Những ai chưa từng đến vùng Đông Bắc Trung Quốc thì không thể tưởng tượng ra được cảnh đẹp của tuyết rơi dưới trời âm 30 độ đâu.
Trên mảnh đất phì nhiêu đó đã nuôi dưỡng những chàng trai Đông Bắc, dũng cảm, nhiệt tình, hào phóng, dám yêu dám hận, nói một là một, thậm chí có người còn mang hơi hướng thổ phỉ.
Kỷ Đạt chính là một người Đông Bắc như vậy.
Anh sinh ra ở thành phố Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, từ nhỏ đã ăn những hạt gạo trắng ngần của đồng bằng Bắc Bình, ăn mỡ thịt heo, uống rượu Dao Nam Xuân, mùa đông thấy tuyết ngập qua đùi.
Anh từ nhỏ đã khỏe khoắn, vui hùm lưng rộng, cặp mắt tinh như sói, ở trường hay gây hấn. Hôm nay đánh người này, ngày mai xử kẻ khác, không có thầy cô nào thích anh ta cả. Nhưng ngược lại, bọn trẻ lêu lỏng hư hỏng ở xung quanh trường lại tôn thờ anh ta làm đại ca, mỗi tháng phải cung phụng cho anh ta bao nhiêu tiền tiêu vặt.
Vì những chuyện đó mà cha anh ta đã không biết đánh đít bao nhiêu lần, nhưng Kỷ Đạt khỏe như trâu, sáng đánh xong, chiều xỏ quần vào đi chơi tiếp. Lâu dần, cha hắn cũng chẳng thèm quản nữa. Vừa bước qua tuổi 16, anh ta ấp ủ trong lòng Tết này phải kiếm cho bằng được mấy chục đồng để mừng tuổi. Nhân lúc trời còn chưa sáng, anh ta lẻn theo những người công nhân đi xuống miền nam mất tiêu.
Cha anh ta suýt chút nữa tức đến nhồi máu cơ tim. Trong nhà chỉ có mỗi thằng con trai nối dõi, cũng chỉ có thể chửi mắng mấy câu rồi thôi.
Mấy năm sau, một đêm giao thừa, Kỷ Đạt xuất hiện với bộ dạng tóc tai rối bời, đứng ngoài sân, cả người đều rách rưới bẩn thỉu, quần áo mỏng như tờ giấy, quần cũng rách tơi tả, đầu gối cũng sờn cả. Anh ta đứng run lập cập dưới trời âm 40 độ, lạnh đến nỗi môi cũng thâm tím cả.
Cha mẹ sợ đến nỗi vội vàng khiêng anh ta lên trên lò sưởi, quấn mền cho anh ta, mang nước nóng cho anh ta. Nhưng anh ta không nói một câu nào, chỉ ngồi thất thần trên lò sưởi.
Cha hắn nôn nóng, tát cho một bạt tai, xách cổ hắn lên hỏi có cu không, có cu thì trả lời mẹ đi.
Mẹ hắn xót con, mau mắn mang tới một bát cơm trắng, trên đó chất đầy thịt heo cải chua thơm lừng.
Nhìn thấy mỡ thịt heo trắng trong, cải chua muối vàng trước mặt, mũi anh ta ngửi thấy mùi thơm của gạo trắng, thức ăn ngon, lại nhìn thấy người mẹ đang âu yếm chăm sóc hắn cùng với người cha hai bên tóc đã bạc, anh ta òa khóc như một đứa trẻ.
Hắn nói, cha mẹ ơi, cả đời con cũng không rời khỏi Đông Bắc nữa.
Nói xong, anh ta cầm đũa lên, vừa khóc vừa lùa cơm vào miệng.
Từ đó về sau, anh làm đúng như những gì đã nói. Trừ phi có chuyện cấp thiết, nếu không anh ta không bao giờ đi khỏi vùng Đông Bắc, và cũng từ đó, anh ta không bao giờ khóc nữa.
