Nghị Chánh và Tiểu Tường đi theo Hương Nhi đến Vô Định Hà.
- Đằng kia kìa!
Hương Nhi vừa la vừa chỉ bên kia sông.
Nghị Chánh và Tiểu Tường nhìn theo tay Hương Nhi, thấy bên kia sông dưới cội liễu già, một thằng nhỏ khoảng chừng mười hai mười ba tuổi da rám nắng đang bị bốn tên thanh niên vây chặt, xung quanh lúc này có người nhưng chỉ đứng nhìn, ai cũng sợ bọn thanh niên không dám can thiệp. Thằng bé ngồi dưới đất, nước mắt nước mũi sì sụp. Bên cạnh nó là một chiếc xe đẩy, cái sạp đã bị lật ngược, và vô số lồng đèn lấm lem đất cát.
Tên mặt rỗ đứng khoanh tay nhìn xuống thằng bé, kế bên là tên lùn và béo như con heo ục. Tên cao kều khác không ngừng tung chân đá bem bép vô mông thằng bé làm tên lùn béo ngoác miệng cười hềnh hệch. Còn thêm một tên răng hô thân hình cục mịch nữa, cũng cười ha hả ra chiều khoái trá.
Tiểu Tường, Nghị Chánh thấy bốn người này vận võ phục trắng, lưng thắt đai đen to bản. Lối ăn mặc chắc nịch như thế khiến họ trông đã to đùng lại càng khỏe, người nào cũng lộ vẻ hung hăng trên mặt. Tiểu Tường, Nghị Chánh nghĩ ngay đến hai tên Thốc, Phương, chắc chắn đây là đàn em của tên Phương.
Tiểu Tường, Nghị Chánh chạy băng băng lên cầu, nhưng còn chưa qua sông thì bên kia bờ sông đã có người can thiệp. Một cô gái vận y phục màu vàng tiến lại phía sau tên cao kều, hắng giọng:
- Để nó đi đi!
Tên cao kều đang hăm hở bắt nạt thằng bé, nghe nói quay đầu lại nhìn. Đồng bọn hắn phát giác có người can thiệp, cũng bực bội quắc mắt nhìn cô gái.
Đầu tóc cô gái áo vàng rối bù, sắc diện có phần nhợt nhạt giống như có bệnh chưa lành. Tuy nhiên dù trong trạng thái bệnh hoạn phạc phờ mà nàng vẫn toát ra vẻ xinh xắn. Nàng không trên hai mươi tuổi, sống mũi cao, nước da trắng mịn, đôi môi chất chứa một chút tinh ranh, phản kháng, mắt nàng đen láy sâu hun hút, hai hàng lông mi cong dài.
Mặt mày cô gái áo vàng câng câng, khoanh tay trước ngực nheo mắt nhìn tên cao kều, như nhìn một con cừu non, thỉnh thoảng khẽ nhúc nhích môi vẻ khinh thị, chừng muốn nói “tiểu tử, mi ốm tong teo như ngọn tre sào! Chỉ cần bổn cô nương đưa hai ngón tay ra bóp một cái là mi bẹp dúm liền!”
Nhân dịp bọn du côn lo nhìn cô gái không để ý, thằng bé lấm lét đưa mắt liếc sang hai bên trái phải rồi đứng dậy nhón chân lẻn đi.
Nhưng nó vừa đi được dăm bước, tên cao kều đã giơ tay kéo bím tóc nó lại. Thằng bé bật tiếng kêu á, mắt nhìn cô gái áo vàng cầu cứu.
Cô gái áo vàng nhếch môi:
- Một đám thanh niên trai tráng lại xúm xít nhau ăn hiếp một mình nó, không thấy nhục nhã lắm sao hả? - Há há!
Nàng dứt lời, tên béo bật cười lanh lảnh, đoạn hắn quay sang tên cao kều nói:
- Con nhỏ này khẩu khí dữ thiệt! Người vừa đẹp vừa khí phách như nó, Phương lão đại rất thích! Để tao bắt nó về cho lão! Tụi mày cũng biết rồi, lão kêu tụi mình đi lấy tiền, tụi mình không thể nào về tay không!
- Ha ha!
Cô gái áo vàng cũng cười lớn nói:
- Thằng cẩu trệ, mày võ công bao nhiêu mà muốn chạm vào bổn cô nương? Chỉ cần một tay, tao cũng đủ sức làm gỏi bốn đứa tụi bây, nói gì mình mày muốn bắt tao, dám thử không? Ha ha, ha ha ha!
Tên béo nghe giọng điệu hống hách của cô gái, hét lên:
- Mẹ kiếp! Con khốn mày vừa nói ai cẩu trệ, ngon nói lại lần nữa coi?
- Không ăn được đâu mà ngon - Cô gái áo vàng nói – Bốn đứa tụi bây đói à? Tiếc quá, mới nãy bổn cô nương làm món gà rút xương, nhưng rời phòng trọ hấp tấp quá không kịp mang xương theo, bằng không có thể bố thí cho bốn con chó ghẻ bây!
Gương mặt bốn tên du côn đỏ chót, tên cao kều tru tréo:
- Xú nha đầu! Mày biết bọn tao là ai không?
Hắn nói đến đây không nói nữa, cốt để cô gái sốt ruột.
- Tất nhiên tao biết!
Cô gái áo vàng nghiêm mặt nói, sau đó nàng cũng bắt chước ngừng một chút, rồi cười gằn tiếp:
– Tụi bây là nội tôn tao, gọi tao là nội tổ mẫu đấy! Ha ha!
Nàng nói xong cười ha hả.
- Mày...
Tên mặt rỗ tức khí nhìn cô gái quát:
– Ở chân cầu này không ai dám coi thường bọn ông!
