Sa mạc.
Thời điểm Lý Tùng Nhất đã thuộc kịch bản, cậu nhận được tin nhắn từ Trần Đại Xuyên.
Trần Đại Xuyên đã tới một sa mạc ở Nội Mông. Anh chụp hai bức ảnh cho Lý Tùng Nhất, hỏi cậu bức nào trông đẹp hơn.
Lý Tùng Nhất lướt qua lướt lại hai bức ảnh, chỉ có thể nói rằng chúng đều đẹp. Cồn cát dài ngút ngàn, trời xanh biếc bao la, một ít cây cỏ trơ trọi thoạt trông thật quạnh hiu; thiên địa mênh mông, mây trắng ùn ùn kéo đến rồi lại bềnh bồng trôi đi, chỉ có màu xanh biêng biếc là trường tồn mãi mãi.
Cậu thậm chí có thể tưởng tượng ra Trần Đại Xuyên và Ấn Tây đã tranh luận gay gắt về hai cảnh này, nội dung chủ yếu là các khía cạnh chuyên môn khác nhau như ánh sáng, bố cục hay lịch trình.
Lý Tùng Nhất lần lữa mãi mới nói thật: Tấm nào cũng đẹp.
Trần Đại Xuyên trả lời bằng tin nhắn âm thanh, lẫn trong giọng nói còn có tiếng cười khẽ và tiếng gió kêu u u: “Chả là cho em thưởng thức vẻ đẹp của sa mạc thôi. Đến khi quay phim mệt rồi, có khi vừa thấy cát đã buồn nôn.”
Ở đầu bên kia, Trần Đại Xuyên tuồng như bước lúc sâu lúc cạn; giọng nói không ổn định, lúc nhẹ lúc to. Tiếng cười khẽ hòa trong chất giọng trầm thấp chạm vào màng nhĩ của Lý Tùng Nhất, ngứa ngáy lạ thường.
Lý Tùng Nhất bật cười, vô thức bấm phát lại.
Đến khi âm tiết cuối cùng vang lên, Lý Tùng Nhất mới hay mình đang làm gì. Đôi tay cứng đờ, khuôn mặt biến sắc, đoạn cậu cất điện thoại đi.
Trần Đại Xuyên chờ hoài vẫn không thấy tin nhắn hồi âm, bèn cho điện thoại vào túi.
Ấn Tây liếc anh: “Đang làm gì đó?”
Trần Đại Xuyên nói: “Gửi tin nhắn.”
Ấn Tây cắc cớ hỏi: “Gửi cho ai? Lần đầu tiên tôi thấy cậu đang làm việc mà phân tâm.”
“Đây mà gọi là làm việc?” Trần Đại Xuyên vặn lại. “Đây là công việc của cậu, tôi chỉ cho lời khuyên thôi nhé.”
“Ý kiến ý cò nữa xem, tôi lột da cậu cho coi.” Ấn Tây chun mũi. “Cũng may không phải là công việc của cậu.”
Trần Đại Xuyên cười, hỏi: “Lần nay cậu thấy sao?”
“Thấy đã lắm, từng tế bào đều tràn ngập linh cảm.” Ấn Tây dang hai tay hướng lên trời, hét lớn. “Ấn Tây toàn năng đã trở lại!”
Trên sa mạc, hai bóng người nhỏ bé lọt thỏm trong cồn cát vô tận. Chiếc bóng dài như một nét vẽ sâu hoắm, đang cố lưu tên mình trên dòng chảy thời gian.
*
Lý Tùng Nhất quyết định về quê.
Ở quê nhà an tĩnh với nhịp sống chậm khiến cậu ít suy nghĩ lung tung, và có thể dồn nhiều tâm sức hơn cho kịch bản.
Một tháng sau, cậu không chỉ thuộc lòng lời thoại của mình mà còn thuộc làu làu lời thoại của những nhân vật khác.
Trần Đại Xuyên cũng trở về từ sa mạc, vừa bước vào biệt thự đã nhận thấy lâu ngày không có ai ở. Tim thắt lại chẳng rõ lý do, anh vội vàng đi vào phòng ngủ của Lý Tùng Nhất.
Mấy chiếc gối và vỏ chăn được xếp ngay ngắn, chẳng tìm thấy một sợi tóc nữa là.
