...
“Đất Nam Cương rừng thiêng nước độc,
Giặc phương Bắc tim đập chân run...”
(Trích Biên sử Giang Thành hộ Nam Cương).
Không cần tìm hiểu quá nhiều, cũng đủ thấy đất rừng phương Nam đóng vai trò rất lớn trong việc cầm chân giặc ngoại xâm, hỗ trợ Giang Thành trấn thủ địa đầu Thập Minh, suốt ngàn năm qua, vẫn sừng sững không đổ.
Vạn Thụ Sương Lâm, đương nhiên phải dày đặc cây cối, dã thú hàng đàn, nhưng đối với phàm nhân bản địa đã sớm định cư ở đây, thứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất, kỳ thực lại nằm tại chữ ‘Sương’ kia.
Nông dân từng truyền tai nhau, cứ mấy chục năm một lần, loài hoa sen khổng lồ có tên ‘Khổ Tận’ nở rộ, hương mật ngọt ngào quyến luyến, ướp cả mảng rừng lớn ngập trong sương khói nồng nàn.
Sẽ là tuyệt đẹp, nếu chuyện chỉ dừng ở đây, nhưng không, hệ luỵ của nó khiến phàm nhân méo mặt! Phấn hoa Khổ Tận Liên nhỏ li ti như bụi cám, lẫn vào không khí, mùi rất thơm, hấp dẫn nhiều loài côn trùng đến lấy mật, trong đó, dĩ nhiên còn có cả Tượng Bì Đố (#1). Bình thường, bọn sâu này thích vị đắng chát của mủ Tượng Bì Thụ, nên sống ký sinh luôn trên thân cây, và cũng ít khi di cư.
Khổ Tận Liên Hoa thơm thảo, là nguyên liệu hoàn hảo để nấu ra thứ mật sánh đặc thượng hạng, nhưng nhựa hoa thì đắng như đứt ruột, ăn nhầm có thể mất luôn vị giác vĩnh viễn, bất quá, lại có sức quyến rũ vượt trội đối với Tượng Bì Đố. Chúng mò đến, hoàn toàn không phải vì phấn, cũng chẳng phải do hương, mà chỉ bám đầy trên thân cành, hút lấy nhựa cây, đồng thời, theo tập quán, ‘tiêm’ ngược vào vật chủ chất kích thích tái tạo mủ.
Hình thức cộng sinh kiểu vậy rất phổ biến, nhưng trường hợp này thì khác. Sau khi Tượng Bì Đố no nê rời đi, Khổ Tận Liên Hoa vẫn tiếp tục quá trình biến dị lạ lùng của mình, tới nỗi phát tán ra không khí xung quanh, vô tình tạo được cả Khổ Sương, khiến mọi thứ nó tiếp xúc phải đều sẽ mang vị đắng nghét, vô phương tẩy rửa.
Khổ Sương lan xuống đồng bằng, phủ ngập Giang Thành, trở thành thảm hoạ cho nhà nông. Từ những nông sản dạng hoa quả, thịt rau, đến những thứ nghiêm trọng như nguồn nước, không khí, hoàn toàn bị ô nhiễm bởi thứ sương này.
“Chuyện này thực hư thế nào, đệ sao dám khẳng định. Tuy từ khi Sào gia bước lên ngai Thành Chủ, chưa thấy xuất hiện qua Khổ Tận Liên Hoa như lời đồn đãi, nhưng sự tồn tại của Tượng Bì Đố và Khổ Sương thì đệ xác nhận là chính xác nha...”
Bọn trẻ đã bỏ hết cả việc riêng, thu hẹp vòng ngồi, quây quần áp sát bên bếp lửa, cùng chăm chú lắng nghe Lạc Nhiễm kể sự tích Tứ Ương. Tiếng củi tươi tí tách nổ giòn, nồi Thực Vi Thiên réo rắt sôi, như giúp xua tan đi cái buốt ê người.
Hiện tượng hoa, củ, quả của cây lương thực bị đắng, nổi đốm thâm đen, diễn ra trên diện rộng, khiến cho mùa màng thất bát, người nông dân vì không rõ nguyên nhân nên không sao trị dứt được. Họ tạm gọi nó là ‘Khổ Lai’, trực tiếp do Khổ Sương quét qua mà hình thành, và đổ cho Khổ Tận Liên Hoa - thứ vô cùng mơ hồ, mà chưa ai từng có dịp đích thân mục sở thị - trực tiếp gánh trách nhiệm cho việc đó.
