Chương 744: Định lý Bayes & Bản Nguyên Tri Thức
Thứ mà Vương Thành Văn vừa đặt tên, Lý thuyết cá tính, kì thực không phải không có cơ sở. Đây là hiện tượng đặc trưng của nền Văn minh, đối tượng không thể chỉ được nghiên cứu bằng Khoa học Tự nhiên thuần túy. Từ khi nền Văn minh ra đời, 1 lĩnh vực học thuật mới cũng đã ra đời theo nó, ấy chính là Khoa học Xã hội.
Nếu trong những ngày sơ khai của Xã hội có trí tuệ, nếu cá thể nào cũng hành xử theo Lý thuyết trò chơi, chỉ chăm chăm thu về lợi ích tối đa cho bản thân mình, vậy thì Xã hội ấy khi đối mặt với những thiên tai, bệnh dịch, mất mùa, đói kém…, nó đã sớm đã diệt vong.
Xã hội hình thành và phát triển vốn không thể chỉ dựa trên khao khát ích kỉ lợi ích thuần túy. Xã hội đã tự phát sinh bên trong nó những khái niệm rất… xã hội. Pháp luật, Đạo đức, Đức tin, Tín ngưỡng… Những khái niệm tưởng tượng ấy hoàn toàn không mang lại cho các cá thể bất cứ lợi ích vật chất nào, thậm chí nhiều khi chúng đòi hỏi các cá thể phải hi sinh 1 phần lợi ích của bản thân, phải tiết chế ham muốn khoái lạc. Cùng nhau tằn tiện để gìn giữ lương thực cho những thảm họa có thể xảy tới. Sẵn sàng hi sinh để chiến đấu bảo vệ quần thể. Sử dụng tài nguyên của bản thân để nuôi dạy các thế hệ mai sau… Tất cả những biểu hiện ấy chỉ có được, khi cá thể trí tuệ có được “tính cách”, thứ tổng hòa từ mọi yếu tố xã hội của nó.
Lý thuyết cá tính chính là dựa trên cơ sở này. Có thể nói Vương Thành Văn vừa tổng hợp ra 1 thứ lý thuyết còn cao cấp hơn cả Lý thuyết trò chơi, vốn đang được nhân loại coi là thứ công thức tối thượng để giải mã và dự đoán mọi hành vi trên thế giới. Điều ấy chỉ có được khi kết hợp Văn học vào với Toán học, đây chính là tư tưởng đột phá đi trước thời đại của Văn học lí trí. (Làm gì có Vương Thành Văn nào ở đây? Là chính tác giả Hắc Long nghĩ ra, chính ta đi trước thời đại thì có)
- Dùng Văn học để thấu hiểu “cá tính” của con người, rồi mới từ “cá tính” ấy, sử dụng Toán học để phân tích hành vi của họ trong các “trò chơi”, em nghĩ đây là tiền đề rất quan trọng, cũng là cơ sở cơ bản nhất.
Văn nói, và Elexa gật gù. Tới giờ hắn vẫn miễn cưỡng theo kịp, dù sao cũng có nhiều hàm lượng kiến thức xã hội trong đó, chưa cần làm toán nhiều.
- Giờ tới câu chuyện thiên thể. Bài toán này có vẻ khó khăn hơn rất nhiều, vì so với con người, thiên thể liệu có “tính cách” rõ rệt hay không? Em nghĩ bản thân câu hỏi này chính là sự đột phá. Việc của chúng ta là chứng minh câu trả lời là “có”, và phải có phương pháp cụ thể khả dĩ để tìm ra “tính cách” của các thiên thể. Đây chính là tham số còn thiếu để thu hẹp các khả năng hỗn loạn của hệ chuyển động.
Elexa đã không còn muốn thất kinh vì bất cứ điều gì nữa rồi. Từng lời phân tích của Vương Thành Văn đều đang gõ bang bang vào não bộ của hắn. Đúng vậy, bản thân việc đặt vấn đề liệu thiên thể có “tính cách” hay không, đã là điều điên rồ mà chẳng nhà toán học tỉnh táo nào dám nghĩ tới.