* * *
Thực ra, Kỷ Đạt sống ở miền Nam cũng khấm khá. Nhưng đúng lúc anh ta tưởng rằng có thể vinh quy bái tổ, thì lại bị chính cô vợ bán đứng. Toàn bộ tài sản dành dụm được đều bị cô ta cuỗm đi mất, kể cả một bộ áo lành lặn cũng không để lại cho anh ta. Anh ta biết rằng, dưới trời lạnh dữ dội như vậy, nếu như ngủ thiếp đi ở ngoài trời thì chắc chắn không bao giờ dậy nữa, cho nên anh ta ba ngày ba đêm không ngủ. Bị người ta quăng xuống ga xe lửa, anh ta men theo đường ray xe lửa đi bộ về Trường Xuân.
Kể từ đó, Kỷ Đạt không nghĩ đến chuyện yêu đương gì nữa, dốc sức làm việc.
Anh ta nghe lời của cha, tu tâm dưỡng tính, xin vào trong một xưởng xe hơi nho nhỏ làm thợ sửa xe. Sau này anh mày mò được nhiều kỹ thuật, nên rất được chủ xưởng coi trọng.
Lại mấy năm trôi qua, chủ xưởng không làm nữa, anh ta thầu lại xưởng đó tự làm. Bởi là người coi trọng nghĩa khí, con người lại chân chất, trầm tính, nên nhân viên trong xưởng đều rất nể và tin anh ta. Dần dần, xưởng sửa xe của Kỷ Đạt càng làm càng phất, sau này còn thâu tóm luôn cả những xưởng nhỏ xung quanh, cuối cùng trở thành một ông chủ nhỏ tiếng vang một vùng.
Theo lẽ thường mà nói, cuộc sống của anh ta cũng rất êm ái, thoải mái, làm ông chủ nhỏ ở tuổi 35, với chiều cao 1 mét 80, vóc dáng cao to nên tạo được cảm giác an toàn, khuôn mặt cũng ưa nhìn, nam tính, lại có nhà có xe, có cơ ngơi, nhưng anh ta lại không hề có bạn gái.
Ba mẹ anh ta nôn nóng lo sốt vó, kiếm người làm mai không biết bao nhiêu lần, nhưng anh ta đều lấy cớ công việc bận rộn thoái thác hết.
Lý do rất đơn giản, đáp án rất rõ ràng: Phụ nữ lòng dạ độc ác hơn rắn rít, anh ta không bao giờ chạm đến phụ nữ nữa.
* * *
Kỷ Đạt mua rất nhiều nhà ở Trường Xuân, coi như là đầu tư bất động sản. Người bình thường mua nhiều nhà như vậy chắc chắn là sẽ nuôi bồ nhí, còn anh thì nhà nào nhà nấy đều trang trí rất đẹp, rồi để đó. Ngày thường rảnh rỗi, nhà này ở vài hôm, nhà kia ở vài hôm. Hơn nữa, trong tay anh cũng có nhiều chi nhánh công ty, hầu như kế bên chi nhánh nào cũng có căn hộ của anh ta.
Hôm nọ, anh ta lái xe từ trong khu Tĩnh Nguyệt ra, chạy thẳng ra khu Kỹ thuật cao để đàm phán thương thảo công trình. Hôm nay anh qua đó để ký hợp đồng. Đừng xem thường anh ta làm nghề sửa xe, nhưng anh tự mày mò ra được con đường thành công trong ngành xe hơi. Hãng xe Trường Xuân số 1 ở sát bên cạnh công ty họ, Kỷ Đạt cũng kiếm được nhiều bộn từ hãng xe này.
Chi tiết từ lâu đã thương thảo xong rồi, đến nơi anh lại cùng đối tác xem lại hợp đồng, thấy không vấn đề gì, bèn nhanh chóng ký tên.
Anh ta nghĩ đến hợp đồng này mà ký kết xong, có thể kiếm được bao nhiêu tiền, là cười sướng ron cả người.
