Mẹ Lâm vẫy gọi Cố Tri Ý xong, lại gọi Đại Bảo và Nhị Bảo đến. Ba người một nhà Cố Tri Ý đã ăn đến no nê, đúng là không thể ăn tiếp được nữa, thấy vậy mẹ Lâm cũng không miễn cưỡng nữa.

Nhân khẩu Lâm gia nhiều hơn Cố gia rất nhiều, vì vậy mà trên bàn cơm đều là người lớn ngồi, còn mấy đứa bé thì gắp đồ ăn xong lại ngồi xuống dưới, hoặc ngồi xổm trong sân để ăn cơm.

Con nhà lão tam lớn hơn Đại Bảo và Nhị Bảo một chút, lúc này vẫn được ngồi trong lòng mẹ, được đút cơm cho ăn.

Mặc dù nói Cố Tri Ý đã phân nhà trước, nhưng đại khái vẫn là xa thơm gần thối, mối quan hệ với trong nhà cũng không đến nỗi tệ.

Trong nhà Lâm lão đại Lâm Quốc Đống có hai đứa bé, con gái lớn năm nay mười tuổi, một đứa con trai nhỏ đã năm tuổi.

Trong nhà lão nhị Lâm Quốc Bình là một cặp song sinh đều là nữ, năm nay mới sáu tuổi.

Lão tam Lâm Thanh Bách chỉ có một đứa con trai, năm nay mới bốn tuổi.

Sau đó mới đến lão tứ Lâm Quân Trạch, hai đứa con trai song sinh năm nay ba tuổi, lúc này có một đứa còn trong bụng.

Ba thế hệ Lâm gia sống trong thời đại sinh con như sinh heo này cũng không được xem là nhiều.

Mấy đứa cháu cũng rất được mẹ Lâm và cha Lâm yêu thương, họ chỉ hơi xa cách với Đại Bảo và Nhị Bảo một chút, đến cùng vẫn là do không sống chung một nhà nên Đại Bảo và Nhị Bảo không được yêu thương, gần gũi như vậy.



Nhà vợ lão đại Vương Anh cách thôn Phúc Lâm khá xa, phải đi hơn nửa ngày mới đến, mà Cố Tri Ý tiếp xúc với Vương Anh cũng không nhiều, mặc dù Vương Anh cho người ta cảm thấy rất trung thực, nhưng cụ thể thế nào, Cố Tri Ý cảm thấy còn phải đợi tiếp xúc nhiều hơn mới kết luận được.

Lý Hồng Hà vợ của lão nhị là một người rất hiểu chuyện, lại khôn khéo, cũng có chút tính toán cho riêng mình. Lý Hồng Hà đã sinh hai đứa con gái song sinh, nhưng vì mang quan niệm trọng nam khinh nữ nên mấy năm nay vẫn luôn cố gắng, rất muốn sinh được con trai để nối dõi tông đường.

Lâm Thúy Vân vợ lão tam chính là người thôn Phúc Lâm này, cũng được xem như là thanh mai trúc mã với Lâm lão tam, chỉ là sau khi kết hôn được sáu năm cũng chỉ có mỗi một đứa con trai.

Thời đại này, người nông thôn coi trong nhất là gì? Còn không phải chính là sinh con trai để nối dõi tông đường, kế thừa hương hỏa sao? Ở thời này không có những nỗi lo như hậu thế sau này, trước khi muốn sinh con phải suy nghĩ đến chi phí nuôi nấng đứa bé, chuẩn bị những thứ tốt nhất cho đứa bé, đâu phải chỉ cần mang thai, sinh ra là xong.

Có thể không có cơm ăn, nhưng phải có con trai, vì vậy có thể thấy được mọi người ở thời đại này xem trọng con nối dõi quá mức.

Theo suy nghĩ của Cố Tri Ý, đã không có ngai vàng để kế vị thì sinh nhiều xá xíu như vậy để làm gì?

Những gia đình trong thôn hầu hết đều có năm sáu đứa bé trở lên, vì vậy cũng may mà cha Lâm và mẹ Lâm cũng khá tiến bộ, họ đã có mấy cháu trai cháu gái rồi, nên không quá coi trọng vấn đề cháu chắt nữa.

Cha Lâm và mẹ Lâm rất nhanh đã ăn cơm xong, bát mì Cố Tri Ý bưng đến đều được chia cho mấy đứa bé ăn. Mẹ Lâm ăn xong bảo chị dâu cả dọn dẹp, sau đó bảo Cố Tri Ý theo cha Lâm đi vào nhà chính.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện