Hai thầy trò Khiếu Hoá tăng đi về phía bắc một lúc thì đến bên bờ hồ Tây. Bấy giờ đang độ cuối thu, lá vàng lác đác rơi xuống mặt hồ, điểm xuyết trên đầu thuyền, đậu lên cả vành nón của lão lái đò.
Khiếu Hoá tăng vào gõ mũi thuyền bốn cái, rồi lại đập vào mái chèo ba cái, đoạn ngâm:
"Ngoạ long dược mã chung hoàng thổ,
Nhân sự âm thư mạn tịch liêu."
Ông chài kéo mũ xuống, trừng mắt nhìn, lại vuốt râu, rồi nói:
"Đây làm nghề chở khách, không bán cá."
Khiếu Hoá tăng bèn đáp:
"Thế khách đến đi đò mua cá thì sao?"
Ông chài nhổ nhành liễu trong miệng ra, gõ tay vào ván thuyền ba cái:
"Ba đồng chẵn, không thêm không bớt."
Ông sư ăn xin trả tiền đò, rồi vẫy tay bảo cô bé con ngồi xuống cùng.
Ông chài chờ hai người ngồi vững rồi mới nhổ neo chống sào đẩy thuyền ra xa.
Cô bé Linh Lan thấy hai người nói chuyện lung tung không ăn nhập gì với nhau cả, đang định mở lời hỏi thì ông lái đò đã lên tiếng:
"Hiếm khi thầy Khiếu Hoá tăng hạ cố đến đi đò, không biết thầy muốn sang bên nào?"
Khiếu Hoá tăng bèn đáp:
"Cung chủ cho đò sang đền Quán Thánh đặng đón người quen, rồi xin chèo sang Ngũ Xã giúp."
Ông nói xong thì lão lãi đó cũng chống sào, nhắm bờ bắc chèo gấp. Thuyền lướt đi độ uống xong chung trà thì neo lại bên bờ, Khiếu Hoá tăng chỏ vào ngôi đền cổ kính nằm khuất dưới bóng cây đa cổ thụ, nói:
"Kìa, con xem, đến nơi rồi."
Đoạn ông đỡ Linh Lan lên bờ, rảo bước về phía cổng đền.
Cô bé bèn hỏi:
"Ông à, từ chỗ ban nãy gọi đò đến đây có một đoạn ngắn tí, mình đi bộ cũng được mà, cần gì phải thuê người chở?"
Khiếu Hoá tăng cười, đáp:
"Không có cung chủ dẫn vào, người bình thường đừng mong gặp được người cần gặp ở Ngũ Xã."
Linh Lan bèn nói:
"Cung chủ? Ông lái đò ấy có lai lịch ghê gớm lắm ạ?"
Ông sư già vỗ tóc cô bé một cái, đoạn nói:
"Tất nhiên. Người nọ ngoại hiệu là Thần Phù Mặc Vưu, một trong chín cung chủ của phái Cửu Cung, một phái lớn ở miền bắc ta. Con thấy tấm lưới cá cất trong xó thuyền không, các mắt lưới đều có buộc lưỡi dao, là vũ khí độc môn của phái đó đấy."
Linh Lan bèn hỏi:
"Con vẫn không rõ, mình đến Ngũ Xã thì cứ vào thôi, sao lại cần người dẫn đường ạ?"
Ông sư già lần tràng hạt một cái, cười bảo:
"Đây là đất kinh kì, trên đầu có đức thánh thượng, bên cạnh có thiên tử binh. Con nghĩ người giang hồ bình thường ai mà dám nghêng ngang vác đao đeo kiếm như chỗ khác? Các môn các phái ở kinh đô, muốn rèn khí giới thì hoặc là đi Đa Sỹ, hoặc là đến Ngũ Xã này.
Đa Sỹ thì xa, khuân khí giới vào thành có điều bất tiện, nên thường là chọn Ngũ Xã này. Tuy là làng nghề đồng, nhưng tay nghề rèn sắt cũng được lắm."