- Trước tiên, chúng ta phải trở lại tiên đề: vạn vật trong Vũ trụ này đều sẽ hành xử theo xu hướng có lợi nhất cho chính nó. Ví dụ như nước chảy từ nơi có thế năng cao xuống nơi có thế năng thấp, hay dân gian vẫn gọi là “nước chảy chỗ trũng”. Ánh sáng di chuyển theo đường thẳng, vì đó là quãng đường ngắn nhất. Vân vân. Loài người cũng vậy, tuy có những tham số “tính cách” làm ảnh hưởng tới kết quả lựa chọn, nhưng nhìn chung, mọi giống loài đều sẽ đưa ra những lựa chọn mang về lợi ích cho họ. Vậy thì chuyển động của các thiên thể cũng vậy. Chúng sẽ chuyển động theo quỹ đạo và vận tốc có lợi cho chúng, nhưng không lí tưởng, bởi còn bị ảnh hưởng bởi “tính cách”. Từ việc quan sát đo đạc và tính toán độ lệch của các thiên thể với vị trí lí tưởng của chúng trên Tinh Mệnh Đồ, ta đã biết được sai số của quỹ đạo. Từ sai số này liệu có thể quy ngược lại để hiểu được “tính cách” của từng thiên thể hay không? Văn lại quay lại chỉ trỏ vào Tinh Mệnh Đồ.
- Em vẫn nhớ vị trí của từng chòm sao vào ngày 1/7 năm nay, lúc đó em ở Sa Li Khan. Chòm sao số 17, Xích Vu, lệch 17 độ so với góc 6 giờ, sử dụng thước Lỗ Ban tính toán được ước chừng nó cách tới 3 đơn vị thiên văn so với vị trí lí tưởng, vì khi ấy nó đang “đụng độ” với chòm Miên Vũ ở cách đó 6000 đơn vị thiên văn. Từ cả dữ liệu của tất cả 12 ngày trước đó nữa, dù chưa quá nhiều, nhưng nếu áp dụng định lý Bayes vào để tính toán, chỉ cần mẫu đủ nhiều, cũng có thể suy ra các kết luận càng chính xác hơn. Dù sao thì 12 ngày quan trắc cũng đã có thể cho ra những kết luận có độ tin tưởng khá cao, trên 60%.
- Kết luận gì?
- Ví dụ nhé, theo tính toán cho ra, chòm Xích Vu này lại có “tính cách” khá giống… bạn em, Nguyễn Hồng Vân. Nếu trong quỹ đạo bay của nó có “chướng ngại”, nó sẽ có tới 70% xu hướng đối đầu. 70% có vẻ không phải 1 con số ổn định để đưa ra phán đoán, nhưng nên nhớ chúng ta đang nói về 1 hệ 60 vật thể siêu phức tạp! 70% đã là 1 bước thu hẹp các khả năng đến hàng tỉ tỉ lần!
- Gượm đã, vậy là chú mày… ừm, sử dụng Toán học để tính toán ra “tính cách” của sự vật, vốn là 1 phạm trù Văn học, rồi sau đó lại sử dụng yếu tố Văn học ấy để đưa vào tính toán?
- Vâng? Nghe rất lòng vòng nhỉ? Nhưng em nghĩ đây chính là bước phát triển hợp lí của Văn học lí trí, từ Toán học, thông qua Văn học, lại trở về với Toán học. Hay nói cách khác, nó thể hiện tham vọng cho ra đời 1 hình thái Khoa học còn cao hơn hiện tại, là nơi mà Văn và Toán không còn điểm bất đồng.
