Buổi sáng, người đầu tiên thức dậy trong khoang thuyền cấp cứu là tiểu thư Gian Potơrôva. Những người khác trong thuyền vẫn còn ngủ mê mệt. Họ nằm ngổn ngang, người thì trên ghế, người thì ở đáy thuyền. Khi nhớ ra rằng, thuyền của mình là con thuyền hoàn toàn đơn độc trên mặt biển, không thấy những chiếc thuyền con còn lại ở nơi nào, Potơrôva vô cùng hoảng hốt. Cô cảm thấy tuyệt vọng. Cô tin rằng những chiếc thuyền khác đã bị mất tích, không còn hy vọng được cứu vớt nữa.
Một lát sau, Clâytơn cũng thức dậy. Anh giật mình, chớp chớp mắt, cố hình dung lại những sự kiện xảy ra trong đêm qua. Cuối cùng, đôi mắt anh như vấp phải thân hình cô gái trong thuyền.
- Gian! - Clâytơn kêu lên sung sướng - Ơn Chúa chúng mình vẫn ở bên nhau!
- Anh hãy nhìn xem! - Cô gái giơ tay chỉ khắp bốn bề trời nước - Chúng ta hoàn toàn đơn độc!
Clâytơn nhỏm dậy, nhìn bốn phía.
- Họ ở đâu nhỉ? - Clâytơn thốt lên sững sờ - Nhưng mà dù sao đi nữa họ cũng không bị chìm. Bởi vì biển rất yên. Tất cả các thuyền con đã được thả xuống nước kịp thời, trước khi "Tiểu thư Alice" chìm hẳn. Chúng ta đã chứng kiến điều đó rồi mà.
Clâytơn nói rồi đi đánh thức mọi người. Anh nhắc cho họ nhớ ra tình thế của con thuyền.
- Những chiếc khác cũng đang bập bềnh trôi nổi quanh đâu đó thôi mà - Một thủy thủ vừa dụi mắt vừa nói bằng giọng ngái ngủ - Tất cả đều có đồ dự trữ. Như vậy thuyền nọ không bị phụ thuộc vào thuyền kia. Nếu có bão thì đằng nào cũng chẳng giúp được nhau. Cứ lạc nhau, lang thang mỗi thuyền mỗi nơi thế này còn hay hơn. Nếu người ta trông thấy một thuyền, đến cứu, thì sẽ tìm tiếp những thuyền còn lại. Nếu chúng ta chụm lại, bơi với nhau cùng cả bốn thuyền thì... chết là chết ráo. Bốn thuyền lạc nhau có nghĩa là hy vọng được nhân lên gấp bốn.
Mọi người đều thừa nhận rằng người thủy thủ đó có lý. Lời anh ta cũng làm mọi người yên lòng và hy vọng. Nhưng chưa kịp vui vẻ trở lại thì tất cả tái mặt, hoảng hốt. Trong khi sửa soạn bơi vào đất liền, mọi người mới phát hiện ra là thuyền của họ không có chiếc chèo nào. Hai thủy thủ giữ chèo, mệt quá đã ngủ quên. Cả hai mái chèo bị tuột xuống biển lúc nào không biết. Mấy người chửi nhau té tát. Clâytơn cố gắng can ngăn. Rồi một lát sau đến lượt Tơran nổi giận. Tơran cứ ngồi chửi đổng và không tiếc lời nguyền rủa sự ngu ngốc của người Anh. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng Tơran muốn chửi hai thủy thủ Anh đã để rơi chèo.
- Thôi đi, các ngài! - Tômkinh, một thủy thủ từ nãy đến giờ im lặng đã lên tiếng - Các ngài có cãi nhau thì cũng chẳng ích gì. Đúng như Spiđơ nói đấy, người nói phải có người nghe. Tại sao cứ ầm ầm cũng một lúc như vậy? Thôi, tốt nhất là đi ăn sáng đi.
- Thật là một giải pháp không đến nỗi tồi - Tơran đang cau có tự nhiên nhe răng ra cười, bình luận rồi quay sang một thủy thủ thứ ba, tên là Uynsơn - Đưa cho tôi một thùng, phía sau lưng ấy, ông bạn!
- Đứng dậy, lại mà lấy! Uynsơn lắc đầu từ chối - Tôi không quen nghe lệnh người nước ngoài. Mà ở đây thì ông không phải là thuyền trưởng.
Clâytơn vội bước lại lấy thùng để ngăn chặn cuộc cãi cọ. Hơn nữa, khi nãy đã có thủy thủ tố cáo rằng: lấy cớ đi kiểm tra các thùng thực phẩm, hai người nào đó đã âm mưu kiếm chác phần riêng cho dạ dày mình.
- Thuyền này phải có một người chỉ huy - Gian Potơrôva lên tiếng đề nghị. Cô đã phát chán vì những chuyện cãi cọ ngốc nghếch - Chẳng có gì thú vị khi ngồi trên chiếc thuyền con con thế này giữa Đại Tây Dương. Vậy mà các ông còn hành hạ thần kinh nhau, chửi bới xúc phạm nhau không ngớt miệng, các ông phải bầu một người nào đó làm chỉ huy, người đó sẽ quyết định mọi chuyện. Rõ ràng là ở đây kỷ luật phải nghiêm hơn ở trên những con thuyền lớn.
Thốt lên những lời cay đắng như vậy, Gian Potơrôva tin rằng mình sẽ không còn bị điếc tai vì những lời cục cằn thô tục của đám đàn ông nữa. Hình như trong tình thế đầy những xích mích, thù hằn thế này vị hôn phu của cô không đủ khả năng hòa giải.
Quả là những lời của Potơrôva ít nhất cũng làm cánh đàn ông trên thuyền thấy ngượng và bình tĩnh trở lại. Mọi người đi đến quyết đinh: Phải chia hai thùng nước ngọt và bốn hộp đồ ăn ra làm hai phần. Một phần cho các thuỷ thủ, một phần giành cho những người đồng hành. Ngay lập tức các thùng dự trữ được xếp ra trước mặt hai thủy thủ khỏe tay tình nguyện phá nắp các thùng sắt tây. Trước tiên, họ mở thùng đồ ăn. Nhưng mũi dao nhọn vừa bén vào nắp sắt một đoạn, người thủy thủ mở thùng lại văng tục. Khuôn mặt anh ta co dúm lại, vừa như giận dữ vừa như đau đớn.
- Có gì khó chịu thế? - Clâytơn tò mò bước lại gần hỏi.