Trần Đại Xuyên ngỡ ngàng thoáng chốc, không biết tả thế nào về tâm trạng của mình ngay lúc này. Anh vốn tưởng rằng sẽ trông thấy Lý Tùng Nhất khi về nhà, cảm giác mong chờ này hóa thành hư vô, tuy không khó chấp nhận nhưng trong lòng lại thoáng khó chịu.
Trần Đại Xuyên mệt mỏi lau mặt, cảm tưởng mối quan hệ giữa mình với Lý Tùng Nhất không còn đơn giản như trước. Giờ đây đã thêm chút lo lắng về chuyện được mất, tuồng như đi trên một sợi dây mỏng tang. Lý trí nhắc anh không nên tiếp tục thế nữa, bởi anh vô cùng trân trọng cuộc gặp gỡ định mệnh với Lý Tùng Nhất ở thế giới này. Song nếu xử lý một cách bất cẩn, e là anh có khả năng trộn lẫn mối quan hệ giữa mình với cậu vào những thứ khác. Và điều đó, chỉ đẩy họ ngày càng xa nhau hơn. Nhưng kiếp trước của hai người là một sợi dây ràng buộc chẳng thể đứt đoạn, họ duy trì một tình bạn không xa cũng chẳng gần, đây mới là thứ giày vò anh từng ngày.
Nhưng lý trí của anh đã mất kiểm soát trước Lý Tùng Nhất một lần. Tựa như đặt “Singing in The Rain” vào một nơi nó không thuộc về, Trần Đại Xuyên đứng trong căn phòng ngủ vắng chủ đã lâu, gửi một tin nhắn cho Lý Tùng Nhất:
Em đang ở đâu?
Lý Tùng Nhất: Tôi về quê. Anh về rồi à?
Trần Đại Xuyên: Ừm, tìm thấy hết các cảnh mà mình muốn rồi. Mấy chi tiết nhỏ lẻ khác thì xử lý trong hậu kỳ sau.
Lý Tùng Nhất: Dự kiến khởi quay khi nào?
Trần Đại Xuyên: Một tháng sau.
Lý Tùng Nhất: Nhanh vậy?
Trần Đại Xuyên: Môi trường sa mạc vốn rất tệ, tranh thủ quay lúc thời tiết mát mẻ từ tháng Mười đến tháng Sáu năm sau. Kéo dài tới hè thì càng tệ hơn. Kết thúc cảnh quay sa mạc, đoàn phim mới chuyển sang bối cảnh cung đình.
Lý Tùng Nhất: Vậy để tôi book vé, ngày mai bay về.
Trần Đại Xuyên: OK.
Trần Đại Xuyên nhè nhẹ thở ra, chậm rãi đi tới phòng ngủ của Lý Tùng Nhất. Cậu mang đến đây rất ít đồ, thậm chí còn chẳng thể nhìn ra dấu vết sinh hoạt. Dường như cậu đã để mọi thứ ở một góc cốt khi rời đi chỉ cần quơ tay cầm lấy, bảo đảm nơi này vẫn sạch sẽ như trước, hệt như đang ở tạm trong khách sạn.
Lý Tùng Nhất trở lại, nhưng không bộc lộ cảm xúc khác thường nào. Cậu vẫn diễn thử với Trần Đại Xuyên như ngày trước.
Chẳng qua Trần Đại Xuyên không có nhiều thời gian tập diễn với cậu, anh cần ủy quyền Bình Xuyên cho người khác nhằm đảm bảo hệ thống quản lý vẫn có thể vận hành nền nếp trong vòng một năm kể từ ngày vào đoàn.
Những thành viên nòng cốt của hạng mục “Tiên phong” đã chuẩn bị đầy đủ. Một tháng sau, họ lao vào sa mạc với tinh thần chiến đấu sục sôi.
Hơn một trăm nhân viên đoàn phim ở trong khách sạn gần sa mạc. Nơi đây cơ sở vật chất thuộc hạng trung bình, không có nhiều phòng; một khi nhân viên đến thì gần như kín chỗ, e rằng trong vài tháng tới chẳng thể đón tiếp bất kỳ đoàn người nào khác.
Dàn diễn viên chính ở phòng giường lớn, còn các diễn viên phụ ở chung với nhân viên trong phòng giường đôi.
