Cách huyện Nhạn Môn 20 dặm về phía bắc là Nhạn Môn quan nổi tiếng, phía nam là dãy Ngũ Đài sơn trùng điệp, phía bắc là Trường Thành sừng sững. Huyện Nhạn Môn ở vào giữa hai dãy núi rất lớn, một con sông nhỏ uốn lượn chảy xuống, xuyên qua cả huyện. Đó là sông Hô Đà, nó bắt nguồn phía đông bắc chảy tới huyện Phồn Chỉ dài tới hơn 200 dặm, là nguồn nước tưới quan trọng nhất cho huyện Nhạn Môn, cũng là con sông mẹ của Đại Châu.
Nhưng lúc này, Nhạn Môn quan không phát huy tác dụng là quan ải quân sự trọng yếu. Kẻ thù từ phương nam tới, dãy Ngũ Đài sơn cũng không thể ngăn cản được đại quân thiết kỵ của Dương Lượng. Dương Lượng trước sau đã đưa vào đây 5 vạn tinh binh, tấn công quy mô lớn vào Đại Châu.
Đại Châu ở phía nam thì tiếp giáp phủ Thái Nguyên, lại thông qua đường Phi Hồ và nối liền U Châu, có thể nói là vị trí chiến lược cực kì quan trọng. Điều quan trọng hơn nữa là Thứ sử Đại Châu là Lý Cảnh người tiên phong kiên quyết chống lại Dương Lượng. Ông ta đầu tiên đưa thư cảnh cáo, trách cứ Dương Lượng mưu nghịch tạo phản. Đa số các châu ở Hà Đông đều vì thái độ kiên quyết phản đối của Lý Cảnh mà vẫn giữ thái độ dè chừng. Lần này phải khiến cho Lý Cảnh là người đầu tiên bị treo đầu trên kiếm sắc của Dương Lượng. Đợi sau khi y chính thức giương cờ tạo phản, việc đầu tiên là phải chiếm Đại Châu, chém đầu Lý Cảnh để uy hiếp các châu ở Hà Đông.
Dương Lượng biết binh lực Đại Châu yếu, thành trì thì cũ nát thấp bé. Y phái đại tướng Lưu Hạo dẫn 3 vạn quân tấn công Đại Châu, không ngờ qua 3 ngày, từ Đại Châu truyền tới tin Lưu Hạo bị Lý Cảnh chém ngã ngựa, quân đội đại bại. Dương Lượng biết Lý Cảnh lợi hại, không dám khinh địch nữa, liền phái trợ thủ đắc lực là Kiều Chung Quỳ lại dẫn 3 vạn tinh binh tấn công Đại Châu.
Qua 5 ngày công thành quyết liệt, trong ngoài thành đều máu chảy thành sông, xác chết đầy đất, tường thành cũ nát không chịu nổi hơn chục cái máy bắn đá liên tiếp nã vào, các đoạn tường thành ầm ầm đổ sụp.
Nhưng đại quân của Dương Lượng vẫn chưa đánh được vào trong thành. Thứ sử Lý Cảnh thống lĩnh mấy nghìn quân giữ thành rất dũng mãnh và thiện chiến, liều chết chiến đấu với quân của Dương Lượng. Các viên quan dưới trướng ông ta là Tư mã Đại Châu Phùng Hiếu Từ, Tư Pháp Lã cũng dũng mãnh thiện chiến, làm gương cho binh lính, thống lĩnh binh sĩ ở những chỗ tường thành bị sụp đổ lần lượt đánh bại quân của Dương Lượng, đồng thời tổ chức dân phu xây dựng lại những đoạn tường thành bị sụp đổ.
Hơn nữa thống lĩnh châu binh Hầu Mạc Trần Nghệ là người rất giỏi thuật phòng ngự trong chiến đấu, y phụ trách điều động toàn quân phòng ngự các nơi ở tường thành.
Trong khi đó Lý Cảnh trấn giữ ở phía trong, lòng quân lòng dân ổn định, đúng là bốn người cùng ăn ý phối hợp, khiến cho thành Nhạn Môn tuy cũ nát mà đến 5 vạn quân phản loạn dũng mãnh tấn công mà cũng không thể đánh đổ.
Nhưng đến đêm ngày thứ 5, đã xuất hiện một nguy cơ rất lớn, phát sinh binh biến ở một đội trông giữ kho lương, kho lương của Đại Châu bị phóng hỏa, khiến cho 2 vạn thạch lương bị thiêu rụi chỉ trong một đêm. Xảy ra sự việc nghiêm trọng bất ngờ như vậy khiến lòng quân dao động.
Trong thành Nhạn Môn, Thứ sử Lý Cảnh dẫn một đội binh sĩ tới từng nhà động viên, hy vọng nhân dân có thể bỏ chút lương thực đang cất trữ đóng góp cho quân đội
Lý Cảnh xuất thân từ danh môn họ Lý vùng Lũng Tây, thân cao đến sáu thước ba tấc (1.8m), vai rộng vạm vỡ, hơn nữa ông ta còn có đao pháp tuyệt vời, được vinh danh là một hoa đao tướng. Ông ta lại có đôi lông mày như con tằm nằm ngang, với đôi mắt xếch, được gọi là “tiểu Quan Vũ”. Ông ta rất thích cái biệt hiệu này, lại đem thanh đao của mình đổi tên là Thanh long yển nguyệt đao. Tâm nguyện lớn nhất của ông ta là có được cái danh Tây đao, song song cùng với Bắc đao Ngư Câu La, Nam đao Trương Tu Đà,
Lúc này, một số binh lính từ nhà trên diện tích đất 3 mẫu của một thường dân đi ra, trên vai khiêng một túi khô, có lẽ khoảng hai mươi mấy cân.
Lý Cảnh nhíu mày, mặt lộ vẻ thất vọng:
- Chỉ có như vậy thôi sao?
Người đứng đầu đám phu khuân vác lắc đầu:
- Chúng tôi đã tìm kiếm khắp, trong hầm trên mặt đất cũng chỉ được có một túi này thôi.
Lý Cảnh thầm thở dài, thực ra Nhạn Môn không lớn, chỉ có chưa đến nghìn hộ. Hai ngày nay kiểm tra tổng cộng lấy được 300 thạch lương thực, đã là không dễ dàng rồi. Ba trăm thạch lương thực này phải dùng để nuôi 3 nghìn quân và đến hàng nghìn dân chúng, nhiều nhất chỉ có thể duy trì được 5 ngày. 5 ngày sau sẽ hết.
Ông ta quay đầu lại hỏi Tào Trương Chí:
- Hiện tại trong thành còn bao nhiêu ngựa?
- Hồi bẩm sứ quân, còn có hơn năm trăm chiến mã và hơn bảy trăm súc vật kéo xe.
Thực tế không ổn vậy sẽ phải giết ngựa giết gia súc, ước chừng có thể cầm cự được vài ngày. Hiện tại hy vọng duy nhất của Lý Cảnh là quân tiếp viện. Ông đã phái người tới cầu cứu người cai quản Sóc Châu là Dương Nghĩa Thần và người đứng đầu U Châu là Lý Hùng, hy vọng bọn họ có thể kịp thời ứng cứu, nếu không thì Đại Châu xem như mất rồi.
- Sứ quân!
Từ xa, một người phi ngựa tới, từ trên ngựa chắp tay nói:
- Hầu Mạc Trần tướng quân lệnh cho tôi tới báo với sứ quân, quân phản loạn đã lui binh qua sông rồi.
- Cái gì?
Lý Cảnh ngẩn người, việc phản quân lui bình thì đã lui quá 2 lần, nhưng đều là giả lui, sẽ không lui quá sông Hô Đà. Nếu chúng lui qua sông, thì lại là một việc khác.
Trong lòng ông ta vừa mừng vừa sợ, không để ý gì chuyện lương thực nữa, lên ngựa phi như bay về phía tường thành.
Trên tường thành, Hầu Mạc Trần Nghệ lặng yên chăm chú xa trông đám quân phản loạn đang rút qua Hà Đông. Ánh mắt y bình tĩnh đến lạ thường, không có chút gì là vui sướng hay kích động. Y nhận thấy, đám phản quân rút lui rất có trật tự, chứ không hề có chút hoảng loạn. Điều đó chứng tỏ bọn chúng không gặp phải áp lực quá lớn, đó chỉ có thể là sự biến hoá trong chiến thuật, bọn chúng có thể sẽ trở lại.
Họ Hầu Mạc Trần là thế gia vọng tộc Tiên Ti, từ sau khi Hiếu Văn đế thay đổi chế độ, thị Hầu Mạc Trần ở phía nam đã sửa thành họ Trần, nhưng thị Hầu Mạc Trần ở phía bắc thì không sửa. Bọn họ vẫn giữ nguyên tên dòng họ của tổ tiên, cũng là muốn giữ lại sự dũng mãnh và truyền thống của tổ tiên.
Tổ tiên của Hầu Mạc Trần Nghệ năm đó là quân sĩ Lục trấn, sau khi binh biến Lục trấn bị đàn áp, tổ tiên ông ta bị đày đến U Châu. Từ đó về sau mà nguyên quán y trở thành U Châu.
Hầu Mạc Trần Nghệ năm nay mới có 23, 24 tuổi, nhưng đã tòng quân từ 8 năm nay, nhờ có công mà đã được thăng tới Nghi đồng tam ti, thống lĩnh mấy ngàn châu binh. Y nhiều mưu lược kế sách, rất giỏi trong việc giữ thành, có thể điều tiết binh lực, khiến vài ngàn binh sĩ có thể đối phó được với cuộc tấn công ào ạt của mấy vạn quân phản loạn.
Quân đội Đại Tùy áp dụng chế độ phủ binh và châu binh cùng song song tồn tại. Binh phủ chủ yếu đóng ở châu huyện, do tổng quản chỉ huy, còn châu binh là quân địa phương ở các châu, bình thường thuộc quản lý của các châu địa phương. Điều này lý giải việc vì sao Thứ sử mà có thể mang quân đánh giặc. Thực tế là vì thời đầu nhà Tùy, Thứ sử là quân chính hợp nhất, vừa mang chất quan văn, lại cũng là võ tướng, tất cả đều do Thứ sử kiêm nhiệm vậy.
Hầu Mạc Trần Nghệ là quan thống lĩnh quân ở Đại Châu, mà người chỉ huy trực tiếp là Thứ sử Lý Cảnh. Y đang suy ngẫm về lý do quân phản loạn rút lui, bỗng nghe tiếng Thứ sử Lý Cảnh.
- Quân cứu viện đến rồi sao?
Hầu Mạc Trần Nghệ gật gật đầu:
- Có lẽ là vậy, nhưng không biết là quân cứu viện của Sóc Châu hay U Châu?
- Sứ quân mau nhìn kìa!
Mấy tên lính bên cạnh hét to:
- Có một đội kị mã đang từ phương bắc tới đây!
Lý Cảnh và Hầu Mạc Trần Nghệ đều trông thấy, một đội kị binh hơn chục người từ phía bắc đang phi như bay đến. Đám phản quân đã rút đi xa. Trong thoáng chốc, đám kị binh đã vượt qua cầu nổi tiến vào.
Đám kị binh lao tới, viên quan dẫn đầu đứng dưới thành lớn tiếng nói:
- Tại hạ là Tô Liệt, phụng mệnh Dương Nguyên Khánh tướng quân tới báo tin với Lý thứ sử.
Lý Cảnh khi vào Phi Hồ thuộc huyện Linh Khâu đã có gặp qua Tô Liệt một lần. rong lòng ông vô cùng mừng rỡ. Quả nhiên là viện quân của Dương Nguyên Khánh đã tới rồi, tới thật đúng lúc. Ông lập tức lệnh cho tả hữu:
- Mở cổng thành cho họ vào.
Chiếc cầu treo chậm rãi buông xuống. Tô Liệt mang theo thủ hạ tiến vào trong thành huyện Nhạn Môn. Phút chốc, mấy tên lính đã dẫn Tô Lịệt lên thành. Lúc này Tô Liệt đã là người trong quân binh. Khi ở khe núi Phi Hồ, y đã lập công giết hơn 100 người, được Dương Nguyên Khánh thăng làm Bách nhân trưởng.