- Khó chịu là thế nào? - Spiđơ rít lên - Khó chịu? Nó còn tồi tàn hơn sự khó chịu trăm lần. Nó là tai họa. Thùng này toàn là dầu nhờn.
Clâytơn và Tơran vội vã mở các thùng bên cạnh. Các thủy thủ đã nói đúng. Vỏ thùng giống nhau thì bên trong cũng giống nhau. Không có thực phẩm mà toàn là dầu chạy máy. Mọi người hoảng hốt mở nốt các thùng còn lại. Họ hy vọng có thùng nào đó được đóng lạc nhân. Nhưng kết quả không có gì khác. Tiếng chửi rủa lại vang lên. Vậy là trên chiếc thuyền con này lại không hề có một mẩu thức ăn.
- Lại còn nước ngọt nữa! - Tômkinh kêu lên - Không có ăn thì còn sống được ít ngày, chứ không có nước uống thì... Chúng ta có thể lôi giầy da ra mà nhai nếu như đói quá. Nhưng khát thì moi đâu ra nước ngọt? Trong khi Tômkinh nói, Uynsơn đã chọc một lỗ thủng trên nắp thùng nước. Spiđơ đặt chiếc cốc xuống chờ, từ lỗ thủng từ từ tuôn ra một dòng chảy màu đen yếu ớt chứa những hạt li ti, vùn vụn?
Uynsơn tức tối buông thùng. Anh ta không đủ sức chửi rủa nữa mà chỉ biết giương mắt nhìn vào đám bột khô khỏng trong lòng cốc.
- Thùng thuốc súng! - Spiđơ kêu lên nghẹn ngào.
- Lạy Chúa! Thuốc nổ thật! - Tơran cũng kêu to - Đồ trời đánh. Đây là đồ ăn kiêng dành cho lũ đắm tàu à?
Khi biết chắc chắn trong thuyền không có đồ ăn, nước uống, cảm giác đói khát của mọi người càng tăng nhanh. Họ vừa thoát chết sau vụ đắm thuyền được vài giờ thì lại đứng trước một tai họa tiếp theo. Con thuyền vẫn lênh đênh theo sóng nước. Thời gian nặng nề trôi qua. Tình thế mỗi lúc một tồi tệ.
Suốt ngày, suốt đêm mọi người thỉnh thoảng lại giương mắt, đăm đăm nhìn về bốn phía. Ánh mắt khát khao của họ không thể thay đổi được tình huống của con thuyền. Nhìn mỏi mắt, họ mệt quá lại ngã vào lòng thuyền, cố nhắm mắt ngủ. Với giấc ngủ ít nhất họ cũng trốn thoát được cảm giác cay đắng, tuyệt vọng của mình. Nhưng không ai ngủ được giấc dài. Không ai trốn được tai họa đang bám chặt sau lưng. Không chịu nổi cơn đói, các thuỷ thủ tháo giầy, thắt lưng da và lột cả quai mũ ra ăn. Clâytơn và cả Tơran đều khuyên họ đừng ăn, nhưng mọi lời khuyên của hai người đều vô nghĩa. Ai cũng hiểu từ lâu rằng càng tống các thứ đồ da vào dạ dày thì càng đói và càng khát nước. Nhưng lúc này, bản năng sinh vật đã mạnh hơn tất cả.
Trong lòng thuyền, những con người bất lực, yếu ớt đó chỉ biết nằm thở, để yên cho mặt trời cháy bỏng của vùng nhiệt đới thiêu đốt. Môi họ nứt nẻ, lưỡi sưng lên đầy mồm. Họ mong chờ cái chết sớm đến để giải thoát cho họ.
Mấy ngày sau sự thiếu thốn, đói khát đã làm nhiều người hóa ra đần độn. Mấy thủy thủ nuốt đồ da đã bị những cơn đau hành hạ thật kinh khủng. Bời vì dạ dày yếu ớt của họ không đủ sức tiêu hóa nổi mớ da khô. Một tuần sau tính từ ngày thuyền buồm "Tiểu thư Alice" bị đắm. Tômking chết trong một cơn co giật nhìn đến lạnh gáy.
Tômkinh chết rồi nhưng khuôn mặt thê lương của anh ta vẫn như đang nhìn mọi người. Răng anh ta vẫn nhe ra như cười cợt gì đó. Potơrova không thể chịu đựng nổi khuôn mặt của người chết. Cô không dám đưa mắt lại gần.
- Chả lẽ các ông không thả anh ta xuống nước được sao? Ông Uyliam? - Potơrova thều thào hỏi.
Clâytơn nhổm dậy, chệnh choạng bước đến bên xác chết. Hai thủy thủ còn lại đang nằm cũng ngẩng đầu dậy nhìn theo. Cái nhìn của họ lạnh lẽo như thủy tinh, phát ra từ hai hốc mắt sâu hoắm.
Clâytơn cố gắng lật cái xác cứng đờ ra cạnh mép thuyền.
Anh rất vất vả vì sức đã cạn kiệt.
- Giúp tôi một tay được không? - Anh nói với Uynxơ đang nằm bên cạnh.
- Ông muốn vứt nó xuống biển? - Người thủy thủ cáu kỉnh hỏi lại.
- Chúng ta phải làm thôi. Tôi sợ rằng đến khi tất cả đều kiệt sức thì không khiêng nổi nữa - Clâytơn trả lời - Tôi nghĩ rằng ngày mai không khéo chúng ta không nhúc nhích được nữa, nếu như cứ nằm phơi dưới mặt trời cả ngày thế này.
- Tốt nhất là cứ để nó ở đây! - Uynxơ lẩm bẩm - Có thể ngay hôm nay chúng ta cũng cần đến nó.
Một lát sau, Clâytơn mới hiểu lời người thủy thủ.
- Lạy Chúa! - Clâytơn kêu lên nghẹn ngào - chả lẽ ông tính tới chuyện ăn thịt...
- Tại sao lại không? - Uynxơ cau có - Chúng ta còn có gì đút vào mồm nữa đâu. Mà đằng nào thì anh ta cũng chết rồi - Uynxơ chỉ tay vào cái xác - phải coi nó như thực phẩm thôi. Chết rồi thì còn cần gì.
- Lại đây, Tơran! - Clâytơn quay sang gã người Nga, cất tiếng gọi - Nếu cứ để cái xác này ở đây thì chúng ta còn phải chứng kiến một chuyện khủng khiếp hơn cái chết.