Phòng của Lý Tùng Nhất và Trần Đại Xuyên ở cùng tầng, cách nhau không xa.
Các phương tiện thông thường không thể lái xa hoặc đi lâu trong sa mạc. Phương tiện của đoàn phim là xe bọc thép và xe RV[1] được cải tạo đặc biệt với hiệu năng tuyệt vời. Ngoài máy móc và thiết bị cần thiết, xe còn chở theo một lượng lớn nước uống và thực phẩm.
[1] Xe RV: RV là chữ viết tắt của Recreational Vehicle, hay còn gọi là “nhà xe”, bởi không gian trên xe được thiết kế như một ngôi nhà tiện nghi có thể di chuyển mọi nơi.
Điểm hạn chế khi quay phim ở sa mạc chính là vậy —— Ăn uống khó khăn, thậm chí lẫn trong đó còn dính cát. Nếu ai quen ăn sung mặc sướng, ắt hẳn khó lòng chịu nổi hoàn cảnh khắc nghiệt này.
Ngày đầu tiên khi đến sa mạc, Lý Tùng Nhất cảm tưởng mọi thứ khá thú vị. Nhìn từ cửa sổ xe, phong cảnh sa mạc còn tráng lệ hơn nhiều so với mấy bức ảnh mà Trần Đại Xuyên đã gửi. Nhưng khi đặt chân xuống cát, vừa bị nắng nóng thiêu cháy vừa bị gió cát quật ngã, Lý Tùng Nhất tự nhiên thấy hết vui.
May sao Ấn Tây sắp xếp cảnh quay theo thứ tự tăng dần, những phân đoạn ban đầu về cơ bản là cảnh đơn giản. Không quá vất vả, cũng chẳng cần thể hiện nhiều cảm xúc phức tạp, miễn là khắc họa rõ nét chuyến hành trình gian nan cực khổ trên sa mạc —— Hiển nhiên điểm này không cần phải diễn, bởi đây gần như là cảm xúc chân thực của diễn viên.
Trôi qua một ngày như thế, Lý Tùng Nhất cảm tưởng mình như bị rút nước.
Đội tiên phong trước hết phải khoác áo giáp nặng trịch, tiếp theo còn đội mũ sắt dày cộp; thoạt nhìn như một tấm bạt quấn kín người. Phối với ánh nắng gay gắt trên sa mạc rọi thẳng xuống đầu, trông chẳng khác nào đang hầm mấy con gà cho bữa tiệc lớn.
Lớp trang điểm cũng dễ dàng trôi tuột theo mồ hôi, thợ makeup phải túc trực cả ngày bên cạnh để dặm phấn bất cứ lúc nào.
Lý Tùng Nhất vốn ôm mộng tưởng về chương trình thực tế ẩm thực địa phương, ngờ đâu bữa ăn toàn là rau thịt đơn giản, chủ yếu dễ mang theo và giữ nhiệt. Chính xác mà nói cũng có “đặc trưng”, đó chính là thêm chút gia vị cát sa mạc cằn cỗi.
Bấy giờ, Lý Tùng Nhất mới hiểu ý tứ của Trần Đại Xuyên trong câu “có khi vừa thấy cát đã buồn nôn” nghĩa là gì.
Trên đường trở về, màn đêm mênh mông tô điểm cho sa mạc càng thêm trống trải và yên tĩnh. Mỗi một tấc nơi ánh đèn chiếu vào, đều lộ ra vẻ đẹp nghiêm nghị và gồ ghề chẳng giống với ban ngày.
Lý Tùng Nhất không có tâm trạng thưởng thức, vừa ngồi vào RV đã lắc đầu liên tục.
Trần Đại Xuyên ngồi bên cạnh nhìn Lý Tùng Nhất hồi lâu. Đoạn anh cúi người, thấp giọng: “Cát vào lỗ tai à?”
Lý Tùng Nhất ậm ừ cách khó chịu.
Trần Đại Xuyên bật cười. Lý Tùng Nhất thấy vậy bèn trừng mắt, thế là anh vội bảo: “Lát về khách sạn, tôi lấy ra giúp em.”
Mất tận hai giờ đồng hồ mới đến khách sạn, Lý Tùng Nhất cảm tưởng hạt cát như con ruồi cứ hoài vo ve bên tai.