Y tiến lên quỳ một gối, làm theo lễ nhà binh:
- Bách nhân trưởng Tô Liệt tham kiến Lý thứ sử.
- Tô tiểu tướng quân, xin mới đứng dậy!
Lý Cảnh tỏ thái độ rất khách khí. Tô Liệt tuy chỉ là Bách nhân trưởng, nhưng ông ta không hề có chút ngạo mạn. Lý Cảnh khẽ cười nói:
- Vậy Dương tướng quân dẫn quân đến đâu rùi?
Tô Liệt khom người nói:
- Dương tướng quân thống lĩnh 5000 kị binh ngày đêm hành quân, đã tới cách thị trấn Táo Lâm chỉ hơn 40 dặm. Ty chức vâng mệnh đến báo tin trước, để ủng hộ sĩ khí Lý thứ sử, đừng để thành trì ở phút cuối cùng mà còn bị phá vỡ.
- Đa tạ sự cứu viện của các ngài, phiền Tô tiểu tướng quân về bẩm báo với Dương tướng quân, tinh binh của quân phản loạn Dương Lượng bao vây tấn công huyện Đại, tổng cộng có hơn 4 vạn tên. Chủ tướng là Kiều Chung Quỳ lại túc trí đa mưu, tuyệt đối không thể khinh địch.
Lý Cảnh vẫn có chút lo lắng, chỉ với 5000 kị binh, binh lực của Dương Nguyên Khánh vẫn quá chênh lệch. Lại thêm việc hắn tuổi còn quá trẻ, liệu hắn có thể địch lại một Kiều Chung Quỳ văn võ song toàn hay không?
Lúc này, Hầu Mạc Trần Nghệ bỗng nói:
- Vậy chi bằng sứ quân hãy tới thống lĩnh kị binh U Châu trước, tôi sẽ giữ thành.
Những lời này của y tỏ ra có chút coi thường Dương Nguyên Khánh, khiến Tô Liệt mặt đỏ bừng, tức giận nói:
- Sao ngươi dám vô lễ như vậy, chúng ta sẽ lập tức trở về U Châu. Không cứu cũng được!
Lý Cảnh vội vàng liếc mắt ra hiệu cho Hầu Mạc Trần Nghệ dừng lại, nói với Tô Liệt vẻ áy náy:
- Hầu Mạc Trần tướng quân không phải vô lễ, thực tế là binh lực của các ngươi quá ít, trong khi đối phương lại có đến hơn 4 vạn tinh binh, nên rất lo các ngươi không thể chống đỡ nổi.
Tô Liệt cười nhạt:
- Lý thứ sử cũng quá coi thường tướng quân của bọn ta rồi, mấy thắng trước ông ấy đã dẫn ba trăm kị binh nhà Tùy và một ngàn vệ binh của Khải Dân Khả Hãn đã đánh bại hơn 2 vạn người Tiết Diên Đà bên hồ Cáp Lợi, chính tay đã giết chết Đạt Đầu Khả Hãn của Tây Đột Quyết, làm chấn động cả thảo nguyên, chỉ là các ngươi không biết đó thôi.
Lý Cảnh và Hầu Mạc Trần Nghệ nhìn nhau, mặt biến sắc, cái chiến dịch mà Tô Liệt nói bọn họ chưa bao giờ nghe thấy. Hầu Mạc Trần Nghệ trong lòng phấn khích, chàng rất muốn một lần được gặp mặt vị tướng quân trẻ tuổi uy trấn trấn thảo nguyên này, xem hắn làm thế nào để chiến thắng 4 vạn quân tinh nhuệ của Dương Lượng.
Y hướng về phía Lý Cảnh, khom người thi lễ, nói:
- Ty chức tình nguyện đi theo giúp sức cho Dương tướng quân, xin sứ quân cho phép.
Lý Cảnh chậm rãi gật đầu:
- Ngươi hãy dẫn 500 người tới giúp sức cho Dương tướng quân trước, phải hết sức tuân lệnh Dương tướng quân.
…………..
Kiều Chung Quỳ nguyên là thứ sử Lam Châu. Y văn võ song toàn, tài hoa xuất chúng, không chỉ cai quản địa phương mà cũng rất giỏi cầm quan đánh giặc. Y là người ủng hộ Dương Lượng rất kiên định, cũng rất được Dương Lượng coi trọng, được Dương Lượng phong là Thượng trụ quốc, là một trong những cánh tay đắc lực của hắn.
Lần này Dương Lượng chú trọng việc tấn công Đại Châu, đem việc ổn định cục diện phía bắc Thái Nguyên giao cả cho Kiều Chung Quỳ, đồng thời trước sau đã giao cho Kiều Chung Quỳ chỉ huy 5 vạn tinh binh. Điều này khiến cho chiến trường Đại Châu trở thành nơi trọng yếu trong việc cướp lấy phía bắc Tịnh Châu của Dương Lượng
Kiều Chung Quỳ năm nay chừng hơn bốn mươi tuổi, vóc người trung bình, diện mạo rất bình thường, bề ngoài không có gì đặc biệt. Vậy nhưng y học vấn uyên thâm, binh thư mưu lược cũng rất tinh thông. Khi luyện võ, thì bắn cung cưỡi ngựa y đều thành thạo, sử dụng một cây Lượng Ngân Thương, khi ra trận có thể xung phong liều chết. Tuy nhiên, y không phải loại mãnh tướng.
Kiều Chung Quỳ đã nhận được tin báo, có 5000 kị binh đi qua khe núi Phi Hồ, thẳng hướng tới huyện Nhạn Môn. Đồng thời y cũng nhận được tin báo, tổng quản Sóc Châu Dương Nghĩa Thần dẫn 2 vạn kị binh thẳng tới Đại Châu rồi. Chậm nhất là 2 ngày nữa, quân của Dương Nghĩa Thần sẽ vào Đại Châu.
Hai tin này khiến Kiều Chung Quỳ rất lo lắng, y chắp tay sau lưng đi lại trong phòng, đăm chiêu nghĩ cách đối phó. Y đang nghĩ là rút về phủ Thái Nguyên trước, hay là vẫn tập trung binh lực để công phá hai cánh quân cứu viện.
