Trên giang hồ, hiếm ai mà không biết Long Thành Kiếm Khách Phạm Lục Bình là hậu nhân của danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão. Đừng thấy Lục Bình này trông yếu ớt vậy mà lầm, một khi Thư Hùng Song Đầu Kiếm đã vào tay, hiếm khi không thấy máu.
“ Có gì không đúng chứ?? Đừng thấy Phạm huynh khách sáo với ngươi mà nhầm tưởng. Sinh ra tên hậu bối nhược phu sợ phiền toái như mi, Phạm lão tướng quân đúng là vô phúc! ”
Tên kiếm khách nọ còn chưa biết mình vừa dạo qua Quỷ Môn quan, bèn lớn tiếng ho to gọi nhỏ. Y ỷ có Phạm Hách sau lưng nên muốn tâng bốc vị trại chủ này mấy câu, sau sẽ thuận tiện nương nhờ Thập Bát Liên Trại. Nhưng y nào có biết Phạm Hách lại hết sức e ngại giao thủ với Phạm Lục Bình. Hai bên mà động thủ động cước thì e là giao long sông Hồng sẽ bị đánh vảy.
“ Mi có thể nói lại?? ”
Phạm Lục Bình cười nhẹ một cái, nét cười thoáng qua đôi môi nhanh như một cơn gió xuân lướt qua nhánh cỏ. Y từ từ tháo hạp gỗ trên lưng xuống, làm như muốn mở nó ra.
Phạm Hách vội can:
“ Thư Hùng Kiếm là bảo kiếm năm xưa Hưng Đạo Vương ban cho Phạm lão tướng quân, vốn là để giết quân Thát Đát bảo vệ nước non. Nay lão đệ để nó nhuốm máu đồng tộc là không hay. ”
Xoẹt!!! “ Phạm huynh, cần gì nói giúp hạng vô năng này?? Để Bình mỗ lĩnh giáo bảo kiếm do Hưng Đạo Đại Vương ban thưởng một phen. ”
Họ Bình rút kiếm, tung mình vọt về phía trước. Một chiêu đâm của y cũng rất là khá, lực đạo cũng mạnh. Kể ra thì cũng được tính vào hạng hảo thủ tam lưu trong chốn võ lâm. Chỉ tiếc là…
Phạm Lục Bình cười một cái, chờ cho đối thủ đến ngay trước mặt mới ra chiêu. Họ Bình chẳng kịp nhìn thấy kiếm của đối thủ đã cười thầm trong dạ, trộm nghĩ:
[ Tên này đúng là tay mơ. Ta chạy đến trước mặt hắn, khí đã vận, thế đã súc. Chiêu Trường Hồng Quán Nhật nay sẽ càng thêm nhanh, thêm mạnh. Hắn thì lại khác. Tính từ lúc mở hộp, lấy kiếm, phản kích thì cũng phải mất mấy hô hấp liền, thì giờ đâu mà vận khí súc thế? Phen này ta thắng chắc rồi! ]
Vừa lướt qua nhau họ, họ Bình đã ôm mặt kêu gào, lăn lộn khóc than ngỡ như nhà chết mất trâu. Trong khi đó Phạm Lục Bình thì áo quần vẫn chỉnh tề, làn da lộ ra ngoài không có một vết xước. Chỉ cần một chiêu, chênh lệch như trời vực đã lộ rõ.
Những tay hảo thủ trong quần hào đều nhìn ra, ngay lúc mở nắp hộp lên thì Lục Bình đã thuận thế ấy mà nghiêng người đi nửa li, vừa vặn tránh khỏi nhát kiếm của đối thủ. Đồng thời, quái kiếm của y lại đâm trúng ngay má phải kẻ địch.
Nay thấy cảnh tay kiếm họ Bình ôm mặt, máu rỉ qua kẽ ngón tay đầm đìa thì ai cũng lạnh run lên. Nhát kiếm nặng cỡ đó, không biết có huỷ hoại luôn dung mạo của người ta không. Ấy là đối phương hãy còn lưu tình không hạ sát thủ, bằng không nhát kiếm thần tốc kia đã vọt thẳng tới cổ họ Phạm.
“ Nhớ kỹ, cái miệng làm hại cái thân. Nếu còn có lần sau, e rằng nơi đây sẽ có thêm một nấm mồ. ”
Phạm Lục Bình vẩy nhẹ vũ khí cho máu rơi khỏi lưỡi thép. Dưới ánh trăng đang lên cao và ánh lửa bập bùng, ai cũng thấy rõ hình dáng vũ khí của y. Đó là một thanh quái kiếm, trông cứ như là hai thanh trường kiếm phổ thông với phần chuôi được gắn vào nhau.
Hai lưỡi kiếm, một đầu đúc bằng sắc đen như mực, vuông vức không mũi nhọn cạnh sắc. Mà đầu còn lại làm từ thép lạnh trắng tinh, uốn lượn như con rắn đang trườn. Máu hãy còn nhỏ tong tỏng từ mũi thép sắc lẻm.
Tương truyền thanh quái kiếm này là vũ khí thành danh của Phạm Ngũ Lão năm nào. Ông tung hoành trên sa trường, giết được vô số binh tướng Nguyên Mông là nhờ công rất lớn của nó và bộ kiếm pháp “ Đảo Nam Nghịch Bắc ”. Tương truyền, Thư Hùng kiếm là do ông tổ nghề đúc Khổng Lồ chế nên dựa trên hình dáng của loài sóc và phương pháp tạo hình kiếm mới học ngoài hải ngoại.
Ban đầu kiếm có cái tên đơn giản là Sóc. Về sau Hưng Đạo Vương cảm thấy tên ấy không có được cái uy dũng của bậc chiến tướng, bèn đổi là Thư Hùng, lấy ý là đầu đen, thô tượng trưng cho đực ( Hùng)- là dương cương, còn mảnh nhọn đại diện cho mái ( Thư) - là âm nhu. Ngoài ra còn có ý khen Ngũ Lão dũng mãnh phi phàm, kiếm ở trong tay, mấy ai dám quyết một trận thư hùng. Song Đầu Kiếm là những lãng khách giang hồ may mắn được diện kiến cổ kiếm thêm vào cho dễ hiểu.