- Vừa rồi chú mày có nói tới định lý Bayes…
- Vâng, là định lý phản ánh mối quan hệ giữa xác suất tiên nghiệm với xác suất của biến cố khi xác suất hậu nghiệm xảy ra, hay anh cứ hiểu đơn giản nó là 1 loại công thức xác suất có thể tự mở rộng chính nó. Với mỗi xác suất tiên nghiệm được tìm ra, sẽ lại có 1 xác suất hậu nghiệm được cập nhật. Em nghĩ để tiếp cận vào khái niệm “tính cách” vô cùng trừu tượng của Văn học, cần 1 thứ tương đương như vậy, chỉ có thể là xác suất thống kê…
Âm thanh vọng tới tai Elexa dần trở nên xa xăm như sóng biển. Tâm trí hắn đã quay về thời điểm 100 năm về trước, trong Thư viện của Nữ Hoàng Elena. Người phụ nữ được mệnh danh là Pháp sư hùng mạnh nhất thế giới ấy, đồng thời cũng là 1 Người Bướm hiếm hoi am hiểu Toán học của nhân loại, đang giảng giải cho hắn về thứ được gọi là Định lý Bayes.
- Tại sao ta lại phải tìm hiểu thứ ngôn ngữ kì quái này của nhân loại?
Elexa ngáp ngắn ngáp dài. Nhân loại quả thực rất kì lạ, họ đã được Noerr’Mon dạy Ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng lại còn tự phát minh ra 1 thứ ngôn ngữ quái đản với những kí tự khó hiểu, và khó học hơn bất kì loại ngôn ngữ nào.
- Hừm - Elena bĩu môi - Nhân loại có thể hay làm ra những chuyện đần độn khó hiểu, nhưng Toán học của họ là cả 1 kì công vĩ đại, điều ấy các ngươi đừng coi thường. Dù là các kí tự kì lạ, nhưng nó đại biểu cho ngôn ngữ của Vũ trụ. Và vì sao lại là Định lý Bayes này ư? Vì để lưu tâm cho các ngươi thôi, Định lý này cực kì quan trọng. Các ngươi nghĩ sâu trong ma trận mã nguồn của các tòa Hắc Tháp là gì chứ? Là 1 dòng công thức duy nhất mà thôi. Bản Nguyên Tri Thức được Noerr’Mon cấy vào các Thứ nguyên là gì chứ? Đúng thế, chỉ là 1 loại công thức có thể tự mở rộng chính nó ra tới vô hạn. Nó có khả năng học hỏi từ chính bản thân nó, để tạo nền tảng cho cả 1 ma trận thông tin không ngừng bành trướng.
Sau đó, Elena nói tiếp.
- Không mong các ngươi hiểu đâu, nhưng nhớ cho ta, nếu 1 ngày các ngươi gặp kẻ nào, rất có thể sẽ là hậu duệ của loài Rồng, đem công thức Bayes này ra để lý giải về bất kì 1 hiện tượng tự nhiên nào, hãy chạy cho thật xa.
- Tại sao? - Elexa hỏi lại.
- Tại sao ư? Vì Thiên Kiếp kinh khủng nhất sẽ giáng xuống đầu các ngươi vì đã dám nhìn thấy Thiên Cơ đấy, ngốc ạ.
---
Mọi người quay trở lại đọc Chương 1 nhé. Còn định lý Bayes có thể lên mạng search, sẽ có nhiều video giải thích.
Ghi chú: TMKB diễn ra trong 1 thế giới khác thế giới thực, nhưng để cho đơn giản thì tác giả vẫn giữ nguyên tên các định lý, định luật, coi như trong thế giới này cũng có các học giả tên Newton, Einstein, Bayes... tồn tại. Hằng số gia tốc trọng trường của trái đất (mặc dù là 1 siêu trái đất to gấp nhiều lần trái đất ngoài đời) vẫn được giữ nguyên là 9,8m/s2 cho dễ tính toán. Vũ trụ này cũng tồn tại các nhân vật như Thích Ca Mâu Ni, đã đề cập ở các chương trước, nhưng nguồn gốc và tiểu sử sẽ thay đổi dựa theo thế giới truyện, và không hề liên quan tới các nhân vật cùng tên ngoài đời.