Cô gái hừ mũi:
- Chẳng những hôm nay nội tổ mẫu coi thường bốn con chó ghẻ bây, còn thu thập chúng bây nữa!
Nàng nói rồi nhấc bàn tay phải của nàng lên, nhắm vào tên răng hô đánh ra. Tên răng hô cũng vung tay lên tung ra một quyền.
Vù!
Chưởng pháp cô gái nhanh hơn tên răng hô, hắn chỉ kịp nghe một tiếng vù, còn chưa thấy gì, thì một làn gió lao vun vút đến thẳng vào ngực hắn.
Bốp!
Hự!
Tên răng hô bật tiếng kêu lớn trước khi nhổ một búng máu, quỳ sụp xuống đất.
Chỉ bằng một chiêu, cô gái áo vàng đã thừa sức áp đảo tên răng hô. Lại nữa chưởng pháp mà nàng đánh ra nhanh cực kỳ, lúc thu hồi lại cũng nhanh không kém.
- Trời đất quỷ thần! – Cô gái áo vàng ôm đầu la lên - Tao chỉ nói chơi, có phải nội tổ mẫu mày thật đâu mà hành lễ dữ dạ?
Trước thế công cực kỳ ảo diệu của cô gái áo vàng, Hương Nhi đứng trên cầu nắm tay Tiểu Tường và Nghị Chánh há hốc miệng nhìn. Tên cao kều cũng hết dám khinh suất, mồ hôi trên đầu và trán hắn lăn dài xuống má, cũng buông bím tóc thằng bé ra. Thằng bé không chạy đi, đứng chôn chân nhìn cô gái áo vàng như thể hai chân nó thình lình mọc rễ.
Tên mập thì lại khác tên cao kều, tự phụ bấy lâu võ công rất tốt, vội cung hai tay lên quát nói:
- À! Thì ra mày cũng võ vẽ một tí…
Tên mập chưa kịp nói “nghề,” cú đấm của cô gái đã cắt ngang lời hắn. Nhưng tên mập chẳng phải tay mơ, lạng mình sang trái né đòn, miệng rối rít gọi tên mặt rỗ và cao kều:
- Hai đứa tụi bây còn đứng đó, mau tới phụ tao một…
Lần thứ hai, cô gái chặn họng hắn bằng một cú đá cực mạnh nhằm ngay ống quyển khiến hắn phải co giò nhảy tránh.
Tên mặt rỗ nghe kêu vội nhún chân một cái, lấy đà tung bổng thân hình lên một trượng, rồi từ trên cao ép một quyền xuống đầu cô gái. Tên cao kều cũng hướng vào bụng nàng tung một cú đá sấm sét.
Hương Nhi lắc lắc tay Tiểu Tường và Nghị Chánh:
- Tiểu Tường tỷ tỷ, Nghị Chánh ca ca, chúng ta mau qua bên đó giúp tỷ ấy đi!
- Ầy! –Nghị Chánh lắc đầu.
Tiểu Tường cũng cười hô hố nói:
- Chỉ chừng đó người chẳng đủ nhét kẽ răng tỷ đó đâu! Có tỷ ấy ra mặt, ca ca của muội sẽ không sao! Xem kìa!
Hương Nhi ngoảnh phắt lại, và miệng nó lập tức há hốc, nó phải đưa tay dụi mắt hai ba cái để thật sự tin rằng bốn cái đứa đang ngồi phệt dưới đất kia là bốn thằng du côn có tiếng chân cầu Vô Định Hà.
Hương Nhi không tin vào mắt nó cũng phải, tên cao kều võ nghệ đâu phải hạng xoàng đâu, thế mà hai bên giao đấu chưa tới ba phút, hắn đã bò ra đất rồi. Thậm chí nó chỉ quay đi một cái đã không kịp nhìn thấy cô gái áo vàng ra đòn như thế nào.
- Cút!
Cô gái áo vàng quát.
Bọn du côn mặt mày sưng húp, lật đật bò ra xa, trong chớp mắt đã thành bốn chấm nhỏ ở cuối đường.
- Anh hùng sa huyết bất sa lệ.
Cô gái áo vàng bước lại gần thằng bé nghiêm mặt nói, đoạn nàng tươi cười:
- Tỷ tên Lộ Phi Yến, tiểu đệ đệ tên gì? Tại sao lúc nãy bọn nó đánh đệ?
Thằng bé đưa tay lau nước mắt nói:
- Đa tạ Phi Yến tỷ tỷ, đệ tên Tiểu Bảo.
Rồi Tiểu Bảo kể chuyện tụi du côn muốn tiền bảo kê cho Phi Yến nghe.
Khi này Nghị Chánh, Tiểu Tường và Hương Nhi từ trên cầu chạy xuống. Tiểu Tường nói:
- Phi Yến, muội đánh giỏi lắm!
Nghị Chánh cũng bật ngón cái lên.
Hương Nhi chạy đến sờ lên mặt thằng bé kêu:
- Tiểu Bảo ca ca, huynh có sao không?
- Huynh không sao, muội có sao không?
Hương Nhi lắc đầu, đoạn nó thấy Tiểu Bảo nhìn Nghị Chánh và Tiểu Tường, bèn giới thiệu hai người với Tiểu Bảo.
Nghị Chánh nói:
- Cô nhi viện của hai em ở đâu? Để bọn huynh giúp hai em đem lồng đèn về.
Nghị Chánh vừa nói vừa cúi xuống bưng cái sạp lên, đặt lên chiếc xe đẩy. Phi Yến, Tiểu Tường cũng thu gom mớ lồng đèn chất lên xe.
Trong khi Phi Yến thu dọn nốt các mảnh giấy rơi vãi, Nghị Chánh đến bên nàng hỏi:
- Phi Nhi đâu?