Ông ngừng một chốc, đoạn kéo cô bé đến chỗ con voi đá bày ở góc sân, gần cái lò đốt vàng mã. Khiếu Hoá tăng lấy tay gõ vào đầu voi hai cái, lại lấy hai quả chuông bạc - khí giới của ông ra - đánh một hồi nghe coong coong. Đoạn, ông mới giải thích nốt:
"Đây là đất thiên tử, ai người ta dám cho dân thường cầm vũ khí? Ở Ngũ Xã có người trong gjang hồ, nể mặt bè bạn mới nhận làm, nhưng cũng cần phải kín đáo một chút. Để đề phòng quan binh trà trộn vào điều tra, phe Quần Hùng mới dứt khoát giao cho phái Cửu Cung trấn thủ ở đây, làm người dẫn đường. Bè bạn giang hồ ở Thăng Long muốn rèn đúc sửa chữa binh khí thì đến tìm cung chủ, để ông ta dẫn vào gặp vị kia, thì mới xong được…"
Hai người chờ một chốc, thì có một vị sư già đẩy cửa phòng củi, dẫn hai đứa nhóc con tóc để trái đào ra. Ông chắp tay chào Khiếu Hoá tăng một cái, đoạn chỏ ông sư rách rưới mà bảo hai thằng cu:
"Hai đứa theo ông này đi một chuyến đi thôi. Yên tâm đừng sợ, ông ấy là chỗ quen biết của cha ruột hai đứa, không hại hai đứa đâu."
Ba người quay trở lại cái thuyền nan, Thần Phù Mặc Vưu bèn chống sào chèo về phía đông bắc, được một chốc thì gặp một bán đảo, ấy là làng Ngũ Xã bây giờ.
Ông đò chống sào đẩy thuyền dọc theo bờ nam, ôm một vòng lớn rồi xuôi theo một lạch nhỏ đi sâu vào làng. Dọc theo con nước quanh co là đâu đó những gánh hàng rong vừa đi vừa nghêu ngao giọng hò rao bán, lác đác một vài cô hàng xén ế khách phẩy quạt đuổi ruồi. Chếch chếch mũi thuyền lại có lão kia buông cần gà gật, mũ kéo xụp che mặt. Lúc thuyền ngang qua, động mồi câu, thế là lão bật dậy chửi bới ì xèo.
Thần Phù Mặc Vưu nhảy xuống, buộc đò, cười:
"Này ông bạn, sao lại mắng thần tài thế? Xem tôi mang ai đến đây?"
Lão nọ kéo nón lên nhìn, thấy ông sư mập mạp đang cười hoà ái thì vỗ tay, nói:
"Đúng là thần tài thật, thầy Khiếu Hoá tăng đây mà."
Lại qua một chốc, thì ông thợ câu đã xách cần đeo giỏ, dẫn bốn người một già ba trẻ đến cái lều tồi tàn lụp xụp của lão. Y ngồi xuống sập, rót trà nguội ngắt ra mời bốn người, lại hỏi:
"Lần này bạch thầy đến tìm tôi chắc lại muốn phỏng chế thứ thần binh lợi khí gì phỏng?"
Bản thân y cũng biết lão Khiếu Hoá tăng đang chép cuốn An Nam Thần Binh phổ, ghi chép thần binh lợi khí khắp cõi trời Nam. Ông sư ăn xin cũng mấy lần tìm y nhờ phỏng chế lại mấy món binh khí trong đồn đại. Có thành, có bại, nhưng cứ lần nào Khiếu Hoá tăng xuất hiện thì thể nào người thợ câu cũng có món hời.
Nhưng tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân, cái y kiếm tìm hiện giờ là giới hạn của bản thân, xem xem cái nghề gia truyền ấy của y rốt cuộc huyền diệu tới đâu.
Ông sư già không vội lên tiếng, mà chỉ cười rồi ra hiệu cho y tạm thời đừng lên tiếng vội. Nói đoạn lại nhìn sang, hỏi hai đứa nhóc:
"Hai con tên Văn, Võ phải không?"
Hai cậu nhóc nhìn chạc tuổi nhau, cỡ lên bảy lên tám gì đó, gật đầu vẻ rụt rè.
Ông sư cười, đoạn hỏi:
"Hai con thích binh khí gì không, để ông dạy cho mấy đường mà phòng thân."
Thấy hai đứa Văn, Võ vẫn ngơ ngác nhìn thầy mình, cô bé Linh Lan bèn nói:
"Hai cậu thích môn gì thì cứ lên tiếng đi, thầy tớ giỏi lắm, một trong bảy người mạnh nhất nước ta bây giờ cơ mà."