Uynxơ định nhổm dậy ngăn cản Clâytơn. Nhưng khi thấy người thủy thủ thứ hai là Spiđơ cũng đứng về phía Clâytơn, Uynxơ lại nằm xuống, giận dữ nhìn mấy người khốn khổ đang hì hục vần cái xác quăng xuống biển.
Suốt thời gian còn lại trong ngày, Uynxơ gần như không rời mắt khỏi Clâytơn. Nhưng mãi tới tận chiều tối, Clâytơn mới phát hiện ra cái nhìn hằn học của Uynxơ. Clâytơn cảnh giác, định không ngủ để đề phòng cuộc tấn công bất ngờ của Uynxơ. Nhưng anh yếu quá nên không đủ sức để thức canh chừng.
Cuối cùng Clâytơn thiếp đi. Anh không biết mình đã ngủ bao lâu. Anh thức dậy vì một tiếng động lạ tai phát ra ngay bên cạnh chỗ nằm của mình. Bầu trời đêm không mây nên trăng rất sáng. Vì vậy, tới khi hoàn toàn tỉnh táo, anh trông thấy ngay cái vật đã gây ra tiếng động: Uynxơ đang bước lại gần anh. Dưới ánh trăng, cái mồm đang đói khát của Uynxơ há hốc, trắng nhởn những răng là răng.
Tiếng động cũng làm Gian Potơrova thức dậy. Cô trông thấy Uynxơ và thét lên báo động cho mọi người biết. Ngay trong mấy giây, Uynxơ đã đè lên người Clâytơn. Clâytơn nổi cáu nhưng không đủ sức đẩy gã thủy thủ mất trí ra khỏi ngực.
Nghe tiếng thét của Potorova, Tơran và Spiđơ cùng thức giấc. Trông thấy cuộc vật lộn, hai người cố gắng cứu Clâytơn. Mặc dù yếu đuối, nhưng vì là sức hai người gộp lại, cuối cùng thì Tơran và Spiđơ cũng gỡ được Uynxơ ra, đẩy hắn ngã xuống đáy thuyền. Uynxơ nằm yên trên đáy thuyền một lúc, hai hàm rằng Uynxơ tự nhiên rung lên cầm cập rồi bật cười. Một tiếng cười thật ma quái! Bất thình lình hắn dồn sức vùng dậy, thét lên một tiếng rồi đâm đầu xuống biển. Sự việc diễn ra quá nhanh. Không một ai đủ sức đứng dậy cản lại.
Những người khốn khổ còn lại trên thuyền run hẳn lên. Spiđơ vật vã, khóc lóc. Gian Potơrova cất tiếng cầu kinh. Clâytơn lầm bầm chửi rủa. Còn Tơran thì ngồi ôm đầu, có vẻ đang cố nghĩ ra một điều gì đó.
Ngày hôm sau Tơran nói với hai người đàn ông còn lại kế hoạch của mình.
- Này hai ông! - Tơran mở miệng - Chắc các ông biết cái gì sẽ đến với chúng ta. Nếu như hôm nay hoặc quá lắm là ngày mai không có ai ghé thuyền đến cứu. Chúng ta quá ít hy vọng. Từ lúc xuống biển đến giờ, nhìn đến tận chân trời, cũng chẳng thấy một cánh buồm hay một vệt khói tàu nào cả. Nếu như chúng ta có gì đó để ăn thì còn có hơi sống sót ít ngày. Nhưng chẳng có gì hết cả, mái chèo cũng không, một dúm bột cũng không. Chỉ biết nằm phơi nắng, phơi sương thế này để chờ chết. Vậy thì bây giờ chỉ còn một trong hai khả năng mà chính chúng ta phải quyết định lấy. Hoặc là tất cả đều chết, hoặc là một người phải chết cho những người còn lại sống qua ngày. Các ông hiểu tôi muốn nói gì chứ?
Nghe thấy Tơran nói, Gian Potơrova ớn lạnh khắp người. Nếu như một thủy thủ nào đó đề xuất như vậy, Potơrova cảm thấy không có gì ngạc nhiên. Còn bây giờ cô không thể tin được rằng cái ý nghĩ ấy lại thốt lên từ mồm một người mà lâu nay lúc nào cũng tỏ ra lịch sự và đầy đức hạnh.
- Tốt hơn cả là cùng chết với nhau - Clâytơn lên tiếng.
- Về điều này thì thiểu số phải phục tùng đa số - Tơran đáp - Tôi và Spiđơ là đa số đã lựa chọn khả năng thứ hai. Một trong ba người đàn ông chúng ta phải chết. Chúng ta phải quyết định chọn ai đó trong ba ta. Cô Potơrova sẽ không bị chọn. Là đàn bà, nếu chết, để cô ấy chết sau cùng.
- Thế thì chọn thế nào? Ai là người sẽ chết đầu tiên? - Spiđơ cất tiếng hỏi.
- Rút thăm - Tơran đáp - Trong túi, tôi đang có mấy đồng phơ răng. Chúng ta có thể chọn một đồng nào đó có niên đại cổ nhất. Ai rút được đồng ấy, người đó sẽ là người đầu tiên phải chết.
- Tôi không thích cái trò quỷ tha ma bắt ấy - Clâytơn bực bội phản đối - Biết đâu rồi một đợt gió nào đó nổi lên sẽ đẩy chúng ta vào đất liền hoặc có con tàu nào đó trông thấy chúng ta.
- Ông phải phục tùng đa số! Hay ông tình nguyện làm người đầu tiên, không cần phải rút thăm nữa? - Tơran tức tối quát lên - Nào, chúng ta biểu quyết lại đi! Tôi đồng ý rút thăm. Còn ông, Spiđơ! Ý ông thế nào?
- Tôi cũng đồng ý - Spiđơ gật đầu.
- Vậy thì đó là ý kiến của đa số rồi nhé - Tơran tuyên bố - Chúng ta sẽ không để mất thời gian. Tiến hành thôi! Ai cũng muốn sống cả. Nhưng để cho ba người có miếng ăn thì một người phải chết.
Ba người đàn ông sửa soạn tất cả những gì cần thiết cho vòng quay xổ số của tử thần. Gian Potơrova nằm, giương cặp mắt khiếp đảm nhìn ba người đàn ông. Cô rùng mình khi nghĩ tới cảnh tượng mà cô sắp phải chứng kiến tận mắt.