Phi Yến thở dài:
- Tỷ ấy đi tiếp cận tên cẩu quan rồi.
Tiểu Tường đứng cạnh giật mình:
- Sao muội không cản tỷ ấy?
- Muội có, nhưng tỷ ấy không nghe, lại sợ hai người không đồng ý nên nhân lúc hai người đi vắng đã đi rồi. Khinh công của tỷ ấy rất giỏi, muội rượt đến đây thì đã mất tăm dấu vết.
Phi Yến dứt lời thấy mặt Nghị Chánh, Tiểu Tường dàu dàu, liền cười nói:
- Không sao đâu, tỷ ấy thông minh như vậy sẽ không hề gì. Nếu tỷ ấy có thể trà trộn vào phủ bảo nữ thần y ẩn nhẫn cũng tốt mà.
Hai đứa trẻ dẫn bọn Nghị Chánh đi dọc bờ Vô Định Hà. Sáng nay mặt sông yên bình, phẳng lặng in giấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Bấy giờ là cuối đông nên những hàng liễu mọc hai bên bờ sông vẫn còn là những cành trơ xương, nếu mùa hè hẳn cành lá sẽ xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu.
Phi Yến, Tiểu Tường, Hương Nhi đi phía trước.
Nghị Chánh cùng Tiểu Bảo đẩy chiếc xe theo sau.
Phi Yến vừa đi vừa hỏi Hương Nhi:
- Ở cô nhi viện có bao nhiêu trẻ em? Lục lão mất rồi bây giờ do ai coi sóc?
Hương Nhi nghe nhắc Lục lão rơm rớm nước mắt đáp:
- Cô nhi viện có tổng cộng hai mươi hai trẻ em, bây giờ do Tiểu Bảo ca ca chăm sóc.
Phi Yến quay lại nhìn Tiểu Bảo, nó chỉ mới mười hai tuổi thôi…
Tiểu Bảo nghe nhắc Lục lão, hai mắt nó rơm rớm lệ nói với Nghị Chánh:
- Lục lão bị bệnh tim lâu rồi, không có tiền chạy thuốc, khổ lắm! Mới hôm kia đệ còn nói chuyện với ông ấy, vậy mà đi rồi!
Nghị Chánh nghe vậy nghĩ đến cha chàng Lữ Lưu Lương, nhìn Tiểu Bảo một cách đồng cảm nói:
- Người chết đã chết, đệ đừng quá đau buồn, Lục lão có linh thiêng cũng không muốn thấy đệ đau buồn.
Tiểu Bảo gật gật đầu:
- Huynh nói đúng, đệ sẽ cố gắng không buồn nữa, vì có buồn cũng có tốt lên được đâu!
Nghị Chánh nói chuyện với Tiểu Bảo tới đây thì cô nhi viện hiện ra trước mắt. Nói là viện chứ thật ra chỉ có một dãy ba căn nhà cũ nát vỏn vẹn mấy bức tường và mái ngói, một khoảng sân lớn, nơi mà mỗi sớm nắng sẽ lấp ló sau những tán thông, làm những chiếc lá bé xíu trở nên sáng bừng và trong suốt. Trên bức tường gạch đỏ xù xì loang lổ, Nghị Chánh thấy đầy các hình vẽ nguệch ngoạc, các chữ viết không thẳng nét.
Tiểu Bảo dẫn bọn Nghị Chánh vào căn nhà trông tươm tất nhất. Tuy vậy căn này cũng chỉ có một phòng duy nhất mà thôi. Ngoài mấy cái giường, bộ bàn ghế đặt ở giữa nhà và một cái tủ, Nghị Chánh thấy một xó bếp khiêm tốn náu mình, chắc chỉ lộ diện và ấm áp vào mỗi cuối ngày.
Mấy căn nhà trong cô nhi viện trầm mặc và cũ kĩ như chính những vị chủ nhân của nó vậy, chỉ có mối giao cảm với cỏ cây, chim chóc, đất trời.
Khi Tiểu Bảo vào nhà bọn trẻ chạy đến vây quanh nó than đói. Tiểu Bảo bảo bọn trẻ chờ một chút, rồi nó vừa nhóm bếp vừa kể với bọn trẻ về chuyện ba người Nghị Chánh, Tiểu Tường, Phi Yến đã giải cứu nó và Hương Nhi.
Nghị Chánh thấy một mình Tiểu Bảo nấu cơm bèn đến giúp nó vo gạo. Tiểu Tường và Hương Nhi lặt rau, Phi Yến đi lại đằng tủ lấy một xấp chén đũa dọn lên bàn.
Phi Yến đang xếp mấy đôi đũa lên bàn, chợt nghe tiếng ho sặc sụa vang lên từ căn nhà kế bên. Nàng chạy qua xem, thấy một đứa bé gái đang ngồi trên giường ho sù sụ, tiếng ho kéo dài làm nó phải gập mình. Tiếng ho không ngừng làm cho da mặt nó trắng xanh vì khí trời lạnh lẽo đã phải đỏ dần. Nó ho đến nổi cả gân cổ nổi lên.
Nghị Chánh, Tiểu Tường, Tiểu Bảo, Hương Nhi và bọn trẻ cũng chạy sang. Tiểu Tường đến bên giường vuốt lưng cho đứa bé, Nghị Chánh đặt tay lên trán nó xót xa nói:
- Muội ấy đang sốt.
Phi Yến nhìn Hương Nhi nói:
- Tỷ không quen đường sá ở đây, muội dẫn tỷ đi tìm tiệm thuốc hốt thuốc đi.