Hai cậu nhóc nghe thế thì hơi kinh ngạc, nhưng thấy cô bé không có vẻ gì đang nói dối cả. Thằng em, Võ, bèn nói:
"Con muốn dùng…"
Thằng cu đang định nói nó muốn kế thừa võ nồi của cha chú, thì thằng anh là Văn đã che miệng em mình lại. Nói rồi, lại nhìn Khiếu Hoá tăng, bảo:
"Ngày trước cha và chú dùng môn nào, thì bạch thầy cứ dạy cho hai đứa con môn đó. Còn nếu thầy không đoán ra được binh khí tuỳ thân của họ thì chúng con không học đâu…"
Ông thợ câu nghe xong thì vỗ đùi đánh đét một cái, lại chép miệng tỏ vẻ tiếc rẻ. Song Khiếu Hoá tăng đã mở lời từ trước nên cũng không tiện nói gì thêm.
Khiếu Hoá tăng cười, lại hỏi:
"Thế thì được rồi, từ nay hai đứa sẽ dùng một cái nồi làm binh khí tuỳ thân."
Trong lúc hai đứa nhóc đang há miệng á khẩu vì không ngờ ông sư lại đoán ra được thứ binh khí cổ quái độc môn của nhà họ Đậu thì Khiếu Hoá Tăng đã lôi ra một cái nồi từ trong bọc hành lí, giao cho ông thợ câu, đoạn nói:
"Bác Hùng cứ án theo cái nồi Càn Khôn này làm cho tôi một bộ, nhưng dùng lá thiếc cho nhẹ."
Lão Hùng dùng một ngón tay rờ thân nồi, lại mở vung nhìn bên trong. Một lúc sau mới liếm môi một cái, hỏi:
"Thực là nồi Càn Khôn của anh em họ Đậu?"
"Sao mà giả được?"
Khiếu Hoá tăng nói xong, lại giao tiền cho lão Hùng, rồi bảo:
"Thế thì mai tôi đến lấy. Giờ tôi dẫn bọn nhỏ qua chỗ chùa Châu Long nghỉ lại cái đã."
Trên đường, hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ thì dắt tay nhau đi nép vào bên đường, cách thầy trò Khiếu Hoá tăng một quãng. Còn Linh Lan thì cứ giật gấu áo ông sư ăn xin, đoạn hỏi:
"Thầy này, sao chỗ ông Hùng không có đe, có bễ gì? Chẳng nhẽ ông ta rèn bằng tay?"
Khiếu Hoá tăng bèn bảo:
"Con thấy nhà chài lưới nào lại có cả lò, cả đe cả bễ chưa?"
Cô nhóc bèn "à" một tiếng, đoán là ông Hùng dùng thân phận thợ câu che mắt, cái chòi lụp xụp đó là nơi để nhận đơn hàng, còn lò rèn đặt ở nơi khác.
Đến chùa Châu Long thì sắc trời cũng không còn sớm lắm…
Cửa chùa vốn lấy từ bi làm gốc, lại thấy bọn họ một già ba trẻ sáng sủa hiền từ, không có vẻ gì có ác ý cả nên bốn người được nhận vào cho tá túc qua đêm.
Khiếu Hoá tăng cắt Linh Lan mượn bếp mua củi, lại vo gạo thổi cơm chay, đoạn ngồi ngay trên sân gạch mà giảng cho hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ:
"Cha của hai đứa - Đậu Trung Kiên Đậu Chí Dũng vốn là anh kiệt ở đời, chẳng may bỏ mạng ở Tây Đô. Mà cái nồi Càn Khôn kia thì chính là vũ khí tổ truyền của dòng họ nhà các cháu."
Ông ngừng một chốc chờ hai đứa ngấm đã, rồi mới nói tiếp:
"Nói về gốc gác thì hai đứa là hậu nhân nhiều đời của Lạc Tướng Nồi Hầu từ thời An Dương Vương, sau có loạn Triệu Đà mà phải thay tên đổi họ, đọc trại thành Đậu để che giấu tung tích. Nồi Càn Khôn và một trăm lẻ tám đường võ nồi chính là của gia truyền của hai đứa, tương truyền được sáng tạo cùng thời với nỏ thần! Bây giờ hãy nhớ này…"
Ông nói xong bèn lấy cái vung nồi cơm, hai ngón tay kẹp lấy cái núm vung, khua tay một cái, nói:
"Vung nồi là càn, đại diện cho trời, thừa dương khuyết âm, nên mới cần bảy mươi hai thế địa sát để cân bằng âm dương cho hài hoà. Đây vốn là võ học thành danh của người anh - Đậu Trung Kiên. Vung nồi dùng để xoay, chém, cứa, vỗ, đấu pháp gần giống như Nga Mi Thích. Đậu Văn, võ học của cha con, con hãy học cho tốt."