“Tượng Bì Đố thường sẽ đại diện Tứ Ương - Khổ Lai. Chúng tuy thích ăn đắng, nhưng tinh huyết trong suốt, lại mang mùi thơm đặc biệt như diên hương, nồi Thực Vi Thiên vì thế càng thêm đậm đà”.
Lạc Nhiễm kết thúc câu chuyện, cười không ngậm nổi mồm. Lần đầu trong đời, nó trở thành trung tâm của câu chuyện, tỷ đệ huynh muội, mọi người đều chú mục, và quan trọng nhất là, nó được mặc sức thể hiện bản thân mình.
“Nghe đâu, Khổ Tận Liên Hoa thực sự tồn tại đó...” Nặc lão gật gù vuốt râu, lắng nghe từ đầu tới giờ, lúc này mới chậm rãi nói.
“Đồn đại rằng, Khổ Tận Liên Hoa mọc lên ở nơi Địa Linh Sơn Thánh tu hành thứ công pháp Khổ Hạnh kia. Cùng ông ta trải qua ngàn năm nếm mật nằm gai, rồi được điểm hoá, mới tình nguyện trở thành Pháp khí Bảo Địa Toạ Đài của riêng Thái Nhất Sơn. Vật thuộc Tu Chân Giới, phàm nhân sao có thể đơn giản muốn gặp liền gặp chứ?”
Gã trầm ngâm, đoạn đột nhiên xuất hiện trong Quang Hoàn, hướng Nặc lão cất tiếng hỏi.
“Tiền bối có vẻ hiểu biết rất rõ về Nam Cương đó, nói người đến từ miền Đông Bắc chắc không ai tin đâu...”
“Kho tàng kiến thức Nặc gia ta rất khủng khiếp, thêm mối quan hệ ngoại giao vô cùng tốt với hầu hết toàn bộ Nhất Đại gia tộc khác trên Phàm Nhân Lục Địa, nên mới có thể lưu truyền hậu thế. Thậm chí, trong quá trình này, dưới sự giao thoa văn hoá, buôn bán, nó lại càng được bổ sung hoàn thiện hơn, trí tưởng tượng của ngươi dù phong phú cũng khó hình dung a...”
Lạc Thạch mỉm cười, nhanh chóng khoanh chân ngồi xuống góc đối diện. Nặc lão trước mặt này, đúng kiểu điển hình kỳ tài bất đắc chí, suy nghĩ dù lớn vượt tầm thân tộc, nhưng tính tình quái gở, chuyên làm chuyện ngược đời, bị coi như tà thuật.
Tuy vậy, lão cũng không hề kết thù với Gia tộc, bởi đạo bất đồng thì bất tương vi mưu, nên lão chủ động chọn rời đi, truy cầu con đường riêng của bản thân.
Bằng chứng? Đương nhiên chẳng có bằng chứng gì, chỉ là gã cảm nhận ra được, thanh âm pha chút hào khí chẳng thèm che giấu mỗi khi lão nhắc về đồng tộc. Đâu đó tại nơi thâm tâm lão luôn dung dưỡng cho hai chữ ‘Nặc gia’, lòng tự tôn gia tộc ẩn sâu trong dòng máu đang lấp đầy huyết quản. Lão quái ngàn tuổi, lại phải bôn ba khắp chốn hồng trần, vẫn nhất nhất hồi ức cố hương, nhưng khẩu bất đối tâm, khiến gã không khỏi bật cười.
Nửa đêm dần buông, nghi thức cúng bái lại chuẩn bị bắt đầu, Lạc Thạch lơ đễnh đứng lên vào vị trí, đoạn cùng tham gia cầu nguyện.
Khinh Vũ bạc phơ, trắng cả góc trời...
...
Cao nguyên Bình Cảnh, nằm trên dãy Vô Tận Tung Sơn, chếch về phía Tây Nam của Giang Thành, là vùng đồi thấp, rộng gần chục vạn cây số vuông, đất đỏ màu mỡ, thậm chí, còn có cả mỏ Cam Thổ kết tinh, nên nền nông nghiệp nhìn chung cũng rất mạnh mẽ.