Tơran trải áo kabát lên đáy thuyền. Lát sau, hắn móc ra khỏi túi ka bát một nắm tiền phơrăng đúc bằng kẽm. Hắn chọn lấy sáu đồng. Cả hắn lẫn Spiđơ đều cúi xuống rất lâu nhìn nắm tiền kẽm. Hình như cả hai đều muốn nhận dạng từng đồng tiền. Cuối cùng, Tơran đưa đồng tiền đã chọn cho Clâytơn xem.
- Ông nhìn rõ rồi chứ? - Tơran nói - Đây là đồng tiền cũ nhất, đúc năm 1875. Nó là đồng tiền duy nhất trong số sáu đồng không bị trùng năm đúc.
Clâytơn và người thủy thủ chăm chú quan sát từng đồng kẽm một. Hình như ngoài con số chỉ niên đại ra, chúng giống hệt nhau, chẳng có dấu vết nào đáng nghi cả. Hai người gật đầu đồng ý chọn đồng phơ răng 1875. Nhưng thật tội nghiệp cho họ! Nếu như hai người biết quá khứ lai lịch của Tơran - một tay đại bợm trong các sòng bạc, có khả năng nhận ra từng con bài chỉ bằng năm đầu ngón tay - thì họ không bao giờ tin được cái trò rút thăm quái đản mà Tơran đang bày ra. Đồng phơ răng 1875 mỏng hơn các đồng khác chút xíu. Nhưng cả Clâytơn lẫn Spiđơ có cầm lên tay ngắm nghía cũng không nhận ra điều đó.
- Bây giờ chúng ta rút thăm theo thứ tự nào? - Tơran cất tiếng hỏi. Kinh nghiệm bài bạc và cá cược lâu nay cho hắn biết rằng, trong các trường hợp thế này, phần lớn mọi người đều thích rút lá thăm sau cùng.
Quả nhiên Spiđơ đăng ký rút thứ ba. Vừa nghe nói thế, Tơran tỏ ra là người cao thượng, tuyên bố mình sẽ tình nguyện rút thăm đầu tiên. Tất nhiên Tơran đã sục tay vào túi áo sờ lần lượt từng đồng phơ răng. Sự việc đó diễn ra rất nhanh. Chỉ trong tích tắc Tơran đã lôi một đồng phơr ăng ra, búng cho quay tít lên mặt đáy thuyền.
Đồng kẽm từ từ kết thúc vòng quay rồi nằm yên phơi rõ mặt số: 1888.
Giôn Clâytơn là người thứ hai thò tay rút thăm. Gian Potơrova nín thở. Mặt cô tái đi, căng thẳng tột độ khi bàn tay của người đàn ông mà cô phải lấy làm chồng thọc sâu vào túi áo ka bát. Cuối cùng thì Clâytơn cũng rút ra được đồng tiền số phận của mình. Anh không đủ can đảm nhìn vào mặt đồng tiền trong lòng bàn tay mình. Nhưng ngay lúc đó Tơran đã cúi xuống quan sát rồi thông báo:
- Clâytơn hoàn toàn yên ổn. Ông ta rút được đồng tiên năm 1890.
Gian Potơrova ngã vật xuống lòng thuyền. Cô cảm thấy chóng mặt và muốn nôn ọe. Cô hiểu rằng, bây giờ, nếu người thủy thủ không rút trúng đồng tiền 1875, cô lại phải chứng kiến cuộc rút thăm vòng hai. Căng thẳng thần kinh, cô cảm thấy tim mình như không chịu đập nữa.
Spiđơ thọc tay vào túi áo ka bát. Trán người thủy thủ già tứa ra từng giọt mồ hôi. Mặc dù trời nóng và khát nước bao ngày, Spiđơ vẫn run bắn lên như đang lên cơn sốt rét. Ông lầm bầm tự nguyền rủa. Làm sao ông lại quyết định rút thăm sau cùng một cách đần độn như vậy? Hy vọng sống của người rút đầu tiên là một trên sáu. Còn ông bây giờ chỉ còn là một trên bốn thôi.
Tơran tỏ ra rất kiên nhẫn. Hắn không giục người thủy thủ già câu nào. Hắn biết đằng nào thì hắn cũng nằm ngoài vòng quay của tử thần, cho dù đồng tiền chết chóc đó bây giờ có được Spiđơ rút trúng hay không.
Spiđơ đã rút tay ra khỏi túi áo. Vừa nhìn qua mặt đồng tiền, Spiđơ đã ngã vật xuống lòng thuyền bất tỉnh. Hai người đàn ông còn lại cúi xuống nặt đồng kẽm lóng lánh vừa rơi khỏi bàn tay Spiđơ, lăn tới gần chân họ. Đồng tiền vẫn còn nhơm nhớp mồ hôi tay. Thật kỳ lạ! Đồng tiền đó vẫn không phải là đồng phát hành năm 1875. Mối đe dọa của cái chết đã làm người thủy thủ già ứa nước mắt, đọc nhầm con số trên mặt đồng kẽm.
Chẳng còn gì khác hơn là lại phải rút thăm lần nữa. Gã người Nga thò tay rút tiền, không hề do dự. Hắn vẫn an toàn. Khi bàn tay Clâytơn khuất dưới túi áo ka bát, Gian Potơrova nhắm chặt mắt lại. Spiđơ lúc này đã ngồi dậy, đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn theo bàn tay Clâytơn. Bàn tay này sẽ quyết định số phận của chính ông. Sự may mắn của Clâytơn có nghĩa là ông phải chết và ngược lại nếu Clâytơn phải chết thì ông sẽ có hy vọng sống.
- Nhanh lên! - Spiđơ giục Clâytơn - Xòe tay ra xem nào! Lạy Chúa tôi!
Clâytơn xòe bàn tay. Spiđơ là người đầu tiên đọc được con số trên mặt đồng tiền. Mọi người đang hồi hộp chờ Spiđơ thông báo con số thì ông đã chồm dậy như một người điên rồi nhao đầu qua mép thuyền. Trong chớp mắt người thủy thủ già đã biến mất giữa lòng biển cuộn sóng. Đồng tiên trong tay Clâytơn đã cứu mạng anh. Nó không ra đời năm 1875...
Sự căng thẳng thần kinh làm kiệt sức những người còn sống trên thuyền. Họ nằm bất tỉnh nhân sự cho tới tận sáng hôm sau. Suốt mấy ngày tiếp theo, họ không hề hé răng nói một lời về chuyện cũ. Càng im lặng, họ càng cảm thấy yếu ớt và tuyệt vọng tới mức không chịu đựng nổi nữa. Cuối cùng Tơran đã bò đến bên Clâytơn đang nằm.