Phi Yến và Hương Nhi đi rồi, Tiểu Tường vẫn ngồi vuốt lưng cho đứa bé, nàng thấy vẻ mặt của nó trông thảm hại vì cơn bạo bệnh, đưa tay vuốt nhẹ mặt em rồi kéo vào lòng.
Nghị Chánh và Tiểu Bảo trở về căn nhà có cái bếp tiếp tục nấu cơm. Nghị Chánh vừa thái rau vừa nhìn Tiểu Bảo, tự nhiên chàng nhớ Hiểu Lạc, nhủ bụng cũng may Hiểu Lạc đã cùng với Tôn lão, Nghiêm Hồng Đạt và một số cống sinh trốn ra được Đồng sơn, bằng không, chắc nó cũng cùng chung số mạng với năm mươi cống sinh.
Trưa hôm đó ba người bọn Nghị Chánh ở lại cô nhi viện sắc thuốc nấu cơm cho bọn trẻ. Tuy bọn trẻ mới gặp nhưng rất mến bọn Nghị Chánh, ba người đút cơm cho tụi nó ăn, đứa nào cũng vui vẻ nên ăn cơm rất ngon, còn ba người thì trái lại, lòng sầu một bụng, người nào cũng ăn thật ít.
Sau khi ăn trưa bọn Nghị Chánh lại tiếp tục mang mớ soong nồi chén đũa ra bờ sông ngồi rửa. Khi trở vào nhà thấy bọn trẻ đang ngồi dưới sàn nhà làm lồng đèn. Một cô bé khoảng bảy tám tuổi tóc thắt hai bím cầm một lồng đèn vừa mới làm xong giơ lên nói với Tiểu Tường:
- Tỷ xem, muội làm lồng đèn này đẹp không? Muội đã có thể phụ với Tiểu Bảo ca ca và Hương Nhi làm lồng đèn bán được rồi nè.
Tiểu Tường nói:
- Chiếc lồng đèn của em rất đẹp, nhưng nếu có thêm nét vẽ của Nghị Chánh ca ca vào nữa sẽ bán đắt hơn.
Tiểu Bảo và Hương Nhi nghe vậy chạy lại đằng tủ tìm kiếm gì đó, một lát sau một đứa cầm nghiên mực, đứa kia cầm bút nhờ Nghị Chánh vẽ hình lên lồng đèn.
Nghị Chánh ngồi xuống múa bút vài đường đã vẽ xong một đôi tiên hạc đậu trên một nhánh đào, lại ghi hai câu thơ lên lồng đèn. Bọn nhỏ vỗ tay reo mừng.
Tiểu Bảo nói:
- Huynh thật tài, ước gì bọn đệ rành chữ nghĩa như huynh.
Tiểu Tường nghe nói chạnh lòng, nàng nhìn bọn trẻ, tụi nó đa phần quê nhà có biến cố, phải tha phương lưu lạc đến kinh thành. Tiểu Tường nghĩ đến đứa bé bị bệnh đang ngủ trong căn nhà kế bên, nó nói với nàng nó đến từ Tế Nam, mấy năm trước quê nhà lũ lụt lại thêm dịch bệnh hoành hành nên không còn nhà cửa hay người thân gì nữa.
Tiểu Tường lại nhìn Hương Nhi, nó người Lan Châu, nửa năm trước cùng mẹ trốn dịch bệnh đến kinh thành. Trước khi rời Lan Châu, mẹ nó đã bán hết nhà cửa ruộng đất, lấy tiền làm lộ phí, định là mở một tiệm nhỏ bán bánh nếp gạo không quay về quê nữa nhưng hai người vừa đến kinh thành, mẹ nó phát hiện mình cũng mắc bệnh, chỉ hai tháng đã qua đời.
Tiểu Tường nhìn sang Tiểu Bảo, Tiểu Bảo nói với nàng đến mặt mày cha mẹ ra làm sao nó còn không biết, sống đời trôi dạt ngay từ nhỏ.
Tiểu Tường nghĩ đến đây mắt rơm rớm lệ, vội quay đi lau, sau đó nàng khều Phi Yến ra sân.
- Hay là chúng ta dọn tới đây giúp Tiểu Bảo chăm sóc bọn trẻ? – Tiểu Tường nói - Còn Nghị Chánh mang chữ nghĩa đến với các em?
Phi Yến cũng rất mến tụi con nít ở đây, không nỡ rời đi, gật đầu:
- Nghị Chánh cũng có thể trang trí lồng đèn, giúp các em đem bán trang trải cuộc sống.
Hai cô gái đồng lòng, vào lại nhà đem suy nghĩ này khẳng khái nói với Nghị Chánh, đương nhiên Nghị Chánh đồng ý, hồi trước chàng là một đương gia, làm sao có thể đứng yên nhìn cho được?
Thế là trong khi trông chờ tin tức Phi Nhi, bọn Nghị Chánh dọn đến cô nhi viện phụ Tiểu Bảo chăm bọn trẻ. Buổi tối hôm đầu tiên ba người ở cô nhi viện, chỉ có Nghị Chánh ngủ được. Phi Yến và Tiểu Tường không ngủ được, ra đứng ngoài sân. Hai cô gái đứng tựa vai vào nhau, nghĩ tới những chuyện xảy ra với bang hội hai người lại khóc. Ánh trăng sáng vằng vặc càng làm cho căn nhà đổ nát thêm vẻ lạnh lùng, hoang phế đầy vẻ âm u. Đối với hai cô gái mọi chuyện xảy ra quá nhanh, mới đó mà họ đã trở thành những kẻ lưu vong. Cảnh vật như mông lung, như trong mộng, nhưng tất cả đều là thực. Từ khung cửa sổ, bậc thềm nhà từng viên gạch vụn đều rõ mồn một dưới bóng trăng.