Thứ mà Vương Thành Văn vừa đặt tên, Lý thuyết cá tính, kì thực không phải không có cơ sở. Đây là hiện tượng đặc trưng của nền Văn minh, đối tượng không thể chỉ được nghiên cứu bằng Khoa học Tự nhiên thuần túy. Từ khi nền Văn minh ra đời, 1 lĩnh vực học thuật mới cũng đã ra đời theo nó, ấy chính là Khoa học Xã hội.
Nếu trong những ngày sơ khai của Xã hội có trí tuệ, nếu cá thể nào cũng hành xử theo Lý thuyết trò chơi, chỉ chăm chăm thu về lợi ích tối đa cho bản thân mình, vậy thì Xã hội ấy khi đối mặt với những thiên tai, bệnh dịch, mất mùa, đói kém…, nó đã sớm đã diệt vong.
Xã hội hình thành và phát triển vốn không thể chỉ dựa trên khao khát ích kỉ lợi ích thuần túy. Xã hội đã tự phát sinh bên trong nó những khái niệm rất… xã hội. Pháp luật, Đạo đức, Đức tin, Tín ngưỡng… Những khái niệm tưởng tượng ấy hoàn toàn không mang lại cho các cá thể bất cứ lợi ích vật chất nào, thậm chí nhiều khi chúng đòi hỏi các cá thể phải hi sinh 1 phần lợi ích của bản thân, phải tiết chế ham muốn khoái lạc. Cùng nhau tằn tiện để gìn giữ lương thực cho những thảm họa có thể xảy tới. Sẵn sàng hi sinh để chiến đấu bảo vệ quần thể. Sử dụng tài nguyên của bản thân để nuôi dạy các thế hệ mai sau… Tất cả những biểu hiện ấy chỉ có được, khi cá thể trí tuệ có được “tính cách”, thứ tổng hòa từ mọi yếu tố xã hội của nó.
Lý thuyết cá tính chính là dựa trên cơ sở này. Có thể nói Vương Thành Văn vừa tổng hợp ra 1 thứ lý thuyết còn cao cấp hơn cả Lý thuyết trò chơi, vốn đang được nhân loại coi là thứ công thức tối thượng để giải mã và dự đoán mọi hành vi trên thế giới. Điều ấy chỉ có được khi kết hợp Văn học vào với Toán học, đây chính là tư tưởng đột phá đi trước thời đại của Văn học lí trí. (Làm gì có Vương Thành Văn nào ở đây? Là chính tác giả Hắc Long nghĩ ra, chính ta đi trước thời đại thì có)
- Dùng Văn học để thấu hiểu “cá tính” của con người, rồi mới từ “cá tính” ấy, sử dụng Toán học để phân tích hành vi của họ trong các “trò chơi”, em nghĩ đây là tiền đề rất quan trọng, cũng là cơ sở cơ bản nhất.
Văn nói, và Elexa gật gù. Tới giờ hắn vẫn miễn cưỡng theo kịp, dù sao cũng có nhiều hàm lượng kiến thức xã hội trong đó, chưa cần làm toán nhiều.
- Giờ tới câu chuyện thiên thể. Bài toán này có vẻ khó khăn hơn rất nhiều, vì so với con người, thiên thể liệu có “tính cách” rõ rệt hay không? Em nghĩ bản thân câu hỏi này chính là sự đột phá. Việc của chúng ta là chứng minh câu trả lời là “có”, và phải có phương pháp cụ thể khả dĩ để tìm ra “tính cách” của các thiên thể. Đây chính là tham số còn thiếu để thu hẹp các khả năng hỗn loạn của hệ chuyển động.
Elexa đã không còn muốn thất kinh vì bất cứ điều gì nữa rồi. Từng lời phân tích của Vương Thành Văn đều đang gõ bang bang vào não bộ của hắn. Đúng vậy, bản thân việc đặt vấn đề liệu thiên thể có “tính cách” hay không, đã là điều điên rồ mà chẳng nhà toán học tỉnh táo nào dám nghĩ tới.