Nếu tích ấy là thực, thì thanh cổ kiếm đã xuất hiện trong bài “ Thuật Hoài ” của ông. “ Hoành sóc giang sơn kháp tỉ thu ” có lẽ chữ “ Sóc ” trong này, chính là để chỉ huý danh của cổ kiếm chứ chẳng phải một loại thương cổ như người đời vẫn tưởng, mặc dù với một cây thương trong tay thì Ngũ Lão cũng vẫn là một hổ tướng.
Tiếc rằng thi nhân, cũng là chủ nhân đầu tiên của quái kiếm, qua đời đã lâu, nên trên thế gian chẳng còn ai biết được thực giả nữa.
Lại kể đến chuyện của Lục Bình. Y làm cho náo loạn một trận, khiến quần hùng vì lẽ ấy mà khiếp sợ. Vô số người thầm nghĩ: “ hay cho một tên Lục Bình, giết quan binh thì chẳng dám, lại sẵn sàng đả thương người của mình. ”
Căm ghét rồi, nên hễ ai có chút cốt khí đều toan tuốt đao rút kiếm ra sống mái một phen. Lục Bình nào có sợ, gác kiếm ngang lưng sẵn sàng nghênh đón. Không khí thoắt cái trở nên căng tựa dây đàn, kiếm bạt cung giương. Mà Phạm Hách tự nhận là có uy có vọng, hiện tại lại chẳng dám ngăn cản.
Đột nhiên, có tiếng quát ầm vang vọng lại từ phía đông:
“ Vừa mới cùng chung chiến tuyến, chẳng mấy chốc quân ta đã quay qua đánh quân mình, còn ra cái thể thống gì nữa??? ”
Thanh âm người nói trầm mà chắc, mặc dù có chút tang thương, nhuốm màu năm tháng nhưng chẳng lộ chút già yếu nào. Đáng sợ hơn là công lực. Tiêng quát bật lên giòn như tiếng pháo, vang như tiếng sấm. Rừng cây xung quanh rào rào trút lá, trên đất thì sỏi đá bật tanh tách.
Trong quần hào, những ai nội lực đã có chút hoả hầu thì cũng nghiêng trái ngả phải, nội lực thấp thì đua nhau ôm tai mà ngã. Chỉ có những người tầm cỡ Phạm Hách, Phạm Lục Bình mới có thể dựa vào một thân nội công không tệ mà chống đỡ, thế nhưng cũng chẳng lấy gì làm dễ chịu.
Mọi người tự giác tách ra một con đường, để cho vị mới tới bước lên đỉnh đồi.
Hướng đông tiến tới một lão đạo sĩ. Tấm đạo bào màu xám hơi sờn chỉ khẽ quét vào đám lá rơi trên mặt đất, một thanh kiếm chưa rời bao nằm ở trong tay. Tóc bạc dài tới vai, râu trắng lơ phơ ngang ngực. Dưới cái trán cao đã hiện nhiều nếp nhăn ngự một đôi mắt đen huyền, thâm sâu như biển rộng. Lão bước đi nhẹ tới nỗi, đất xốp bên sông cũng không in lại dấu giày.
Ấy là một trong bảy tông sư, tề danh với hai người Quận Gió và Khiếu Hoá Tăng: Thiên Cơ Lão Đạo. Trước khi Hồ Quý Li chính thức đăng cơ mấy năm, ông dựa vào hai bộ võ công kinh thế hãi nhân là Thiên Đạo Thần Kiếm và Thiên Cơ Thần Chưởng tham gia Hội Chí Tôn, đoạt được một trong ba thánh lệnh võ lâm là Quần Hùng lệnh.
Kể từ đấy, Thiên Cơ Lão Đạo được tôn làm minh chủ võ lâm mười trấn phương bắc, cả chốn võ lâm đất Nam đều sùng bái gọi một tiếng Thiên Sư. Lần này nam tiến, thâm nhập quân doanh đốt lương huỷ súng chính là do ông ta hiệu lệnh.
Thiên Cơ Lão Đạo bước lên đỉnh đồi, mới phất tay áo:
“ Trước khi nhà Hồ sụp đổ, mọi người đều là anh em chiến hữu. Có câu anh em như thể chân tay, sau này đừng làm ra những việc đấu đá lẫn nhau như vậy nữa. Về phần Bình lão đệ, ở đây lão nhân có một bình Liên Sơn Mai Hoa Dịch, dù chẳng dám sánh với thuốc tiên của Đồng đảo chủ ngoài đảo Bạch Long, song đối với thương thế của lão đệ hẳn là có công dụng ít nhiều. ”
Nói rồi tiện tay ném một bình ngọc về phía họ Bình. Y vươn tay định chộp lấy, nào ngờ bình ngọc đang rơi đột nhiên từ nhanh hoá thành chậm, xoay tròn mấy vòng thì đã đặt ngay ngắn trên đất. Thậm chí một tiếng vang nhỏ cũng không có. Công phu ngự khí cao thâm nghe mà rợn người.
“ Đội ân Thiên Sư ban cho thuốc quý. ”
Họ Bình tay ôm mặt, tay cất bình ngọc lùi lũi thối lui vào đám người, nháy mắt đã chẳng còn thấy đâu nữa. Hận ý chắc chắn là có, nhưng y cũng chỉ biết trách mình miệng tiện mà thôi, chứ muốn báo thù một kiếm này e rằng cả đời cũng không làm nổi.
Giải quyết xong mâu thuẫn, Thiên Cơ Lão Đạo mới ôn tồn cất tiếng:
“ Chư vị, nửa tháng sau chúng ta tái ngộ ở Tây Đô, chứng kiến cảnh Hồ tặc bị bắt như thế nào. Có được không? ”
“ Được lắm!!!! ”
Tiếng dạ ran của quần hùng vang xa đến mấy dặm, tuy không ẩn chứa nội lực hùng hậu như tiếng quát lúc đầu của Thiên Cơ Lão Đạo, nhưng thắng ở thanh thế.
___o0o___
Doanh trại nhà hồ bốc cháy một cách bí ẩn. Hồ Nguyên Trừng đang chiến đấu với quân Minh trên mặt sông buộc lòng phải từ bỏ truy kích, cho đội thuyền chiến quay đầu lui về cứu trại.