(còn tiếp)
- Đằng kia kìa!
Hương Nhi vừa la vừa chỉ bên kia sông.
Nghị Chánh và Tiểu Tường nhìn theo tay Hương Nhi, thấy bên kia sông dưới cội liễu già, một thằng nhỏ khoảng chừng mười hai mười ba tuổi da rám nắng đang bị bốn tên thanh niên vây chặt, xung quanh lúc này có người nhưng chỉ đứng nhìn, ai cũng sợ bọn thanh niên không dám can thiệp. Thằng bé ngồi dưới đất, nước mắt nước mũi sì sụp. Bên cạnh nó là một chiếc xe đẩy, cái sạp đã bị lật ngược, và vô số lồng đèn lấm lem đất cát.
Tên mặt rỗ đứng khoanh tay nhìn xuống thằng bé, kế bên là tên lùn và béo như con heo ục. Tên cao kều khác không ngừng tung chân đá bem bép vô mông thằng bé làm tên lùn béo ngoác miệng cười hềnh hệch. Còn thêm một tên răng hô thân hình cục mịch nữa, cũng cười ha hả ra chiều khoái trá.
Tiểu Tường, Nghị Chánh thấy bốn người này vận võ phục trắng, lưng thắt đai đen to bản. Lối ăn mặc chắc nịch như thế khiến họ trông đã to đùng lại càng khỏe, người nào cũng lộ vẻ hung hăng trên mặt. Tiểu Tường, Nghị Chánh nghĩ ngay đến hai tên Thốc, Phương, chắc chắn đây là đàn em của tên Phương.
Tiểu Tường, Nghị Chánh chạy băng băng lên cầu, nhưng còn chưa qua sông thì bên kia bờ sông đã có người can thiệp. Một cô gái vận y phục màu vàng tiến lại phía sau tên cao kều, hắng giọng:
- Để nó đi đi!
Tên cao kều đang hăm hở bắt nạt thằng bé, nghe nói quay đầu lại nhìn. Đồng bọn hắn phát giác có người can thiệp, cũng bực bội quắc mắt nhìn cô gái.
Đầu tóc cô gái áo vàng rối bù, sắc diện có phần nhợt nhạt giống như có bệnh chưa lành. Tuy nhiên dù trong trạng thái bệnh hoạn phạc phờ mà nàng vẫn toát ra vẻ xinh xắn. Nàng không trên hai mươi tuổi, sống mũi cao, nước da trắng mịn, đôi môi chất chứa một chút tinh ranh, phản kháng, mắt nàng đen láy sâu hun hút, hai hàng lông mi cong dài.
Mặt mày cô gái áo vàng câng câng, khoanh tay trước ngực nheo mắt nhìn tên cao kều, như nhìn một con cừu non, thỉnh thoảng khẽ nhúc nhích môi vẻ khinh thị, chừng muốn nói “tiểu tử, mi ốm tong teo như ngọn tre sào! Chỉ cần bổn cô nương đưa hai ngón tay ra bóp một cái là mi bẹp dúm liền!”
Nhân dịp bọn du côn lo nhìn cô gái không để ý, thằng bé lấm lét đưa mắt liếc sang hai bên trái phải rồi đứng dậy nhón chân lẻn đi.
Nhưng nó vừa đi được dăm bước, tên cao kều đã giơ tay kéo bím tóc nó lại. Thằng bé bật tiếng kêu á, mắt nhìn cô gái áo vàng cầu cứu.
Cô gái áo vàng nhếch môi:
- Một đám thanh niên trai tráng lại xúm xít nhau ăn hiếp một mình nó, không thấy nhục nhã lắm sao hả? - Há há!
Nàng dứt lời, tên béo bật cười lanh lảnh, đoạn hắn quay sang tên cao kều nói:
- Con nhỏ này khẩu khí dữ thiệt! Người vừa đẹp vừa khí phách như nó, Phương lão đại rất thích! Để tao bắt nó về cho lão! Tụi mày cũng biết rồi, lão kêu tụi mình đi lấy tiền, tụi mình không thể nào về tay không!
- Ha ha!
Cô gái áo vàng cũng cười lớn nói:
- Thằng cẩu trệ, mày võ công bao nhiêu mà muốn chạm vào bổn cô nương? Chỉ cần một tay, tao cũng đủ sức làm gỏi bốn đứa tụi bây, nói gì mình mày muốn bắt tao, dám thử không? Ha ha, ha ha ha!
Tên béo nghe giọng điệu hống hách của cô gái, hét lên:
- Mẹ kiếp! Con khốn mày vừa nói ai cẩu trệ, ngon nói lại lần nữa coi?
- Không ăn được đâu mà ngon - Cô gái áo vàng nói – Bốn đứa tụi bây đói à? Tiếc quá, mới nãy bổn cô nương làm món gà rút xương, nhưng rời phòng trọ hấp tấp quá không kịp mang xương theo, bằng không có thể bố thí cho bốn con chó ghẻ bây!
Gương mặt bốn tên du côn đỏ chót, tên cao kều tru tréo:
- Xú nha đầu! Mày biết bọn tao là ai không?
Hắn nói đến đây không nói nữa, cốt để cô gái sốt ruột.
- Tất nhiên tao biết!
Cô gái áo vàng nghiêm mặt nói, sau đó nàng cũng bắt chước ngừng một chút, rồi cười gằn tiếp:
– Tụi bây là nội tôn tao, gọi tao là nội tổ mẫu đấy! Ha ha!
Nàng nói xong cười ha hả.
- Mày...
Tên mặt rỗ tức khí nhìn cô gái quát:
– Ở chân cầu này không ai dám coi thường bọn ông!