Tuy vậy, phần lớn khu vực cao nguyên này lại do Cam Thành - một trong Thập Minh - chiếm trọn, tập quán trồng trọt của họ khác hẳn với Giang Thành, vốn phát triển vượt bậc về canh tác cây lương thực ưu nước, phù hợp với địa hình và thổ nhưỡng ở vùng hạ du sông Võng Hà hơn. Dĩ nhiên, Cam Thành cũng sở hữu những điểm riêng biệt mà không vùng nào có được, mỏ Cam Thổ kết tinh chính là một trong số đó.
Cam Thành nhỏ yếu, tiềm lực kinh tế, quân sự v.v... đều thuộc nhóm dưới đáy Thập Minh, vị trí bất lợi, nằm lọt thỏm giữa các Thành khác, nhưng may mắn là chưa bị thôn tính, nên họ phải cố giữ mối quan hệ nhún nhường với toàn bộ láng giềng, tự coi mình chỉ giống như ‘em út’ trong nhà, luôn cần sự bảo hộ.
Cam Thổ kết tinh không dễ hình thành, vì điều kiện tiên quyết của nó - Toan độ của đất phải cực cao - thì lại vô cùng khó để thoả mãn.
“Giang Thành toạ lạc đồng bằng, Hàm Thổ chiếm đa số, nên nông dân ít có kiến thức về Toan Thổ, Lão Hoá Trùng và Cam Thổ kết tinh. Thứ đất được tạo nên bởi dung nham phun trào, mới đủ độ chua cần thiết. Theo Y Điển ghi chép, cao nguyên Bình Cảnh từ thời Thượng Cổ thực chất là một hòn Bộc Sơn khổng lồ, khi đó đang ‘hấp hối’, nay đã ‘chết’, hoàn toàn nguội lạnh...”
Trên tay Nặc lão, hình ảnh ngọn núi lửa bùng nổ dữ dội, dung nham tràn ra xung quanh, khói bụi ngập trời, rồi lập tức đông cứng. Tiếp theo, ngày đêm luân chuyển, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa điên đảo, mưa gió bão bùng, địa thế liên tục thay đổi, mãi tới lúc hiện ra làng mạc, tường thành, cung cấm v.v... thì mới tạm ngưng, đoạn chầm chậm xoay tròn các hướng.
“Cam Thành được dựng lên sau đấy nhiều ngàn năm, lấy chữ ‘Cam’ trong Cam Thổ làm tên, liền đủ hiểu tầm quan trọng của thứ đặc sản phi khoáng phi nông (#2) này. Phàm nhân Giang Thành còn gọi chúng là Sinh Trùng Tử Quáng (#3) đó...”
“Đất núi lửa? Quả nhiên, cường toan trong lời Nặc lão, chính là acid. Sâu ăn acid... Chết đi hình thành khoáng chất siêu màu mỡ? Công nghệ Trái Đất còn chưa hoàn thiện đến mức như vậy...”
Còn thiên nhiên ở đây, hoàn toàn biết tự bảo vệ mình, diễn sinh đủ loài kỳ trùng dị thảo, vừa đối địch, lại vừa hỗ trợ nhau tồn tại, hết sức cân bằng.
Lạc Thạch gật gù ngẫm nghĩ, mặc dù chưa đặt chân lên Cao Nguyên Bình Cảnh, tận tay sờ Cam Thổ, nhưng gã cũng phán đoán ra phần nào, nên lại càng kinh ngạc. Khoa Kỹ thời đại gã phải dày công nghiên cứu, bỏ nhiều vốn liếng, cũng chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề ô nhiễm đất đai, cuối cùng vẫn thất bại thảm hại.
“Tiền bối quả không hổ kiến thức kinh nhân, chuyện nhỏ như vậy mà cũng rõ như lòng bàn tay! Vãn bối từng nghe nói, Tu Chân giả đến một cấp độ nào đó, liền không màng thế sự, trốn đi bế quan, sử dụng toàn bộ những năm tháng cuối đời để nghiền ngẫm, cảm ngộ, hòng đột phá, kéo dài thọ tận...”
