời mưa, từ trong hang dưới mặt đất trèo lên mặt đường thần đâọ, tụ tập lại dày đặc như một bức tường, đỡ con cóc lớn đầu đàn lên vị trí cao nhất, sau đó, cả bọn phùng mang trợn mắt cùng kêu. Tiếng có nhái thê lương vang dậy khắp bốn phía.
Lời tác giả: Chuyện này đúng là đã bị Trương Tiểu Biện đoán ra. Bách tính Linh Châu phần lớn sùng bái Miêu Tiên, nhưng giáo đồ phát Tạo Súc lại coi Tháp cổ là chí tôn. Có điều, cái tháp đó không phải là một cái tháp xây bằng vôi sữa, gạch ngói mà là một loài cóc có hình dáng quái dị sống ở Thanh Loa trấn. Đây là mọt loại cóc đất chuyên đào hang, khoét mả ăn xác chết, trên lưng nó có những đường vằn vện giống hệt hình dáng cái tháp. Trên thực tế, chúng là một loại cóc núi, khi cả bầy quầy tụ lại thì giống một tòa tháp đne di động, chính vì vậy, trong Thủy lục dạo tràng mà dân gian mở ra để siêu độ cho vong hồn người chết, chúng còn được gọi là "Minh tháp" Truyện "Tặc Miêu "
Loài cóc núi ngày thường thì không xuất hiện ở nơi có ánh sáng, nhưng hễ vọt ra từ lòng đất lên thì chắc chắn sẽ kết tụ thành một đám chồng chất lên nhau tựa như muốn cõng nhau lên trời vậy. Hiện tượng này cũng giống như việc bầy sói tru dưới ánh trăng, đều là tập tính tự nhiên. Nhưng, nghe đồn, nếu trong thiên hạ sắp xảy ra một cuộc biến động lớn như thay đổi triều đại, hoặc tai họa trời long đất lở nào đó thì mới xuất hiện hiện tượng dị thường này, Hồi Nam Tống sắp diệt vong, trong thành Lâm An cũng xuất hiện quái sự " cóc nhái bầy thành trận, đi khắp thành", hơn nữa, cửa nhà nào cũng có, nam ngày chúng vẫn không tản đi. Quả nhiên, mấy năm sau, thiết kỵ của quân Mông Cổ đánh xuống phía Nam, tiêu diệt hoàn toàn triều đình Nam Tống đang rú rú ở một dải đất. Chính vì vậy mới nói hiện tượng này là điềm báo rất dữ.
Tháp giáo ngoài mặt thì thờ cúng tòa tháp làm thần tiên nhưng trên thực tế là thờ cóc tiên. Phong tục coi cóc là Thanh thần này bắt nguồn từ đám hậu duệ của người Miêu. Cóc âm là chúa ăn xác thối, nên đám tạo Súc đều tin loại cóc nàu là thần tiên. Xà mẫu của Tháp giáo nuôi dưỡng con bò mộng Phương Lương, đợi khi trong bụng bò kết thành Ngưu hoàng thì giết bò, ném xuống hang trong lòng đất tế Thanh thần, để cóc núi khỏi đội đất nhảy lên, gây tai họa cho thế gian. Đây là một phong tục kì lạ, dòng giống người Miêu từu xưa đã có, nhưng truyền đến hai đời Minh, Thanh thì ý nghĩa tốt đẹp khi xưa đã không còn. Tháp giáp cho tới nay vẫn giữ việc nuôi bò lấy Ngưu hoàng nhưng là có ý gây họa, làm loạn.
Chi tiết chuyện này thế nào thì Trương Tiểu Biện không hiểu nhưng thấy bầy cóc xếp thành hình tháp trong chùa Ngõa Quán, hắn cũng biết đó là điềm trời sắp giáng họa lớn, khó lòng dẹp được, đời thái bình thịnh trị mà trong mơ hắn cũng mơ thấy e rằng không còn hi vọng gì nữa. Hắn sôi máu, hét lớn một tiếng: "Giết!