Ít có khả năng rút về phủ Thái Nguyên, nhất là khi không đánh mà lui, Dương Lượng sẽ không tha cho y. Y chỉ có thể lựa chọn cách thứ hai, tập trung binh lực để công phá hai cánh quân cứu viện.
Nếu lựa chọn cách sau, khẳng định là cánh quân của Dương Nghĩa Thần không thể tới Đại Châu sớm. Vì vậy sẽ đánh bại cánh quân của Dương Nguyên Khánh trước, sau đó sẽ quay đầu về phía tây đi qua khe núi, để tránh mất sức, từ đó mà đánh bại quân Dương Nghĩa Thần. Đó là cách lý tưởng nhất.
Nhưng vấn đề là, Dương Nguyên Khánh sẽ dễ dàng đồng ý giao chiến với y không? Kị binh của bọn chúng, tới lui như gió. Nếu Dương Nguyên Khánh biết quân Dương Nghĩa Thần tới, hắn chắc chắn sẽ trước tiên là chờ y tác chiến với Dương Nghĩa Thần. Sau đó hắn sẽ đánh vào phía sau ở thời điểm mấu chốt, khiến y hai mặt đều có địch. Nếu y là Dương Nguyên Khánh, y cũng sẽ chọn sách lược này.
Kiều Chung Quỳ ở trong phòng chắp tay sau lưng đi qua đi lại. Y đang nghĩ làm cách nào để có thể dẫn dụ Dương Nguyên Khánh quyết chiến với y. Y ngồi xuống, nhắm nghiền hai mắt, nhược điểm của Dương Nguyên Khánh là ở chỗ nào? Trẻ tuổi, đây là nhược điểm lớn nhất của hắn. Những tướng lĩnh trẻ đa phần đều có chung một đặc điểm, đó là ngựa non háu đá, nghé con không sợ hổ, tham công khiêu chiến.
Trong lòng Kiều Chung Quỳ đang nghĩ tới một kế hoạch liều mạng, nếu không đổ chút máu, thì Dương Nguyên Khánh sẽ không mắc mưu.
………….
5000 kị binh của Dương Nguyên Khánh đóng quân ở trấn Táo Lâm cách huyện Nhạn Môn hơn 40 dặm. Cái tên trấn Táo Lâm nguyên do là vì nơi này có cả rừng rất nhiều táo. Ở đầu phía đông trấn nhỏ này, quả thực là có một khu rừng rộng mênh mông toàn táo dại, rộng tới cả ngàn mẫu. Nó gồm cả vài quả đồi, phủ khắp núi đồi, đại thụ rất nhiều, cây cao nhất tới trên 5 trượng.
Sông Hô Đà uống mình theo trấn Táo Lâm, cung cấp đủ nước tưới cho hai mươi mấy khoảnh ruộng tốt. Cả trấn Táo Lâm cũng không lớn, chỉ có chưa tới 200 nhà. Nơi này có hai thứ nổi tiếng nhất, 1 là táo Nhạn Môn. Loại quả này vỏ mỏng cùi dày, vị ngọt dịu rất lâu, từng được làm cống phẩm đưa tới kinh thành. Hàng ngày thu hoạch táo có thể bán với giá rất cao.
Cái thứ hai nổi tiếng ở đây là mộc trượng. Gỗ táo cứng và chắc chắn, ít bị biến dạng, dùng để chế tạo các loại trượng cao cấp, đặc biệt được dùng làm gậy sáp ong và cột cờ trong quân đội.
Vì thế trấn Táo Lâm tuy nhỏ, nhưng nhà nhà đều đủ lương thực, có nghề phụ, có thể nói là tương đối sung túc. Vậy nên chiến tranh nổ ra, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến Táo Lâm, thậm chí là tràn ngập tai ương. Nếu như quân đội kéo đến, đầu tiên sẽ là trưng thu lương thực. Nếu quân luật tốt một chút, có lẽ sẽ chỉ là làm hỏng tài sản, nhưng nếu quân luật kém, thì sẽ là nhà tan cửa nát.
Lúc này, Táo Lâm có hai trăm hộ dân thì hơn một nửa trốn vào huyện thành. Thị trấn nhỏ trở nên vắng lạnh, nhà nhà đóng kín cửa. 5000 kị binh tới, thị trấn lại trở lên náo nhiệt. Nhà nào cũng đầy những binh lính. Bọn họ ngày đêm tới cứu viện, đều đã kiệt sức, nên đặt mình xuống là ngủ, chiến mã cũng đã được chỉnh đốn và cho nghỉ ngơi ở trong.
Sau phút náo nhiệt ngắn ngủi, thị trấn nhỏ lại t yên tĩnh, đa số binh sĩ đều đã ngủ say, chỉ có vài trăm thám báo được bố trí trong vòng 20 dặm ở bốn phía thị trấn. Một nhóm tiếu binh 50 người đã ở thị trấn liên tục tuần tra.
Lúc này, một đội kị binh từ hướng tây nam vội vàng lao tới. Dẫn đầu là người đi đưa tin Tô Liệt và tướng lĩnh Đại Châu là Hầu Mạc Trần Nghệ. Bọn họ vừa mới vào tới cổng trấn đã bị lính tuần tra ngăn lại.
- Mời xuống ngựa rồi nói!
Một gã bách phu trưởng lớn tiếng nói.
Mọi người lần lượt xuống ngựa, Tô Liệt tiến lên chắp tay nói:
- Đây là Hầu Mạc Trần tướng quân người thống lĩnh quân Nhạn Môn, đặc biệt tới thăm Dương tướng quân.
- Quân đội không thể vào thị trấn, vào trấn không được quá 5 người.
Gã bách phu trưởng nói không chút khách khí.
Tô Liệt lập tức nói với Hầu Mạc Trần Nghệ:
- Tướng quân trước hết hãy sắp xếp chỗ cho quân sĩ! Rồi sau đó hãy theo ta vào trong trấn.
Hầu Mạc Trần Nghệ bất đắc dĩ phải cho bọn thủ hạ nghỉ ngơi ngoài trấn, còn y theo Tô Liệt vào trong trấn. Khi đám lính tuần tra đi xa một chút, Hầu Mạc Trần Nghệ quay đầu lại hìn đám quan quân tuần tra. Cuối cùng không kìm nổi nói:
- Một bách phu trưởng nhỏ bé mà ra uy vậy sao?
Tô Liệt liếc mắt nhìn y một cách lạnh lùng:
- Trong phạm vi quyền chức, một bách phu trưởng như hắn có thể giết ngươi mà không bị tội đấy.
Quyển 3: Nhất Nhập Kinh Thành Thâm Tựa Hải
Nhưng lúc này, Nhạn Môn quan không phát huy tác dụng là quan ải quân sự trọng yếu. Kẻ thù từ phương nam tới, dãy Ngũ Đài sơn cũng không thể ngăn cản được đại quân thiết kỵ của Dương Lượng. Dương Lượng trước sau đã đưa vào đây 5 vạn tinh binh, tấn công quy mô lớn vào Đại Châu.
Đại Châu ở phía nam thì tiếp giáp phủ Thái Nguyên, lại thông qua đường Phi Hồ và nối liền U Châu, có thể nói là vị trí chiến lược cực kì quan trọng. Điều quan trọng hơn nữa là Thứ sử Đại Châu là Lý Cảnh người tiên phong kiên quyết chống lại Dương Lượng. Ông ta đầu tiên đưa thư cảnh cáo, trách cứ Dương Lượng mưu nghịch tạo phản. Đa số các châu ở Hà Đông đều vì thái độ kiên quyết phản đối của Lý Cảnh mà vẫn giữ thái độ dè chừng. Lần này phải khiến cho Lý Cảnh là người đầu tiên bị treo đầu trên kiếm sắc của Dương Lượng. Đợi sau khi y chính thức giương cờ tạo phản, việc đầu tiên là phải chiếm Đại Châu, chém đầu Lý Cảnh để uy hiếp các châu ở Hà Đông.
Dương Lượng biết binh lực Đại Châu yếu, thành trì thì cũ nát thấp bé. Y phái đại tướng Lưu Hạo dẫn 3 vạn quân tấn công Đại Châu, không ngờ qua 3 ngày, từ Đại Châu truyền tới tin Lưu Hạo bị Lý Cảnh chém ngã ngựa, quân đội đại bại. Dương Lượng biết Lý Cảnh lợi hại, không dám khinh địch nữa, liền phái trợ thủ đắc lực là Kiều Chung Quỳ lại dẫn 3 vạn tinh binh tấn công Đại Châu.
Qua 5 ngày công thành quyết liệt, trong ngoài thành đều máu chảy thành sông, xác chết đầy đất, tường thành cũ nát không chịu nổi hơn chục cái máy bắn đá liên tiếp nã vào, các đoạn tường thành ầm ầm đổ sụp.
Nhưng đại quân của Dương Lượng vẫn chưa đánh được vào trong thành. Thứ sử Lý Cảnh thống lĩnh mấy nghìn quân giữ thành rất dũng mãnh và thiện chiến, liều chết chiến đấu với quân của Dương Lượng. Các viên quan dưới trướng ông ta là Tư mã Đại Châu Phùng Hiếu Từ, Tư Pháp Lã cũng dũng mãnh thiện chiến, làm gương cho binh lính, thống lĩnh binh sĩ ở những chỗ tường thành bị sụp đổ lần lượt đánh bại quân của Dương Lượng, đồng thời tổ chức dân phu xây dựng lại những đoạn tường thành bị sụp đổ.
Hơn nữa thống lĩnh châu binh Hầu Mạc Trần Nghệ là người rất giỏi thuật phòng ngự trong chiến đấu, y phụ trách điều động toàn quân phòng ngự các nơi ở tường thành.
Trong khi đó Lý Cảnh trấn giữ ở phía trong, lòng quân lòng dân ổn định, đúng là bốn người cùng ăn ý phối hợp, khiến cho thành Nhạn Môn tuy cũ nát mà đến 5 vạn quân phản loạn dũng mãnh tấn công mà cũng không thể đánh đổ.
Nhưng đến đêm ngày thứ 5, đã xuất hiện một nguy cơ rất lớn, phát sinh binh biến ở một đội trông giữ kho lương, kho lương của Đại Châu bị phóng hỏa, khiến cho 2 vạn thạch lương bị thiêu rụi chỉ trong một đêm. Xảy ra sự việc nghiêm trọng bất ngờ như vậy khiến lòng quân dao động.
Trong thành Nhạn Môn, Thứ sử Lý Cảnh dẫn một đội binh sĩ tới từng nhà động viên, hy vọng nhân dân có thể bỏ chút lương thực đang cất trữ đóng góp cho quân đội
Lý Cảnh xuất thân từ danh môn họ Lý vùng Lũng Tây, thân cao đến sáu thước ba tấc (1.8m), vai rộng vạm vỡ, hơn nữa ông ta còn có đao pháp tuyệt vời, được vinh danh là một hoa đao tướng. Ông ta lại có đôi lông mày như con tằm nằm ngang, với đôi mắt xếch, được gọi là “tiểu Quan Vũ”. Ông ta rất thích cái biệt hiệu này, lại đem thanh đao của mình đổi tên là Thanh long yển nguyệt đao. Tâm nguyện lớn nhất của ông ta là có được cái danh Tây đao, song song cùng với Bắc đao Ngư Câu La, Nam đao Trương Tu Đà,
Lúc này, một số binh lính từ nhà trên diện tích đất 3 mẫu của một thường dân đi ra, trên vai khiêng một túi khô, có lẽ khoảng hai mươi mấy cân.
Lý Cảnh nhíu mày, mặt lộ vẻ thất vọng:
- Chỉ có như vậy thôi sao?
Người đứng đầu đám phu khuân vác lắc đầu:
- Chúng tôi đã tìm kiếm khắp, trong hầm trên mặt đất cũng chỉ được có một túi này thôi.
Lý Cảnh thầm thở dài, thực ra Nhạn Môn không lớn, chỉ có chưa đến nghìn hộ. Hai ngày nay kiểm tra tổng cộng lấy được 300 thạch lương thực, đã là không dễ dàng rồi. Ba trăm thạch lương thực này phải dùng để nuôi 3 nghìn quân và đến hàng nghìn dân chúng, nhiều nhất chỉ có thể duy trì được 5 ngày. 5 ngày sau sẽ hết.