“Thạch đầu tử ngươi là đang thắc mắc, Luyện Thần Giả ngàn tuổi như lão phu, sao lại biết mấy việc đồng áng như thế này?” Nặc lão không đợi Lạc Thạch hỏi hết câu, đã cất tiếng trả lời.
“Hành y cứu người, đồng nghĩa ngươi phải chạy đua với thời gian. Nếu thứ cần thiết để chữa trị không sẵn ở đó, chả lẽ nằm chờ chết sao? Lão Thiên lý nào hiền lành tử tế như vậy, chậm trễ liền tương đương với thất bại. Vì vậy, bản thân Niệm Y Sư cũng cần phải có lịch duyệt sâu dày trong các lĩnh vực khác nữa, thì mới mau chóng tìm ra được giải pháp thay thế sớm nhất...”
Ngập ngừng một hồi, lão lại tiếp tục nói.
“Không giấu gì ngươi, ta rất hứng thú với thảo dược của Nam Cương. Chúng hoàn toàn không giống các vùng khác, đã nhiều, lại còn vô cùng đặc sắc, kết tinh Cam Thổ cũng chỉ là một trong mấy loại nguyên liệu lạ lùng mà lão phu muốn lấy về tay thôi a...”
“Việc này khó gì?! Đợi thể trạng vãn bối thêm mấy tuổi nữa, lập tức sẽ đưa lão tới Cam Thành nghiên cứu một phen”.
Già trẻ đàm đạo, cả hai kẻ cuồng kiến thức được ngồi cùng nhau, câu chuyện liền trở nên triền miên không dứt.
...
Đầm Ô Nễ, nằm lẻ loi trơ trọi trong dãy Vô Tận Tung Sơn, xung quang bị các ngọn lĩnh phong trùng điệp ngăn trở, cỏ cây rậm rạp che đậy nên thập phần hẻo lánh, gần nhất, hơn trăm cây số về hướng Bắc, mới tới được cao nguyên Bình Cảnh.
Ô Nễ có hệ sinh thái đầm lầy đặc trưng, cây cối ưu ẩm ướt, thích nghi bóng tối, nên không quá cao lớn, nhưng phủ rộng, vô số rễ phụ mọc thành chùm to, thả từ trên cành xuống mặt bùn đen quánh phía dưới, trông cực kỳ ngột ngạt. Mật độ lá dày đặc, ngăn cản hoàn toàn ánh sáng xuyên qua, đồng thời chặn cả những ‘vị khách lạ’ vô tình lạc đến đây.
Dưới vòm lá, bạch ti dăng như mắc cửi, đan xen chắc chắn, móc với nhau tạo thành con đường tơ trắng nối liền trên các tán cây, kéo mãi vào sâu bên trong đầm.
Đầu kia, dưới u tối mờ đục, một bóng sinh vật đu đưa vắt vẻo, đang miệt mài nhả tơ dệt cho con đường tiếp tục dài ra. Phía sau nó, lại có một nhân ảnh khác, nhỏ hơn, chân người lộ ra, thoải mái ‘dẫm lên’ Bạch Ti Lộ, trong tư thế treo ngược đầu, cứ thế chậm rãi bước theo.
“Khụ khụ...” Tiếng húng hắng khó nhọc chợt vang lên, phá tan đêm đen tĩnh mịch, người kia lẩm bẩm, thanh âm mệt mỏi, lại pha lẫn chút sung sướng khấp khởi mơ hồ, bất quá vẫn có thể nhận ra được, là kẻ tên Chu Nhược trước đây.
“Thứ mùi này... khục khục... Quả nhiên, còn hơn cả mong đợi. Khặc khùng khục...”
Tràng cười hưng phấn cất lên rúng động núi rừng, tuy thỉnh thoảng vấp phải cơn ho mà bị đứt quãng, nhưng kéo dài rất lâu mới dứt.
Những ngày cuối năm, dường như cũng không thực sự yên ả như người ta đang thấy.
Ảm vân buông xuống, dạ vũ mênh mang...
(#1): Đố = con sâu. Tượng Bì = da voi. Tượng Bì Thụ = cây cao su.
(#2): không phải khoáng sản, cũng không phải nông sản.
(#3): sống làm giun, chết thành quặng.