“ Tướng quân, bọn thuộc hạ làm việc tắc trách vô năng, đã để mấy tay giang hồ thảo mãng ấy đột nhập vào quân doanh, mong tướng quân trách tội. ”
Vừa bước xuống khỏi cầu tàu, Hồ Đỗ và Hồ Xạ đã dẫn theo binh sĩ đến quỳ trước Hồ Nguyên Trừng thỉnh tội. Hai tướng đều cúi thấp đầu, không dám ngẩng mặt nhìn chàng. Trước là để Mộc Thạnh chạy thoát, không giữ được cửa Thái Bình. Sau lại tắc trách để doanh trại bị hoả thiêu. Hồ Đỗ Hồ Xạ biết tội mình nặng vô cùng, chẳng những đầu không giữ được trên cổ mà có khi gia quyến cũng bị liên luỵ.
Hồ Nguyên Trừng, không nổi cơn lôi đình như trong tưởng tượng của hai tướng. Trái lại, chàng chỉ thở dài và nhìn xa xăm. Bàn tay vốn xiết chặt sau lưng từ khi ngọn lửa đầu tiên bốc cháy dần lỏng ra… Một tiếng thở dài buột ra, mang theo vẻ mất mát và thất vọng.
“ Hai người đứng lên, dẫn ta đến chỗ đó. Ta muốn xem tận mắt thiệt hại do ngọn lửa gây ra. ”
Hồ Đỗ và Hồ Xạ dẫn Nguyên Trừng đến kho lương. Mặt đất bị phủ lên một lớp tro dày, đen đặc. Vài mẩu gỗ khét lẹt cháy nham nhở. Thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua, lớp tro tàn lại bay về phương nam. Có những tia lửa bé nhỏ ánh cam thỉnh thoảng lại khẽ loé lên rồi biến mất.
Hồ Nguyên Trừng quỳ một gối xuống bên cạnh thi thể một người lính, nhẹ nâng anh ta dậy. Vị tướng quân dùng tay kiểm tra vết đao chém sâu hoắm ở cổ, những vết rám đen thui vì khói và tro trên mặt người lính. Hàm răng nghiến lại trong vô thức khiến cánh môi chàng bật máu.
“ An táng họ cẩn thận, tăng cường phòng bị gấp đôi. Bây giờ ta sẽ viết một phong thư xin hoàng huynh vận lương tiếp tế. ”
“ Cẩn tuân mệnh lệnh của tướng quân! ”
Các tướng đi khuất, ánh mắt Hồ Nguyên Trừng mới dần lộ ra vẻ bi thương mà chàng đã kiệt lực che giấu. Răng cắn chặt như hận không thể tự nghiến nát hai hàm răng, tay siết lại chỉ chực gãy rời xương mười ngón. Căm phẫn, đau khổ chất đầy trong lồng ngực, Hồ Nguyên Trừng đứng phắt dậy. Chàng hướng ánh nhìn ra xa, về Tây Đô – nơi trú ẩn hiện tại của em trai Hồ Hán Thương của chàng và người cha là Hồ Quý Li.
“ Lòng dân đã chẳng thuận theo, thì dẫu rồng thần có đuôi đi nữa cũng khó mà vút bay.”
Thở dài đầy bất lực, chàng vội quay đầu, không dám nhìn những thi thể ngổn ngang trên mặt đất phủ đầy muội than thêm một khắc nào nữa.
___o0o___
Sau khi nghỉ một lúc cho lại sức, Tạng Cẩu dìu Liễu Thăng và cô bé mang đao về doanh trại nhà Minh. Chỉ riêng Liễu Thăng đã nặng gấp rưỡi cậu, ấy là còn chưa tính thêm đống giáp trụ kim thương lỉnh kỉnh. Nay một mình phải gánh chịu trọng lượng của hai người cộng lại nên Tạng Cẩu mất sức rất nhanh.
Phiêu Hương chỉ bị Khiếu Hoá Tăng điểm huyệt Kiên Tỉnh cho hai tay vô lực, chứ đôi chân vẫn đi lại bình thường được. Cô nhóc tranh thủ lúc không ai để ý nhét cái bọc nhỏ bên yên ngựa vào bụng mình rồi giả như toàn thân mình bất động.
[ Bắt mi cõng thêm ta cho mi chết nặng, mới tí tuổi ranh đã biết làm Việt gian bán nước. ]
Tuy phải mang hai người, nhưng Tạng Cẩu vẫn hứng chí bừng bừng. Lớn lên ở một thôn làng bé nhỏ, đến hai chữ giang hồ nó cũng hiếm khi được nghe thấy, huống hồ là gặp những nhân vật võ công kinh thiên địa khốc quỷ thần như Quận Gió, Khiếu Hoá Tăng. Cuộc gặp với hai cao thủ đỉnh cấp vừa khiến cậu thấp thỏm, lại vừa vui mừng.
Đất Nam tôi nào có thiếu anh hùng?? Không biết đến là do anh kém hiểu biết, hoặc họ không muốn lưu danh mà thôi.
Nó vừa nhìn Liễu Thăng, vừa hếch hếch mũi như để khẳng định lên cái điều hiển nhiên ấy. Về phần tiểu tướng quân bắc quốc thì do vừa thua đau một vố trước hạng “ nữ lưu yếu đuối của mảnh đất Man Di ” nên Liễu Thăng chỉ biết nhìn xuống đất, một chữ cũng không nói.
Cô bé mang đao lại tranh thủ lớn tiếng thoá mạ. Ngay cả lúc chửi, hai má hơi phồng lên vì tức thì cô bé vẫn mang một nét đẹp rất riêng. Nếu lúc trước như một đóa hoa phượng đỏ rực, thì lúc nổi nóng trông cô như một ngọn lửa kiêu sa.
Tạng Cẩu mang theo hai người nên đi được một lúc là mệt lử. Nó nhìn về phía trước, thấy khoảng cách từ chỗ ba đứa tới doanh trại quân Minh còn khá xa mà trời đã gần tối nên đành phải dừng lại. Tạng Cẩu đốt một đống lửa lớn ven sông, lại mò cá đem lên nướng.
Trẻ lang thang từ bé như nó đọc viết thư văn đều không biết, nhưng riêng việc kiếm cái ăn thì rành chẳng ai bằng. Thạo việc, nên chỉ một chốc là Tạng Cẩu đã lôi được mấy con cá xinh xinh lên cạn.
Nó lấy đao của cô bé người Việt, thuần thục đánh vẩy và làm sạch cá. Mấy bộ lòng nó đem chôn thật xa, đề phòng nửa đêm có khách không mời mò tới. Thấy bảo đao của mình bị dùng như dao làm bếp khiến cô bé kia hơi bực bội, song lúc Tạng Cẩu vừa đưa con cá nướng đầu tiên qua là cô quên hết ngay. Tính cô là vậy, nóng nảy bộc trực như lửa, chóng giận mà cũng nhanh quên.