Đoạn lấy trong tay nải ra một quyển sách nhàu nát, giao cho Đậu Văn.
Liền đó, ông bèn lấy cái thân nồi lên đeo vào tay, cười với Đậu Võ:
"Thân nồi là khôn, đại diện cho đất, thiếu dương thừa âm, thành ra mới cần phối hợp với ba sáu đường thiên cang để bổ khuyết. Nồi này dùng như một cái quyền sáo. Cậu em Đậu Trí Dũng từng dùng ba mươi sáu đường biến hoá này hành hiệp trượng nghĩa, giúp nước cứu đời. Đậu Võ, học võ của cha, phải kế thừa tinh thần thượng võ nghĩa khí của cha có hiểu chưa?"
Rồi cũng giao sách ghi lại cách dùng thân nồi cho Đậu Võ.
Lúc này, Đậu Văn Đậu Võ bèn quỳ sụp xuống vái ông sư già, rưng rưng nước mắt mà rằng:
"Bọn con những tưởng thần công của tổ tiên đã thất truyền khi cha, chú ngã xuống. Mấy năm nay bà, mẹ ở nhà vẫn thường trăn trở khổ đau. May mà gặp được thầy, xin nhận của chúng con ba lạy này."
Thì ra từ sau khi anh em họ Đậu bị hại ở Tây Đô, Khiếu Hoá tăng vừa làm việc nước, vừa đi tìm nồi Càn Khôn, lại vừa sưu tầm tổng kết lại cho kì được một trăm linh tám đường thiên cương địa sát của võ nồi. Tốn ròng rã ba năm, đi hết bàng chi đến thứ tộc của nhà họ Đậu, mới tổng hợp được hai quyển bí kíp võ nồi này giao lại cho hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ vốn là truyền nhân chính tông của thần công.
Ông thấy nồi Càn Khôn vung thép, thân gang này quá nặng, trẻ con không dùng được, nên mới tìm lão Hùng để phỏng chế lại một cái nồi nhẹ hơn để anh em Đậu Văn, Đậu Võ tập luyện đến khi đủ sức dùng nồi của cha, chú.
Ông sư già dành cả buổi hôm đó giảng giải những chỗ hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ còn chưa hiểu. Đến sáng, lúc hai anh em nọ mơ màng tỉnh lại thì đã thấy Thần Phù Mặc Vưu ôn tồn nói với chúng:
"Sau này các con luyện võ có gì khó hiểu cứ hỏi ta. Còn chớ có tìm thầy Khiếu Hoá tăng nữa, ông ấy đi từ lâu rồi."
Hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ đứng trên mũi con thuyền nan của Thần Phù Mặc Vưu, vừa cố sức hét gọi tên Khiếu Hoá tăng. Tiếng cảm tạ của hai đứa nhỏ vang vọng khắp cả một góc hồ…
Linh Lan hí hoáy chép vào quyển sổ riêng của nó xong xuôi đâu đấy rồi, mới hỏi Khiếu Hoá tăng:
"Thầy ơi, giờ mình đi đâu!"
Ông sư già phe phẩy cái mo cau, quảy gánh hành lí nhẹ tênh trên vai, nhìn về phía xa:
"Lên sơn trang Bách Điểu một chuyến vậy."
Lời tác giả:
Cái nồi Hán - Việt là "oa", "nồi pháp" vốn là cụm vô nghĩa. Không nhớ tác có từng dùng thay thế "võ nồi" trong truyện không, nhưng nếu có thì đấy là sai lầm, đúng chuẩn phải là "oa pháp". Nay xin cải chính, để bạn đọc tiện bề theo dõi
Nhân tiện, thì phần ngoại truyện Võ Lâm Toàn Thư này sẽ chỉ có công dụng tổng hợp tóm lược / làm rõ các thế lực đã xuất hiện và sắp xuất hiện trong truyện mà thôi
Khiếu Hoá tăng vào gõ mũi thuyền bốn cái, rồi lại đập vào mái chèo ba cái, đoạn ngâm:
"Ngoạ long dược mã chung hoàng thổ,
Nhân sự âm thư mạn tịch liêu."