- Trước tiên, chúng ta phải trở lại tiên đề: vạn vật trong Vũ trụ này đều sẽ hành xử theo xu hướng có lợi nhất cho chính nó. Ví dụ như nước chảy từ nơi có thế năng cao xuống nơi có thế năng thấp, hay dân gian vẫn gọi là “nước chảy chỗ trũng”. Ánh sáng di chuyển theo đường thẳng, vì đó là quãng đường ngắn nhất. Vân vân. Loài người cũng vậy, tuy có những tham số “tính cách” làm ảnh hưởng tới kết quả lựa chọn, nhưng nhìn chung, mọi giống loài đều sẽ đưa ra những lựa chọn mang về lợi ích cho họ. Vậy thì chuyển động của các thiên thể cũng vậy. Chúng sẽ chuyển động theo quỹ đạo và vận tốc có lợi cho chúng, nhưng không lí tưởng, bởi còn bị ảnh hưởng bởi “tính cách”. Từ việc quan sát đo đạc và tính toán độ lệch của các thiên thể với vị trí lí tưởng của chúng trên Tinh Mệnh Đồ, ta đã biết được sai số của quỹ đạo. Từ sai số này liệu có thể quy ngược lại để hiểu được “tính cách” của từng thiên thể hay không? Văn lại quay lại chỉ trỏ vào Tinh Mệnh Đồ.
- Em vẫn nhớ vị trí của từng chòm sao vào ngày 1/7 năm nay, lúc đó em ở Sa Li Khan. Chòm sao số 17, Xích Vu, lệch 17 độ so với góc 6 giờ, sử dụng thước Lỗ Ban tính toán được ước chừng nó cách tới 3 đơn vị thiên văn so với vị trí lí tưởng, vì khi ấy nó đang “đụng độ” với chòm Miên Vũ ở cách đó 6000 đơn vị thiên văn. Từ cả dữ liệu của tất cả 12 ngày trước đó nữa, dù chưa quá nhiều, nhưng nếu áp dụng định lý Bayes vào để tính toán, chỉ cần mẫu đủ nhiều, cũng có thể suy ra các kết luận càng chính xác hơn. Dù sao thì 12 ngày quan trắc cũng đã có thể cho ra những kết luận có độ tin tưởng khá cao, trên 60%.
- Kết luận gì?
- Ví dụ nhé, theo tính toán cho ra, chòm Xích Vu này lại có “tính cách” khá giống… bạn em, Nguyễn Hồng Vân. Nếu trong quỹ đạo bay của nó có “chướng ngại”, nó sẽ có tới 70% xu hướng đối đầu. 70% có vẻ không phải 1 con số ổn định để đưa ra phán đoán, nhưng nên nhớ chúng ta đang nói về 1 hệ 60 vật thể siêu phức tạp! 70% đã là 1 bước thu hẹp các khả năng đến hàng tỉ tỉ lần!
- Gượm đã, vậy là chú mày… ừm, sử dụng Toán học để tính toán ra “tính cách” của sự vật, vốn là 1 phạm trù Văn học, rồi sau đó lại sử dụng yếu tố Văn học ấy để đưa vào tính toán?
- Vâng? Nghe rất lòng vòng nhỉ? Nhưng em nghĩ đây chính là bước phát triển hợp lí của Văn học lí trí, từ Toán học, thông qua Văn học, lại trở về với Toán học. Hay nói cách khác, nó thể hiện tham vọng cho ra đời 1 hình thái Khoa học còn cao hơn hiện tại, là nơi mà Văn và Toán không còn điểm bất đồng.