Lính dõng Nhạn doanh bốn phía đã giương cung lắp tên, sẵn sàng đợi lệnh doanh quan, bây giờ lập tức bắn tên ra như mưa, nhắm thẳng vòa con cóc núi đang chồm hỗm ở chỗ cao nhất.
Linh Châu từ xưa đã có thói quen ăn cóc, nhái, người dân bản xứ thường bảo nhau rằng: "Cóc lớn có sữa trên lưng". Sữa ở đây là chỉ tuyến độc trên lưng của những con cóc lớn, cóc già, mà người không thể ăn được. Con cóc núi to như cái bánh xe, có vằn vện trên lưng như tranh vẽ, khi bị trúng tên thì dịch độc bắn phọt ra, vài tên lính dõng không tránh kịp, bị dính chút ít lên mu bàn tay và mặt, lập tức chất kịch độc thấm sâu vào xương tủy và não bộ, kêu gào thảm thiết, ngã vào vũng nước mưa, lăn lộn vài cái rồi nằm thẳng cẳng.
Lính dõng Nhạn doanh từng là quân tinh nhuệ từng trải sa trường, thấy không gian trong hậu điện chật hẹp, liền kêu gọi, hô hoán nhau tản ra. Con cóc núi trúng mấy mũi tên mà vẫn trơ trơ như không, trèo từ đống cốc, nhái xuống dưới, phá tung vách điện, chui vào Đại Hùng bảo điện.
Trương Tiểu Biện mới vừa đem quân bao vây bốn mặt chính điện thì con cóc núi lại phá tường, đội mưa gió, liều mạng xông thẳng ra ngoài đường. Hơi thở tỏng miệng nó có thể làm người ra mê mân, lính dõng chạm phải đều bị mùi ám khí tanh hôi kia làm cho ngã lăn ra đát bất tỉnh. Nhạn doanh tuy người đông thế mạnh, nhưng cũng không ngăn được nó.
Nhạn Bài Lý Tú trầm tĩnh quan sát, biết rằng con cóc núi tuy hung ác tàn nhẫn nhưng cũng chỉ là loài vật ngu ngốc. nếu nó đã nhảy ra đường thì nhà cửa, phòng ốc nhấp nhô sẽ làm giảm đi thanh thế của nó, có thể dùng sức để trị được. vậy là, gã để Nhạn Linh Nhi dẫn mấy tên thân tùy hộ vệ doanh quân còn mình thì tung người nhảy lên ngựa, chỉ huy lính dõng thủ hạ chia đường, trèo lên mái nhà, cây cối,chiếm cứ các điểm cao để bắn tên xuống, kế đó ra roi phi ngựa nhanh như gió, nhảy qua bức tường đổ nát của ngôi chùa đuổi gắt sau lưng con cóc núi.
Con cóc nhảy vào lòng đường, mới chuyển qua một góc phố thì trên người đã bị tên cắm như lông nhím. Nó cũng hoảng hốt, chạy nhảy lung tung, nhưng làn mưa tên bắn ra từ bốn phương tám hướng càng lúc càng dày đặc, cuối cùng, đành lùi vào một nhà dân. Nhưng cái nhà đó đã cũ nát xiêu vẹo, không đứng vững nữa, con cóc núi vừa xô một cái đã sập mất nửa mảng tường.
Mảng tường đổ đè chặt con cóc xuống, chỉ để lộ ra nửa cái đầu. Nó chống chân trước, định nhảy vọt lên khỏi đống đổ nát. Ngay lúc đó, Nhạn Bài Lý Tứ dẫn mười mấy tên lính dõng đuổi kịp, vung đa chém nhầu, chặt lìa nửa cái đầu cóc, máu tươi đổ lênh láng dưới mưa, chảy đầy trên mặt đất. Có người dùng chân đá thử cái đầu cóc chết không nhắm mắt đó, chỉ thấy nặng như cối đá, có lẽ không dưới mấy chục cân. Truyện "Tặc Miêu "
Nhạn Bài Lý Tứ kéo cái đầu cóc đầm đìa máu phía sau đuôi ngựa, quay về phục mệnh với Trương Tiểu Biện, rồi nói: "Con cóc này hôi tanh như xác thối, không phải vật tầm thường. Thật chẳng ngờ tòa Thanh Loa trấn này lại là sào huyệt của Tháp giáo. May mà anh em Nhạn doanh thân thủ hơn người, lại đã đề phòng từ trước, nếu không chỉ e khó lòng đối phó với chúng."
