Ánh dương biến mất khỏi chân trời, nhấn thế gian chìm vào một biển tối mịt mùng. Sương mù từ đâu nổi lên, xuyên qua kẽ hở giữa đám lều bạt len vào doanh trại quân Minh, tựa như một lũ rắn độc quỷ quyệt. Phiêu Hương ngồi trên nóc lều, vuốt thanh đao Lĩnh Nam. Cô có linh cảm rằng đêm nay ắt sẽ có chuyện lớn xảy ra…
Quả nhiên, chỉ chừng một khắc sau, đằng tây đã vang lên tiếng ì ùng khi xa lúc gần. Ánh lửa loé lên lúc chớp khi tắt, khói mờ quện sương đêm, tạo thành một buổi dạ yến của yên hoả.
“ Có địch tập!!! ”
“ Có… có… có phải đám điên hôm trước hay không???? ”
Quân Minh chạy khắp nơi, khua mâu đánh thuẫn inh ỏi gọi nhau dậy. Lúc biết là có kẻ dạ tập, ai nấy đều giật mình nghĩ ngay đến đội quân Thánh Dực dũng nghĩa ở Tây Đô ngày đó.
Phiêu Hương nghe sĩ tốt bên dưới í ới gọi nhau thì đứng phắt dậy. Cô hướng mắt về trướng bồng nơi Hồ Nguyên Trừng bị giam lỏng, mừng thầm trong dạ.
Lại nói về Tạng Cẩu và bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn…
Bốn ông già nghe thằng bé kể lại cái chết của vua trộm, ai nấy đều sụt sùi. Lão mất mũi ngửa mặt than:
“ Các đời Quận Gió đều lấy hiệp nghĩa làm đầu, giúp dân trừng bạo làm vui… Thế mà lại phải lìa đời nhục nhã như vậy. ”
“ Thiên Cơ lão đạo và đám người sơn trang Bách Điểu dám ném đá sau lưng hại Quận, bốn người chúng ta ắt phải trả thù này. ”
Lão mù cũng lên tiếng hùa theo.
Tạng Cẩu ấp úng, rồi cắn răng xua tay:
“ Không được. Thầy nói ấy là nhân quả của riêng thầy, chỉ nên để mình thầy gánh mà thôi. ”
Lão câm đỏ bừng cả mặt mũi lên, đoạn vỗ mạnh tay xuống nghe ầm một cái. Tảng đá lão đang ngồi nổ tung thành năm sáu mảnh. Lão câm liếc sang Tạng Cẩu, đôi mắt dựng ngược ra chiều chất vấn.
Ánh mắt của một sát thủ đời trước sao mà sắc bén, lạnh lẽo. Thằng bé sợ đến run bắn lên một cái, rồi cả người cứng còng ra, mồ hôi đổ ra như tắm. Đến cả hít thở nó cũng thấy khó khăn. Cố mãi, nó mới lí nhí lên tiếng, lời nói xen kẻ bằng những tiếng thở gấp:
“ Con… con cũng muốn… trả thù cho thầy. Nhưng… thầy đã trối trăng như vậy. Con mà không nghe lời, thầy ở dưới không được yên nghỉ, sẽ đánh con chết. ”
“ Lão già này, đừng có doạ nó! ”
Lão điếc nạt một cái, lại tống cho lão câm một cú thôi sơn vào bụng.
Lão mù lại hỏi, giọng trấn an:
“ Tạng Cẩu, con đem tráp tro kia theo, là muốn chôn thầy ở quê nhà phải không? ”
Tạng Cẩu gật đầu như hái sao, đáp:
“ Dạ. Con nghe người ta nói Quận Gió ngụ ở một rừng trúc mãi tận xứ Nghệ. Thế nhưng không ai biết chính xác rừng trúc ấy ở nơi nào. ” – nói đến đoạn này, nó bèn cúi thấp đầu xuống – “ Còn con thì đến xứ Nghệ là chỗ nào cũng chẳng hay. ”
]
Bốn lão gật gù, rồi đồng thanh:
“ Chuyện đó có khó gì, để bọn này đưa đi. ”
Đến lão câm cũng hoa tay múa chân, vỗ vào ngực mình tỏ ý sẵn sàng đưa Tạng Cẩu đi.