Liễu Thăng chỉ im lặng ngồi ăn. Cậu bé còn đang thấy bứt rứt vì trận thua lúc trước, đã vậy đối thủ đánh mình bại thê thảm còn đang ngồi ngay cạnh, thích thú xử lí phần ăn của mình.
Cô bé kia nhận ra ánh mắt kì lạ của Liễu Thăng, tính trẻ con bèn nổi dậy. Cô co chân lên, đụng vào bắp đùi cậu một cái. Liễu Thăng mới gãy chân, xương còn chưa liền. Ngay cả khi cô bé không vận nội lực được thì cậu cũng bị đau một trận thấu tận tâm can.
Ăn đau, khiến thiếu niên đang thời thanh xuân nhiệt huyết nhớ đến " nỗi nhục khi nãy ”. Liễu Thăng tức giận với tay chộp lấy thanh kim thương, vận chút nội lực ít ỏi lên rồi vỗ xuống.
Ngoại công Liễu Thăng không kém, kết hợp với nội lực càng khiến phát đập này có uy lực không tầm thường. Giữa chốn đồng không mông quạnh thế này, bị trúng thương ở đầu như vậy thì chết là cái chắc. Tử Tiêm lại nghĩ thầm: [ Thân phận của ả man nữ này không thấp. Đem về doanh trại thì hai người Trương bá, Mộc bá ắt cũng sẽ đem ra hành hình. Chi bằng ta tiễn cô ả đi luôn để đỡ phải chịu nỗi khổ bị dày vò. ]
Viện một cái cớ nghe thật vĩ đại, thật thanh cao cũng chỉ là cách người ta tự thuyết phục mình hòng khiến hành vi tội ác của mình trở nên dễ chấp nhận, lương tâm đỡ bị cắn rứt hơn mà thôi. Thiết nghĩ, âu cũng là lẽ thường tình.
Mắt thấy đầu thương áp tới càng lúc càng gần, cô bé mang đao đang muốn giơ tay chụp lấy cán thương mới sực nhớ hai cánh tay đều tê dại. Thời gian để lăn mình né thương đã qua, cô chỉ đành trơ mắt ếch nhìn đầu thương hùng hổ giáng xuống mà thầm tự trách bản thân quá ham vui làm sinh chuyện.
Cũng may, Tạng Cẩu ngồi cạnh nhào vào cản cú vụt kịp thời. Nó không đành lòng thấy một người đồng tộc bị anh kết nghĩa của mình hành hạ. Cũng may vì nó nhào vào khoảng giữa hai người, nên chỉ có cán thương đánh trúng nó.
Liễu Thăng vụt trúng nghĩa đệ, dù Tạng Cẩu vẫn cười cười nói nói như thường nhưng cậu vẫn thầm trách bản thân quá nóng nảy.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, cách cô bé kia nhìn Tạng Cẩu cũng đã thay đổi.
Tối…
Tạng Cẩu nằm quay lưng về phía hai người, ôm chặt cánh tay mình vào lòng, mắt ướt nhoè. Xuyên qua tay áo vải mỏng dính sẽ thấy bắp thịt nó đã sưng vù lên và tím thâm lại. Cú đánh của Liễu Thăng vẫn khá là nặng dù cậu chỉ dùng được nửa thân trên để vận kình. Ít nhất, đối với một đứa bé không có nội lực hộ thân như Tạng Cẩu, đây là một đòn đau. Dù không đến nỗi gãy xương toác thịt, nhưng vẫn làm máu ứ bầm tím cả tay.
“ Này, ấy không sao đấy chứ?? ”
Góc áo nó nhận phải một lực kéo khẽ, liên hồi trong mấy cái hô hấp liền. Tạng Cầu nén đau quay lại, chủ nhân của âm thanh trong veo ấy không phải cô bé cầm đao thì là ai?? Trong mắt lộ vẻ áy náy, cô dúi vào tay cậu một lọ thuốc.
“ Suỵt, đây là Hồ Cốt Cao bí truyền của ông nội, đằng ấy mau mau bôi vào đi.”
Cách xưng hô đã thay đổi, chứng tỏ ấn tượng của cô bé với Tạng Cẩu đã tốt hơn trước, ít nhất đã từ căm hận chuyển thành bình thường. Cậu khẽ gật đầu, mở nắp lọ dốc thuốc ra lòng bàn tay. Một thứ cao mát lạnh, thơm ngát một mùi thoang thoảng tựa gốc lan nơi vách núi cao, như bầy sen trong đầm nước thẳm. Tạng Cẩu mới chạm nhẹ, ngửi hương mà tinh thần đã phấn chấn hẳn lên.
Nó dùng cao xoa lên chỗ sưng, tức thì cơn đau nhức lui hẳn, thay vào đó là một cảm giác mát rượi kèm theo chút tê dại nhẹ nhàng xâm chiếm, lan mãi tới từng đầu ngón chân.
Thuốc ngấm, chỗ sưng ở tay nó từ từ xẹp xuống, làn da xanh tím cũng lấy lại được màu sắc tự nhiên.
Cô bé cầm đao thấy Tạng Cẩu đã không còn đau đớn mới thở phào. Thấy nó định đem bình cao qua trả, cô bèn đẩy trở lại.
“ Cứ cầm đi, ta trả đằng ấy một thương vừa nãy, sau này hai chúng ta không ai nợ gì ai hết. Đúng rồi, ta tên Phiêu Hương, họ… Lê. Còn ấy? ”
“ Không biết. Trước người làng gọi là Con Chó Bẩn, giờ gọi Tạng Cẩu. ”
Tạng Cẩu đáp gọn lỏn.
Lê Phiêu Hương bụm miệng, nhìn Tạng Cẩu với vẻ nửa hài hước nửa quái dị. Đây quả thực là lần đầu tiên cô nghe thấy một cái tên như thế. Hiếm ai khi biết được tên cậu mà không thấy lạ.