Trần Đại Xuyên dặn cậu về phòng tắm rửa trước, anh tắm xong thì ghé qua ngay.
Lúc tắm, cát bụi trộn lẫn vào xà phòng. Lý Tùng Nhất còn sợ đống cát này làm tắc cả cống thoát nước.
Chừng một giờ sau, Lý Tùng Nhất mới chà rửa sạch sẽ.
Trần Đại Xuyên dường như đã đoán trước thời gian tắm của cậu, mười phút sau mới có tiếng gõ cửa vang lên.
Lý Tùng Nhất ra mở cửa. Quả nhiên là Trần Đại Xuyên khoác áo ngủ, trên tay cầm tăm bông, dụng cụ ngoáy tai và lọ thuốc khử trùng.
Trần Đại Xuyên ngồi xuống mép gường, kêu Lý Tùng Nhất khiêng chiếc ghế đẩu bằng sắt ngoài ban công đặt trước mặt mình.
Lý Tùng Nhất chạy loanh quanh theo chỉ dẫn của anh, đến khi đặt mông ngồi xuống mới thình lình có cảm giác sai trái. Ghế đẩu thấp hơn nhiều so với giường, cậu ngồi trên ghế mà Trần Đại Xuyên lại ngồi trên giường. Điều này làm gia tăng cảm giác tồn tại của anh, hơn nữa đỉnh đầu cậu chỉ mới vừa ngang ngực Trần Đại Xuyên. Bây giờ anh đang dang rộng hai chân, kẹp cậu và chiếc ghế đẩu vào giữa, thoạt trông có cảm giác như Trần Đại Xuyên đang ôm cả người mình.
Trước khi cậu bày ra bản mặt khó xử, Trần Đại Xuyên đã bảo: “Xoay người sang bên, hướng tai trái về phía tôi.”
Tai trái của Lý Tùng Nhất quả thật khó chịu nãy giờ, thành thử cậu đành phải nghe theo lời anh.
Trần Đại Xuyên nhẹ nhàng kéo vành tai của Lý Tùng Nhất. Nương theo ánh sáng thấy rõ hạt cát, anh bèn lấy tăm bông nhúng vào lọ thuốc rồi cẩn thận khều ra, thỉnh thoảng còn dùng dụng cụ ngoáy tai như một công cụ trợ giúp.
Được một ai đó nhẹ nhàng ngoáy tai quả tình là một chuyện hết sức thoải mái, Lý Tùng Nhất dần dà bỏ qua tâm lý ngường ngượng ban nãy.
Tuy cậu không thể trông thấy biểu cảm của Trần Đại Xuyên, song cảm giác khoan khoái từ tai đã chứng minh Trần Đại Xuyên đang rất chăm chú, thậm chí anh còn vô thức nín thở. Mãi lâu sau, cậu mới cảm nhận có hơi thở nhè nhẹ phả lên vành tai.
Âm thanh sàn sạt của tăm bông khi cọ xát với cát vang lên rõ rệt trong đầu, tựa như tiếng ồn trắng khiến Lý Tùng Nhất thư giãn cực độ, đôi mắt còn khẽ híp vì thích thú.
“Được rồi, đổi bên nào.” Trần Đại Xuyên cất tiếng.
Lý Tùng Nhất tê dại xoay người, hướng tai phải về phía anh.
Sàn sạt, sàn sạt.
Trần Đại Xuyên lặp lại chuỗi động tác trước đó.
Vừa tê vừa ngứa, dễ chịu đến mức khiến người ta buông bỏ phòng bị.
Lý Tùng Nhất bỗng hỏi: “Anh cũng làm vậy với Ấn Tây ư?”
Trần Đại Xuyên sững người, bàn tay đang cầm tăm bông chợt cứng lại. Anh nhìn sâu vào Lý Tùng Nhất với ánh mắt khó tin.
Lý Tùng Nhất đang nghiêng đầu. Dưới góc độ này, anh có thể trông thấy hàng mi dài cong cong của cậu đang khẽ lay động do cảm giác thoải mái mang lại. Cậu thậm chí còn chẳng nhận ra câu hỏi vừa rồi đã mang một tầng nghĩa khác.
Em ấy đang ghen.
Trần Đại Xuyên nhận ra điều này ngay lập tức.