Ông chài kéo mũ xuống, trừng mắt nhìn, lại vuốt râu, rồi nói:
"Đây làm nghề chở khách, không bán cá."
Khiếu Hoá tăng bèn đáp:
"Thế khách đến đi đò mua cá thì sao?"
Ông chài nhổ nhành liễu trong miệng ra, gõ tay vào ván thuyền ba cái:
"Ba đồng chẵn, không thêm không bớt."
Ông sư ăn xin trả tiền đò, rồi vẫy tay bảo cô bé con ngồi xuống cùng.
Ông chài chờ hai người ngồi vững rồi mới nhổ neo chống sào đẩy thuyền ra xa.
Cô bé Linh Lan thấy hai người nói chuyện lung tung không ăn nhập gì với nhau cả, đang định mở lời hỏi thì ông lái đò đã lên tiếng:
"Hiếm khi thầy Khiếu Hoá tăng hạ cố đến đi đò, không biết thầy muốn sang bên nào?"
Khiếu Hoá tăng bèn đáp:
"Cung chủ cho đò sang đền Quán Thánh đặng đón người quen, rồi xin chèo sang Ngũ Xã giúp."
Ông nói xong thì lão lãi đó cũng chống sào, nhắm bờ bắc chèo gấp. Thuyền lướt đi độ uống xong chung trà thì neo lại bên bờ, Khiếu Hoá tăng chỏ vào ngôi đền cổ kính nằm khuất dưới bóng cây đa cổ thụ, nói:
"Kìa, con xem, đến nơi rồi."
Đoạn ông đỡ Linh Lan lên bờ, rảo bước về phía cổng đền.
Cô bé bèn hỏi:
"Ông à, từ chỗ ban nãy gọi đò đến đây có một đoạn ngắn tí, mình đi bộ cũng được mà, cần gì phải thuê người chở?"
Khiếu Hoá tăng cười, đáp:
"Không có cung chủ dẫn vào, người bình thường đừng mong gặp được người cần gặp ở Ngũ Xã."
Linh Lan bèn nói:
"Cung chủ? Ông lái đò ấy có lai lịch ghê gớm lắm ạ?"
Ông sư già vỗ tóc cô bé một cái, đoạn nói:
"Tất nhiên. Người nọ ngoại hiệu là Thần Phù Mặc Vưu, một trong chín cung chủ của phái Cửu Cung, một phái lớn ở miền bắc ta. Con thấy tấm lưới cá cất trong xó thuyền không, các mắt lưới đều có buộc lưỡi dao, là vũ khí độc môn của phái đó đấy."
Linh Lan bèn hỏi:
"Con vẫn không rõ, mình đến Ngũ Xã thì cứ vào thôi, sao lại cần người dẫn đường ạ?"
Ông sư già lần tràng hạt một cái, cười bảo:
"Đây là đất kinh kì, trên đầu có đức thánh thượng, bên cạnh có thiên tử binh. Con nghĩ người giang hồ bình thường ai mà dám nghêng ngang vác đao đeo kiếm như chỗ khác? Các môn các phái ở kinh đô, muốn rèn khí giới thì hoặc là đi Đa Sỹ, hoặc là đến Ngũ Xã này.
Đa Sỹ thì xa, khuân khí giới vào thành có điều bất tiện, nên thường là chọn Ngũ Xã này. Tuy là làng nghề đồng, nhưng tay nghề rèn sắt cũng được lắm."