“ Tên này xấu hoắc, là ai đặt cho đằng ấy thế? ”
“ Chả nhớ nữa. Từ năm nào ấy người làng cứ gọi thế, lâu dần thành quen. ”
“ Đằng ấy thích một cái tên khác không, tớ đặt cho. Nhìn tớ ham võ nghệ thế thôi chứ cũng thạo chữ nghĩa đấy. ”
“ Không cần đâu… ”
Con trăng in dưới mặt sông bị bốn cái chân nho nhỏ quậy phá, vỡ tan thành từng mảnh nhỏ dập dờn, dập dờn xa mãi…
“ Có gì không đúng chứ?? Đừng thấy Phạm huynh khách sáo với ngươi mà nhầm tưởng. Sinh ra tên hậu bối nhược phu sợ phiền toái như mi, Phạm lão tướng quân đúng là vô phúc! ”
Tên kiếm khách nọ còn chưa biết mình vừa dạo qua Quỷ Môn quan, bèn lớn tiếng ho to gọi nhỏ. Y ỷ có Phạm Hách sau lưng nên muốn tâng bốc vị trại chủ này mấy câu, sau sẽ thuận tiện nương nhờ Thập Bát Liên Trại. Nhưng y nào có biết Phạm Hách lại hết sức e ngại giao thủ với Phạm Lục Bình. Hai bên mà động thủ động cước thì e là giao long sông Hồng sẽ bị đánh vảy.
“ Mi có thể nói lại?? ”
Phạm Lục Bình cười nhẹ một cái, nét cười thoáng qua đôi môi nhanh như một cơn gió xuân lướt qua nhánh cỏ. Y từ từ tháo hạp gỗ trên lưng xuống, làm như muốn mở nó ra.
Phạm Hách vội can:
“ Thư Hùng Kiếm là bảo kiếm năm xưa Hưng Đạo Vương ban cho Phạm lão tướng quân, vốn là để giết quân Thát Đát bảo vệ nước non. Nay lão đệ để nó nhuốm máu đồng tộc là không hay. ”
Xoẹt!!! “ Phạm huynh, cần gì nói giúp hạng vô năng này?? Để Bình mỗ lĩnh giáo bảo kiếm do Hưng Đạo Đại Vương ban thưởng một phen. ”
Họ Bình rút kiếm, tung mình vọt về phía trước. Một chiêu đâm của y cũng rất là khá, lực đạo cũng mạnh. Kể ra thì cũng được tính vào hạng hảo thủ tam lưu trong chốn võ lâm. Chỉ tiếc là…
Phạm Lục Bình cười một cái, chờ cho đối thủ đến ngay trước mặt mới ra chiêu. Họ Bình chẳng kịp nhìn thấy kiếm của đối thủ đã cười thầm trong dạ, trộm nghĩ:
[ Tên này đúng là tay mơ. Ta chạy đến trước mặt hắn, khí đã vận, thế đã súc. Chiêu Trường Hồng Quán Nhật nay sẽ càng thêm nhanh, thêm mạnh. Hắn thì lại khác. Tính từ lúc mở hộp, lấy kiếm, phản kích thì cũng phải mất mấy hô hấp liền, thì giờ đâu mà vận khí súc thế? Phen này ta thắng chắc rồi! ]
Vừa lướt qua nhau họ, họ Bình đã ôm mặt kêu gào, lăn lộn khóc than ngỡ như nhà chết mất trâu. Trong khi đó Phạm Lục Bình thì áo quần vẫn chỉnh tề, làn da lộ ra ngoài không có một vết xước. Chỉ cần một chiêu, chênh lệch như trời vực đã lộ rõ.
Những tay hảo thủ trong quần hào đều nhìn ra, ngay lúc mở nắp hộp lên thì Lục Bình đã thuận thế ấy mà nghiêng người đi nửa li, vừa vặn tránh khỏi nhát kiếm của đối thủ. Đồng thời, quái kiếm của y lại đâm trúng ngay má phải kẻ địch.
Nay thấy cảnh tay kiếm họ Bình ôm mặt, máu rỉ qua kẽ ngón tay đầm đìa thì ai cũng lạnh run lên. Nhát kiếm nặng cỡ đó, không biết có huỷ hoại luôn dung mạo của người ta không. Ấy là đối phương hãy còn lưu tình không hạ sát thủ, bằng không nhát kiếm thần tốc kia đã vọt thẳng tới cổ họ Phạm.
“ Nhớ kỹ, cái miệng làm hại cái thân. Nếu còn có lần sau, e rằng nơi đây sẽ có thêm một nấm mồ. ”
Phạm Lục Bình vẩy nhẹ vũ khí cho máu rơi khỏi lưỡi thép. Dưới ánh trăng đang lên cao và ánh lửa bập bùng, ai cũng thấy rõ hình dáng vũ khí của y. Đó là một thanh quái kiếm, trông cứ như là hai thanh trường kiếm phổ thông với phần chuôi được gắn vào nhau.
Hai lưỡi kiếm, một đầu đúc bằng sắc đen như mực, vuông vức không mũi nhọn cạnh sắc. Mà đầu còn lại làm từ thép lạnh trắng tinh, uốn lượn như con rắn đang trườn. Máu hãy còn nhỏ tong tỏng từ mũi thép sắc lẻm.
Tương truyền thanh quái kiếm này là vũ khí thành danh của Phạm Ngũ Lão năm nào. Ông tung hoành trên sa trường, giết được vô số binh tướng Nguyên Mông là nhờ công rất lớn của nó và bộ kiếm pháp “ Đảo Nam Nghịch Bắc ”. Tương truyền, Thư Hùng kiếm là do ông tổ nghề đúc Khổng Lồ chế nên dựa trên hình dáng của loài sóc và phương pháp tạo hình kiếm mới học ngoài hải ngoại.
Ban đầu kiếm có cái tên đơn giản là Sóc. Về sau Hưng Đạo Vương cảm thấy tên ấy không có được cái uy dũng của bậc chiến tướng, bèn đổi là Thư Hùng, lấy ý là đầu đen, thô tượng trưng cho đực ( Hùng)- là dương cương, còn mảnh nhọn đại diện cho mái ( Thư) - là âm nhu. Ngoài ra còn có ý khen Ngũ Lão dũng mãnh phi phàm, kiếm ở trong tay, mấy ai dám quyết một trận thư hùng. Song Đầu Kiếm là những lãng khách giang hồ may mắn được diện kiến cổ kiếm thêm vào cho dễ hiểu.
Nếu tích ấy là thực, thì thanh cổ kiếm đã xuất hiện trong bài “ Thuật Hoài ” của ông. “ Hoành sóc giang sơn kháp tỉ thu ” có lẽ chữ “ Sóc ” trong này, chính là để chỉ huý danh của cổ kiếm chứ chẳng phải một loại thương cổ như người đời vẫn tưởng, mặc dù với một cây thương trong tay thì Ngũ Lão cũng vẫn là một hổ tướng.
Tiếc rằng thi nhân, cũng là chủ nhân đầu tiên của quái kiếm, qua đời đã lâu, nên trên thế gian chẳng còn ai biết được thực giả nữa.
Lại kể đến chuyện của Lục Bình. Y làm cho náo loạn một trận, khiến quần hùng vì lẽ ấy mà khiếp sợ. Vô số người thầm nghĩ: “ hay cho một tên Lục Bình, giết quan binh thì chẳng dám, lại sẵn sàng đả thương người của mình. ”
Căm ghét rồi, nên hễ ai có chút cốt khí đều toan tuốt đao rút kiếm ra sống mái một phen. Lục Bình nào có sợ, gác kiếm ngang lưng sẵn sàng nghênh đón. Không khí thoắt cái trở nên căng tựa dây đàn, kiếm bạt cung giương. Mà Phạm Hách tự nhận là có uy có vọng, hiện tại lại chẳng dám ngăn cản.
Đột nhiên, có tiếng quát ầm vang vọng lại từ phía đông:
“ Vừa mới cùng chung chiến tuyến, chẳng mấy chốc quân ta đã quay qua đánh quân mình, còn ra cái thể thống gì nữa??? ”
Thanh âm người nói trầm mà chắc, mặc dù có chút tang thương, nhuốm màu năm tháng nhưng chẳng lộ chút già yếu nào. Đáng sợ hơn là công lực. Tiêng quát bật lên giòn như tiếng pháo, vang như tiếng sấm. Rừng cây xung quanh rào rào trút lá, trên đất thì sỏi đá bật tanh tách.
Trong quần hào, những ai nội lực đã có chút hoả hầu thì cũng nghiêng trái ngả phải, nội lực thấp thì đua nhau ôm tai mà ngã. Chỉ có những người tầm cỡ Phạm Hách, Phạm Lục Bình mới có thể dựa vào một thân nội công không tệ mà chống đỡ, thế nhưng cũng chẳng lấy gì làm dễ chịu.
Mọi người tự giác tách ra một con đường, để cho vị mới tới bước lên đỉnh đồi.
Hướng đông tiến tới một lão đạo sĩ. Tấm đạo bào màu xám hơi sờn chỉ khẽ quét vào đám lá rơi trên mặt đất, một thanh kiếm chưa rời bao nằm ở trong tay. Tóc bạc dài tới vai, râu trắng lơ phơ ngang ngực. Dưới cái trán cao đã hiện nhiều nếp nhăn ngự một đôi mắt đen huyền, thâm sâu như biển rộng. Lão bước đi nhẹ tới nỗi, đất xốp bên sông cũng không in lại dấu giày.
Ấy là một trong bảy tông sư, tề danh với hai người Quận Gió và Khiếu Hoá Tăng: Thiên Cơ Lão Đạo. Trước khi Hồ Quý Li chính thức đăng cơ mấy năm, ông dựa vào hai bộ võ công kinh thế hãi nhân là Thiên Đạo Thần Kiếm và Thiên Cơ Thần Chưởng tham gia Hội Chí Tôn, đoạt được một trong ba thánh lệnh võ lâm là Quần Hùng lệnh.
Kể từ đấy, Thiên Cơ Lão Đạo được tôn làm minh chủ võ lâm mười trấn phương bắc, cả chốn võ lâm đất Nam đều sùng bái gọi một tiếng Thiên Sư. Lần này nam tiến, thâm nhập quân doanh đốt lương huỷ súng chính là do ông ta hiệu lệnh.
Thiên Cơ Lão Đạo bước lên đỉnh đồi, mới phất tay áo:
“ Trước khi nhà Hồ sụp đổ, mọi người đều là anh em chiến hữu. Có câu anh em như thể chân tay, sau này đừng làm ra những việc đấu đá lẫn nhau như vậy nữa. Về phần Bình lão đệ, ở đây lão nhân có một bình Liên Sơn Mai Hoa Dịch, dù chẳng dám sánh với thuốc tiên của Đồng đảo chủ ngoài đảo Bạch Long, song đối với thương thế của lão đệ hẳn là có công dụng ít nhiều. ”
Nói rồi tiện tay ném một bình ngọc về phía họ Bình. Y vươn tay định chộp lấy, nào ngờ bình ngọc đang rơi đột nhiên từ nhanh hoá thành chậm, xoay tròn mấy vòng thì đã đặt ngay ngắn trên đất. Thậm chí một tiếng vang nhỏ cũng không có. Công phu ngự khí cao thâm nghe mà rợn người.
“ Đội ân Thiên Sư ban cho thuốc quý. ”
Họ Bình tay ôm mặt, tay cất bình ngọc lùi lũi thối lui vào đám người, nháy mắt đã chẳng còn thấy đâu nữa. Hận ý chắc chắn là có, nhưng y cũng chỉ biết trách mình miệng tiện mà thôi, chứ muốn báo thù một kiếm này e rằng cả đời cũng không làm nổi.
Giải quyết xong mâu thuẫn, Thiên Cơ Lão Đạo mới ôn tồn cất tiếng:
“ Chư vị, nửa tháng sau chúng ta tái ngộ ở Tây Đô, chứng kiến cảnh Hồ tặc bị bắt như thế nào. Có được không? ”
“ Được lắm!!!! ”
Tiếng dạ ran của quần hùng vang xa đến mấy dặm, tuy không ẩn chứa nội lực hùng hậu như tiếng quát lúc đầu của Thiên Cơ Lão Đạo, nhưng thắng ở thanh thế.
___o0o___
Doanh trại nhà hồ bốc cháy một cách bí ẩn. Hồ Nguyên Trừng đang chiến đấu với quân Minh trên mặt sông buộc lòng phải từ bỏ truy kích, cho đội thuyền chiến quay đầu lui về cứu trại.
“ Tướng quân, bọn thuộc hạ làm việc tắc trách vô năng, đã để mấy tay giang hồ thảo mãng ấy đột nhập vào quân doanh, mong tướng quân trách tội. ”
Vừa bước xuống khỏi cầu tàu, Hồ Đỗ và Hồ Xạ đã dẫn theo binh sĩ đến quỳ trước Hồ Nguyên Trừng thỉnh tội. Hai tướng đều cúi thấp đầu, không dám ngẩng mặt nhìn chàng. Trước là để Mộc Thạnh chạy thoát, không giữ được cửa Thái Bình. Sau lại tắc trách để doanh trại bị hoả thiêu. Hồ Đỗ Hồ Xạ biết tội mình nặng vô cùng, chẳng những đầu không giữ được trên cổ mà có khi gia quyến cũng bị liên luỵ.