Cô gái hừ mũi:
- Chẳng những hôm nay nội tổ mẫu coi thường bốn con chó ghẻ bây, còn thu thập chúng bây nữa!
Nàng nói rồi nhấc bàn tay phải của nàng lên, nhắm vào tên răng hô đánh ra. Tên răng hô cũng vung tay lên tung ra một quyền.
Vù!
Chưởng pháp cô gái nhanh hơn tên răng hô, hắn chỉ kịp nghe một tiếng vù, còn chưa thấy gì, thì một làn gió lao vun vút đến thẳng vào ngực hắn.
Bốp!
Hự!
Tên răng hô bật tiếng kêu lớn trước khi nhổ một búng máu, quỳ sụp xuống đất.
Chỉ bằng một chiêu, cô gái áo vàng đã thừa sức áp đảo tên răng hô. Lại nữa chưởng pháp mà nàng đánh ra nhanh cực kỳ, lúc thu hồi lại cũng nhanh không kém.
- Trời đất quỷ thần! – Cô gái áo vàng ôm đầu la lên - Tao chỉ nói chơi, có phải nội tổ mẫu mày thật đâu mà hành lễ dữ dạ?
Trước thế công cực kỳ ảo diệu của cô gái áo vàng, Hương Nhi đứng trên cầu nắm tay Tiểu Tường và Nghị Chánh há hốc miệng nhìn. Tên cao kều cũng hết dám khinh suất, mồ hôi trên đầu và trán hắn lăn dài xuống má, cũng buông bím tóc thằng bé ra. Thằng bé không chạy đi, đứng chôn chân nhìn cô gái áo vàng như thể hai chân nó thình lình mọc rễ.
Tên mập thì lại khác tên cao kều, tự phụ bấy lâu võ công rất tốt, vội cung hai tay lên quát nói:
- À! Thì ra mày cũng võ vẽ một tí…
Tên mập chưa kịp nói “nghề,” cú đấm của cô gái đã cắt ngang lời hắn. Nhưng tên mập chẳng phải tay mơ, lạng mình sang trái né đòn, miệng rối rít gọi tên mặt rỗ và cao kều:
- Hai đứa tụi bây còn đứng đó, mau tới phụ tao một…
Lần thứ hai, cô gái chặn họng hắn bằng một cú đá cực mạnh nhằm ngay ống quyển khiến hắn phải co giò nhảy tránh.
Tên mặt rỗ nghe kêu vội nhún chân một cái, lấy đà tung bổng thân hình lên một trượng, rồi từ trên cao ép một quyền xuống đầu cô gái. Tên cao kều cũng hướng vào bụng nàng tung một cú đá sấm sét.
Hương Nhi lắc lắc tay Tiểu Tường và Nghị Chánh:
- Tiểu Tường tỷ tỷ, Nghị Chánh ca ca, chúng ta mau qua bên đó giúp tỷ ấy đi!
- Ầy! –Nghị Chánh lắc đầu.
Tiểu Tường cũng cười hô hố nói:
- Chỉ chừng đó người chẳng đủ nhét kẽ răng tỷ đó đâu! Có tỷ ấy ra mặt, ca ca của muội sẽ không sao! Xem kìa!
Hương Nhi ngoảnh phắt lại, và miệng nó lập tức há hốc, nó phải đưa tay dụi mắt hai ba cái để thật sự tin rằng bốn cái đứa đang ngồi phệt dưới đất kia là bốn thằng du côn có tiếng chân cầu Vô Định Hà.
Hương Nhi không tin vào mắt nó cũng phải, tên cao kều võ nghệ đâu phải hạng xoàng đâu, thế mà hai bên giao đấu chưa tới ba phút, hắn đã bò ra đất rồi. Thậm chí nó chỉ quay đi một cái đã không kịp nhìn thấy cô gái áo vàng ra đòn như thế nào.
- Cút!
Cô gái áo vàng quát.
Bọn du côn mặt mày sưng húp, lật đật bò ra xa, trong chớp mắt đã thành bốn chấm nhỏ ở cuối đường.
- Anh hùng sa huyết bất sa lệ.
Cô gái áo vàng bước lại gần thằng bé nghiêm mặt nói, đoạn nàng tươi cười:
- Tỷ tên Lộ Phi Yến, tiểu đệ đệ tên gì? Tại sao lúc nãy bọn nó đánh đệ?
Thằng bé đưa tay lau nước mắt nói:
- Đa tạ Phi Yến tỷ tỷ, đệ tên Tiểu Bảo.
Rồi Tiểu Bảo kể chuyện tụi du côn muốn tiền bảo kê cho Phi Yến nghe.
Khi này Nghị Chánh, Tiểu Tường và Hương Nhi từ trên cầu chạy xuống. Tiểu Tường nói:
- Phi Yến, muội đánh giỏi lắm!
Nghị Chánh cũng bật ngón cái lên.
Hương Nhi chạy đến sờ lên mặt thằng bé kêu:
- Tiểu Bảo ca ca, huynh có sao không?
- Huynh không sao, muội có sao không?
Hương Nhi lắc đầu, đoạn nó thấy Tiểu Bảo nhìn Nghị Chánh và Tiểu Tường, bèn giới thiệu hai người với Tiểu Bảo.
Nghị Chánh nói:
- Cô nhi viện của hai em ở đâu? Để bọn huynh giúp hai em đem lồng đèn về.
Nghị Chánh vừa nói vừa cúi xuống bưng cái sạp lên, đặt lên chiếc xe đẩy. Phi Yến, Tiểu Tường cũng thu gom mớ lồng đèn chất lên xe.
Trong khi Phi Yến thu dọn nốt các mảnh giấy rơi vãi, Nghị Chánh đến bên nàng hỏi:
- Phi Nhi đâu?