Ông ta quay đầu lại hỏi Tào Trương Chí:
- Hiện tại trong thành còn bao nhiêu ngựa?
- Hồi bẩm sứ quân, còn có hơn năm trăm chiến mã và hơn bảy trăm súc vật kéo xe.
Thực tế không ổn vậy sẽ phải giết ngựa giết gia súc, ước chừng có thể cầm cự được vài ngày. Hiện tại hy vọng duy nhất của Lý Cảnh là quân tiếp viện. Ông đã phái người tới cầu cứu người cai quản Sóc Châu là Dương Nghĩa Thần và người đứng đầu U Châu là Lý Hùng, hy vọng bọn họ có thể kịp thời ứng cứu, nếu không thì Đại Châu xem như mất rồi.
- Sứ quân!
Từ xa, một người phi ngựa tới, từ trên ngựa chắp tay nói:
- Hầu Mạc Trần tướng quân lệnh cho tôi tới báo với sứ quân, quân phản loạn đã lui binh qua sông rồi.
- Cái gì?
Lý Cảnh ngẩn người, việc phản quân lui bình thì đã lui quá 2 lần, nhưng đều là giả lui, sẽ không lui quá sông Hô Đà. Nếu chúng lui qua sông, thì lại là một việc khác.
Trong lòng ông ta vừa mừng vừa sợ, không để ý gì chuyện lương thực nữa, lên ngựa phi như bay về phía tường thành.
Trên tường thành, Hầu Mạc Trần Nghệ lặng yên chăm chú xa trông đám quân phản loạn đang rút qua Hà Đông. Ánh mắt y bình tĩnh đến lạ thường, không có chút gì là vui sướng hay kích động. Y nhận thấy, đám phản quân rút lui rất có trật tự, chứ không hề có chút hoảng loạn. Điều đó chứng tỏ bọn chúng không gặp phải áp lực quá lớn, đó chỉ có thể là sự biến hoá trong chiến thuật, bọn chúng có thể sẽ trở lại.
Họ Hầu Mạc Trần là thế gia vọng tộc Tiên Ti, từ sau khi Hiếu Văn đế thay đổi chế độ, thị Hầu Mạc Trần ở phía nam đã sửa thành họ Trần, nhưng thị Hầu Mạc Trần ở phía bắc thì không sửa. Bọn họ vẫn giữ nguyên tên dòng họ của tổ tiên, cũng là muốn giữ lại sự dũng mãnh và truyền thống của tổ tiên.
Tổ tiên của Hầu Mạc Trần Nghệ năm đó là quân sĩ Lục trấn, sau khi binh biến Lục trấn bị đàn áp, tổ tiên ông ta bị đày đến U Châu. Từ đó về sau mà nguyên quán y trở thành U Châu.
Hầu Mạc Trần Nghệ năm nay mới có 23, 24 tuổi, nhưng đã tòng quân từ 8 năm nay, nhờ có công mà đã được thăng tới Nghi đồng tam ti, thống lĩnh mấy ngàn châu binh. Y nhiều mưu lược kế sách, rất giỏi trong việc giữ thành, có thể điều tiết binh lực, khiến vài ngàn binh sĩ có thể đối phó được với cuộc tấn công ào ạt của mấy vạn quân phản loạn.
Quân đội Đại Tùy áp dụng chế độ phủ binh và châu binh cùng song song tồn tại. Binh phủ chủ yếu đóng ở châu huyện, do tổng quản chỉ huy, còn châu binh là quân địa phương ở các châu, bình thường thuộc quản lý của các châu địa phương. Điều này lý giải việc vì sao Thứ sử mà có thể mang quân đánh giặc. Thực tế là vì thời đầu nhà Tùy, Thứ sử là quân chính hợp nhất, vừa mang chất quan văn, lại cũng là võ tướng, tất cả đều do Thứ sử kiêm nhiệm vậy.
Hầu Mạc Trần Nghệ là quan thống lĩnh quân ở Đại Châu, mà người chỉ huy trực tiếp là Thứ sử Lý Cảnh. Y đang suy ngẫm về lý do quân phản loạn rút lui, bỗng nghe tiếng Thứ sử Lý Cảnh.
- Quân cứu viện đến rồi sao?
Hầu Mạc Trần Nghệ gật gật đầu:
- Có lẽ là vậy, nhưng không biết là quân cứu viện của Sóc Châu hay U Châu?
- Sứ quân mau nhìn kìa!
Mấy tên lính bên cạnh hét to:
- Có một đội kị mã đang từ phương bắc tới đây!
Lý Cảnh và Hầu Mạc Trần Nghệ đều trông thấy, một đội kị binh hơn chục người từ phía bắc đang phi như bay đến. Đám phản quân đã rút đi xa. Trong thoáng chốc, đám kị binh đã vượt qua cầu nổi tiến vào.
Đám kị binh lao tới, viên quan dẫn đầu đứng dưới thành lớn tiếng nói:
- Tại hạ là Tô Liệt, phụng mệnh Dương Nguyên Khánh tướng quân tới báo tin với Lý thứ sử.
Lý Cảnh khi vào Phi Hồ thuộc huyện Linh Khâu đã có gặp qua Tô Liệt một lần. rong lòng ông vô cùng mừng rỡ. Quả nhiên là viện quân của Dương Nguyên Khánh đã tới rồi, tới thật đúng lúc. Ông lập tức lệnh cho tả hữu:
- Mở cổng thành cho họ vào.
Chiếc cầu treo chậm rãi buông xuống. Tô Liệt mang theo thủ hạ tiến vào trong thành huyện Nhạn Môn. Phút chốc, mấy tên lính đã dẫn Tô Lịệt lên thành. Lúc này Tô Liệt đã là người trong quân binh. Khi ở khe núi Phi Hồ, y đã lập công giết hơn 100 người, được Dương Nguyên Khánh thăng làm Bách nhân trưởng.
Y tiến lên quỳ một gối, làm theo lễ nhà binh:
- Bách nhân trưởng Tô Liệt tham kiến Lý thứ sử.
- Tô tiểu tướng quân, xin mới đứng dậy!
Lý Cảnh tỏ thái độ rất khách khí. Tô Liệt tuy chỉ là Bách nhân trưởng, nhưng ông ta không hề có chút ngạo mạn. Lý Cảnh khẽ cười nói:
- Vậy Dương tướng quân dẫn quân đến đâu rùi?
Tô Liệt khom người nói:
- Dương tướng quân thống lĩnh 5000 kị binh ngày đêm hành quân, đã tới cách thị trấn Táo Lâm chỉ hơn 40 dặm. Ty chức vâng mệnh đến báo tin trước, để ủng hộ sĩ khí Lý thứ sử, đừng để thành trì ở phút cuối cùng mà còn bị phá vỡ.
- Đa tạ sự cứu viện của các ngài, phiền Tô tiểu tướng quân về bẩm báo với Dương tướng quân, tinh binh của quân phản loạn Dương Lượng bao vây tấn công huyện Đại, tổng cộng có hơn 4 vạn tên. Chủ tướng là Kiều Chung Quỳ lại túc trí đa mưu, tuyệt đối không thể khinh địch.
Lý Cảnh vẫn có chút lo lắng, chỉ với 5000 kị binh, binh lực của Dương Nguyên Khánh vẫn quá chênh lệch. Lại thêm việc hắn tuổi còn quá trẻ, liệu hắn có thể địch lại một Kiều Chung Quỳ văn võ song toàn hay không?
Lúc này, Hầu Mạc Trần Nghệ bỗng nói:
- Vậy chi bằng sứ quân hãy tới thống lĩnh kị binh U Châu trước, tôi sẽ giữ thành.
Những lời này của y tỏ ra có chút coi thường Dương Nguyên Khánh, khiến Tô Liệt mặt đỏ bừng, tức giận nói:
- Sao ngươi dám vô lễ như vậy, chúng ta sẽ lập tức trở về U Châu. Không cứu cũng được!
Lý Cảnh vội vàng liếc mắt ra hiệu cho Hầu Mạc Trần Nghệ dừng lại, nói với Tô Liệt vẻ áy náy:
- Hầu Mạc Trần tướng quân không phải vô lễ, thực tế là binh lực của các ngươi quá ít, trong khi đối phương lại có đến hơn 4 vạn tinh binh, nên rất lo các ngươi không thể chống đỡ nổi.
Tô Liệt cười nhạt:
- Lý thứ sử cũng quá coi thường tướng quân của bọn ta rồi, mấy thắng trước ông ấy đã dẫn ba trăm kị binh nhà Tùy và một ngàn vệ binh của Khải Dân Khả Hãn đã đánh bại hơn 2 vạn người Tiết Diên Đà bên hồ Cáp Lợi, chính tay đã giết chết Đạt Đầu Khả Hãn của Tây Đột Quyết, làm chấn động cả thảo nguyên, chỉ là các ngươi không biết đó thôi.
Lý Cảnh và Hầu Mạc Trần Nghệ nhìn nhau, mặt biến sắc, cái chiến dịch mà Tô Liệt nói bọn họ chưa bao giờ nghe thấy. Hầu Mạc Trần Nghệ trong lòng phấn khích, chàng rất muốn một lần được gặp mặt vị tướng quân trẻ tuổi uy trấn trấn thảo nguyên này, xem hắn làm thế nào để chiến thắng 4 vạn quân tinh nhuệ của Dương Lượng.
Y hướng về phía Lý Cảnh, khom người thi lễ, nói:
- Ty chức tình nguyện đi theo giúp sức cho Dương tướng quân, xin sứ quân cho phép.
Lý Cảnh chậm rãi gật đầu:
- Ngươi hãy dẫn 500 người tới giúp sức cho Dương tướng quân trước, phải hết sức tuân lệnh Dương tướng quân.
…………..
Kiều Chung Quỳ nguyên là thứ sử Lam Châu. Y văn võ song toàn, tài hoa xuất chúng, không chỉ cai quản địa phương mà cũng rất giỏi cầm quan đánh giặc. Y là người ủng hộ Dương Lượng rất kiên định, cũng rất được Dương Lượng coi trọng, được Dương Lượng phong là Thượng trụ quốc, là một trong những cánh tay đắc lực của hắn.
Lần này Dương Lượng chú trọng việc tấn công Đại Châu, đem việc ổn định cục diện phía bắc Thái Nguyên giao cả cho Kiều Chung Quỳ, đồng thời trước sau đã giao cho Kiều Chung Quỳ chỉ huy 5 vạn tinh binh. Điều này khiến cho chiến trường Đại Châu trở thành nơi trọng yếu trong việc cướp lấy phía bắc Tịnh Châu của Dương Lượng
Kiều Chung Quỳ năm nay chừng hơn bốn mươi tuổi, vóc người trung bình, diện mạo rất bình thường, bề ngoài không có gì đặc biệt. Vậy nhưng y học vấn uyên thâm, binh thư mưu lược cũng rất tinh thông. Khi luyện võ, thì bắn cung cưỡi ngựa y đều thành thạo, sử dụng một cây Lượng Ngân Thương, khi ra trận có thể xung phong liều chết. Tuy nhiên, y không phải loại mãnh tướng.
Kiều Chung Quỳ đã nhận được tin báo, có 5000 kị binh đi qua khe núi Phi Hồ, thẳng hướng tới huyện Nhạn Môn. Đồng thời y cũng nhận được tin báo, tổng quản Sóc Châu Dương Nghĩa Thần dẫn 2 vạn kị binh thẳng tới Đại Châu rồi. Chậm nhất là 2 ngày nữa, quân của Dương Nghĩa Thần sẽ vào Đại Châu.
Hai tin này khiến Kiều Chung Quỳ rất lo lắng, y chắp tay sau lưng đi lại trong phòng, đăm chiêu nghĩ cách đối phó. Y đang nghĩ là rút về phủ Thái Nguyên trước, hay là vẫn tập trung binh lực để công phá hai cánh quân cứu viện.
Ít có khả năng rút về phủ Thái Nguyên, nhất là khi không đánh mà lui, Dương Lượng sẽ không tha cho y. Y chỉ có thể lựa chọn cách thứ hai, tập trung binh lực để công phá hai cánh quân cứu viện.