“Đất Nam Cương rừng thiêng nước độc,
Giặc phương Bắc tim đập chân run...”
(Trích Biên sử Giang Thành hộ Nam Cương).
Không cần tìm hiểu quá nhiều, cũng đủ thấy đất rừng phương Nam đóng vai trò rất lớn trong việc cầm chân giặc ngoại xâm, hỗ trợ Giang Thành trấn thủ địa đầu Thập Minh, suốt ngàn năm qua, vẫn sừng sững không đổ.
Vạn Thụ Sương Lâm, đương nhiên phải dày đặc cây cối, dã thú hàng đàn, nhưng đối với phàm nhân bản địa đã sớm định cư ở đây, thứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất, kỳ thực lại nằm tại chữ ‘Sương’ kia.
Nông dân từng truyền tai nhau, cứ mấy chục năm một lần, loài hoa sen khổng lồ có tên ‘Khổ Tận’ nở rộ, hương mật ngọt ngào quyến luyến, ướp cả mảng rừng lớn ngập trong sương khói nồng nàn.
Sẽ là tuyệt đẹp, nếu chuyện chỉ dừng ở đây, nhưng không, hệ luỵ của nó khiến phàm nhân méo mặt! Phấn hoa Khổ Tận Liên nhỏ li ti như bụi cám, lẫn vào không khí, mùi rất thơm, hấp dẫn nhiều loài côn trùng đến lấy mật, trong đó, dĩ nhiên còn có cả Tượng Bì Đố (#1). Bình thường, bọn sâu này thích vị đắng chát của mủ Tượng Bì Thụ, nên sống ký sinh luôn trên thân cây, và cũng ít khi di cư.
Khổ Tận Liên Hoa thơm thảo, là nguyên liệu hoàn hảo để nấu ra thứ mật sánh đặc thượng hạng, nhưng nhựa hoa thì đắng như đứt ruột, ăn nhầm có thể mất luôn vị giác vĩnh viễn, bất quá, lại có sức quyến rũ vượt trội đối với Tượng Bì Đố. Chúng mò đến, hoàn toàn không phải vì phấn, cũng chẳng phải do hương, mà chỉ bám đầy trên thân cành, hút lấy nhựa cây, đồng thời, theo tập quán, ‘tiêm’ ngược vào vật chủ chất kích thích tái tạo mủ.
Hình thức cộng sinh kiểu vậy rất phổ biến, nhưng trường hợp này thì khác. Sau khi Tượng Bì Đố no nê rời đi, Khổ Tận Liên Hoa vẫn tiếp tục quá trình biến dị lạ lùng của mình, tới nỗi phát tán ra không khí xung quanh, vô tình tạo được cả Khổ Sương, khiến mọi thứ nó tiếp xúc phải đều sẽ mang vị đắng nghét, vô phương tẩy rửa.
Khổ Sương lan xuống đồng bằng, phủ ngập Giang Thành, trở thành thảm hoạ cho nhà nông. Từ những nông sản dạng hoa quả, thịt rau, đến những thứ nghiêm trọng như nguồn nước, không khí, hoàn toàn bị ô nhiễm bởi thứ sương này.
“Chuyện này thực hư thế nào, đệ sao dám khẳng định. Tuy từ khi Sào gia bước lên ngai Thành Chủ, chưa thấy xuất hiện qua Khổ Tận Liên Hoa như lời đồn đãi, nhưng sự tồn tại của Tượng Bì Đố và Khổ Sương thì đệ xác nhận là chính xác nha...”
Bọn trẻ đã bỏ hết cả việc riêng, thu hẹp vòng ngồi, quây quần áp sát bên bếp lửa, cùng chăm chú lắng nghe Lạc Nhiễm kể sự tích Tứ Ương. Tiếng củi tươi tí tách nổ giòn, nồi Thực Vi Thiên réo rắt sôi, như giúp xua tan đi cái buốt ê người.
Hiện tượng hoa, củ, quả của cây lương thực bị đắng, nổi đốm thâm đen, diễn ra trên diện rộng, khiến cho mùa màng thất bát, người nông dân vì không rõ nguyên nhân nên không sao trị dứt được. Họ tạm gọi nó là ‘Khổ Lai’, trực tiếp do Khổ Sương quét qua mà hình thành, và đổ cho Khổ Tận Liên Hoa - thứ vô cùng mơ hồ, mà chưa ai từng có dịp đích thân mục sở thị - trực tiếp gánh trách nhiệm cho việc đó.
“Tượng Bì Đố thường sẽ đại diện Tứ Ương - Khổ Lai. Chúng tuy thích ăn đắng, nhưng tinh huyết trong suốt, lại mang mùi thơm đặc biệt như diên hương, nồi Thực Vi Thiên vì thế càng thêm đậm đà”.
Lạc Nhiễm kết thúc câu chuyện, cười không ngậm nổi mồm. Lần đầu trong đời, nó trở thành trung tâm của câu chuyện, tỷ đệ huynh muội, mọi người đều chú mục, và quan trọng nhất là, nó được mặc sức thể hiện bản thân mình.
“Nghe đâu, Khổ Tận Liên Hoa thực sự tồn tại đó...” Nặc lão gật gù vuốt râu, lắng nghe từ đầu tới giờ, lúc này mới chậm rãi nói.
“Đồn đại rằng, Khổ Tận Liên Hoa mọc lên ở nơi Địa Linh Sơn Thánh tu hành thứ công pháp Khổ Hạnh kia. Cùng ông ta trải qua ngàn năm nếm mật nằm gai, rồi được điểm hoá, mới tình nguyện trở thành Pháp khí Bảo Địa Toạ Đài của riêng Thái Nhất Sơn. Vật thuộc Tu Chân Giới, phàm nhân sao có thể đơn giản muốn gặp liền gặp chứ?”
Gã trầm ngâm, đoạn đột nhiên xuất hiện trong Quang Hoàn, hướng Nặc lão cất tiếng hỏi.
“Tiền bối có vẻ hiểu biết rất rõ về Nam Cương đó, nói người đến từ miền Đông Bắc chắc không ai tin đâu...”
“Kho tàng kiến thức Nặc gia ta rất khủng khiếp, thêm mối quan hệ ngoại giao vô cùng tốt với hầu hết toàn bộ Nhất Đại gia tộc khác trên Phàm Nhân Lục Địa, nên mới có thể lưu truyền hậu thế. Thậm chí, trong quá trình này, dưới sự giao thoa văn hoá, buôn bán, nó lại càng được bổ sung hoàn thiện hơn, trí tưởng tượng của ngươi dù phong phú cũng khó hình dung a...”
Lạc Thạch mỉm cười, nhanh chóng khoanh chân ngồi xuống góc đối diện. Nặc lão trước mặt này, đúng kiểu điển hình kỳ tài bất đắc chí, suy nghĩ dù lớn vượt tầm thân tộc, nhưng tính tình quái gở, chuyên làm chuyện ngược đời, bị coi như tà thuật.
Tuy vậy, lão cũng không hề kết thù với Gia tộc, bởi đạo bất đồng thì bất tương vi mưu, nên lão chủ động chọn rời đi, truy cầu con đường riêng của bản thân.
Bằng chứng? Đương nhiên chẳng có bằng chứng gì, chỉ là gã cảm nhận ra được, thanh âm pha chút hào khí chẳng thèm che giấu mỗi khi lão nhắc về đồng tộc. Đâu đó tại nơi thâm tâm lão luôn dung dưỡng cho hai chữ ‘Nặc gia’, lòng tự tôn gia tộc ẩn sâu trong dòng máu đang lấp đầy huyết quản. Lão quái ngàn tuổi, lại phải bôn ba khắp chốn hồng trần, vẫn nhất nhất hồi ức cố hương, nhưng khẩu bất đối tâm, khiến gã không khỏi bật cười.
Nửa đêm dần buông, nghi thức cúng bái lại chuẩn bị bắt đầu, Lạc Thạch lơ đễnh đứng lên vào vị trí, đoạn cùng tham gia cầu nguyện.
Khinh Vũ bạc phơ, trắng cả góc trời...
...
Cao nguyên Bình Cảnh, nằm trên dãy Vô Tận Tung Sơn, chếch về phía Tây Nam của Giang Thành, là vùng đồi thấp, rộng gần chục vạn cây số vuông, đất đỏ màu mỡ, thậm chí, còn có cả mỏ Cam Thổ kết tinh, nên nền nông nghiệp nhìn chung cũng rất mạnh mẽ.