Ký hợp đồng xong thường đi ăn uống một bữa. Đối tác cũng là người hào phóng, không từ chối, nên đôi bên tìm một quán ăn gần đó đánh chén. Thức ăn ở đó không mắc, mỗi món cũng rất nhiều, họ gọi thêm hai chai rượu đế, giao kèo trước ai không uống hết không được về.
Tửu lượng của Kỷ Đạt được luyện từ nhỏ, nhưng lớn lên thì kém đi nhiều, nhưng bụng bia của đối tác cũng không phải là để khơi khơi lòe thiên hạ. Hai người anh một ly tôi một ly, uống khá lâu, còn thức ăn trên bàn chỉ vơi đi một nửa.
Sau một chai rượu đế, mặt của Kỷ Đạt cũng nóng bừng lên, tuy là chưa đến mức say, nhưng uống nhiều như vậy mà còn lái xe thì quả thật tự tìm đến cái chết. Kỷ Đạt đứng trước quán, móc điện thoại ra xem, phát hiện lúc này cũng đã hơn mười giờ đêm rồi. Anh là một người biết quan tâm đến nhân viên. Nếu như giờ này anh muốn gọi điện thoại kêu người đến đón về, cũng không phải là không được, nhưng khuya rồi, anh cũng không muốn làm phiền người khác.
Đúng lúc anh đang suy nghĩ nên làm như thế nào, thì một chiếc taxi trở đến trước mặt.
Ủa? Chiếc taxi này đúng là tinh mắt thật.
Nghĩ vậy, Kỷ Đạt giơ tay định mở cửa xe.
Ai ngờ đúng lúc này, ở kế bên tai anh bỗng vang lên giọng ồ ồ của một thiếu niên: “Ê, ê, ê, anh làm gì vậy, đây là xe taxi của anh tôi gọi mà!” Người này vừa nói vừa kéo vai của Kỷ Đạt lại.
Kỷ Đạt vốn dĩ đã uống đến lâng lâng, bị người này kéo một cái, nên cả người bắt đầu loạng choạng suýt té, bao nhiêu bực tức bỗng chốc ập đến.
Nếu như ngày thường thì Kỷ Đạt cũng không nóng giận đến thế, nhưng hôm nay uống khá nhiều, cộng thêm cách nói chuyện bất lịch sự của người thiếu niên, nghe là đã thấy bực bội khó chịu rồi.
“Mẹ nó, thằng ranh con ở đâu ra vậy? Chiếc xe dừng trước mặt ông thì đó là xe đến đón ông!” Kỷ Đạt ưỡn cái bụng, nhíu mày, cũng không nhìn rõ khuôn mặt của thằng bé.
Thằng bé xem ra không giỏi ăn nói, bị Kỷ Đạt nói vài câu, trở nên ấp úng hẳn.
Đúng lúc này, một giọng nói khô khốc vang lên: “Trình, im ngay.” Nói xong, một người đàn ông cũng cao to và trạc tuổi Kỷ Đạt bước vội đến. Anh ta mặc cái áo jacket da, quần jeans, đầu đinh, đeo gọng kính vàng, xem ra có vẻ là người trí thức.
“Anh này, chiếc xe dừng trước mặt anh, thì là xe của anh. Tôi và em trai sẽ đón chiếc khác.” Người đàn ông vừa bước đến kéo thắng em tên là Trình đó lại, một thái độ cầu thị cho êm chuyện.
Nghe người đàn ông này nói xong, Kỷ Đạt đang dựa vào cửa xe, suy nghĩ một hồi, rồi nói: “Nghe giọng anh, không phải người bản xứ Trường Xuân đúng không?”
Người đàn ông đó cười, đáp: “Người Cáp Nhĩ Tân.” Cộng với cặp kính trên sóng mũi, anh ta cười trông rất trí thức.
“Đến Trường Xuân làm gì vậy?”
“Đi công tác, tiện thể đưa em trai tôi nhập học.”
