Lam Sơn không chỉ hát mà còn kể chuyện cho tôi nghe, kể về ánh nắng của căn nhà cũ và chiếc tủ chứa đầy những bộ quần áo xinh đẹp.

Từ lời kể của Lam Sơn tôi dần dần hình dung ra được dáng vẻ của bà ngoại chị ấy, điềm đặn và tốt bụng như những người già khác, trước khi mắc bệnh Alzheimer đã mua cho chị ấy đủ loại váy ba lê từ nhỏ cho đến lớn, tôi nói đáng lẽ ra chị nên làm một vũ công ba lê, chị ấy nói nhưng làm người mẫu chính là ước mơ của mẹ mà.

Tôi dường như hiểu ra rồi, thế ra là kỳ vọng của bà ngoại phải nhường bước trước ước mơ của mẹ.

Trên vai Lam Sơn đảm nhiệm giấc mộng của hai người, nhưng điều chị ấy muốn là gì đây?
Tôi định hỏi, nhưng Lam Sơn lại nói mình từng móc tay hứa với bà ngoại, đời này phải đứng trên đỉnh cao nhất sáng nhất thế giới, còn ước nguyện với người mẹ đã trở thành thiên thần rằng, kiếp sau muốn trở thành vũ công ba lê, vĩnh viễn múa trước mặt để bà ngoại xem.

Tôi bắt đầu nghi ngờ Lam Sơn là ăn lãng mạn mà lớn rồi.

Chị ấy một đường vẽ nên bao nhiêu cảnh mộng đẹp đẽ cho tôi, tôi cứ tưởng lúc chúng tôi bước vào cửa sẽ thấy người bà đeo kính lão ngồi đọc sách dưới ánh nắng, nhưng thực tế không phải như vậy.

Lam Sơn có thẻ thăm viện, dễ dàng thông qua cửa bảo mật đi lên lầu, tôi nói chị không cần làm thủ tục thăm phòng bệnh sao, Lam Sơn liền bĩu môi nói tôi đến là để thăm bà, chứ không phải đến thăm mấy bà cô dì đó.

Hợp lý, tôi ngậm miệng lại.

Vì vậy, chuyến thăm không báo trước của chúng tôi dường như không đúng lúc cho lắm.

Mùi bụi và mùi của thuốc sát trùng nhức mũi tràn ngập căn phòng.


Lam Sơn chạy đến giường bệnh, tôi vội vàng mở cửa sổ cho thông gió, đổi lại một tầng bụi mỏng trắng xộc lên, lại phải cúi xuống phủn quần.

Tôi quay đầu nhìn Lam Sơn quỳ bên cạnh giường bệnh, trên giường chiếc chăn vo lại thành một quả cầu lớn.

Tha lỗi cho tôi vì chỉ có thể hình dung bà ngoại như vậy, bởi vì bà ấy thật sự rất gầy gò nhỏ bé.

Cánh tay đưa ra như cành cây quỷ khô héo, bàn tay mảnh khảnh của Lam Sơn được bà cầm chặt, trong phút chốc đầy đặn tròn trịa hẳn ra.

Bà lầm bầm điều gì đó tôi nghe không hiểu, Lam Sơn quỳ bao lâu thì tôi nghe bấy lâu, cho đến khi Lam Sơn lên tiếng tôi mới biết bà đang nói gì.

Bà ngoại nói, A Lam của chúng ta, đến rồi.

Lam Sơn đặt tay của bà về lại trong chăn, cuối đầu nhẹ hôn lên cái trán mong manh của bà, nói đúng rồi, A Lam dạo gần đây bận quá, xin lỗi bà, bây giờ mới đến thăm bà được.

Hôm nay trời đẹp lắm, lát nữa chúng ta đi ra ngoài tắm nắng được không ạ.

Lam Sơn đứng dậy đi vào phòng rửa tay, tôi nghiêng người tránh đường cho chị ấy.

Sau đó tôi nghe thấy tiếng Lam Sơn mở vòi nước chảy ồ ạt, rồi đạp một cái thật mạnh lên cửa, cả cái phòng này đều đang rung.