- Chúng ta phải rút thăm lần nữa. Nếu như để lâu, yếu quá thì cũng không đủ sức nhai đâu - Tơran thều thào trong tiếng gió biển.
Một lát sau, Clâytơn cũng thức dậy. Anh giật mình, chớp chớp mắt, cố hình dung lại những sự kiện xảy ra trong đêm qua. Cuối cùng, đôi mắt anh như vấp phải thân hình cô gái trong thuyền.
- Gian! - Clâytơn kêu lên sung sướng - Ơn Chúa chúng mình vẫn ở bên nhau!
- Anh hãy nhìn xem! - Cô gái giơ tay chỉ khắp bốn bề trời nước - Chúng ta hoàn toàn đơn độc!
Clâytơn nhỏm dậy, nhìn bốn phía.
- Họ ở đâu nhỉ? - Clâytơn thốt lên sững sờ - Nhưng mà dù sao đi nữa họ cũng không bị chìm. Bởi vì biển rất yên. Tất cả các thuyền con đã được thả xuống nước kịp thời, trước khi "Tiểu thư Alice" chìm hẳn. Chúng ta đã chứng kiến điều đó rồi mà.
Clâytơn nói rồi đi đánh thức mọi người. Anh nhắc cho họ nhớ ra tình thế của con thuyền.
- Những chiếc khác cũng đang bập bềnh trôi nổi quanh đâu đó thôi mà - Một thủy thủ vừa dụi mắt vừa nói bằng giọng ngái ngủ - Tất cả đều có đồ dự trữ. Như vậy thuyền nọ không bị phụ thuộc vào thuyền kia. Nếu có bão thì đằng nào cũng chẳng giúp được nhau. Cứ lạc nhau, lang thang mỗi thuyền mỗi nơi thế này còn hay hơn. Nếu người ta trông thấy một thuyền, đến cứu, thì sẽ tìm tiếp những thuyền còn lại. Nếu chúng ta chụm lại, bơi với nhau cùng cả bốn thuyền thì... chết là chết ráo. Bốn thuyền lạc nhau có nghĩa là hy vọng được nhân lên gấp bốn.
Mọi người đều thừa nhận rằng người thủy thủ đó có lý. Lời anh ta cũng làm mọi người yên lòng và hy vọng. Nhưng chưa kịp vui vẻ trở lại thì tất cả tái mặt, hoảng hốt. Trong khi sửa soạn bơi vào đất liền, mọi người mới phát hiện ra là thuyền của họ không có chiếc chèo nào. Hai thủy thủ giữ chèo, mệt quá đã ngủ quên. Cả hai mái chèo bị tuột xuống biển lúc nào không biết. Mấy người chửi nhau té tát. Clâytơn cố gắng can ngăn. Rồi một lát sau đến lượt Tơran nổi giận. Tơran cứ ngồi chửi đổng và không tiếc lời nguyền rủa sự ngu ngốc của người Anh. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng Tơran muốn chửi hai thủy thủ Anh đã để rơi chèo.
- Thôi đi, các ngài! - Tômkinh, một thủy thủ từ nãy đến giờ im lặng đã lên tiếng - Các ngài có cãi nhau thì cũng chẳng ích gì. Đúng như Spiđơ nói đấy, người nói phải có người nghe. Tại sao cứ ầm ầm cũng một lúc như vậy? Thôi, tốt nhất là đi ăn sáng đi.
- Thật là một giải pháp không đến nỗi tồi - Tơran đang cau có tự nhiên nhe răng ra cười, bình luận rồi quay sang một thủy thủ thứ ba, tên là Uynsơn - Đưa cho tôi một thùng, phía sau lưng ấy, ông bạn!
- Đứng dậy, lại mà lấy! Uynsơn lắc đầu từ chối - Tôi không quen nghe lệnh người nước ngoài. Mà ở đây thì ông không phải là thuyền trưởng.
Clâytơn vội bước lại lấy thùng để ngăn chặn cuộc cãi cọ. Hơn nữa, khi nãy đã có thủy thủ tố cáo rằng: lấy cớ đi kiểm tra các thùng thực phẩm, hai người nào đó đã âm mưu kiếm chác phần riêng cho dạ dày mình.
- Thuyền này phải có một người chỉ huy - Gian Potơrôva lên tiếng đề nghị. Cô đã phát chán vì những chuyện cãi cọ ngốc nghếch - Chẳng có gì thú vị khi ngồi trên chiếc thuyền con con thế này giữa Đại Tây Dương. Vậy mà các ông còn hành hạ thần kinh nhau, chửi bới xúc phạm nhau không ngớt miệng, các ông phải bầu một người nào đó làm chỉ huy, người đó sẽ quyết định mọi chuyện. Rõ ràng là ở đây kỷ luật phải nghiêm hơn ở trên những con thuyền lớn.
Thốt lên những lời cay đắng như vậy, Gian Potơrôva tin rằng mình sẽ không còn bị điếc tai vì những lời cục cằn thô tục của đám đàn ông nữa. Hình như trong tình thế đầy những xích mích, thù hằn thế này vị hôn phu của cô không đủ khả năng hòa giải.
Quả là những lời của Potơrôva ít nhất cũng làm cánh đàn ông trên thuyền thấy ngượng và bình tĩnh trở lại. Mọi người đi đến quyết đinh: Phải chia hai thùng nước ngọt và bốn hộp đồ ăn ra làm hai phần. Một phần cho các thuỷ thủ, một phần giành cho những người đồng hành. Ngay lập tức các thùng dự trữ được xếp ra trước mặt hai thủy thủ khỏe tay tình nguyện phá nắp các thùng sắt tây. Trước tiên, họ mở thùng đồ ăn. Nhưng mũi dao nhọn vừa bén vào nắp sắt một đoạn, người thủy thủ mở thùng lại văng tục. Khuôn mặt anh ta co dúm lại, vừa như giận dữ vừa như đau đớn.
- Có gì khó chịu thế? - Clâytơn tò mò bước lại gần hỏi.
- Khó chịu là thế nào? - Spiđơ rít lên - Khó chịu? Nó còn tồi tàn hơn sự khó chịu trăm lần. Nó là tai họa. Thùng này toàn là dầu nhờn.
Clâytơn và Tơran vội vã mở các thùng bên cạnh. Các thủy thủ đã nói đúng. Vỏ thùng giống nhau thì bên trong cũng giống nhau. Không có thực phẩm mà toàn là dầu chạy máy. Mọi người hoảng hốt mở nốt các thùng còn lại. Họ hy vọng có thùng nào đó được đóng lạc nhân. Nhưng kết quả không có gì khác. Tiếng chửi rủa lại vang lên. Vậy là trên chiếc thuyền con này lại không hề có một mẩu thức ăn.
- Lại còn nước ngọt nữa! - Tômkinh kêu lên - Không có ăn thì còn sống được ít ngày, chứ không có nước uống thì... Chúng ta có thể lôi giầy da ra mà nhai nếu như đói quá. Nhưng khát thì moi đâu ra nước ngọt? Trong khi Tômkinh nói, Uynsơn đã chọc một lỗ thủng trên nắp thùng nước. Spiđơ đặt chiếc cốc xuống chờ, từ lỗ thủng từ từ tuôn ra một dòng chảy màu đen yếu ớt chứa những hạt li ti, vùn vụn?
Uynsơn tức tối buông thùng. Anh ta không đủ sức chửi rủa nữa mà chỉ biết giương mắt nhìn vào đám bột khô khỏng trong lòng cốc.
- Thùng thuốc súng! - Spiđơ kêu lên nghẹn ngào.
- Lạy Chúa! Thuốc nổ thật! - Tơran cũng kêu to - Đồ trời đánh. Đây là đồ ăn kiêng dành cho lũ đắm tàu à?
Khi biết chắc chắn trong thuyền không có đồ ăn, nước uống, cảm giác đói khát của mọi người càng tăng nhanh. Họ vừa thoát chết sau vụ đắm thuyền được vài giờ thì lại đứng trước một tai họa tiếp theo. Con thuyền vẫn lênh đênh theo sóng nước. Thời gian nặng nề trôi qua. Tình thế mỗi lúc một tồi tệ.
Suốt ngày, suốt đêm mọi người thỉnh thoảng lại giương mắt, đăm đăm nhìn về bốn phía. Ánh mắt khát khao của họ không thể thay đổi được tình huống của con thuyền. Nhìn mỏi mắt, họ mệt quá lại ngã vào lòng thuyền, cố nhắm mắt ngủ. Với giấc ngủ ít nhất họ cũng trốn thoát được cảm giác cay đắng, tuyệt vọng của mình. Nhưng không ai ngủ được giấc dài. Không ai trốn được tai họa đang bám chặt sau lưng. Không chịu nổi cơn đói, các thuỷ thủ tháo giầy, thắt lưng da và lột cả quai mũ ra ăn. Clâytơn và cả Tơran đều khuyên họ đừng ăn, nhưng mọi lời khuyên của hai người đều vô nghĩa. Ai cũng hiểu từ lâu rằng càng tống các thứ đồ da vào dạ dày thì càng đói và càng khát nước. Nhưng lúc này, bản năng sinh vật đã mạnh hơn tất cả.
Trong lòng thuyền, những con người bất lực, yếu ớt đó chỉ biết nằm thở, để yên cho mặt trời cháy bỏng của vùng nhiệt đới thiêu đốt. Môi họ nứt nẻ, lưỡi sưng lên đầy mồm. Họ mong chờ cái chết sớm đến để giải thoát cho họ.
Mấy ngày sau sự thiếu thốn, đói khát đã làm nhiều người hóa ra đần độn. Mấy thủy thủ nuốt đồ da đã bị những cơn đau hành hạ thật kinh khủng. Bời vì dạ dày yếu ớt của họ không đủ sức tiêu hóa nổi mớ da khô. Một tuần sau tính từ ngày thuyền buồm "Tiểu thư Alice" bị đắm. Tômking chết trong một cơn co giật nhìn đến lạnh gáy.
Tômkinh chết rồi nhưng khuôn mặt thê lương của anh ta vẫn như đang nhìn mọi người. Răng anh ta vẫn nhe ra như cười cợt gì đó. Potơrova không thể chịu đựng nổi khuôn mặt của người chết. Cô không dám đưa mắt lại gần.
- Chả lẽ các ông không thả anh ta xuống nước được sao? Ông Uyliam? - Potơrova thều thào hỏi.
Clâytơn nhổm dậy, chệnh choạng bước đến bên xác chết. Hai thủy thủ còn lại đang nằm cũng ngẩng đầu dậy nhìn theo. Cái nhìn của họ lạnh lẽo như thủy tinh, phát ra từ hai hốc mắt sâu hoắm.
Clâytơn cố gắng lật cái xác cứng đờ ra cạnh mép thuyền.
Anh rất vất vả vì sức đã cạn kiệt.
- Giúp tôi một tay được không? - Anh nói với Uynxơ đang nằm bên cạnh.
- Ông muốn vứt nó xuống biển? - Người thủy thủ cáu kỉnh hỏi lại.
- Chúng ta phải làm thôi. Tôi sợ rằng đến khi tất cả đều kiệt sức thì không khiêng nổi nữa - Clâytơn trả lời - Tôi nghĩ rằng ngày mai không khéo chúng ta không nhúc nhích được nữa, nếu như cứ nằm phơi dưới mặt trời cả ngày thế này.
- Tốt nhất là cứ để nó ở đây! - Uynxơ lẩm bẩm - Có thể ngay hôm nay chúng ta cũng cần đến nó.
Một lát sau, Clâytơn mới hiểu lời người thủy thủ.
- Lạy Chúa! - Clâytơn kêu lên nghẹn ngào - chả lẽ ông tính tới chuyện ăn thịt...
- Tại sao lại không? - Uynxơ cau có - Chúng ta còn có gì đút vào mồm nữa đâu. Mà đằng nào thì anh ta cũng chết rồi - Uynxơ chỉ tay vào cái xác - phải coi nó như thực phẩm thôi. Chết rồi thì còn cần gì.
- Lại đây, Tơran! - Clâytơn quay sang gã người Nga, cất tiếng gọi - Nếu cứ để cái xác này ở đây thì chúng ta còn phải chứng kiến một chuyện khủng khiếp hơn cái chết.
Uynxơ định nhổm dậy ngăn cản Clâytơn. Nhưng khi thấy người thủy thủ thứ hai là Spiđơ cũng đứng về phía Clâytơn, Uynxơ lại nằm xuống, giận dữ nhìn mấy người khốn khổ đang hì hục vần cái xác quăng xuống biển.