Tuy vậy, phần lớn khu vực cao nguyên này lại do Cam Thành - một trong Thập Minh - chiếm trọn, tập quán trồng trọt của họ khác hẳn với Giang Thành, vốn phát triển vượt bậc về canh tác cây lương thực ưu nước, phù hợp với địa hình và thổ nhưỡng ở vùng hạ du sông Võng Hà hơn. Dĩ nhiên, Cam Thành cũng sở hữu những điểm riêng biệt mà không vùng nào có được, mỏ Cam Thổ kết tinh chính là một trong số đó.
Cam Thành nhỏ yếu, tiềm lực kinh tế, quân sự v.v... đều thuộc nhóm dưới đáy Thập Minh, vị trí bất lợi, nằm lọt thỏm giữa các Thành khác, nhưng may mắn là chưa bị thôn tính, nên họ phải cố giữ mối quan hệ nhún nhường với toàn bộ láng giềng, tự coi mình chỉ giống như ‘em út’ trong nhà, luôn cần sự bảo hộ.
Cam Thổ kết tinh không dễ hình thành, vì điều kiện tiên quyết của nó - Toan độ của đất phải cực cao - thì lại vô cùng khó để thoả mãn.
“Giang Thành toạ lạc đồng bằng, Hàm Thổ chiếm đa số, nên nông dân ít có kiến thức về Toan Thổ, Lão Hoá Trùng và Cam Thổ kết tinh. Thứ đất được tạo nên bởi dung nham phun trào, mới đủ độ chua cần thiết. Theo Y Điển ghi chép, cao nguyên Bình Cảnh từ thời Thượng Cổ thực chất là một hòn Bộc Sơn khổng lồ, khi đó đang ‘hấp hối’, nay đã ‘chết’, hoàn toàn nguội lạnh...”
Trên tay Nặc lão, hình ảnh ngọn núi lửa bùng nổ dữ dội, dung nham tràn ra xung quanh, khói bụi ngập trời, rồi lập tức đông cứng. Tiếp theo, ngày đêm luân chuyển, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa điên đảo, mưa gió bão bùng, địa thế liên tục thay đổi, mãi tới lúc hiện ra làng mạc, tường thành, cung cấm v.v... thì mới tạm ngưng, đoạn chầm chậm xoay tròn các hướng.
“Cam Thành được dựng lên sau đấy nhiều ngàn năm, lấy chữ ‘Cam’ trong Cam Thổ làm tên, liền đủ hiểu tầm quan trọng của thứ đặc sản phi khoáng phi nông (#2) này. Phàm nhân Giang Thành còn gọi chúng là Sinh Trùng Tử Quáng (#3) đó...”
“Đất núi lửa? Quả nhiên, cường toan trong lời Nặc lão, chính là acid. Sâu ăn acid... Chết đi hình thành khoáng chất siêu màu mỡ? Công nghệ Trái Đất còn chưa hoàn thiện đến mức như vậy...”
Còn thiên nhiên ở đây, hoàn toàn biết tự bảo vệ mình, diễn sinh đủ loài kỳ trùng dị thảo, vừa đối địch, lại vừa hỗ trợ nhau tồn tại, hết sức cân bằng.
Lạc Thạch gật gù ngẫm nghĩ, mặc dù chưa đặt chân lên Cao Nguyên Bình Cảnh, tận tay sờ Cam Thổ, nhưng gã cũng phán đoán ra phần nào, nên lại càng kinh ngạc. Khoa Kỹ thời đại gã phải dày công nghiên cứu, bỏ nhiều vốn liếng, cũng chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề ô nhiễm đất đai, cuối cùng vẫn thất bại thảm hại.
“Tiền bối quả không hổ kiến thức kinh nhân, chuyện nhỏ như vậy mà cũng rõ như lòng bàn tay! Vãn bối từng nghe nói, Tu Chân giả đến một cấp độ nào đó, liền không màng thế sự, trốn đi bế quan, sử dụng toàn bộ những năm tháng cuối đời để nghiền ngẫm, cảm ngộ, hòng đột phá, kéo dài thọ tận...”