Bây giờ đang nghỉ lễ Quốc khánh, ngày mai là các trường bắt đầu nhập học rồi.
“Học trường nào vậy?”
Thằng bé nhanh nhảu cướp lời: “Mặc kệ tôi, đâu phải chuyện của ông!”
Kỷ Đạt liếc nhìn hắn: “Tôi đang nói chuyện với anh trai cậu, cậu xen vào cái gì.”
Người đàn ông đó lại nói: “Thì ở cái ngôi trường trên đường Tiền Tiến.”
“À, trường này ngon.” Kỷ Đạt cúi đầu suy tư, bản thân Kỷ Đạt có căn hộ ở gần đó, buổi tối ngủ đó cũng được. “Được rồi, lên xe đi.”
“Hả?” Lần này đến lượt thằng bé không phản ứng kịp.
“Cô bé, đứng tần ngần đó làm gì, lên xe đi. Chúng ta cùng đường với nhau, đưa hai anh em về trường của cậu luôn.” Đêm khuya thế này không dễ đón xe, nếu muộn hơn nữa e rằng trường của thằng bé đóng cửa không cho vào nữa.
“Ông mới là cô bé!” Thằng bé nhảy dựng lên, tuy chàng thiếu niên này hơi ốm yếu, nhưng nhìn sao cũng không giống cô gái.
Ngược lại, người anh trai cậu ta điềm đạm hơn, đẩy cậu ta vào ngồi kế bác tài, sau đó nhét hành lý vào phía sau cốp xe, đi theo Kỷ Đạt ngồi ở hàng băng ghế sau.
Chàng thiếu niên ngồi phía trước, không hiểu sao anh trai mình lại phải ngồi chung xe với thằng lưu manh, nên tức tối phùng mang trợn má, quay mặt ra nhìn cảnh vật bên ngoài cửa kính xe mà không nói lời nào.
Người đàn ông đó với Kỷ Đạt cũng rất khỏe, chiều cao cỡ cỡ nhau, bụng cũng khá to, chen chúc nhau ở hàng ghế phía sau, đùi hay chạm vào nhau.
Trên mảnh đất phì nhiêu đó đã nuôi dưỡng những chàng trai Đông Bắc, dũng cảm, nhiệt tình, hào phóng, dám yêu dám hận, nói một là một, thậm chí có người còn mang hơi hướng thổ phỉ.
Kỷ Đạt chính là một người Đông Bắc như vậy.
Anh sinh ra ở thành phố Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, từ nhỏ đã ăn những hạt gạo trắng ngần của đồng bằng Bắc Bình, ăn mỡ thịt heo, uống rượu Dao Nam Xuân, mùa đông thấy tuyết ngập qua đùi.
Anh từ nhỏ đã khỏe khoắn, vui hùm lưng rộng, cặp mắt tinh như sói, ở trường hay gây hấn. Hôm nay đánh người này, ngày mai xử kẻ khác, không có thầy cô nào thích anh ta cả. Nhưng ngược lại, bọn trẻ lêu lỏng hư hỏng ở xung quanh trường lại tôn thờ anh ta làm đại ca, mỗi tháng phải cung phụng cho anh ta bao nhiêu tiền tiêu vặt.
Vì những chuyện đó mà cha anh ta đã không biết đánh đít bao nhiêu lần, nhưng Kỷ Đạt khỏe như trâu, sáng đánh xong, chiều xỏ quần vào đi chơi tiếp. Lâu dần, cha hắn cũng chẳng thèm quản nữa. Vừa bước qua tuổi 16, anh ta ấp ủ trong lòng Tết này phải kiếm cho bằng được mấy chục đồng để mừng tuổi. Nhân lúc trời còn chưa sáng, anh ta lẻn theo những người công nhân đi xuống miền nam mất tiêu.
Cha anh ta suýt chút nữa tức đến nhồi máu cơ tim. Trong nhà chỉ có mỗi thằng con trai nối dõi, cũng chỉ có thể chửi mắng mấy câu rồi thôi.