Hồ Nguyên Trừng, không nổi cơn lôi đình như trong tưởng tượng của hai tướng. Trái lại, chàng chỉ thở dài và nhìn xa xăm. Bàn tay vốn xiết chặt sau lưng từ khi ngọn lửa đầu tiên bốc cháy dần lỏng ra… Một tiếng thở dài buột ra, mang theo vẻ mất mát và thất vọng.
“ Hai người đứng lên, dẫn ta đến chỗ đó. Ta muốn xem tận mắt thiệt hại do ngọn lửa gây ra. ”
Hồ Đỗ và Hồ Xạ dẫn Nguyên Trừng đến kho lương. Mặt đất bị phủ lên một lớp tro dày, đen đặc. Vài mẩu gỗ khét lẹt cháy nham nhở. Thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua, lớp tro tàn lại bay về phương nam. Có những tia lửa bé nhỏ ánh cam thỉnh thoảng lại khẽ loé lên rồi biến mất.
Hồ Nguyên Trừng quỳ một gối xuống bên cạnh thi thể một người lính, nhẹ nâng anh ta dậy. Vị tướng quân dùng tay kiểm tra vết đao chém sâu hoắm ở cổ, những vết rám đen thui vì khói và tro trên mặt người lính. Hàm răng nghiến lại trong vô thức khiến cánh môi chàng bật máu.
“ An táng họ cẩn thận, tăng cường phòng bị gấp đôi. Bây giờ ta sẽ viết một phong thư xin hoàng huynh vận lương tiếp tế. ”
“ Cẩn tuân mệnh lệnh của tướng quân! ”
Các tướng đi khuất, ánh mắt Hồ Nguyên Trừng mới dần lộ ra vẻ bi thương mà chàng đã kiệt lực che giấu. Răng cắn chặt như hận không thể tự nghiến nát hai hàm răng, tay siết lại chỉ chực gãy rời xương mười ngón. Căm phẫn, đau khổ chất đầy trong lồng ngực, Hồ Nguyên Trừng đứng phắt dậy. Chàng hướng ánh nhìn ra xa, về Tây Đô – nơi trú ẩn hiện tại của em trai Hồ Hán Thương của chàng và người cha là Hồ Quý Li.
“ Lòng dân đã chẳng thuận theo, thì dẫu rồng thần có đuôi đi nữa cũng khó mà vút bay.”
Thở dài đầy bất lực, chàng vội quay đầu, không dám nhìn những thi thể ngổn ngang trên mặt đất phủ đầy muội than thêm một khắc nào nữa.
___o0o___
Sau khi nghỉ một lúc cho lại sức, Tạng Cẩu dìu Liễu Thăng và cô bé mang đao về doanh trại nhà Minh. Chỉ riêng Liễu Thăng đã nặng gấp rưỡi cậu, ấy là còn chưa tính thêm đống giáp trụ kim thương lỉnh kỉnh. Nay một mình phải gánh chịu trọng lượng của hai người cộng lại nên Tạng Cẩu mất sức rất nhanh.
Phiêu Hương chỉ bị Khiếu Hoá Tăng điểm huyệt Kiên Tỉnh cho hai tay vô lực, chứ đôi chân vẫn đi lại bình thường được. Cô nhóc tranh thủ lúc không ai để ý nhét cái bọc nhỏ bên yên ngựa vào bụng mình rồi giả như toàn thân mình bất động.
[ Bắt mi cõng thêm ta cho mi chết nặng, mới tí tuổi ranh đã biết làm Việt gian bán nước. ]
Tuy phải mang hai người, nhưng Tạng Cẩu vẫn hứng chí bừng bừng. Lớn lên ở một thôn làng bé nhỏ, đến hai chữ giang hồ nó cũng hiếm khi được nghe thấy, huống hồ là gặp những nhân vật võ công kinh thiên địa khốc quỷ thần như Quận Gió, Khiếu Hoá Tăng. Cuộc gặp với hai cao thủ đỉnh cấp vừa khiến cậu thấp thỏm, lại vừa vui mừng.
Đất Nam tôi nào có thiếu anh hùng?? Không biết đến là do anh kém hiểu biết, hoặc họ không muốn lưu danh mà thôi.
Nó vừa nhìn Liễu Thăng, vừa hếch hếch mũi như để khẳng định lên cái điều hiển nhiên ấy. Về phần tiểu tướng quân bắc quốc thì do vừa thua đau một vố trước hạng “ nữ lưu yếu đuối của mảnh đất Man Di ” nên Liễu Thăng chỉ biết nhìn xuống đất, một chữ cũng không nói.
Cô bé mang đao lại tranh thủ lớn tiếng thoá mạ. Ngay cả lúc chửi, hai má hơi phồng lên vì tức thì cô bé vẫn mang một nét đẹp rất riêng. Nếu lúc trước như một đóa hoa phượng đỏ rực, thì lúc nổi nóng trông cô như một ngọn lửa kiêu sa.
Tạng Cẩu mang theo hai người nên đi được một lúc là mệt lử. Nó nhìn về phía trước, thấy khoảng cách từ chỗ ba đứa tới doanh trại quân Minh còn khá xa mà trời đã gần tối nên đành phải dừng lại. Tạng Cẩu đốt một đống lửa lớn ven sông, lại mò cá đem lên nướng.
Trẻ lang thang từ bé như nó đọc viết thư văn đều không biết, nhưng riêng việc kiếm cái ăn thì rành chẳng ai bằng. Thạo việc, nên chỉ một chốc là Tạng Cẩu đã lôi được mấy con cá xinh xinh lên cạn.
Nó lấy đao của cô bé người Việt, thuần thục đánh vẩy và làm sạch cá. Mấy bộ lòng nó đem chôn thật xa, đề phòng nửa đêm có khách không mời mò tới. Thấy bảo đao của mình bị dùng như dao làm bếp khiến cô bé kia hơi bực bội, song lúc Tạng Cẩu vừa đưa con cá nướng đầu tiên qua là cô quên hết ngay. Tính cô là vậy, nóng nảy bộc trực như lửa, chóng giận mà cũng nhanh quên.