“Thạch đầu tử ngươi là đang thắc mắc, Luyện Thần Giả ngàn tuổi như lão phu, sao lại biết mấy việc đồng áng như thế này?” Nặc lão không đợi Lạc Thạch hỏi hết câu, đã cất tiếng trả lời.
“Hành y cứu người, đồng nghĩa ngươi phải chạy đua với thời gian. Nếu thứ cần thiết để chữa trị không sẵn ở đó, chả lẽ nằm chờ chết sao? Lão Thiên lý nào hiền lành tử tế như vậy, chậm trễ liền tương đương với thất bại. Vì vậy, bản thân Niệm Y Sư cũng cần phải có lịch duyệt sâu dày trong các lĩnh vực khác nữa, thì mới mau chóng tìm ra được giải pháp thay thế sớm nhất...”
Ngập ngừng một hồi, lão lại tiếp tục nói.
“Không giấu gì ngươi, ta rất hứng thú với thảo dược của Nam Cương. Chúng hoàn toàn không giống các vùng khác, đã nhiều, lại còn vô cùng đặc sắc, kết tinh Cam Thổ cũng chỉ là một trong mấy loại nguyên liệu lạ lùng mà lão phu muốn lấy về tay thôi a...”
“Việc này khó gì?! Đợi thể trạng vãn bối thêm mấy tuổi nữa, lập tức sẽ đưa lão tới Cam Thành nghiên cứu một phen”.
Già trẻ đàm đạo, cả hai kẻ cuồng kiến thức được ngồi cùng nhau, câu chuyện liền trở nên triền miên không dứt.
...
Đầm Ô Nễ, nằm lẻ loi trơ trọi trong dãy Vô Tận Tung Sơn, xung quang bị các ngọn lĩnh phong trùng điệp ngăn trở, cỏ cây rậm rạp che đậy nên thập phần hẻo lánh, gần nhất, hơn trăm cây số về hướng Bắc, mới tới được cao nguyên Bình Cảnh.
Ô Nễ có hệ sinh thái đầm lầy đặc trưng, cây cối ưu ẩm ướt, thích nghi bóng tối, nên không quá cao lớn, nhưng phủ rộng, vô số rễ phụ mọc thành chùm to, thả từ trên cành xuống mặt bùn đen quánh phía dưới, trông cực kỳ ngột ngạt. Mật độ lá dày đặc, ngăn cản hoàn toàn ánh sáng xuyên qua, đồng thời chặn cả những ‘vị khách lạ’ vô tình lạc đến đây.
Dưới vòm lá, bạch ti dăng như mắc cửi, đan xen chắc chắn, móc với nhau tạo thành con đường tơ trắng nối liền trên các tán cây, kéo mãi vào sâu bên trong đầm.
Đầu kia, dưới u tối mờ đục, một bóng sinh vật đu đưa vắt vẻo, đang miệt mài nhả tơ dệt cho con đường tiếp tục dài ra. Phía sau nó, lại có một nhân ảnh khác, nhỏ hơn, chân người lộ ra, thoải mái ‘dẫm lên’ Bạch Ti Lộ, trong tư thế treo ngược đầu, cứ thế chậm rãi bước theo.
“Khụ khụ...” Tiếng húng hắng khó nhọc chợt vang lên, phá tan đêm đen tĩnh mịch, người kia lẩm bẩm, thanh âm mệt mỏi, lại pha lẫn chút sung sướng khấp khởi mơ hồ, bất quá vẫn có thể nhận ra được, là kẻ tên Chu Nhược trước đây.
“Thứ mùi này... khục khục... Quả nhiên, còn hơn cả mong đợi. Khặc khùng khục...”
Tràng cười hưng phấn cất lên rúng động núi rừng, tuy thỉnh thoảng vấp phải cơn ho mà bị đứt quãng, nhưng kéo dài rất lâu mới dứt.
Những ngày cuối năm, dường như cũng không thực sự yên ả như người ta đang thấy.
Ảm vân buông xuống, dạ vũ mênh mang...
(#1): Đố = con sâu. Tượng Bì = da voi. Tượng Bì Thụ = cây cao su.
(#2): không phải khoáng sản, cũng không phải nông sản.
(#3): sống làm giun, chết thành quặng.
Danh sách chương