Phi Yến thở dài:
- Tỷ ấy đi tiếp cận tên cẩu quan rồi.
Tiểu Tường đứng cạnh giật mình:
- Sao muội không cản tỷ ấy?
- Muội có, nhưng tỷ ấy không nghe, lại sợ hai người không đồng ý nên nhân lúc hai người đi vắng đã đi rồi. Khinh công của tỷ ấy rất giỏi, muội rượt đến đây thì đã mất tăm dấu vết.
Phi Yến dứt lời thấy mặt Nghị Chánh, Tiểu Tường dàu dàu, liền cười nói:
- Không sao đâu, tỷ ấy thông minh như vậy sẽ không hề gì. Nếu tỷ ấy có thể trà trộn vào phủ bảo nữ thần y ẩn nhẫn cũng tốt mà.
Hai đứa trẻ dẫn bọn Nghị Chánh đi dọc bờ Vô Định Hà. Sáng nay mặt sông yên bình, phẳng lặng in giấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Bấy giờ là cuối đông nên những hàng liễu mọc hai bên bờ sông vẫn còn là những cành trơ xương, nếu mùa hè hẳn cành lá sẽ xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu.
Phi Yến, Tiểu Tường, Hương Nhi đi phía trước.
Nghị Chánh cùng Tiểu Bảo đẩy chiếc xe theo sau.
Phi Yến vừa đi vừa hỏi Hương Nhi:
- Ở cô nhi viện có bao nhiêu trẻ em? Lục lão mất rồi bây giờ do ai coi sóc?
Hương Nhi nghe nhắc Lục lão rơm rớm nước mắt đáp:
- Cô nhi viện có tổng cộng hai mươi hai trẻ em, bây giờ do Tiểu Bảo ca ca chăm sóc.
Phi Yến quay lại nhìn Tiểu Bảo, nó chỉ mới mười hai tuổi thôi…
Tiểu Bảo nghe nhắc Lục lão, hai mắt nó rơm rớm lệ nói với Nghị Chánh:
- Lục lão bị bệnh tim lâu rồi, không có tiền chạy thuốc, khổ lắm! Mới hôm kia đệ còn nói chuyện với ông ấy, vậy mà đi rồi!
Nghị Chánh nghe vậy nghĩ đến cha chàng Lữ Lưu Lương, nhìn Tiểu Bảo một cách đồng cảm nói:
- Người chết đã chết, đệ đừng quá đau buồn, Lục lão có linh thiêng cũng không muốn thấy đệ đau buồn.
Tiểu Bảo gật gật đầu:
- Huynh nói đúng, đệ sẽ cố gắng không buồn nữa, vì có buồn cũng có tốt lên được đâu!
Nghị Chánh nói chuyện với Tiểu Bảo tới đây thì cô nhi viện hiện ra trước mắt. Nói là viện chứ thật ra chỉ có một dãy ba căn nhà cũ nát vỏn vẹn mấy bức tường và mái ngói, một khoảng sân lớn, nơi mà mỗi sớm nắng sẽ lấp ló sau những tán thông, làm những chiếc lá bé xíu trở nên sáng bừng và trong suốt. Trên bức tường gạch đỏ xù xì loang lổ, Nghị Chánh thấy đầy các hình vẽ nguệch ngoạc, các chữ viết không thẳng nét.
Tiểu Bảo dẫn bọn Nghị Chánh vào căn nhà trông tươm tất nhất. Tuy vậy căn này cũng chỉ có một phòng duy nhất mà thôi. Ngoài mấy cái giường, bộ bàn ghế đặt ở giữa nhà và một cái tủ, Nghị Chánh thấy một xó bếp khiêm tốn náu mình, chắc chỉ lộ diện và ấm áp vào mỗi cuối ngày.
Mấy căn nhà trong cô nhi viện trầm mặc và cũ kĩ như chính những vị chủ nhân của nó vậy, chỉ có mối giao cảm với cỏ cây, chim chóc, đất trời.
Khi Tiểu Bảo vào nhà bọn trẻ chạy đến vây quanh nó than đói. Tiểu Bảo bảo bọn trẻ chờ một chút, rồi nó vừa nhóm bếp vừa kể với bọn trẻ về chuyện ba người Nghị Chánh, Tiểu Tường, Phi Yến đã giải cứu nó và Hương Nhi.
Nghị Chánh thấy một mình Tiểu Bảo nấu cơm bèn đến giúp nó vo gạo. Tiểu Tường và Hương Nhi lặt rau, Phi Yến đi lại đằng tủ lấy một xấp chén đũa dọn lên bàn.
Phi Yến đang xếp mấy đôi đũa lên bàn, chợt nghe tiếng ho sặc sụa vang lên từ căn nhà kế bên. Nàng chạy qua xem, thấy một đứa bé gái đang ngồi trên giường ho sù sụ, tiếng ho kéo dài làm nó phải gập mình. Tiếng ho không ngừng làm cho da mặt nó trắng xanh vì khí trời lạnh lẽo đã phải đỏ dần. Nó ho đến nổi cả gân cổ nổi lên.
Nghị Chánh, Tiểu Tường, Tiểu Bảo, Hương Nhi và bọn trẻ cũng chạy sang. Tiểu Tường đến bên giường vuốt lưng cho đứa bé, Nghị Chánh đặt tay lên trán nó xót xa nói:
- Muội ấy đang sốt.
Phi Yến nhìn Hương Nhi nói:
- Tỷ không quen đường sá ở đây, muội dẫn tỷ đi tìm tiệm thuốc hốt thuốc đi.