Suốt thời gian còn lại trong ngày, Uynxơ gần như không rời mắt khỏi Clâytơn. Nhưng mãi tới tận chiều tối, Clâytơn mới phát hiện ra cái nhìn hằn học của Uynxơ. Clâytơn cảnh giác, định không ngủ để đề phòng cuộc tấn công bất ngờ của Uynxơ. Nhưng anh yếu quá nên không đủ sức để thức canh chừng.
Cuối cùng Clâytơn thiếp đi. Anh không biết mình đã ngủ bao lâu. Anh thức dậy vì một tiếng động lạ tai phát ra ngay bên cạnh chỗ nằm của mình. Bầu trời đêm không mây nên trăng rất sáng. Vì vậy, tới khi hoàn toàn tỉnh táo, anh trông thấy ngay cái vật đã gây ra tiếng động: Uynxơ đang bước lại gần anh. Dưới ánh trăng, cái mồm đang đói khát của Uynxơ há hốc, trắng nhởn những răng là răng.
Tiếng động cũng làm Gian Potơrova thức dậy. Cô trông thấy Uynxơ và thét lên báo động cho mọi người biết. Ngay trong mấy giây, Uynxơ đã đè lên người Clâytơn. Clâytơn nổi cáu nhưng không đủ sức đẩy gã thủy thủ mất trí ra khỏi ngực.
Nghe tiếng thét của Potorova, Tơran và Spiđơ cùng thức giấc. Trông thấy cuộc vật lộn, hai người cố gắng cứu Clâytơn. Mặc dù yếu đuối, nhưng vì là sức hai người gộp lại, cuối cùng thì Tơran và Spiđơ cũng gỡ được Uynxơ ra, đẩy hắn ngã xuống đáy thuyền. Uynxơ nằm yên trên đáy thuyền một lúc, hai hàm rằng Uynxơ tự nhiên rung lên cầm cập rồi bật cười. Một tiếng cười thật ma quái! Bất thình lình hắn dồn sức vùng dậy, thét lên một tiếng rồi đâm đầu xuống biển. Sự việc diễn ra quá nhanh. Không một ai đủ sức đứng dậy cản lại.
Những người khốn khổ còn lại trên thuyền run hẳn lên. Spiđơ vật vã, khóc lóc. Gian Potơrova cất tiếng cầu kinh. Clâytơn lầm bầm chửi rủa. Còn Tơran thì ngồi ôm đầu, có vẻ đang cố nghĩ ra một điều gì đó.
Ngày hôm sau Tơran nói với hai người đàn ông còn lại kế hoạch của mình.
- Này hai ông! - Tơran mở miệng - Chắc các ông biết cái gì sẽ đến với chúng ta. Nếu như hôm nay hoặc quá lắm là ngày mai không có ai ghé thuyền đến cứu. Chúng ta quá ít hy vọng. Từ lúc xuống biển đến giờ, nhìn đến tận chân trời, cũng chẳng thấy một cánh buồm hay một vệt khói tàu nào cả. Nếu như chúng ta có gì đó để ăn thì còn có hơi sống sót ít ngày. Nhưng chẳng có gì hết cả, mái chèo cũng không, một dúm bột cũng không. Chỉ biết nằm phơi nắng, phơi sương thế này để chờ chết. Vậy thì bây giờ chỉ còn một trong hai khả năng mà chính chúng ta phải quyết định lấy. Hoặc là tất cả đều chết, hoặc là một người phải chết cho những người còn lại sống qua ngày. Các ông hiểu tôi muốn nói gì chứ?
Nghe thấy Tơran nói, Gian Potơrova ớn lạnh khắp người. Nếu như một thủy thủ nào đó đề xuất như vậy, Potơrova cảm thấy không có gì ngạc nhiên. Còn bây giờ cô không thể tin được rằng cái ý nghĩ ấy lại thốt lên từ mồm một người mà lâu nay lúc nào cũng tỏ ra lịch sự và đầy đức hạnh.
- Tốt hơn cả là cùng chết với nhau - Clâytơn lên tiếng.
- Về điều này thì thiểu số phải phục tùng đa số - Tơran đáp - Tôi và Spiđơ là đa số đã lựa chọn khả năng thứ hai. Một trong ba người đàn ông chúng ta phải chết. Chúng ta phải quyết định chọn ai đó trong ba ta. Cô Potơrova sẽ không bị chọn. Là đàn bà, nếu chết, để cô ấy chết sau cùng.
- Thế thì chọn thế nào? Ai là người sẽ chết đầu tiên? - Spiđơ cất tiếng hỏi.
- Rút thăm - Tơran đáp - Trong túi, tôi đang có mấy đồng phơ răng. Chúng ta có thể chọn một đồng nào đó có niên đại cổ nhất. Ai rút được đồng ấy, người đó sẽ là người đầu tiên phải chết.
- Tôi không thích cái trò quỷ tha ma bắt ấy - Clâytơn bực bội phản đối - Biết đâu rồi một đợt gió nào đó nổi lên sẽ đẩy chúng ta vào đất liền hoặc có con tàu nào đó trông thấy chúng ta.
- Ông phải phục tùng đa số! Hay ông tình nguyện làm người đầu tiên, không cần phải rút thăm nữa? - Tơran tức tối quát lên - Nào, chúng ta biểu quyết lại đi! Tôi đồng ý rút thăm. Còn ông, Spiđơ! Ý ông thế nào?
- Tôi cũng đồng ý - Spiđơ gật đầu.
- Vậy thì đó là ý kiến của đa số rồi nhé - Tơran tuyên bố - Chúng ta sẽ không để mất thời gian. Tiến hành thôi! Ai cũng muốn sống cả. Nhưng để cho ba người có miếng ăn thì một người phải chết.
Ba người đàn ông sửa soạn tất cả những gì cần thiết cho vòng quay xổ số của tử thần. Gian Potơrova nằm, giương cặp mắt khiếp đảm nhìn ba người đàn ông. Cô rùng mình khi nghĩ tới cảnh tượng mà cô sắp phải chứng kiến tận mắt.
Tơran trải áo kabát lên đáy thuyền. Lát sau, hắn móc ra khỏi túi ka bát một nắm tiền phơrăng đúc bằng kẽm. Hắn chọn lấy sáu đồng. Cả hắn lẫn Spiđơ đều cúi xuống rất lâu nhìn nắm tiền kẽm. Hình như cả hai đều muốn nhận dạng từng đồng tiền. Cuối cùng, Tơran đưa đồng tiền đã chọn cho Clâytơn xem.