Hết chương 60
Thời điểm Lý Tùng Nhất đã thuộc kịch bản, cậu nhận được tin nhắn từ Trần Đại Xuyên.
Trần Đại Xuyên đã tới một sa mạc ở Nội Mông. Anh chụp hai bức ảnh cho Lý Tùng Nhất, hỏi cậu bức nào trông đẹp hơn.
Lý Tùng Nhất lướt qua lướt lại hai bức ảnh, chỉ có thể nói rằng chúng đều đẹp. Cồn cát dài ngút ngàn, trời xanh biếc bao la, một ít cây cỏ trơ trọi thoạt trông thật quạnh hiu; thiên địa mênh mông, mây trắng ùn ùn kéo đến rồi lại bềnh bồng trôi đi, chỉ có màu xanh biêng biếc là trường tồn mãi mãi.
Cậu thậm chí có thể tưởng tượng ra Trần Đại Xuyên và Ấn Tây đã tranh luận gay gắt về hai cảnh này, nội dung chủ yếu là các khía cạnh chuyên môn khác nhau như ánh sáng, bố cục hay lịch trình.
Lý Tùng Nhất lần lữa mãi mới nói thật: Tấm nào cũng đẹp.
Trần Đại Xuyên trả lời bằng tin nhắn âm thanh, lẫn trong giọng nói còn có tiếng cười khẽ và tiếng gió kêu u u: “Chả là cho em thưởng thức vẻ đẹp của sa mạc thôi. Đến khi quay phim mệt rồi, có khi vừa thấy cát đã buồn nôn.”
Ở đầu bên kia, Trần Đại Xuyên tuồng như bước lúc sâu lúc cạn; giọng nói không ổn định, lúc nhẹ lúc to. Tiếng cười khẽ hòa trong chất giọng trầm thấp chạm vào màng nhĩ của Lý Tùng Nhất, ngứa ngáy lạ thường.
Lý Tùng Nhất bật cười, vô thức bấm phát lại.
Đến khi âm tiết cuối cùng vang lên, Lý Tùng Nhất mới hay mình đang làm gì. Đôi tay cứng đờ, khuôn mặt biến sắc, đoạn cậu cất điện thoại đi.
Trần Đại Xuyên chờ hoài vẫn không thấy tin nhắn hồi âm, bèn cho điện thoại vào túi.
Ấn Tây liếc anh: “Đang làm gì đó?”
Trần Đại Xuyên nói: “Gửi tin nhắn.”
Ấn Tây cắc cớ hỏi: “Gửi cho ai? Lần đầu tiên tôi thấy cậu đang làm việc mà phân tâm.”
“Đây mà gọi là làm việc?” Trần Đại Xuyên vặn lại. “Đây là công việc của cậu, tôi chỉ cho lời khuyên thôi nhé.”
“Ý kiến ý cò nữa xem, tôi lột da cậu cho coi.” Ấn Tây chun mũi. “Cũng may không phải là công việc của cậu.”
Trần Đại Xuyên cười, hỏi: “Lần nay cậu thấy sao?”
“Thấy đã lắm, từng tế bào đều tràn ngập linh cảm.” Ấn Tây dang hai tay hướng lên trời, hét lớn. “Ấn Tây toàn năng đã trở lại!”
Trên sa mạc, hai bóng người nhỏ bé lọt thỏm trong cồn cát vô tận. Chiếc bóng dài như một nét vẽ sâu hoắm, đang cố lưu tên mình trên dòng chảy thời gian.
*
Lý Tùng Nhất quyết định về quê.
Ở quê nhà an tĩnh với nhịp sống chậm khiến cậu ít suy nghĩ lung tung, và có thể dồn nhiều tâm sức hơn cho kịch bản.
Một tháng sau, cậu không chỉ thuộc lòng lời thoại của mình mà còn thuộc làu làu lời thoại của những nhân vật khác.
Trần Đại Xuyên cũng trở về từ sa mạc, vừa bước vào biệt thự đã nhận thấy lâu ngày không có ai ở. Tim thắt lại chẳng rõ lý do, anh vội vàng đi vào phòng ngủ của Lý Tùng Nhất.
Mấy chiếc gối và vỏ chăn được xếp ngay ngắn, chẳng tìm thấy một sợi tóc nữa là.