Phi Yến và Hương Nhi đi rồi, Tiểu Tường vẫn ngồi vuốt lưng cho đứa bé, nàng thấy vẻ mặt của nó trông thảm hại vì cơn bạo bệnh, đưa tay vuốt nhẹ mặt em rồi kéo vào lòng.
Nghị Chánh và Tiểu Bảo trở về căn nhà có cái bếp tiếp tục nấu cơm. Nghị Chánh vừa thái rau vừa nhìn Tiểu Bảo, tự nhiên chàng nhớ Hiểu Lạc, nhủ bụng cũng may Hiểu Lạc đã cùng với Tôn lão, Nghiêm Hồng Đạt và một số cống sinh trốn ra được Đồng sơn, bằng không, chắc nó cũng cùng chung số mạng với năm mươi cống sinh.
Trưa hôm đó ba người bọn Nghị Chánh ở lại cô nhi viện sắc thuốc nấu cơm cho bọn trẻ. Tuy bọn trẻ mới gặp nhưng rất mến bọn Nghị Chánh, ba người đút cơm cho tụi nó ăn, đứa nào cũng vui vẻ nên ăn cơm rất ngon, còn ba người thì trái lại, lòng sầu một bụng, người nào cũng ăn thật ít.
Sau khi ăn trưa bọn Nghị Chánh lại tiếp tục mang mớ soong nồi chén đũa ra bờ sông ngồi rửa. Khi trở vào nhà thấy bọn trẻ đang ngồi dưới sàn nhà làm lồng đèn. Một cô bé khoảng bảy tám tuổi tóc thắt hai bím cầm một lồng đèn vừa mới làm xong giơ lên nói với Tiểu Tường:
- Tỷ xem, muội làm lồng đèn này đẹp không? Muội đã có thể phụ với Tiểu Bảo ca ca và Hương Nhi làm lồng đèn bán được rồi nè.
Tiểu Tường nói:
- Chiếc lồng đèn của em rất đẹp, nhưng nếu có thêm nét vẽ của Nghị Chánh ca ca vào nữa sẽ bán đắt hơn.
Tiểu Bảo và Hương Nhi nghe vậy chạy lại đằng tủ tìm kiếm gì đó, một lát sau một đứa cầm nghiên mực, đứa kia cầm bút nhờ Nghị Chánh vẽ hình lên lồng đèn.
Nghị Chánh ngồi xuống múa bút vài đường đã vẽ xong một đôi tiên hạc đậu trên một nhánh đào, lại ghi hai câu thơ lên lồng đèn. Bọn nhỏ vỗ tay reo mừng.
Tiểu Bảo nói:
- Huynh thật tài, ước gì bọn đệ rành chữ nghĩa như huynh.
Tiểu Tường nghe nói chạnh lòng, nàng nhìn bọn trẻ, tụi nó đa phần quê nhà có biến cố, phải tha phương lưu lạc đến kinh thành. Tiểu Tường nghĩ đến đứa bé bị bệnh đang ngủ trong căn nhà kế bên, nó nói với nàng nó đến từ Tế Nam, mấy năm trước quê nhà lũ lụt lại thêm dịch bệnh hoành hành nên không còn nhà cửa hay người thân gì nữa.
Tiểu Tường lại nhìn Hương Nhi, nó người Lan Châu, nửa năm trước cùng mẹ trốn dịch bệnh đến kinh thành. Trước khi rời Lan Châu, mẹ nó đã bán hết nhà cửa ruộng đất, lấy tiền làm lộ phí, định là mở một tiệm nhỏ bán bánh nếp gạo không quay về quê nữa nhưng hai người vừa đến kinh thành, mẹ nó phát hiện mình cũng mắc bệnh, chỉ hai tháng đã qua đời.
Tiểu Tường nhìn sang Tiểu Bảo, Tiểu Bảo nói với nàng đến mặt mày cha mẹ ra làm sao nó còn không biết, sống đời trôi dạt ngay từ nhỏ.
Tiểu Tường nghĩ đến đây mắt rơm rớm lệ, vội quay đi lau, sau đó nàng khều Phi Yến ra sân.
- Hay là chúng ta dọn tới đây giúp Tiểu Bảo chăm sóc bọn trẻ? – Tiểu Tường nói - Còn Nghị Chánh mang chữ nghĩa đến với các em?
Phi Yến cũng rất mến tụi con nít ở đây, không nỡ rời đi, gật đầu:
- Nghị Chánh cũng có thể trang trí lồng đèn, giúp các em đem bán trang trải cuộc sống.
Hai cô gái đồng lòng, vào lại nhà đem suy nghĩ này khẳng khái nói với Nghị Chánh, đương nhiên Nghị Chánh đồng ý, hồi trước chàng là một đương gia, làm sao có thể đứng yên nhìn cho được?
Thế là trong khi trông chờ tin tức Phi Nhi, bọn Nghị Chánh dọn đến cô nhi viện phụ Tiểu Bảo chăm bọn trẻ. Buổi tối hôm đầu tiên ba người ở cô nhi viện, chỉ có Nghị Chánh ngủ được. Phi Yến và Tiểu Tường không ngủ được, ra đứng ngoài sân. Hai cô gái đứng tựa vai vào nhau, nghĩ tới những chuyện xảy ra với bang hội hai người lại khóc. Ánh trăng sáng vằng vặc càng làm cho căn nhà đổ nát thêm vẻ lạnh lùng, hoang phế đầy vẻ âm u. Đối với hai cô gái mọi chuyện xảy ra quá nhanh, mới đó mà họ đã trở thành những kẻ lưu vong. Cảnh vật như mông lung, như trong mộng, nhưng tất cả đều là thực. Từ khung cửa sổ, bậc thềm nhà từng viên gạch vụn đều rõ mồn một dưới bóng trăng.
(còn tiếp)
Danh sách chương