Ông ngừng một chốc, đoạn kéo cô bé đến chỗ con voi đá bày ở góc sân, gần cái lò đốt vàng mã. Khiếu Hoá tăng lấy tay gõ vào đầu voi hai cái, lại lấy hai quả chuông bạc - khí giới của ông ra - đánh một hồi nghe coong coong. Đoạn, ông mới giải thích nốt:
"Đây là đất thiên tử, ai người ta dám cho dân thường cầm vũ khí? Ở Ngũ Xã có người trong gjang hồ, nể mặt bè bạn mới nhận làm, nhưng cũng cần phải kín đáo một chút. Để đề phòng quan binh trà trộn vào điều tra, phe Quần Hùng mới dứt khoát giao cho phái Cửu Cung trấn thủ ở đây, làm người dẫn đường. Bè bạn giang hồ ở Thăng Long muốn rèn đúc sửa chữa binh khí thì đến tìm cung chủ, để ông ta dẫn vào gặp vị kia, thì mới xong được…"
Hai người chờ một chốc, thì có một vị sư già đẩy cửa phòng củi, dẫn hai đứa nhóc con tóc để trái đào ra. Ông chắp tay chào Khiếu Hoá tăng một cái, đoạn chỏ ông sư rách rưới mà bảo hai thằng cu:
"Hai đứa theo ông này đi một chuyến đi thôi. Yên tâm đừng sợ, ông ấy là chỗ quen biết của cha ruột hai đứa, không hại hai đứa đâu."
Ba người quay trở lại cái thuyền nan, Thần Phù Mặc Vưu bèn chống sào chèo về phía đông bắc, được một chốc thì gặp một bán đảo, ấy là làng Ngũ Xã bây giờ.
Ông đò chống sào đẩy thuyền dọc theo bờ nam, ôm một vòng lớn rồi xuôi theo một lạch nhỏ đi sâu vào làng. Dọc theo con nước quanh co là đâu đó những gánh hàng rong vừa đi vừa nghêu ngao giọng hò rao bán, lác đác một vài cô hàng xén ế khách phẩy quạt đuổi ruồi. Chếch chếch mũi thuyền lại có lão kia buông cần gà gật, mũ kéo xụp che mặt. Lúc thuyền ngang qua, động mồi câu, thế là lão bật dậy chửi bới ì xèo.
Thần Phù Mặc Vưu nhảy xuống, buộc đò, cười:
"Này ông bạn, sao lại mắng thần tài thế? Xem tôi mang ai đến đây?"
Lão nọ kéo nón lên nhìn, thấy ông sư mập mạp đang cười hoà ái thì vỗ tay, nói:
"Đúng là thần tài thật, thầy Khiếu Hoá tăng đây mà."
Lại qua một chốc, thì ông thợ câu đã xách cần đeo giỏ, dẫn bốn người một già ba trẻ đến cái lều tồi tàn lụp xụp của lão. Y ngồi xuống sập, rót trà nguội ngắt ra mời bốn người, lại hỏi:
"Lần này bạch thầy đến tìm tôi chắc lại muốn phỏng chế thứ thần binh lợi khí gì phỏng?"
Bản thân y cũng biết lão Khiếu Hoá tăng đang chép cuốn An Nam Thần Binh phổ, ghi chép thần binh lợi khí khắp cõi trời Nam. Ông sư ăn xin cũng mấy lần tìm y nhờ phỏng chế lại mấy món binh khí trong đồn đại. Có thành, có bại, nhưng cứ lần nào Khiếu Hoá tăng xuất hiện thì thể nào người thợ câu cũng có món hời.
Nhưng tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân, cái y kiếm tìm hiện giờ là giới hạn của bản thân, xem xem cái nghề gia truyền ấy của y rốt cuộc huyền diệu tới đâu.
Ông sư già không vội lên tiếng, mà chỉ cười rồi ra hiệu cho y tạm thời đừng lên tiếng vội. Nói đoạn lại nhìn sang, hỏi hai đứa nhóc:
"Hai con tên Văn, Võ phải không?"
Hai cậu nhóc nhìn chạc tuổi nhau, cỡ lên bảy lên tám gì đó, gật đầu vẻ rụt rè.
Ông sư cười, đoạn hỏi:
"Hai con thích binh khí gì không, để ông dạy cho mấy đường mà phòng thân."
Thấy hai đứa Văn, Võ vẫn ngơ ngác nhìn thầy mình, cô bé Linh Lan bèn nói:
"Hai cậu thích môn gì thì cứ lên tiếng đi, thầy tớ giỏi lắm, một trong bảy người mạnh nhất nước ta bây giờ cơ mà."