Trần Đại Xuyên ngỡ ngàng thoáng chốc, không biết tả thế nào về tâm trạng của mình ngay lúc này. Anh vốn tưởng rằng sẽ trông thấy Lý Tùng Nhất khi về nhà, cảm giác mong chờ này hóa thành hư vô, tuy không khó chấp nhận nhưng trong lòng lại thoáng khó chịu.
Trần Đại Xuyên mệt mỏi lau mặt, cảm tưởng mối quan hệ giữa mình với Lý Tùng Nhất không còn đơn giản như trước. Giờ đây đã thêm chút lo lắng về chuyện được mất, tuồng như đi trên một sợi dây mỏng tang. Lý trí nhắc anh không nên tiếp tục thế nữa, bởi anh vô cùng trân trọng cuộc gặp gỡ định mệnh với Lý Tùng Nhất ở thế giới này. Song nếu xử lý một cách bất cẩn, e là anh có khả năng trộn lẫn mối quan hệ giữa mình với cậu vào những thứ khác. Và điều đó, chỉ đẩy họ ngày càng xa nhau hơn. Nhưng kiếp trước của hai người là một sợi dây ràng buộc chẳng thể đứt đoạn, họ duy trì một tình bạn không xa cũng chẳng gần, đây mới là thứ giày vò anh từng ngày.
Nhưng lý trí của anh đã mất kiểm soát trước Lý Tùng Nhất một lần. Tựa như đặt “Singing in The Rain” vào một nơi nó không thuộc về, Trần Đại Xuyên đứng trong căn phòng ngủ vắng chủ đã lâu, gửi một tin nhắn cho Lý Tùng Nhất:
Em đang ở đâu?
Lý Tùng Nhất: Tôi về quê. Anh về rồi à?
Trần Đại Xuyên: Ừm, tìm thấy hết các cảnh mà mình muốn rồi. Mấy chi tiết nhỏ lẻ khác thì xử lý trong hậu kỳ sau.
Lý Tùng Nhất: Dự kiến khởi quay khi nào?
Trần Đại Xuyên: Một tháng sau.
Lý Tùng Nhất: Nhanh vậy?
Trần Đại Xuyên: Môi trường sa mạc vốn rất tệ, tranh thủ quay lúc thời tiết mát mẻ từ tháng Mười đến tháng Sáu năm sau. Kéo dài tới hè thì càng tệ hơn. Kết thúc cảnh quay sa mạc, đoàn phim mới chuyển sang bối cảnh cung đình.
Lý Tùng Nhất: Vậy để tôi book vé, ngày mai bay về.
Trần Đại Xuyên: OK.
Trần Đại Xuyên nhè nhẹ thở ra, chậm rãi đi tới phòng ngủ của Lý Tùng Nhất. Cậu mang đến đây rất ít đồ, thậm chí còn chẳng thể nhìn ra dấu vết sinh hoạt. Dường như cậu đã để mọi thứ ở một góc cốt khi rời đi chỉ cần quơ tay cầm lấy, bảo đảm nơi này vẫn sạch sẽ như trước, hệt như đang ở tạm trong khách sạn.
Lý Tùng Nhất trở lại, nhưng không bộc lộ cảm xúc khác thường nào. Cậu vẫn diễn thử với Trần Đại Xuyên như ngày trước.
Chẳng qua Trần Đại Xuyên không có nhiều thời gian tập diễn với cậu, anh cần ủy quyền Bình Xuyên cho người khác nhằm đảm bảo hệ thống quản lý vẫn có thể vận hành nền nếp trong vòng một năm kể từ ngày vào đoàn.
Những thành viên nòng cốt của hạng mục “Tiên phong” đã chuẩn bị đầy đủ. Một tháng sau, họ lao vào sa mạc với tinh thần chiến đấu sục sôi.
Hơn một trăm nhân viên đoàn phim ở trong khách sạn gần sa mạc. Nơi đây cơ sở vật chất thuộc hạng trung bình, không có nhiều phòng; một khi nhân viên đến thì gần như kín chỗ, e rằng trong vài tháng tới chẳng thể đón tiếp bất kỳ đoàn người nào khác.
Dàn diễn viên chính ở phòng giường lớn, còn các diễn viên phụ ở chung với nhân viên trong phòng giường đôi.