Trương Tiểu Biện vội chắp tay khen phải: "Tứ ca thực là Triệu Long tái sinh, vào chỗ quân trăm vạn như vào chỗ không người, nay xử lý đám yêu tà Tháp giáo thì còn gì phải bàn nữa. Đến nay, Tháp giáo trên dưới đã bị quan phủ đuổi tận giết tuyệt rồi, không còn là mối họa nữa, chỉ có điều việc cóc núi xếp thành tháp chẳng phải điềm hay ho gì, thế đạo loạn lạc này không biết đến bao giờ mới dứt được, xem ra về sau chiến sự càng lúc càng lớn, Nhạn doanh chúng ra chắc sẽ phải tham gia đánh trận rồi."
Nhạn Bài Lý Tứ nghe thấy thế cũng không khỏi lộ thần sắc ảm đạm, đang định sai lính dõng trong doanh lùng sục khắp nơi trong Thanh Loa trấn thì bỗng nghe thấy tù và u u từ xa vọng đến, trên dãy núi ngoài thị trấn vang lên tiếng hô hoán vang trời dậy đất. Ngay lúc ấy, có một tên lính dõng cuống cuồng chạy tối bẩm báo, toán quân trên đỉnh núi gặp phải đại quân Việt khẩu, súng ống dưới mưa không thể bắn được, Nhạn doanh đành phải dựa vào địa thế, dùng cung cứng nỏ mạnh ngự địch, nhưng Việt khẩu kéo đến rất đông, lại nhân lúc mưa gió tập kích, chiếm được thiên thời, cứ theo tình hình hiện giờ mà nói thì khó phân được thắng thua.
Nhạn Bài Lý Tứ và Trương Tiểu Biện nghe quân tình có biến, vội vã dẫn người về hậu điện. Lý Tứ tụ tập mấy viên tiêu quan lại, dùng than vẽ sơ qua địa hình của Thanh Loa trấn, lại bày mấy hòn sỏi, mẫu gỗ trên mặt đất để biểu thị binh lực và sự sắp xếp quân của hai bên, rồi trỏ vào đó bảo với các tiêu quan: Trên đỉnh núi đang lúc mưa to gió lớn, nếu lúc này liều chết phá vây thì đến giữa đường, Nhạn doanh chúng ta sẽ bị Việt khẩu đánh cho tan nát. Nay chúng ta không còn đường nào khác, đành cố thủ chờ viện binh. Các đội cần phải chiếm những cứ điểm nào, công thủ tiến thoái thế nào, tiếp ứng chi viện thế nào. Mọi người nghe trưởng quan bố trí, đoạn cùng Nhạn Bài Lý Tứ vội vã đi ngay, chia đường dẫn quan nghênh chiến dưới mưa.
Trong gian hậu điện của ngôi chùa cổ chỉ còn lại Trương Tiểu Biện, Nhạn Linh Nhi và mấy tên hộ vệ, Trương Tiểu Biện ngồi bệt lên mặt quan tài, chửi thầm rằng: "Không biết hôm nay là ngày gì mà đầu tiên thì mưa to như trút ngăn đường cản lối, vào đến cái chùa rách nát trong thị trấn hoang vu này thì gặp phải thích khách hành hung, thấy điềm dữ cóc núi xếp tháp, bây giờ lại chạm trán với đại quân Việt khẩu. Sao những chuyện chết người đó đều xảy ra trong ngày hôm nay nhỉ?"
Hắn lại xoay chuyển ý nghĩ rằng: "Trương Tam gia đúng là người phúc lớn mạng lớn, bên cạnh lại có anh em cùng nhau sống chết, bọn Việt khẩu, Tháp giáo dẫu cho hung hăng đến mấy cũng làm gì được ta? Chỉ cần con mèo Trường diện La Hán này không mở mồm thì Tam gia ta sẽ gặp dữ hóa lành, gặp họa hóa phúc."
Trương Tiểu Biện lại nhớ đến những lời của Lâm Trung Lão Quỷ, chỉ cần mình thoát khỏi hạn lớn trong đời này thì đừng nói đến chức quan tam, tứ phẩm có Hoa linh cài mũ mà tương lai ngay cả chức quan nhất phẩm cũng có, vinh hoa phú quý dễ như trở bàn tay. Song, có câu rằng: "Hạn đến khó thoát", không rõ kiếp nạn tày trời này rốt cuộc từ đâu đến? Lúc đó, mình có trốn thoát được không? Nhạn Linh Nhi đứng cạnh Trương Tiểu Biện, tay cầm loan cung đầu nhạn, lắp sẵn ba mũi tên khoái tiễn, chỉ đợi một khi có Việt khẩu đánh tới chùa Ngõa Quán là bắn tên liên châu giết chết. Thấy thần sắc Trương Tiểu Biện chợt vui mừng, chợt hoảng hốt, từ xưa đến nay đã trải bao chiến trận, cô liền khuyên, Tam ca chớ suy nghĩ nhiều, Nhạn doanh là đội quân đã từng trải trăm trận, trước mắt tuy bị rơi vào vòng vây trùng trùng nhưng cũng có thể chống giữ được năm, ba hôm. Hơn nữa, nơi đây cách thành Linh Châu không xa lắm, mưa ngừng thì viện binh ắt sẽ đến, lúc đó, trong ứng ngoài hợp, chẳng phải sẽ giết Việt khẩu không còn manh giáp hay sao.
Trương Tiểu Biện không muốn mất uy thế trước mặt Nhạn Linh Nhi, liền cố xốc tinh thần, miễn cưỡng cười khan, tỏ vẻ bình tĩnh như không, nói rằng: "Hồng hộc không lông bay chẳng nổi; Hổ không nanh vuốt khó ra oai. Trương Tam gia ta thống lĩnh Nhạn doanh chinh chiến nam bắc, may mà có Tứ ca và Lục muội bên cạnh, thật chẳng khác nào hồng hộc có thêm cánh, hổ them nanh vuốt. Nhạn doanh chúng ta là đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng, nào coi đám Việt khẩu, Niệm phỉ ô hợp ra gì. Có điều trong lòng ta thường ngày... thường ngày vẫn ưu tư, cảm khái về thời loạn, lại thêm thương nhớ mẹ già tám mươi tuổi đang ở nhà." Truyện "Tặc Miêu "
Trương Tiểu Biện liến thoắng một hồi, đang lúc định tiếp tục ba hoa với Nhạn Linh Nhi thì bỗng thấy con mèo La Hán đang nằm trên mặt đất nhảy lên nắp quan tài đánh "soạt" một cái, cặp mắt nhấp nhoáng, mặt đối mặt với Trương Tiểu Biện, nhìn chằm chặp vào hắn kêu "meo... o... o" một tiếng.
Chỉ là một tiếng mèo kêu nhưng Trương Tiểu Biện sợ đến nỗi hồn bay phách lạc, miệng kêu lớn "trời ơi", người ngã lộn khỏi quan tài, nằm sõng soài trên nền đất. Hắn cũng chẳng dám bò dậy, mà vội lập cập móc cái ống tre trong bọc ra, định xem xem rốt cuộc kế sách vãn hồi của Lâm Trung Lão Quỷ trong đó là thế nào. Nào ngờ, vừa thò tay vào bên trong sờ soạng thì chẳng thấy gì cả, vật bên trong ấy đã không cánh mà bay.
Có câu rằng: "Số phận đã do trời định sẵn; Nay người muốn trốn, trốn sao đang." Rốt cuộc chuyện sau thế nào, xem hạ hồi phân giải
Danh sách chương