Hai cậu nhóc nghe thế thì hơi kinh ngạc, nhưng thấy cô bé không có vẻ gì đang nói dối cả. Thằng em, Võ, bèn nói:
"Con muốn dùng…"
Thằng cu đang định nói nó muốn kế thừa võ nồi của cha chú, thì thằng anh là Văn đã che miệng em mình lại. Nói rồi, lại nhìn Khiếu Hoá tăng, bảo:
"Ngày trước cha và chú dùng môn nào, thì bạch thầy cứ dạy cho hai đứa con môn đó. Còn nếu thầy không đoán ra được binh khí tuỳ thân của họ thì chúng con không học đâu…"
Ông thợ câu nghe xong thì vỗ đùi đánh đét một cái, lại chép miệng tỏ vẻ tiếc rẻ. Song Khiếu Hoá tăng đã mở lời từ trước nên cũng không tiện nói gì thêm.
Khiếu Hoá tăng cười, lại hỏi:
"Thế thì được rồi, từ nay hai đứa sẽ dùng một cái nồi làm binh khí tuỳ thân."
Trong lúc hai đứa nhóc đang há miệng á khẩu vì không ngờ ông sư lại đoán ra được thứ binh khí cổ quái độc môn của nhà họ Đậu thì Khiếu Hoá Tăng đã lôi ra một cái nồi từ trong bọc hành lí, giao cho ông thợ câu, đoạn nói:
"Bác Hùng cứ án theo cái nồi Càn Khôn này làm cho tôi một bộ, nhưng dùng lá thiếc cho nhẹ."
Lão Hùng dùng một ngón tay rờ thân nồi, lại mở vung nhìn bên trong. Một lúc sau mới liếm môi một cái, hỏi:
"Thực là nồi Càn Khôn của anh em họ Đậu?"
"Sao mà giả được?"
Khiếu Hoá tăng nói xong, lại giao tiền cho lão Hùng, rồi bảo:
"Thế thì mai tôi đến lấy. Giờ tôi dẫn bọn nhỏ qua chỗ chùa Châu Long nghỉ lại cái đã."
Trên đường, hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ thì dắt tay nhau đi nép vào bên đường, cách thầy trò Khiếu Hoá tăng một quãng. Còn Linh Lan thì cứ giật gấu áo ông sư ăn xin, đoạn hỏi:
"Thầy này, sao chỗ ông Hùng không có đe, có bễ gì? Chẳng nhẽ ông ta rèn bằng tay?"
Khiếu Hoá tăng bèn bảo:
"Con thấy nhà chài lưới nào lại có cả lò, cả đe cả bễ chưa?"
Cô nhóc bèn "à" một tiếng, đoán là ông Hùng dùng thân phận thợ câu che mắt, cái chòi lụp xụp đó là nơi để nhận đơn hàng, còn lò rèn đặt ở nơi khác.
Đến chùa Châu Long thì sắc trời cũng không còn sớm lắm…
Cửa chùa vốn lấy từ bi làm gốc, lại thấy bọn họ một già ba trẻ sáng sủa hiền từ, không có vẻ gì có ác ý cả nên bốn người được nhận vào cho tá túc qua đêm.
Khiếu Hoá tăng cắt Linh Lan mượn bếp mua củi, lại vo gạo thổi cơm chay, đoạn ngồi ngay trên sân gạch mà giảng cho hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ:
"Cha của hai đứa - Đậu Trung Kiên Đậu Chí Dũng vốn là anh kiệt ở đời, chẳng may bỏ mạng ở Tây Đô. Mà cái nồi Càn Khôn kia thì chính là vũ khí tổ truyền của dòng họ nhà các cháu."
Ông ngừng một chốc chờ hai đứa ngấm đã, rồi mới nói tiếp:
"Nói về gốc gác thì hai đứa là hậu nhân nhiều đời của Lạc Tướng Nồi Hầu từ thời An Dương Vương, sau có loạn Triệu Đà mà phải thay tên đổi họ, đọc trại thành Đậu để che giấu tung tích. Nồi Càn Khôn và một trăm lẻ tám đường võ nồi chính là của gia truyền của hai đứa, tương truyền được sáng tạo cùng thời với nỏ thần! Bây giờ hãy nhớ này…"
Ông nói xong bèn lấy cái vung nồi cơm, hai ngón tay kẹp lấy cái núm vung, khua tay một cái, nói:
"Vung nồi là càn, đại diện cho trời, thừa dương khuyết âm, nên mới cần bảy mươi hai thế địa sát để cân bằng âm dương cho hài hoà. Đây vốn là võ học thành danh của người anh - Đậu Trung Kiên. Vung nồi dùng để xoay, chém, cứa, vỗ, đấu pháp gần giống như Nga Mi Thích. Đậu Văn, võ học của cha con, con hãy học cho tốt."