Phòng của Lý Tùng Nhất và Trần Đại Xuyên ở cùng tầng, cách nhau không xa.
Các phương tiện thông thường không thể lái xa hoặc đi lâu trong sa mạc. Phương tiện của đoàn phim là xe bọc thép và xe RV[1] được cải tạo đặc biệt với hiệu năng tuyệt vời. Ngoài máy móc và thiết bị cần thiết, xe còn chở theo một lượng lớn nước uống và thực phẩm.
[1] Xe RV: RV là chữ viết tắt của Recreational Vehicle, hay còn gọi là “nhà xe”, bởi không gian trên xe được thiết kế như một ngôi nhà tiện nghi có thể di chuyển mọi nơi.
Điểm hạn chế khi quay phim ở sa mạc chính là vậy —— Ăn uống khó khăn, thậm chí lẫn trong đó còn dính cát. Nếu ai quen ăn sung mặc sướng, ắt hẳn khó lòng chịu nổi hoàn cảnh khắc nghiệt này.
Ngày đầu tiên khi đến sa mạc, Lý Tùng Nhất cảm tưởng mọi thứ khá thú vị. Nhìn từ cửa sổ xe, phong cảnh sa mạc còn tráng lệ hơn nhiều so với mấy bức ảnh mà Trần Đại Xuyên đã gửi. Nhưng khi đặt chân xuống cát, vừa bị nắng nóng thiêu cháy vừa bị gió cát quật ngã, Lý Tùng Nhất tự nhiên thấy hết vui.
May sao Ấn Tây sắp xếp cảnh quay theo thứ tự tăng dần, những phân đoạn ban đầu về cơ bản là cảnh đơn giản. Không quá vất vả, cũng chẳng cần thể hiện nhiều cảm xúc phức tạp, miễn là khắc họa rõ nét chuyến hành trình gian nan cực khổ trên sa mạc —— Hiển nhiên điểm này không cần phải diễn, bởi đây gần như là cảm xúc chân thực của diễn viên.
Trôi qua một ngày như thế, Lý Tùng Nhất cảm tưởng mình như bị rút nước.
Đội tiên phong trước hết phải khoác áo giáp nặng trịch, tiếp theo còn đội mũ sắt dày cộp; thoạt nhìn như một tấm bạt quấn kín người. Phối với ánh nắng gay gắt trên sa mạc rọi thẳng xuống đầu, trông chẳng khác nào đang hầm mấy con gà cho bữa tiệc lớn.
Lớp trang điểm cũng dễ dàng trôi tuột theo mồ hôi, thợ makeup phải túc trực cả ngày bên cạnh để dặm phấn bất cứ lúc nào.
Lý Tùng Nhất vốn ôm mộng tưởng về chương trình thực tế ẩm thực địa phương, ngờ đâu bữa ăn toàn là rau thịt đơn giản, chủ yếu dễ mang theo và giữ nhiệt. Chính xác mà nói cũng có “đặc trưng”, đó chính là thêm chút gia vị cát sa mạc cằn cỗi.
Bấy giờ, Lý Tùng Nhất mới hiểu ý tứ của Trần Đại Xuyên trong câu “có khi vừa thấy cát đã buồn nôn” nghĩa là gì.
Trên đường trở về, màn đêm mênh mông tô điểm cho sa mạc càng thêm trống trải và yên tĩnh. Mỗi một tấc nơi ánh đèn chiếu vào, đều lộ ra vẻ đẹp nghiêm nghị và gồ ghề chẳng giống với ban ngày.
Lý Tùng Nhất không có tâm trạng thưởng thức, vừa ngồi vào RV đã lắc đầu liên tục.
Trần Đại Xuyên ngồi bên cạnh nhìn Lý Tùng Nhất hồi lâu. Đoạn anh cúi người, thấp giọng: “Cát vào lỗ tai à?”
Lý Tùng Nhất ậm ừ cách khó chịu.
Trần Đại Xuyên bật cười. Lý Tùng Nhất thấy vậy bèn trừng mắt, thế là anh vội bảo: “Lát về khách sạn, tôi lấy ra giúp em.”
Mất tận hai giờ đồng hồ mới đến khách sạn, Lý Tùng Nhất cảm tưởng hạt cát như con ruồi cứ hoài vo ve bên tai.