Mấy năm sau, một đêm giao thừa, Kỷ Đạt xuất hiện với bộ dạng tóc tai rối bời, đứng ngoài sân, cả người đều rách rưới bẩn thỉu, quần áo mỏng như tờ giấy, quần cũng rách tơi tả, đầu gối cũng sờn cả. Anh ta đứng run lập cập dưới trời âm 40 độ, lạnh đến nỗi môi cũng thâm tím cả.
Cha mẹ sợ đến nỗi vội vàng khiêng anh ta lên trên lò sưởi, quấn mền cho anh ta, mang nước nóng cho anh ta. Nhưng anh ta không nói một câu nào, chỉ ngồi thất thần trên lò sưởi.
Cha hắn nôn nóng, tát cho một bạt tai, xách cổ hắn lên hỏi có cu không, có cu thì trả lời mẹ đi.
Mẹ hắn xót con, mau mắn mang tới một bát cơm trắng, trên đó chất đầy thịt heo cải chua thơm lừng.
Nhìn thấy mỡ thịt heo trắng trong, cải chua muối vàng trước mặt, mũi anh ta ngửi thấy mùi thơm của gạo trắng, thức ăn ngon, lại nhìn thấy người mẹ đang âu yếm chăm sóc hắn cùng với người cha hai bên tóc đã bạc, anh ta òa khóc như một đứa trẻ.
Hắn nói, cha mẹ ơi, cả đời con cũng không rời khỏi Đông Bắc nữa.
Nói xong, anh ta cầm đũa lên, vừa khóc vừa lùa cơm vào miệng.
Từ đó về sau, anh làm đúng như những gì đã nói. Trừ phi có chuyện cấp thiết, nếu không anh ta không bao giờ đi khỏi vùng Đông Bắc, và cũng từ đó, anh ta không bao giờ khóc nữa.
* * *
Thực ra, Kỷ Đạt sống ở miền Nam cũng khấm khá. Nhưng đúng lúc anh ta tưởng rằng có thể vinh quy bái tổ, thì lại bị chính cô vợ bán đứng. Toàn bộ tài sản dành dụm được đều bị cô ta cuỗm đi mất, kể cả một bộ áo lành lặn cũng không để lại cho anh ta. Anh ta biết rằng, dưới trời lạnh dữ dội như vậy, nếu như ngủ thiếp đi ở ngoài trời thì chắc chắn không bao giờ dậy nữa, cho nên anh ta ba ngày ba đêm không ngủ. Bị người ta quăng xuống ga xe lửa, anh ta men theo đường ray xe lửa đi bộ về Trường Xuân.
Kể từ đó, Kỷ Đạt không nghĩ đến chuyện yêu đương gì nữa, dốc sức làm việc.
Anh ta nghe lời của cha, tu tâm dưỡng tính, xin vào trong một xưởng xe hơi nho nhỏ làm thợ sửa xe. Sau này anh mày mò được nhiều kỹ thuật, nên rất được chủ xưởng coi trọng.
Lại mấy năm trôi qua, chủ xưởng không làm nữa, anh ta thầu lại xưởng đó tự làm. Bởi là người coi trọng nghĩa khí, con người lại chân chất, trầm tính, nên nhân viên trong xưởng đều rất nể và tin anh ta. Dần dần, xưởng sửa xe của Kỷ Đạt càng làm càng phất, sau này còn thâu tóm luôn cả những xưởng nhỏ xung quanh, cuối cùng trở thành một ông chủ nhỏ tiếng vang một vùng.
Theo lẽ thường mà nói, cuộc sống của anh ta cũng rất êm ái, thoải mái, làm ông chủ nhỏ ở tuổi 35, với chiều cao 1 mét 80, vóc dáng cao to nên tạo được cảm giác an toàn, khuôn mặt cũng ưa nhìn, nam tính, lại có nhà có xe, có cơ ngơi, nhưng anh ta lại không hề có bạn gái.