Đoạn lấy trong tay nải ra một quyển sách nhàu nát, giao cho Đậu Văn.
Liền đó, ông bèn lấy cái thân nồi lên đeo vào tay, cười với Đậu Võ:
"Thân nồi là khôn, đại diện cho đất, thiếu dương thừa âm, thành ra mới cần phối hợp với ba sáu đường thiên cang để bổ khuyết. Nồi này dùng như một cái quyền sáo. Cậu em Đậu Trí Dũng từng dùng ba mươi sáu đường biến hoá này hành hiệp trượng nghĩa, giúp nước cứu đời. Đậu Võ, học võ của cha, phải kế thừa tinh thần thượng võ nghĩa khí của cha có hiểu chưa?"
Rồi cũng giao sách ghi lại cách dùng thân nồi cho Đậu Võ.
Lúc này, Đậu Văn Đậu Võ bèn quỳ sụp xuống vái ông sư già, rưng rưng nước mắt mà rằng:
"Bọn con những tưởng thần công của tổ tiên đã thất truyền khi cha, chú ngã xuống. Mấy năm nay bà, mẹ ở nhà vẫn thường trăn trở khổ đau. May mà gặp được thầy, xin nhận của chúng con ba lạy này."
Thì ra từ sau khi anh em họ Đậu bị hại ở Tây Đô, Khiếu Hoá tăng vừa làm việc nước, vừa đi tìm nồi Càn Khôn, lại vừa sưu tầm tổng kết lại cho kì được một trăm linh tám đường thiên cương địa sát của võ nồi. Tốn ròng rã ba năm, đi hết bàng chi đến thứ tộc của nhà họ Đậu, mới tổng hợp được hai quyển bí kíp võ nồi này giao lại cho hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ vốn là truyền nhân chính tông của thần công.
Ông thấy nồi Càn Khôn vung thép, thân gang này quá nặng, trẻ con không dùng được, nên mới tìm lão Hùng để phỏng chế lại một cái nồi nhẹ hơn để anh em Đậu Văn, Đậu Võ tập luyện đến khi đủ sức dùng nồi của cha, chú.
Ông sư già dành cả buổi hôm đó giảng giải những chỗ hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ còn chưa hiểu. Đến sáng, lúc hai anh em nọ mơ màng tỉnh lại thì đã thấy Thần Phù Mặc Vưu ôn tồn nói với chúng:
"Sau này các con luyện võ có gì khó hiểu cứ hỏi ta. Còn chớ có tìm thầy Khiếu Hoá tăng nữa, ông ấy đi từ lâu rồi."
Hai anh em Đậu Văn, Đậu Võ đứng trên mũi con thuyền nan của Thần Phù Mặc Vưu, vừa cố sức hét gọi tên Khiếu Hoá tăng. Tiếng cảm tạ của hai đứa nhỏ vang vọng khắp cả một góc hồ…
Linh Lan hí hoáy chép vào quyển sổ riêng của nó xong xuôi đâu đấy rồi, mới hỏi Khiếu Hoá tăng:
"Thầy ơi, giờ mình đi đâu!"
Ông sư già phe phẩy cái mo cau, quảy gánh hành lí nhẹ tênh trên vai, nhìn về phía xa:
"Lên sơn trang Bách Điểu một chuyến vậy."
Lời tác giả:
Cái nồi Hán - Việt là "oa", "nồi pháp" vốn là cụm vô nghĩa. Không nhớ tác có từng dùng thay thế "võ nồi" trong truyện không, nhưng nếu có thì đấy là sai lầm, đúng chuẩn phải là "oa pháp". Nay xin cải chính, để bạn đọc tiện bề theo dõi
Nhân tiện, thì phần ngoại truyện Võ Lâm Toàn Thư này sẽ chỉ có công dụng tổng hợp tóm lược / làm rõ các thế lực đã xuất hiện và sắp xuất hiện trong truyện mà thôi
Danh sách chương