Trần Đại Xuyên dặn cậu về phòng tắm rửa trước, anh tắm xong thì ghé qua ngay.
Lúc tắm, cát bụi trộn lẫn vào xà phòng. Lý Tùng Nhất còn sợ đống cát này làm tắc cả cống thoát nước.
Chừng một giờ sau, Lý Tùng Nhất mới chà rửa sạch sẽ.
Trần Đại Xuyên dường như đã đoán trước thời gian tắm của cậu, mười phút sau mới có tiếng gõ cửa vang lên.
Lý Tùng Nhất ra mở cửa. Quả nhiên là Trần Đại Xuyên khoác áo ngủ, trên tay cầm tăm bông, dụng cụ ngoáy tai và lọ thuốc khử trùng.
Trần Đại Xuyên ngồi xuống mép gường, kêu Lý Tùng Nhất khiêng chiếc ghế đẩu bằng sắt ngoài ban công đặt trước mặt mình.
Lý Tùng Nhất chạy loanh quanh theo chỉ dẫn của anh, đến khi đặt mông ngồi xuống mới thình lình có cảm giác sai trái. Ghế đẩu thấp hơn nhiều so với giường, cậu ngồi trên ghế mà Trần Đại Xuyên lại ngồi trên giường. Điều này làm gia tăng cảm giác tồn tại của anh, hơn nữa đỉnh đầu cậu chỉ mới vừa ngang ngực Trần Đại Xuyên. Bây giờ anh đang dang rộng hai chân, kẹp cậu và chiếc ghế đẩu vào giữa, thoạt trông có cảm giác như Trần Đại Xuyên đang ôm cả người mình.
Trước khi cậu bày ra bản mặt khó xử, Trần Đại Xuyên đã bảo: “Xoay người sang bên, hướng tai trái về phía tôi.”
Tai trái của Lý Tùng Nhất quả thật khó chịu nãy giờ, thành thử cậu đành phải nghe theo lời anh.
Trần Đại Xuyên nhẹ nhàng kéo vành tai của Lý Tùng Nhất. Nương theo ánh sáng thấy rõ hạt cát, anh bèn lấy tăm bông nhúng vào lọ thuốc rồi cẩn thận khều ra, thỉnh thoảng còn dùng dụng cụ ngoáy tai như một công cụ trợ giúp.
Được một ai đó nhẹ nhàng ngoáy tai quả tình là một chuyện hết sức thoải mái, Lý Tùng Nhất dần dà bỏ qua tâm lý ngường ngượng ban nãy.
Tuy cậu không thể trông thấy biểu cảm của Trần Đại Xuyên, song cảm giác khoan khoái từ tai đã chứng minh Trần Đại Xuyên đang rất chăm chú, thậm chí anh còn vô thức nín thở. Mãi lâu sau, cậu mới cảm nhận có hơi thở nhè nhẹ phả lên vành tai.
Âm thanh sàn sạt của tăm bông khi cọ xát với cát vang lên rõ rệt trong đầu, tựa như tiếng ồn trắng khiến Lý Tùng Nhất thư giãn cực độ, đôi mắt còn khẽ híp vì thích thú.
“Được rồi, đổi bên nào.” Trần Đại Xuyên cất tiếng.
Lý Tùng Nhất tê dại xoay người, hướng tai phải về phía anh.
Sàn sạt, sàn sạt.
Trần Đại Xuyên lặp lại chuỗi động tác trước đó.
Vừa tê vừa ngứa, dễ chịu đến mức khiến người ta buông bỏ phòng bị.
Lý Tùng Nhất bỗng hỏi: “Anh cũng làm vậy với Ấn Tây ư?”
Trần Đại Xuyên sững người, bàn tay đang cầm tăm bông chợt cứng lại. Anh nhìn sâu vào Lý Tùng Nhất với ánh mắt khó tin.
Lý Tùng Nhất đang nghiêng đầu. Dưới góc độ này, anh có thể trông thấy hàng mi dài cong cong của cậu đang khẽ lay động do cảm giác thoải mái mang lại. Cậu thậm chí còn chẳng nhận ra câu hỏi vừa rồi đã mang một tầng nghĩa khác.
Em ấy đang ghen.
Trần Đại Xuyên nhận ra điều này ngay lập tức.
Hết chương 60
Danh sách chương