- Ông nhìn rõ rồi chứ? - Tơran nói - Đây là đồng tiền cũ nhất, đúc năm 1875. Nó là đồng tiền duy nhất trong số sáu đồng không bị trùng năm đúc.
Clâytơn và người thủy thủ chăm chú quan sát từng đồng kẽm một. Hình như ngoài con số chỉ niên đại ra, chúng giống hệt nhau, chẳng có dấu vết nào đáng nghi cả. Hai người gật đầu đồng ý chọn đồng phơ răng 1875. Nhưng thật tội nghiệp cho họ! Nếu như hai người biết quá khứ lai lịch của Tơran - một tay đại bợm trong các sòng bạc, có khả năng nhận ra từng con bài chỉ bằng năm đầu ngón tay - thì họ không bao giờ tin được cái trò rút thăm quái đản mà Tơran đang bày ra. Đồng phơ răng 1875 mỏng hơn các đồng khác chút xíu. Nhưng cả Clâytơn lẫn Spiđơ có cầm lên tay ngắm nghía cũng không nhận ra điều đó.
- Bây giờ chúng ta rút thăm theo thứ tự nào? - Tơran cất tiếng hỏi. Kinh nghiệm bài bạc và cá cược lâu nay cho hắn biết rằng, trong các trường hợp thế này, phần lớn mọi người đều thích rút lá thăm sau cùng.
Quả nhiên Spiđơ đăng ký rút thứ ba. Vừa nghe nói thế, Tơran tỏ ra là người cao thượng, tuyên bố mình sẽ tình nguyện rút thăm đầu tiên. Tất nhiên Tơran đã sục tay vào túi áo sờ lần lượt từng đồng phơ răng. Sự việc đó diễn ra rất nhanh. Chỉ trong tích tắc Tơran đã lôi một đồng phơr ăng ra, búng cho quay tít lên mặt đáy thuyền.
Đồng kẽm từ từ kết thúc vòng quay rồi nằm yên phơi rõ mặt số: 1888.
Giôn Clâytơn là người thứ hai thò tay rút thăm. Gian Potơrova nín thở. Mặt cô tái đi, căng thẳng tột độ khi bàn tay của người đàn ông mà cô phải lấy làm chồng thọc sâu vào túi áo ka bát. Cuối cùng thì Clâytơn cũng rút ra được đồng tiền số phận của mình. Anh không đủ can đảm nhìn vào mặt đồng tiền trong lòng bàn tay mình. Nhưng ngay lúc đó Tơran đã cúi xuống quan sát rồi thông báo:
- Clâytơn hoàn toàn yên ổn. Ông ta rút được đồng tiên năm 1890.
Gian Potơrova ngã vật xuống lòng thuyền. Cô cảm thấy chóng mặt và muốn nôn ọe. Cô hiểu rằng, bây giờ, nếu người thủy thủ không rút trúng đồng tiền 1875, cô lại phải chứng kiến cuộc rút thăm vòng hai. Căng thẳng thần kinh, cô cảm thấy tim mình như không chịu đập nữa.
Spiđơ thọc tay vào túi áo ka bát. Trán người thủy thủ già tứa ra từng giọt mồ hôi. Mặc dù trời nóng và khát nước bao ngày, Spiđơ vẫn run bắn lên như đang lên cơn sốt rét. Ông lầm bầm tự nguyền rủa. Làm sao ông lại quyết định rút thăm sau cùng một cách đần độn như vậy? Hy vọng sống của người rút đầu tiên là một trên sáu. Còn ông bây giờ chỉ còn là một trên bốn thôi.
Tơran tỏ ra rất kiên nhẫn. Hắn không giục người thủy thủ già câu nào. Hắn biết đằng nào thì hắn cũng nằm ngoài vòng quay của tử thần, cho dù đồng tiền chết chóc đó bây giờ có được Spiđơ rút trúng hay không.
Spiđơ đã rút tay ra khỏi túi áo. Vừa nhìn qua mặt đồng tiền, Spiđơ đã ngã vật xuống lòng thuyền bất tỉnh. Hai người đàn ông còn lại cúi xuống nặt đồng kẽm lóng lánh vừa rơi khỏi bàn tay Spiđơ, lăn tới gần chân họ. Đồng tiền vẫn còn nhơm nhớp mồ hôi tay. Thật kỳ lạ! Đồng tiền đó vẫn không phải là đồng phát hành năm 1875. Mối đe dọa của cái chết đã làm người thủy thủ già ứa nước mắt, đọc nhầm con số trên mặt đồng kẽm.
Chẳng còn gì khác hơn là lại phải rút thăm lần nữa. Gã người Nga thò tay rút tiền, không hề do dự. Hắn vẫn an toàn. Khi bàn tay Clâytơn khuất dưới túi áo ka bát, Gian Potơrova nhắm chặt mắt lại. Spiđơ lúc này đã ngồi dậy, đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn theo bàn tay Clâytơn. Bàn tay này sẽ quyết định số phận của chính ông. Sự may mắn của Clâytơn có nghĩa là ông phải chết và ngược lại nếu Clâytơn phải chết thì ông sẽ có hy vọng sống.
- Nhanh lên! - Spiđơ giục Clâytơn - Xòe tay ra xem nào! Lạy Chúa tôi!
Clâytơn xòe bàn tay. Spiđơ là người đầu tiên đọc được con số trên mặt đồng tiền. Mọi người đang hồi hộp chờ Spiđơ thông báo con số thì ông đã chồm dậy như một người điên rồi nhao đầu qua mép thuyền. Trong chớp mắt người thủy thủ già đã biến mất giữa lòng biển cuộn sóng. Đồng tiên trong tay Clâytơn đã cứu mạng anh. Nó không ra đời năm 1875...
Sự căng thẳng thần kinh làm kiệt sức những người còn sống trên thuyền. Họ nằm bất tỉnh nhân sự cho tới tận sáng hôm sau. Suốt mấy ngày tiếp theo, họ không hề hé răng nói một lời về chuyện cũ. Càng im lặng, họ càng cảm thấy yếu ớt và tuyệt vọng tới mức không chịu đựng nổi nữa. Cuối cùng Tơran đã bò đến bên Clâytơn đang nằm.
- Chúng ta phải rút thăm lần nữa. Nếu như để lâu, yếu quá thì cũng không đủ sức nhai đâu - Tơran thều thào trong tiếng gió biển.
Danh sách chương