Ba mẹ anh ta nôn nóng lo sốt vó, kiếm người làm mai không biết bao nhiêu lần, nhưng anh ta đều lấy cớ công việc bận rộn thoái thác hết.
Lý do rất đơn giản, đáp án rất rõ ràng: Phụ nữ lòng dạ độc ác hơn rắn rít, anh ta không bao giờ chạm đến phụ nữ nữa.
* * *
Kỷ Đạt mua rất nhiều nhà ở Trường Xuân, coi như là đầu tư bất động sản. Người bình thường mua nhiều nhà như vậy chắc chắn là sẽ nuôi bồ nhí, còn anh thì nhà nào nhà nấy đều trang trí rất đẹp, rồi để đó. Ngày thường rảnh rỗi, nhà này ở vài hôm, nhà kia ở vài hôm. Hơn nữa, trong tay anh cũng có nhiều chi nhánh công ty, hầu như kế bên chi nhánh nào cũng có căn hộ của anh ta.
Hôm nọ, anh ta lái xe từ trong khu Tĩnh Nguyệt ra, chạy thẳng ra khu Kỹ thuật cao để đàm phán thương thảo công trình. Hôm nay anh qua đó để ký hợp đồng. Đừng xem thường anh ta làm nghề sửa xe, nhưng anh tự mày mò ra được con đường thành công trong ngành xe hơi. Hãng xe Trường Xuân số 1 ở sát bên cạnh công ty họ, Kỷ Đạt cũng kiếm được nhiều bộn từ hãng xe này.
Chi tiết từ lâu đã thương thảo xong rồi, đến nơi anh lại cùng đối tác xem lại hợp đồng, thấy không vấn đề gì, bèn nhanh chóng ký tên.
Anh ta nghĩ đến hợp đồng này mà ký kết xong, có thể kiếm được bao nhiêu tiền, là cười sướng ron cả người.
Ký hợp đồng xong thường đi ăn uống một bữa. Đối tác cũng là người hào phóng, không từ chối, nên đôi bên tìm một quán ăn gần đó đánh chén. Thức ăn ở đó không mắc, mỗi món cũng rất nhiều, họ gọi thêm hai chai rượu đế, giao kèo trước ai không uống hết không được về.
Tửu lượng của Kỷ Đạt được luyện từ nhỏ, nhưng lớn lên thì kém đi nhiều, nhưng bụng bia của đối tác cũng không phải là để khơi khơi lòe thiên hạ. Hai người anh một ly tôi một ly, uống khá lâu, còn thức ăn trên bàn chỉ vơi đi một nửa.
Sau một chai rượu đế, mặt của Kỷ Đạt cũng nóng bừng lên, tuy là chưa đến mức say, nhưng uống nhiều như vậy mà còn lái xe thì quả thật tự tìm đến cái chết. Kỷ Đạt đứng trước quán, móc điện thoại ra xem, phát hiện lúc này cũng đã hơn mười giờ đêm rồi. Anh là một người biết quan tâm đến nhân viên. Nếu như giờ này anh muốn gọi điện thoại kêu người đến đón về, cũng không phải là không được, nhưng khuya rồi, anh cũng không muốn làm phiền người khác.
Đúng lúc anh đang suy nghĩ nên làm như thế nào, thì một chiếc taxi trở đến trước mặt.
Ủa? Chiếc taxi này đúng là tinh mắt thật.
Nghĩ vậy, Kỷ Đạt giơ tay định mở cửa xe.
Ai ngờ đúng lúc này, ở kế bên tai anh bỗng vang lên giọng ồ ồ của một thiếu niên: “Ê, ê, ê, anh làm gì vậy, đây là xe taxi của anh tôi gọi mà!” Người này vừa nói vừa kéo vai của Kỷ Đạt lại.
Kỷ Đạt vốn dĩ đã uống đến lâng lâng, bị người này kéo một cái, nên cả người bắt đầu loạng choạng suýt té, bao nhiêu bực tức bỗng chốc ập đến.
Nếu như ngày thường thì Kỷ Đạt cũng không nóng giận đến thế, nhưng hôm nay uống khá nhiều, cộng thêm cách nói chuyện bất lịch sự của người thiếu niên, nghe là đã thấy bực bội khó chịu rồi.
“Mẹ nó, thằng ranh con ở đâu ra vậy? Chiếc xe dừng trước mặt ông thì đó là xe đến đón ông!” Kỷ Đạt ưỡn cái bụng, nhíu mày, cũng không nhìn rõ khuôn mặt của thằng bé.
Thằng bé xem ra không giỏi ăn nói, bị Kỷ Đạt nói vài câu, trở nên ấp úng hẳn.
Đúng lúc này, một giọng nói khô khốc vang lên: “Trình, im ngay.” Nói xong, một người đàn ông cũng cao to và trạc tuổi Kỷ Đạt bước vội đến. Anh ta mặc cái áo jacket da, quần jeans, đầu đinh, đeo gọng kính vàng, xem ra có vẻ là người trí thức.
“Anh này, chiếc xe dừng trước mặt anh, thì là xe của anh. Tôi và em trai sẽ đón chiếc khác.” Người đàn ông vừa bước đến kéo thắng em tên là Trình đó lại, một thái độ cầu thị cho êm chuyện.
Nghe người đàn ông này nói xong, Kỷ Đạt đang dựa vào cửa xe, suy nghĩ một hồi, rồi nói: “Nghe giọng anh, không phải người bản xứ Trường Xuân đúng không?”
Người đàn ông đó cười, đáp: “Người Cáp Nhĩ Tân.” Cộng với cặp kính trên sóng mũi, anh ta cười trông rất trí thức.
“Đến Trường Xuân làm gì vậy?”
“Đi công tác, tiện thể đưa em trai tôi nhập học.”
Bây giờ đang nghỉ lễ Quốc khánh, ngày mai là các trường bắt đầu nhập học rồi.
“Học trường nào vậy?”
Thằng bé nhanh nhảu cướp lời: “Mặc kệ tôi, đâu phải chuyện của ông!”
Kỷ Đạt liếc nhìn hắn: “Tôi đang nói chuyện với anh trai cậu, cậu xen vào cái gì.”
Người đàn ông đó lại nói: “Thì ở cái ngôi trường trên đường Tiền Tiến.”
“À, trường này ngon.” Kỷ Đạt cúi đầu suy tư, bản thân Kỷ Đạt có căn hộ ở gần đó, buổi tối ngủ đó cũng được. “Được rồi, lên xe đi.”
“Hả?” Lần này đến lượt thằng bé không phản ứng kịp.
“Cô bé, đứng tần ngần đó làm gì, lên xe đi. Chúng ta cùng đường với nhau, đưa hai anh em về trường của cậu luôn.” Đêm khuya thế này không dễ đón xe, nếu muộn hơn nữa e rằng trường của thằng bé đóng cửa không cho vào nữa.
“Ông mới là cô bé!” Thằng bé nhảy dựng lên, tuy chàng thiếu niên này hơi ốm yếu, nhưng nhìn sao cũng không giống cô gái.
Ngược lại, người anh trai cậu ta điềm đạm hơn, đẩy cậu ta vào ngồi kế bác tài, sau đó nhét hành lý vào phía sau cốp xe, đi theo Kỷ Đạt ngồi ở hàng băng ghế sau.
Chàng thiếu niên ngồi phía trước, không hiểu sao anh trai mình lại phải ngồi chung xe với thằng lưu manh, nên tức tối phùng mang trợn má, quay mặt ra nhìn cảnh vật bên ngoài cửa kính xe mà không nói lời nào.
Người đàn ông đó với Kỷ Đạt cũng rất khỏe, chiều cao cỡ cỡ nhau, bụng cũng khá to, chen chúc nhau ở hàng ghế phía sau, đùi hay chạm vào nhau.
Danh sách chương