Liễu Thăng chỉ im lặng ngồi ăn. Cậu bé còn đang thấy bứt rứt vì trận thua lúc trước, đã vậy đối thủ đánh mình bại thê thảm còn đang ngồi ngay cạnh, thích thú xử lí phần ăn của mình.
Cô bé kia nhận ra ánh mắt kì lạ của Liễu Thăng, tính trẻ con bèn nổi dậy. Cô co chân lên, đụng vào bắp đùi cậu một cái. Liễu Thăng mới gãy chân, xương còn chưa liền. Ngay cả khi cô bé không vận nội lực được thì cậu cũng bị đau một trận thấu tận tâm can.
Ăn đau, khiến thiếu niên đang thời thanh xuân nhiệt huyết nhớ đến " nỗi nhục khi nãy ”. Liễu Thăng tức giận với tay chộp lấy thanh kim thương, vận chút nội lực ít ỏi lên rồi vỗ xuống.
Ngoại công Liễu Thăng không kém, kết hợp với nội lực càng khiến phát đập này có uy lực không tầm thường. Giữa chốn đồng không mông quạnh thế này, bị trúng thương ở đầu như vậy thì chết là cái chắc. Tử Tiêm lại nghĩ thầm: [ Thân phận của ả man nữ này không thấp. Đem về doanh trại thì hai người Trương bá, Mộc bá ắt cũng sẽ đem ra hành hình. Chi bằng ta tiễn cô ả đi luôn để đỡ phải chịu nỗi khổ bị dày vò. ]
Viện một cái cớ nghe thật vĩ đại, thật thanh cao cũng chỉ là cách người ta tự thuyết phục mình hòng khiến hành vi tội ác của mình trở nên dễ chấp nhận, lương tâm đỡ bị cắn rứt hơn mà thôi. Thiết nghĩ, âu cũng là lẽ thường tình.
Mắt thấy đầu thương áp tới càng lúc càng gần, cô bé mang đao đang muốn giơ tay chụp lấy cán thương mới sực nhớ hai cánh tay đều tê dại. Thời gian để lăn mình né thương đã qua, cô chỉ đành trơ mắt ếch nhìn đầu thương hùng hổ giáng xuống mà thầm tự trách bản thân quá ham vui làm sinh chuyện.
Cũng may, Tạng Cẩu ngồi cạnh nhào vào cản cú vụt kịp thời. Nó không đành lòng thấy một người đồng tộc bị anh kết nghĩa của mình hành hạ. Cũng may vì nó nhào vào khoảng giữa hai người, nên chỉ có cán thương đánh trúng nó.
Liễu Thăng vụt trúng nghĩa đệ, dù Tạng Cẩu vẫn cười cười nói nói như thường nhưng cậu vẫn thầm trách bản thân quá nóng nảy.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, cách cô bé kia nhìn Tạng Cẩu cũng đã thay đổi.
Tối…
Tạng Cẩu nằm quay lưng về phía hai người, ôm chặt cánh tay mình vào lòng, mắt ướt nhoè. Xuyên qua tay áo vải mỏng dính sẽ thấy bắp thịt nó đã sưng vù lên và tím thâm lại. Cú đánh của Liễu Thăng vẫn khá là nặng dù cậu chỉ dùng được nửa thân trên để vận kình. Ít nhất, đối với một đứa bé không có nội lực hộ thân như Tạng Cẩu, đây là một đòn đau. Dù không đến nỗi gãy xương toác thịt, nhưng vẫn làm máu ứ bầm tím cả tay.
“ Này, ấy không sao đấy chứ?? ”
Góc áo nó nhận phải một lực kéo khẽ, liên hồi trong mấy cái hô hấp liền. Tạng Cầu nén đau quay lại, chủ nhân của âm thanh trong veo ấy không phải cô bé cầm đao thì là ai?? Trong mắt lộ vẻ áy náy, cô dúi vào tay cậu một lọ thuốc.
“ Suỵt, đây là Hồ Cốt Cao bí truyền của ông nội, đằng ấy mau mau bôi vào đi.”
Cách xưng hô đã thay đổi, chứng tỏ ấn tượng của cô bé với Tạng Cẩu đã tốt hơn trước, ít nhất đã từ căm hận chuyển thành bình thường. Cậu khẽ gật đầu, mở nắp lọ dốc thuốc ra lòng bàn tay. Một thứ cao mát lạnh, thơm ngát một mùi thoang thoảng tựa gốc lan nơi vách núi cao, như bầy sen trong đầm nước thẳm. Tạng Cẩu mới chạm nhẹ, ngửi hương mà tinh thần đã phấn chấn hẳn lên.
Nó dùng cao xoa lên chỗ sưng, tức thì cơn đau nhức lui hẳn, thay vào đó là một cảm giác mát rượi kèm theo chút tê dại nhẹ nhàng xâm chiếm, lan mãi tới từng đầu ngón chân.
Thuốc ngấm, chỗ sưng ở tay nó từ từ xẹp xuống, làn da xanh tím cũng lấy lại được màu sắc tự nhiên.
Cô bé cầm đao thấy Tạng Cẩu đã không còn đau đớn mới thở phào. Thấy nó định đem bình cao qua trả, cô bèn đẩy trở lại.
“ Cứ cầm đi, ta trả đằng ấy một thương vừa nãy, sau này hai chúng ta không ai nợ gì ai hết. Đúng rồi, ta tên Phiêu Hương, họ… Lê. Còn ấy? ”
“ Không biết. Trước người làng gọi là Con Chó Bẩn, giờ gọi Tạng Cẩu. ”
Tạng Cẩu đáp gọn lỏn.
Lê Phiêu Hương bụm miệng, nhìn Tạng Cẩu với vẻ nửa hài hước nửa quái dị. Đây quả thực là lần đầu tiên cô nghe thấy một cái tên như thế. Hiếm ai khi biết được tên cậu mà không thấy lạ.
“ Tên này xấu hoắc, là ai đặt cho đằng ấy thế? ”
“ Chả nhớ nữa. Từ năm nào ấy người làng cứ gọi thế, lâu dần thành quen. ”
“ Đằng ấy thích một cái tên khác không, tớ đặt cho. Nhìn tớ ham võ nghệ thế thôi chứ cũng thạo chữ nghĩa đấy. ”
“ Không cần đâu… ”
Con trăng in dưới mặt sông bị bốn cái chân nho nhỏ quậy phá, vỡ tan thành từng mảnh nhỏ dập dờn, dập dờn xa mãi…
Danh sách chương