Nếu lựa chọn cách sau, khẳng định là cánh quân của Dương Nghĩa Thần không thể tới Đại Châu sớm. Vì vậy sẽ đánh bại cánh quân của Dương Nguyên Khánh trước, sau đó sẽ quay đầu về phía tây đi qua khe núi, để tránh mất sức, từ đó mà đánh bại quân Dương Nghĩa Thần. Đó là cách lý tưởng nhất.
Nhưng vấn đề là, Dương Nguyên Khánh sẽ dễ dàng đồng ý giao chiến với y không? Kị binh của bọn chúng, tới lui như gió. Nếu Dương Nguyên Khánh biết quân Dương Nghĩa Thần tới, hắn chắc chắn sẽ trước tiên là chờ y tác chiến với Dương Nghĩa Thần. Sau đó hắn sẽ đánh vào phía sau ở thời điểm mấu chốt, khiến y hai mặt đều có địch. Nếu y là Dương Nguyên Khánh, y cũng sẽ chọn sách lược này.
Kiều Chung Quỳ ở trong phòng chắp tay sau lưng đi qua đi lại. Y đang nghĩ làm cách nào để có thể dẫn dụ Dương Nguyên Khánh quyết chiến với y. Y ngồi xuống, nhắm nghiền hai mắt, nhược điểm của Dương Nguyên Khánh là ở chỗ nào? Trẻ tuổi, đây là nhược điểm lớn nhất của hắn. Những tướng lĩnh trẻ đa phần đều có chung một đặc điểm, đó là ngựa non háu đá, nghé con không sợ hổ, tham công khiêu chiến.
Trong lòng Kiều Chung Quỳ đang nghĩ tới một kế hoạch liều mạng, nếu không đổ chút máu, thì Dương Nguyên Khánh sẽ không mắc mưu.
………….
5000 kị binh của Dương Nguyên Khánh đóng quân ở trấn Táo Lâm cách huyện Nhạn Môn hơn 40 dặm. Cái tên trấn Táo Lâm nguyên do là vì nơi này có cả rừng rất nhiều táo. Ở đầu phía đông trấn nhỏ này, quả thực là có một khu rừng rộng mênh mông toàn táo dại, rộng tới cả ngàn mẫu. Nó gồm cả vài quả đồi, phủ khắp núi đồi, đại thụ rất nhiều, cây cao nhất tới trên 5 trượng.
Sông Hô Đà uống mình theo trấn Táo Lâm, cung cấp đủ nước tưới cho hai mươi mấy khoảnh ruộng tốt. Cả trấn Táo Lâm cũng không lớn, chỉ có chưa tới 200 nhà. Nơi này có hai thứ nổi tiếng nhất, 1 là táo Nhạn Môn. Loại quả này vỏ mỏng cùi dày, vị ngọt dịu rất lâu, từng được làm cống phẩm đưa tới kinh thành. Hàng ngày thu hoạch táo có thể bán với giá rất cao.
Cái thứ hai nổi tiếng ở đây là mộc trượng. Gỗ táo cứng và chắc chắn, ít bị biến dạng, dùng để chế tạo các loại trượng cao cấp, đặc biệt được dùng làm gậy sáp ong và cột cờ trong quân đội.
Vì thế trấn Táo Lâm tuy nhỏ, nhưng nhà nhà đều đủ lương thực, có nghề phụ, có thể nói là tương đối sung túc. Vậy nên chiến tranh nổ ra, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến Táo Lâm, thậm chí là tràn ngập tai ương. Nếu như quân đội kéo đến, đầu tiên sẽ là trưng thu lương thực. Nếu quân luật tốt một chút, có lẽ sẽ chỉ là làm hỏng tài sản, nhưng nếu quân luật kém, thì sẽ là nhà tan cửa nát.
Lúc này, Táo Lâm có hai trăm hộ dân thì hơn một nửa trốn vào huyện thành. Thị trấn nhỏ trở nên vắng lạnh, nhà nhà đóng kín cửa. 5000 kị binh tới, thị trấn lại trở lên náo nhiệt. Nhà nào cũng đầy những binh lính. Bọn họ ngày đêm tới cứu viện, đều đã kiệt sức, nên đặt mình xuống là ngủ, chiến mã cũng đã được chỉnh đốn và cho nghỉ ngơi ở trong.
Sau phút náo nhiệt ngắn ngủi, thị trấn nhỏ lại t yên tĩnh, đa số binh sĩ đều đã ngủ say, chỉ có vài trăm thám báo được bố trí trong vòng 20 dặm ở bốn phía thị trấn. Một nhóm tiếu binh 50 người đã ở thị trấn liên tục tuần tra.
Lúc này, một đội kị binh từ hướng tây nam vội vàng lao tới. Dẫn đầu là người đi đưa tin Tô Liệt và tướng lĩnh Đại Châu là Hầu Mạc Trần Nghệ. Bọn họ vừa mới vào tới cổng trấn đã bị lính tuần tra ngăn lại.
- Mời xuống ngựa rồi nói!
Một gã bách phu trưởng lớn tiếng nói.
Mọi người lần lượt xuống ngựa, Tô Liệt tiến lên chắp tay nói:
- Đây là Hầu Mạc Trần tướng quân người thống lĩnh quân Nhạn Môn, đặc biệt tới thăm Dương tướng quân.
- Quân đội không thể vào thị trấn, vào trấn không được quá 5 người.
Gã bách phu trưởng nói không chút khách khí.
Tô Liệt lập tức nói với Hầu Mạc Trần Nghệ:
- Tướng quân trước hết hãy sắp xếp chỗ cho quân sĩ! Rồi sau đó hãy theo ta vào trong trấn.
Hầu Mạc Trần Nghệ bất đắc dĩ phải cho bọn thủ hạ nghỉ ngơi ngoài trấn, còn y theo Tô Liệt vào trong trấn. Khi đám lính tuần tra đi xa một chút, Hầu Mạc Trần Nghệ quay đầu lại hìn đám quan quân tuần tra. Cuối cùng không kìm nổi nói:
- Một bách phu trưởng nhỏ bé mà ra uy vậy sao?
Tô Liệt liếc mắt nhìn y một cách lạnh lùng:
- Trong phạm vi quyền chức, một bách phu trưởng như hắn có thể giết ngươi mà không bị tội đấy.
Quyển 3: Nhất Nhập Kinh Thành Thâm Tựa Hải
Danh sách chương