Văn phòng trung tâm của hãng truyền thông BBC toạ lạc ở Phía Tây quảng trường Piccadilly, London. Điện thoại tổng đài reo vang, người trợ lí biên tập nội dung nhấc máy.
- BBC xin nghe. - Cô ta vừa nói vừa dụi tắt điếu thuốc Dunhill.
Giọng nói khàn khàn của người đàn ông trên đường dây mang âm sắc vùng Trung Đông:
- Tôi có một tin giật gân mà chắc chắn đài của cô sẽ quan tâm.
Biên tập viên lôi ra một cây bút chì và một tờ giấy:
- Liên quan đến vấn đề gì? - Cuộc bầu chọn Giáo hoàng.
Người trợ lý biên tập nội dung nhíu mày mệt mỏi. Hôm qua đài BBC đã phát một chương trình về chủ đề này nhưng chỉ được đánh giá ở mức bình thường. Dường như công chúng ngày càng ít quan tâm đến Vatican.
- Xét theo khía cạnh nào?
- BBC có phóng viên thời sự ở Rome để đưa tin về cuộc bầu chọn không?
- Tôi nghĩ là có.
- Tôi muốn nói chuyện trực tiếp với người đó.
- Xin lỗi, nhưng tôi không thể trao cho ông số điện thoại mà không có lí do…
- Mật nghị Hồng y đang bị đe doạ. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với cô!
Người trợ lý bắt đầu ghi chép.
- Tên của ông?
- Tôi không có tên.
Người trợ lý không lấy làm ngạc nhiên:
- Ông có bằng chứng nào không?
- Có.
- Tôi rất lấy làm vinh hạnh được nhận thông tin của ông, nhưng quy định của hãng là không được tiết lộ số điện thoại của phóng viên trừ khi…
- Tôi hiểu. Để tôi gọi cho hãng tin khác vậy. Cám ơn. Tạm b…
- Khoan đã. - Cô nói - Xin ông giữ máy chờ một chút.
Biên tập viên giữ máy và nghển cổ lên. Kỹ năng sàng lọc những cuộc gọi vớ vẩn điên rồ luôn là một yếu tố có tầm quan trọng sống còn; và người gọi điện này đã vượt qua hai bài kiểm tra chiến lược của BBC về tính xác thực của nguồn tin. Anh ta từ chối nêu tên và nôn nóng muốn gác máy. Những kẻ tầm phào và háo danh thường tỏ ra lươn lẹo và quỵ luỵ.
May mắn là các phóng viên lúc nào cũng ở trong tâm trạng sợ bỏ lỡ mất những vụ việc lớn vì vậy rất hiếm khi họ trách cô vì đã chuyển đến họ những kẻ bị bệnh tâm thần và ảo giác.
Làm mất năm phút của phóng viên còn có thể tha thứ được, nhưng để lỡ một vụ việc thì không.
Ngáp ngắn ngáp dài, người trợ lý nhìn màn hình máy tính và gõ từ khoá "Thành Vatican". Khi nhìn thấy tên của người được cử đến đưa tin trực tiếp về cuộc bầu chọn Giáo hoàng, cô ta tủm tỉm cười. Đây là một gã mới được BBC nhặt về từ một tờ báo lá cải ở London để phụ trách những tin vụn vặt. Rõ ràng là ban biên tập hiện đang xếp phóng viên này vào hạng thấp kém nhất.
Phóng viên này hẳn đang rất chán chường vì phải chờ đợi suốt đêm để ghi hình một đoạn băng chỉ kéo dài có 10 giây. Anh ta sẽ vô cùng cảm kích vì được thoát khỏi cảnh đơn điệu và nhàm chán ở đó.
Biên tập viên nội dung đài BBC ghi lại số điện thoại vệ tinh của người phóng viên hiện đang có mặt tại Vatican. Rồi cô ta châm một điếu thuốc khác, và đọc cho kẻ gọi điện nặc danh số máy ấy.
- BBC xin nghe. - Cô ta vừa nói vừa dụi tắt điếu thuốc Dunhill.
Giọng nói khàn khàn của người đàn ông trên đường dây mang âm sắc vùng Trung Đông:
- Tôi có một tin giật gân mà chắc chắn đài của cô sẽ quan tâm.
Biên tập viên lôi ra một cây bút chì và một tờ giấy:
- Liên quan đến vấn đề gì? - Cuộc bầu chọn Giáo hoàng.
Người trợ lý biên tập nội dung nhíu mày mệt mỏi. Hôm qua đài BBC đã phát một chương trình về chủ đề này nhưng chỉ được đánh giá ở mức bình thường. Dường như công chúng ngày càng ít quan tâm đến Vatican.
- Xét theo khía cạnh nào?
- BBC có phóng viên thời sự ở Rome để đưa tin về cuộc bầu chọn không?
- Tôi nghĩ là có.
- Tôi muốn nói chuyện trực tiếp với người đó.
- Xin lỗi, nhưng tôi không thể trao cho ông số điện thoại mà không có lí do…
- Mật nghị Hồng y đang bị đe doạ. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói với cô!
Người trợ lý bắt đầu ghi chép.
- Tên của ông?
- Tôi không có tên.
Người trợ lý không lấy làm ngạc nhiên:
- Ông có bằng chứng nào không?
- Có.
- Tôi rất lấy làm vinh hạnh được nhận thông tin của ông, nhưng quy định của hãng là không được tiết lộ số điện thoại của phóng viên trừ khi…
- Tôi hiểu. Để tôi gọi cho hãng tin khác vậy. Cám ơn. Tạm b…
- Khoan đã. - Cô nói - Xin ông giữ máy chờ một chút.
Biên tập viên giữ máy và nghển cổ lên. Kỹ năng sàng lọc những cuộc gọi vớ vẩn điên rồ luôn là một yếu tố có tầm quan trọng sống còn; và người gọi điện này đã vượt qua hai bài kiểm tra chiến lược của BBC về tính xác thực của nguồn tin. Anh ta từ chối nêu tên và nôn nóng muốn gác máy. Những kẻ tầm phào và háo danh thường tỏ ra lươn lẹo và quỵ luỵ.
May mắn là các phóng viên lúc nào cũng ở trong tâm trạng sợ bỏ lỡ mất những vụ việc lớn vì vậy rất hiếm khi họ trách cô vì đã chuyển đến họ những kẻ bị bệnh tâm thần và ảo giác.
Làm mất năm phút của phóng viên còn có thể tha thứ được, nhưng để lỡ một vụ việc thì không.
Ngáp ngắn ngáp dài, người trợ lý nhìn màn hình máy tính và gõ từ khoá "Thành Vatican". Khi nhìn thấy tên của người được cử đến đưa tin trực tiếp về cuộc bầu chọn Giáo hoàng, cô ta tủm tỉm cười. Đây là một gã mới được BBC nhặt về từ một tờ báo lá cải ở London để phụ trách những tin vụn vặt. Rõ ràng là ban biên tập hiện đang xếp phóng viên này vào hạng thấp kém nhất.
Phóng viên này hẳn đang rất chán chường vì phải chờ đợi suốt đêm để ghi hình một đoạn băng chỉ kéo dài có 10 giây. Anh ta sẽ vô cùng cảm kích vì được thoát khỏi cảnh đơn điệu và nhàm chán ở đó.
Biên tập viên nội dung đài BBC ghi lại số điện thoại vệ tinh của người phóng viên hiện đang có mặt tại Vatican. Rồi cô ta châm một điếu thuốc khác, và đọc cho kẻ gọi điện nặc danh số máy ấy.
Danh sách chương