Lúc Lam Sơn bước ra cả mặt cả tay đều là nước mắt, chị ấy dùng đôi tay ướt đẫm của mình lấy điện thoại ra, vừa lướt bản thông tin vừa nói với tôi, ngữ khí thật lạnh lẽo.

"Phiền em, giúp tôi chụp bằng chứng, tôi gọi điện cho luật sư."
Lam Sơn tức giận thật rồi, nhưng lại lạnh lùng trầm mặc đến đáng sợ.

Lúc tôi chụp ảnh vẫn nghe thấy chị ấy nói chuyện, chị ấy dùng ngữ khí đều đều tường trình lại diễn biến của sự việc, tư vấn xong xuôi còn lịch sự nhờ người ta viết đơn kiện.

Tôi rất lo cho Lam Sơn, nhưng trực giác của tôi lúc này thật kỳ lạ, chúng đang ngăn tôi lại gần Lam Sơn.

Đầu óc tôi xoay xoay mòng mòng hai câu hỏi: Lam Sơn làm gì cần đến sự quan tâm của tôi? Lam Sơn tại sao lại có thể không cần sự quan tâm của tôi?
Tôi đến gần giường bệnh nhìn bà ngoại một cái, bà mê man nhìn, tôi nói cháu chào bạ ạ, cháu là bạn của Lam Sơn.

Bà ngoại nhắm nghiền đôi mắt đã mờ đục, nhẹ nhàng gật đầu.

Tôi đột nhiên buồn bực, đây là bà của Lam Sơn đó, chỉ nghe chị ấy miêu tả thôi là tôi cho rằng bà phải sống quãng đời còn lại thật hạnh phúc.

Nhưng không biết sai sót ở khung đoạn nào, mà một người già tốt đẹp như thế này lại nằm thoi thóp trong một căn phòng trống trải không một bóng người, hoang tàn mà cô đơn.

Chụp ảnh xong Lam Sơn vứt cho tôi một cái thẻ, bảo tôi đi rút tiền.


Tôi hỏi rút bao nhiêu, trên mặt Lam Sơn liền lộ ra một nụ cười quỷ dị mà khinh bỉ, hỏi lại tôi rút bao nhiêu? Có bao nhiêu thì rút bấy nhiêu đi.

Hai mươi phút sau tôi xách hai túi tiền lớn quay lại, một đường bị đủ loại ánh mắt dòm ngó, tôi mắng trong lòng nhìn mù mắt mấy người đi.

Nhưng nghĩ lại nếu đổi là tôi nhìn thấy một cô gái kéo theo túi tiền thở hổn hển chạy qua trước mặt, chắc tôi cũng cho rằng là cô ta bị điên mất.

Lúc tôi về phòng bệnh đã thấy bà viện trưởng khoác chiếc áo blouse trắng dài đứng trước Lam Sơn, liên tục nhai đi nhai lại hỏi sao chị đến đây mà không báo trước với tôi một câu, chúng tôi còn chuẩn bị trước......!
Tôi liền cười hi hi mà chen miệng vào, nói nói trước để mấy người tạo hiện trường giả làm như bà sống rất tốt sao.

Viện trưởng nhìn thấy khách không mời mà tới biến thành hai người, cũng không dám gắt gỏng nữa, nói không phải không phải đâu, nhân viên y tế ở đây còn tốt lắm.

Lam Sơn cười giễu cợt, vươn tay ra nhấn chuông.

Ngoài kia tiếng máy con ve kêu đinh tai nhức óc, đầu bên kia tiếp nhận cực nhanh, nói đến rồi đây.

Lam Sơn nghe như nước đổ lá khoai, người ta cúp rồi chị ấy lại nhấn tiếp, không nói không rằng, giống như người thần kinh nhấn đi nhấn lại, cuối cùng đầu bên kia cũng phát cuồng lên, giọng điệu cực kì khó nghe nói đến đây, trước lúc ngắt tôi còn nghe thấy bên kia thấp giọng mắng một câu dai như đỉa.