- Vừa rồi chú mày có nói tới định lý Bayes…
- Vâng, là định lý phản ánh mối quan hệ giữa xác suất tiên nghiệm với xác suất của biến cố khi xác suất hậu nghiệm xảy ra, hay anh cứ hiểu đơn giản nó là 1 loại công thức xác suất có thể tự mở rộng chính nó. Với mỗi xác suất tiên nghiệm được tìm ra, sẽ lại có 1 xác suất hậu nghiệm được cập nhật. Em nghĩ để tiếp cận vào khái niệm “tính cách” vô cùng trừu tượng của Văn học, cần 1 thứ tương đương như vậy, chỉ có thể là xác suất thống kê…
Âm thanh vọng tới tai Elexa dần trở nên xa xăm như sóng biển. Tâm trí hắn đã quay về thời điểm 100 năm về trước, trong Thư viện của Nữ Hoàng Elena. Người phụ nữ được mệnh danh là Pháp sư hùng mạnh nhất thế giới ấy, đồng thời cũng là 1 Người Bướm hiếm hoi am hiểu Toán học của nhân loại, đang giảng giải cho hắn về thứ được gọi là Định lý Bayes.
- Tại sao ta lại phải tìm hiểu thứ ngôn ngữ kì quái này của nhân loại?
Elexa ngáp ngắn ngáp dài. Nhân loại quả thực rất kì lạ, họ đã được Noerr’Mon dạy Ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng lại còn tự phát minh ra 1 thứ ngôn ngữ quái đản với những kí tự khó hiểu, và khó học hơn bất kì loại ngôn ngữ nào.
- Hừm - Elena bĩu môi - Nhân loại có thể hay làm ra những chuyện đần độn khó hiểu, nhưng Toán học của họ là cả 1 kì công vĩ đại, điều ấy các ngươi đừng coi thường. Dù là các kí tự kì lạ, nhưng nó đại biểu cho ngôn ngữ của Vũ trụ. Và vì sao lại là Định lý Bayes này ư? Vì để lưu tâm cho các ngươi thôi, Định lý này cực kì quan trọng. Các ngươi nghĩ sâu trong ma trận mã nguồn của các tòa Hắc Tháp là gì chứ? Là 1 dòng công thức duy nhất mà thôi. Bản Nguyên Tri Thức được Noerr’Mon cấy vào các Thứ nguyên là gì chứ? Đúng thế, chỉ là 1 loại công thức có thể tự mở rộng chính nó ra tới vô hạn. Nó có khả năng học hỏi từ chính bản thân nó, để tạo nền tảng cho cả 1 ma trận thông tin không ngừng bành trướng.
Sau đó, Elena nói tiếp.
- Không mong các ngươi hiểu đâu, nhưng nhớ cho ta, nếu 1 ngày các ngươi gặp kẻ nào, rất có thể sẽ là hậu duệ của loài Rồng, đem công thức Bayes này ra để lý giải về bất kì 1 hiện tượng tự nhiên nào, hãy chạy cho thật xa.
- Tại sao? - Elexa hỏi lại.
- Tại sao ư? Vì Thiên Kiếp kinh khủng nhất sẽ giáng xuống đầu các ngươi vì đã dám nhìn thấy Thiên Cơ đấy, ngốc ạ.
---
Mọi người quay trở lại đọc Chương 1 nhé. Còn định lý Bayes có thể lên mạng search, sẽ có nhiều video giải thích.
Ghi chú: TMKB diễn ra trong 1 thế giới khác thế giới thực, nhưng để cho đơn giản thì tác giả vẫn giữ nguyên tên các định lý, định luật, coi như trong thế giới này cũng có các học giả tên Newton, Einstein, Bayes... tồn tại. Hằng số gia tốc trọng trường của trái đất (mặc dù là 1 siêu trái đất to gấp nhiều lần trái đất ngoài đời) vẫn được giữ nguyên là 9,8m/s2 cho dễ tính toán. Vũ trụ này cũng tồn tại các nhân vật như Thích Ca Mâu Ni, đã đề cập ở các chương trước, nhưng nguồn gốc và tiểu sử sẽ thay đổi dựa theo thế giới truyện, và không hề liên quan tới các nhân vật cùng tên ngoài đời.
Danh sách chương