Bạch Thanh Lâu thấy vậy, bèn loạng choạng đứng dậy chắp tay với bốn lão:
“ Có bốn vị tiền bối Địa Khuyết Thiên Tàn bảo hộ, sự có mặt của tôi giờ chỉ là thừa thãi. Chi bằng đường ai nấy đi từ đây. ”
Đoạn vỗ vai Tạng Cẩu, dặn nó lên đường phải cẩn thận, nghe lời bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn. Tạng Cẩu thấy y có vẻ hơi rầu rĩ, bèn nói:
“ Đã đến tận đây rồi, thôi thì chú đến tận nơi thắp nén hương cho sư phụ luôn. Chú vẫn nói làm ơn làm ơn cho trót, tiễn Phật tiễn đến Tây… Đô mà. ”
“ Tây Thiên, không phải Tây Đô. ”
Bạch Thanh Lâu mài nắm đấm lên đầu Tạng Cẩu, kì thật mạnh làm tóc nó rối tung, da đầu nóng bừng cả lên. Thằng nhóc ôm đầu la oai oái.
Địa Khuyết Thiên Tàn nhìn nhau, xong lão mù thêm vào:
“ Bốn lão già này ngoài chữ chết với chữ tiền ra nửa chữ cắn đôi cũng không biết. Thằng nhãi này có chút xíu, chữ nghĩa trong bụng cũng chả được bao nhiêu. Đến lúc ghi bài vị cho Quận thì phải nhờ đến chú cả. ”
Lão cụt mũi tiếp:
“ Chú này là người của Quốc Tử Giám, được người như thế viết bài vị cho thật không làm mất mặt vua trộm. ”
Bạch Thanh Lâu nói:
“ Nếu mọi người đều đã có lời, thì tôi đành mặt dày đi theo vậy. ”
Sau khi gặp bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn, sáu người bắt đầu đổi cách hành sự. Hai người Tạng Cẩu không thèm chui rúc trong rừng rậm nữa, cứ theo đường lớn mà đi. Bốn lão sát thủ thì âm thầm bám theo yểm hộ.
Vừa giao thủ qua, là mấy lão biết ngay Tạng Cẩu đang thiếu thứ gì. Võ công, nội lực của nó tiến bộ quá nhanh, thành ra kinh nghiệm thực chiến bị tụt hậu trầm trọng. Nếu chẳng may gặp phải một đối thủ cứng cựa, nội lực hai bên không chênh lệch quá nhiều thì Tạng Cẩu thua đứt đuôi. Biết được điều này, bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn quyết định dùng chiêu mật ngọt chết ruồi.
Kế thì cũng đơn giản thôi, đó là chưng cái mặt Tạng Cẩu ra làm con mồi dụ kẻ thù đến cho nó đánh. Nếu như gặp phải đối thủ quá tầm, đánh không lại chạy không thoát, bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn mới xuất thủ giải vây.
Sáu người hành tẩu suốt hai ngày trên đường lớn, tổng cộng gặp mười sáu nhóm đối thủ cả thảy. Trong đó có bốn đến từ phái Long Đỗ, ba của sơn trang Bách Điểu, còn lại là đám lâu la từ mấy môn phái phụ thuộc hoặc những tên đã vào hùa đánh đập lăng nhục Quận Gió hồi ở Tây Đô.
Tạng Cẩu được phen đánh bở hơi tai, vừa đi đường vừa đánh nhau đến nỗi chả có thời gian mà ngủ nghỉ. Ban đêm chỉ kịp nhắm mắt tĩnh toạ, vận công một lúc là trời đã sáng. Cũng may nội lực mà Quận Gió truyền lại trước khi ra đi không yếu tí nào, nó mới không đứt hơi mà chết.
Trải qua nhiều cuộc chiến, nội lực hùng hồn dần hoà vào cơ thể nó, nay vận dụng đã trơn tru hơn trước nhiều. Bộ võ chó Khiếu Hoá tăng dạy, ngoại trừ chiêu cuối cùng “ Nhất Chó Sủa Dai, Nhì Người Nói Lặp ” thì tất cả các thức còn lại nó đều đã đánh được ngon lành. Ấy là bởi chiêu ấy phải dùng thủ pháp hoá nội lực thành sóng âm, tiêu hao rất lớn. Kể cả có Quận Gió truyền công, thì nội lực của nó bây giờ vẫn còn thiếu một chút.
Tối đến, Tạng Cẩu lại nhảy vào giao thủ với Địa Khuyết Thiên Tàn. Nói là đối chiến, thực chất là bốn lão đè đầu cưỡi cổ nó ra mà đánh. Mục đích là ép nó luyện khinh công Lăng Không Đạp Vân.
Phải biết mặc dù là sát thủ, nhưng Địa Khuyết Thiên Tàn thực ra lại khá nóng vội, không biết dạy từ từ. Hôm nào cũng có tình cảnh thương tâm bốn lão già xúm vào tẩn hội đồng một đứa bé, giã nó mềm cả xương chả kịp kêu đau tiếng nào. Cũng may bốn lão này không đánh thật, bằng không thì Tạng Cẩu không chết tươi cũng tàn phế. Thành ra cứ tối đến là Bạch Thanh Lâu được mẻ cười lăn lộn.
Sáu người dùng khinh công nam tiến, chẳng mấy mà đã về đến Hoan Châu. Diễn Châu tách ra khỏi Hoan Châu từ thời nhà Lí, cũng tức là hai tỉnh Nghệ - Tĩnh bây giờ.
Bạch Thanh Lâu là người trong Quốc Tử Giám, học rộng hiểu nhiều. Y vừa lim dim mắt trông về phương nam, vừa kể:
“ Cứ xem cước bộ của chúng ta thì chỉ cần đi thêm nửa ngày đường nữa là đến huyện Nha Nghi ( tức Nghi Xuân ngày nay).
Vào thời nhà Lí chốn này được đặt là Nghệ An châu trại, cái tên xứ Nghệ cũng từ đó mà ra (*). ”
( Chú thích: đoạn này tác giả biên ra, thực chất đến thời Lê Thánh Tông mới có cái tên xứ Nghệ)
Tạng Cẩu gật gật đầu, biết Bạch Thanh Lâu cố tình giải thích cho nó nghe:
“ Chà. Rộng lớn như thế, biết rừng trúc nọ ở đâu mà tìm? ”
“ Có bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn dẫn đường, mày còn sợ lạc đi đâu? ”
Bạch Thanh Lâu kí đầu nó một cái, mắng.
Hai người đang định kiếm chỗ nào nghỉ chân, thì bỗng phía sau có tiếng người quát to:
“ Hà hà! Đây rồi. Thế mà để tao tìm mãi. ”
Cùng lúc, tiếng vó ngựa khua rôm rả bắt đầu vang rền lên. Tạng Cẩu và Bạch Thanh Lâu không hẹn mà cùng ngoái đầu lại, thì thấy một gã trọc đang phi ngựa chạy đến. Ở eo y đeo một bộ búa, dùi. Nếu quay ra sau lưng nhìn thì ắt thấy hình xăm ác long nanh ác.
Ngoại trừ Hồng Giang Giao Long Phạm Hách ra thì còn ai vào đây nữa?? Võ công Phạm Hách hơi kém hơn Phạm Lục Bình, tất nhiên là không thể so nổi với Bạch Thanh Lâu. Nhưng y hống hách như thế, chứng tỏ còn có cường viện phía sau. Chỉ là không biết ấy là Phan Chiến Thắng, hay Tinh nào trong Tứ Tinh của sơn trang Bách Điểu.
Chẳng cần chờ lâu, đáp án đã xuất hiện. Phía cuối con đường, ngay sau Phạm Hách xuất hiện một cỗ kiệu bát cống sơn đỏ, tám đòn gánh được chạm trổ thành hình rồng thần rất tinh xảo.
Bạch Thanh Lâu thấy kiệu gỗ uy tráng lẫm liệt như thế, đoán ra ngay chủ nhân của nó là ai. Trong võ lâm, chỉ có trưởng môn phái Long Đỗ là dùng loại kiệu màu mè loè loẹt này để đi lại. Bốn kiệu phu của y cũng là dạng võ công cao thâm khó lường, lại chỉ nhận lệnh của một mình trưởng môn, thành ra địa vị chẳng thua gì trưởng lão trong phái.
Tạng Cẩu không khỏi trầm trồ:
“ Kiệu đẹp quá. Chú này, đánh xong mấy người kia cho con ngồi thử được không?? ”
“ Chớ có hấp tấp, đối thủ lần này không dễ đối phó như trước đâu. ”
Bạch Thanh Lâu trầm giọng, ánh mắt sắc lẻm như lưỡi kiếm khoá chặt lấy cỗ kiệu bát cống, biết chắc sắp sửa có một trận đại chiến
Quả nhiên, chỉ chừng một khắc sau, đằng tây đã vang lên tiếng ì ùng khi xa lúc gần. Ánh lửa loé lên lúc chớp khi tắt, khói mờ quện sương đêm, tạo thành một buổi dạ yến của yên hoả.
“ Có địch tập!!! ”
“ Có… có… có phải đám điên hôm trước hay không???? ”
Quân Minh chạy khắp nơi, khua mâu đánh thuẫn inh ỏi gọi nhau dậy. Lúc biết là có kẻ dạ tập, ai nấy đều giật mình nghĩ ngay đến đội quân Thánh Dực dũng nghĩa ở Tây Đô ngày đó.
Phiêu Hương nghe sĩ tốt bên dưới í ới gọi nhau thì đứng phắt dậy. Cô hướng mắt về trướng bồng nơi Hồ Nguyên Trừng bị giam lỏng, mừng thầm trong dạ.
Lại nói về Tạng Cẩu và bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn…
Bốn ông già nghe thằng bé kể lại cái chết của vua trộm, ai nấy đều sụt sùi. Lão mất mũi ngửa mặt than:
“ Các đời Quận Gió đều lấy hiệp nghĩa làm đầu, giúp dân trừng bạo làm vui… Thế mà lại phải lìa đời nhục nhã như vậy. ”
“ Thiên Cơ lão đạo và đám người sơn trang Bách Điểu dám ném đá sau lưng hại Quận, bốn người chúng ta ắt phải trả thù này. ”
Lão mù cũng lên tiếng hùa theo.
Tạng Cẩu ấp úng, rồi cắn răng xua tay:
“ Không được. Thầy nói ấy là nhân quả của riêng thầy, chỉ nên để mình thầy gánh mà thôi. ”
Lão câm đỏ bừng cả mặt mũi lên, đoạn vỗ mạnh tay xuống nghe ầm một cái. Tảng đá lão đang ngồi nổ tung thành năm sáu mảnh. Lão câm liếc sang Tạng Cẩu, đôi mắt dựng ngược ra chiều chất vấn.
Ánh mắt của một sát thủ đời trước sao mà sắc bén, lạnh lẽo. Thằng bé sợ đến run bắn lên một cái, rồi cả người cứng còng ra, mồ hôi đổ ra như tắm. Đến cả hít thở nó cũng thấy khó khăn. Cố mãi, nó mới lí nhí lên tiếng, lời nói xen kẻ bằng những tiếng thở gấp:
“ Con… con cũng muốn… trả thù cho thầy. Nhưng… thầy đã trối trăng như vậy. Con mà không nghe lời, thầy ở dưới không được yên nghỉ, sẽ đánh con chết. ”
“ Lão già này, đừng có doạ nó! ”
Lão điếc nạt một cái, lại tống cho lão câm một cú thôi sơn vào bụng.
Lão mù lại hỏi, giọng trấn an:
“ Tạng Cẩu, con đem tráp tro kia theo, là muốn chôn thầy ở quê nhà phải không? ”
Tạng Cẩu gật đầu như hái sao, đáp:
“ Dạ. Con nghe người ta nói Quận Gió ngụ ở một rừng trúc mãi tận xứ Nghệ. Thế nhưng không ai biết chính xác rừng trúc ấy ở nơi nào. ” – nói đến đoạn này, nó bèn cúi thấp đầu xuống – “ Còn con thì đến xứ Nghệ là chỗ nào cũng chẳng hay. ”
]
Bốn lão gật gù, rồi đồng thanh:
“ Chuyện đó có khó gì, để bọn này đưa đi. ”
Đến lão câm cũng hoa tay múa chân, vỗ vào ngực mình tỏ ý sẵn sàng đưa Tạng Cẩu đi.
Bạch Thanh Lâu thấy vậy, bèn loạng choạng đứng dậy chắp tay với bốn lão:
“ Có bốn vị tiền bối Địa Khuyết Thiên Tàn bảo hộ, sự có mặt của tôi giờ chỉ là thừa thãi. Chi bằng đường ai nấy đi từ đây. ”
Đoạn vỗ vai Tạng Cẩu, dặn nó lên đường phải cẩn thận, nghe lời bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn. Tạng Cẩu thấy y có vẻ hơi rầu rĩ, bèn nói:
“ Đã đến tận đây rồi, thôi thì chú đến tận nơi thắp nén hương cho sư phụ luôn. Chú vẫn nói làm ơn làm ơn cho trót, tiễn Phật tiễn đến Tây… Đô mà. ”
“ Tây Thiên, không phải Tây Đô. ”
Bạch Thanh Lâu mài nắm đấm lên đầu Tạng Cẩu, kì thật mạnh làm tóc nó rối tung, da đầu nóng bừng cả lên. Thằng nhóc ôm đầu la oai oái.
Địa Khuyết Thiên Tàn nhìn nhau, xong lão mù thêm vào:
“ Bốn lão già này ngoài chữ chết với chữ tiền ra nửa chữ cắn đôi cũng không biết. Thằng nhãi này có chút xíu, chữ nghĩa trong bụng cũng chả được bao nhiêu. Đến lúc ghi bài vị cho Quận thì phải nhờ đến chú cả. ”
Lão cụt mũi tiếp:
“ Chú này là người của Quốc Tử Giám, được người như thế viết bài vị cho thật không làm mất mặt vua trộm. ”
Bạch Thanh Lâu nói:
“ Nếu mọi người đều đã có lời, thì tôi đành mặt dày đi theo vậy. ”
Sau khi gặp bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn, sáu người bắt đầu đổi cách hành sự. Hai người Tạng Cẩu không thèm chui rúc trong rừng rậm nữa, cứ theo đường lớn mà đi. Bốn lão sát thủ thì âm thầm bám theo yểm hộ.
Vừa giao thủ qua, là mấy lão biết ngay Tạng Cẩu đang thiếu thứ gì. Võ công, nội lực của nó tiến bộ quá nhanh, thành ra kinh nghiệm thực chiến bị tụt hậu trầm trọng. Nếu chẳng may gặp phải một đối thủ cứng cựa, nội lực hai bên không chênh lệch quá nhiều thì Tạng Cẩu thua đứt đuôi. Biết được điều này, bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn quyết định dùng chiêu mật ngọt chết ruồi.
Kế thì cũng đơn giản thôi, đó là chưng cái mặt Tạng Cẩu ra làm con mồi dụ kẻ thù đến cho nó đánh. Nếu như gặp phải đối thủ quá tầm, đánh không lại chạy không thoát, bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn mới xuất thủ giải vây.
Sáu người hành tẩu suốt hai ngày trên đường lớn, tổng cộng gặp mười sáu nhóm đối thủ cả thảy. Trong đó có bốn đến từ phái Long Đỗ, ba của sơn trang Bách Điểu, còn lại là đám lâu la từ mấy môn phái phụ thuộc hoặc những tên đã vào hùa đánh đập lăng nhục Quận Gió hồi ở Tây Đô.
Tạng Cẩu được phen đánh bở hơi tai, vừa đi đường vừa đánh nhau đến nỗi chả có thời gian mà ngủ nghỉ. Ban đêm chỉ kịp nhắm mắt tĩnh toạ, vận công một lúc là trời đã sáng. Cũng may nội lực mà Quận Gió truyền lại trước khi ra đi không yếu tí nào, nó mới không đứt hơi mà chết.
Trải qua nhiều cuộc chiến, nội lực hùng hồn dần hoà vào cơ thể nó, nay vận dụng đã trơn tru hơn trước nhiều. Bộ võ chó Khiếu Hoá tăng dạy, ngoại trừ chiêu cuối cùng “ Nhất Chó Sủa Dai, Nhì Người Nói Lặp ” thì tất cả các thức còn lại nó đều đã đánh được ngon lành. Ấy là bởi chiêu ấy phải dùng thủ pháp hoá nội lực thành sóng âm, tiêu hao rất lớn. Kể cả có Quận Gió truyền công, thì nội lực của nó bây giờ vẫn còn thiếu một chút.
Tối đến, Tạng Cẩu lại nhảy vào giao thủ với Địa Khuyết Thiên Tàn. Nói là đối chiến, thực chất là bốn lão đè đầu cưỡi cổ nó ra mà đánh. Mục đích là ép nó luyện khinh công Lăng Không Đạp Vân.
Phải biết mặc dù là sát thủ, nhưng Địa Khuyết Thiên Tàn thực ra lại khá nóng vội, không biết dạy từ từ. Hôm nào cũng có tình cảnh thương tâm bốn lão già xúm vào tẩn hội đồng một đứa bé, giã nó mềm cả xương chả kịp kêu đau tiếng nào. Cũng may bốn lão này không đánh thật, bằng không thì Tạng Cẩu không chết tươi cũng tàn phế. Thành ra cứ tối đến là Bạch Thanh Lâu được mẻ cười lăn lộn.
Sáu người dùng khinh công nam tiến, chẳng mấy mà đã về đến Hoan Châu. Diễn Châu tách ra khỏi Hoan Châu từ thời nhà Lí, cũng tức là hai tỉnh Nghệ - Tĩnh bây giờ.
Bạch Thanh Lâu là người trong Quốc Tử Giám, học rộng hiểu nhiều. Y vừa lim dim mắt trông về phương nam, vừa kể:
“ Cứ xem cước bộ của chúng ta thì chỉ cần đi thêm nửa ngày đường nữa là đến huyện Nha Nghi ( tức Nghi Xuân ngày nay).
Vào thời nhà Lí chốn này được đặt là Nghệ An châu trại, cái tên xứ Nghệ cũng từ đó mà ra (*). ”
( Chú thích: đoạn này tác giả biên ra, thực chất đến thời Lê Thánh Tông mới có cái tên xứ Nghệ)
Tạng Cẩu gật gật đầu, biết Bạch Thanh Lâu cố tình giải thích cho nó nghe:
“ Chà. Rộng lớn như thế, biết rừng trúc nọ ở đâu mà tìm? ”
“ Có bốn lão Địa Khuyết Thiên Tàn dẫn đường, mày còn sợ lạc đi đâu? ”
Bạch Thanh Lâu kí đầu nó một cái, mắng.
Hai người đang định kiếm chỗ nào nghỉ chân, thì bỗng phía sau có tiếng người quát to:
“ Hà hà! Đây rồi. Thế mà để tao tìm mãi. ”
Cùng lúc, tiếng vó ngựa khua rôm rả bắt đầu vang rền lên. Tạng Cẩu và Bạch Thanh Lâu không hẹn mà cùng ngoái đầu lại, thì thấy một gã trọc đang phi ngựa chạy đến. Ở eo y đeo một bộ búa, dùi. Nếu quay ra sau lưng nhìn thì ắt thấy hình xăm ác long nanh ác.
Ngoại trừ Hồng Giang Giao Long Phạm Hách ra thì còn ai vào đây nữa?? Võ công Phạm Hách hơi kém hơn Phạm Lục Bình, tất nhiên là không thể so nổi với Bạch Thanh Lâu. Nhưng y hống hách như thế, chứng tỏ còn có cường viện phía sau. Chỉ là không biết ấy là Phan Chiến Thắng, hay Tinh nào trong Tứ Tinh của sơn trang Bách Điểu.
Chẳng cần chờ lâu, đáp án đã xuất hiện. Phía cuối con đường, ngay sau Phạm Hách xuất hiện một cỗ kiệu bát cống sơn đỏ, tám đòn gánh được chạm trổ thành hình rồng thần rất tinh xảo.
Bạch Thanh Lâu thấy kiệu gỗ uy tráng lẫm liệt như thế, đoán ra ngay chủ nhân của nó là ai. Trong võ lâm, chỉ có trưởng môn phái Long Đỗ là dùng loại kiệu màu mè loè loẹt này để đi lại. Bốn kiệu phu của y cũng là dạng võ công cao thâm khó lường, lại chỉ nhận lệnh của một mình trưởng môn, thành ra địa vị chẳng thua gì trưởng lão trong phái.
Tạng Cẩu không khỏi trầm trồ:
“ Kiệu đẹp quá. Chú này, đánh xong mấy người kia cho con ngồi thử được không?? ”
“ Chớ có hấp tấp, đối thủ lần này không dễ đối phó như trước đâu. ”
Bạch Thanh Lâu trầm giọng, ánh mắt sắc lẻm như lưỡi kiếm khoá chặt lấy cỗ kiệu bát cống, biết chắc sắp sửa có một trận đại chiến
Danh sách chương