Đậu xanh.

Tôi liếc nhìn Lam Sơn một cái, tay chị ấy vẫn đang ấn chuông, cười uyển chuyển nhìn viện trưởng, đẹp đến đáng sợ.

Lúc cái cô y tá vừa rồi đến chắc cũng không nghĩ trong phòng nhiều người đến thế, tôi đoán cô ta mở miệng ra định mắng người, nhưng bị thần sắc lãnh đãm của chị gái Lam Sơn dọa cho nuốt trở về, lật mặt nhanh hơn bánh tráng rụt ra rụt rè, nở một nụ cười làm lành nịnh nọt chào hỏi Lam Sơn.


Lam Sơn hỏi tôi có điếu thuốc không, tôi ngây người, không trả lời, viện trưởng đứng cạnh kia liền niềm nở dâng lên thuận tiện còn châm lửa cho Lam Sơn, Lam Sơn nhìn bà ngoại trên giường một cái, ghét bỏ khoác tay đẩy đi.

Chị ấy liền như vậy ngậm lấy điếu thuốc còn chưa châm lửa mà nói chuyện, nói tôi là một trong những khách hàng đưa tiền nhiều nhất cho các người nhỉ, cậy vào việc tôi bận rộn ít khi đến thăm được, các người liền đối xử với người nhà tôi như vậy, là chê tiền tôi ít hay là không nể mặt tôi đây.

Hai người kia nhìn nhau im lặng, không nói nên lời.

Tôi nhìn thấy cả mồ hôi lạnh từ trên trán cô y tá kia rơi xuống.

Lam Sơn nhìn hai người trước mặt sợ đến nỗi rắm cũng không dám thả, mỉm cười vuốt lại mái tóc, dịu dàng nói: "Thôi bỏ đi, tôi không làm khó các người nữa, trong vòng nửa giờ đồng hồ, tôi muốn nhận được tất cả các dữ liệu giám sát và chi tiết thanh toán của phòng bệnh này, cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bà.

Tôi muốn biết một ngày cô y tá Lý đây đến phòng bệnh được mấy lần, cho bà dùng thuốc gì cho bà ăn những cái quái quỷ gì."
Y tá Lý sắc mặt phút chốc xấu đi, ăn nói mập mờ quái dị: "Lam tiểu thư tiếng tăm lừng lẫy, ngày đây là đang nhắm vào tôi sao?"
"Chuẩn đấy." Lam Sơn ngừng cười, "Cô cũng đã biết tôi nổi tiếng như thế nào, chuyện này mà làm to ra thì cô cũng biết sẽ ăn đủ phiền phức rồi đấy.

Cô muốn nói là tôi đang tự chuốc họa vào thân sao? Nhưng cô nhìn lại bản thân xem, cô xứng để đụng đến tôi à?"
Viện trưởng dường như còn muốn cầu tình, Lam Sơn liền khoác tay: "Không cần nói nhiều, bà còn hai mươi phút để tìm tài liệu tôi cần, bà nếu còn muốn nói cái gì khác, thì đợi ngày mai luật sư của tôi đến mà nói.

Tôi mấy ngày nay sẽ làm thủ tục chuyển viện cho bà ngoại, bà không cần số tiền này, tự khắc có người cần."
Lam Sơn dừng một lúc, mắt thấy viện trưởng gần đi rồi, lại nói thêm một câu: "Phiền lòng giúp tôi mời hai y tá giỏi không có việc gì làm đến đây."
Lam Sơn cũng gớm thật, bà ta nghiến răng nhả ra chữ "Vâng." Y tá Lý cũng biết bản thân gây ra rắc rối rồi, vừa hoảng sợ vừa hận thù mà nhìn Lam Sơn.

Tôi đang lo lắng cái ** này có lưới chết cá rách đánh nhau với Lam Sơn không, nhưng Lam Sơn một chút cũng không lo, ngồi bên cạnh giường cầm lấy tay của bà ngoại, ánh mắt thâm trầm, nhìn trần nhà, không biết là đang nghĩ cái gì..


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện