TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 2: Nhất kiếm thập niên ma tại thủ.
-----o0o-----
Chương 37: Thủy long ngâm xử, lôi bôn quỷ vũ.




Lại nói Tỉnh Ngôn để có thể thổi được bản khúc phổ Thủy Long Ngâm do Vân Trung Quân tặng, nghĩ ra phương pháp dùng Thái Hoa Đạo Lực mà bản thân cũng chưa từng khống chế được, cách này có chút liều lĩnh tuyệt vọng. Bất quá, kì thật đây cũng là việc chẳng còn cách nào khác để làm. Bởi vì, nếu dựa theo phương pháp tầm thường, bản Thủy Long Ngâm này đúng là không thể thổi được, trong sách không ít phổ điệu đã vượt quá phạm vi hiểu biết của con người.

Để hiểu được điểm này, cần phải giới thiệu sơ qua một chút về cổ nhạc lý. Nhạc luật thời xưa tổng cộng bao hàm mười hai âm luật, còn âm giai thì phân làm ngũ âm nhị biến. Mười hai âm luật bao gồm: hoàng chung, đại lữ, thái thốc, giáp chung, cô tẩy, trung lữ, nhuy tân, lâm chung, di tắc, nam lữ, vô xạ, ứng chung. Âm giai thì phân thành cung, thương, giác, biến trưng, trưng, vũ, biến cung. Bọn chúng đều là lần lần thăng cao.

Nếu với mỗi âm luật trong mười hai âm luật làm nên cung âm trong âm giai, suy ra theo thứ tự, thì tổng cộng có thể diễn thành tám mươi bốn khúc điệu. Chỉ là, tám mươi bốn khúc điệu này đối với nhân loại mà nói, đại bộ phận sớm đã vượt khỏi phạm vi nhận biết của năng lực nghe, do đó mấy phổ điệu đó không hề có ý nghĩa thực tế.

Chỗ chết người đó là, bản khúc phổ mà vị Vân Trung Quân lão đầu nhân tặng cho Tỉnh Ngôn, lại cứ dùng nhiều những loại âm điệu đó! Cái này nếu đổi là một vị học cứu nghiên cứu nhạc lý lâu năm, thấy khúc phổ hoang đường như thế, nói không chừng sẽ bị tức đến thổ huyết!


Nhưng không biết sao, thiếu niên Tỉnh Ngôn đối với lão đầu nhân tặng sách đó, tự nhiên có cảm giác tín phục, cảm thấy việc tặng sách này không phải để hí lộng y.

Thế là, Tỉnh Ngôn muốn trong cảnh gió mát trăng sáng trên Mã Đề Sơn, thử đem Thái Hoa Đạo Lực đã Tu luyện, liệu có thể giúp bản thân được chút sức nào hay không.

Chỉ là, lần này dường như không hề có vận may xuất hiện, vẫn là gặp phải tình cảnh như trong dự liệu: cổ lực lượng lưu thủy tưởng quen mà lạ đó, mặc cho Tỉnh Ngôn thiên hô vạn hoán, vẫn trôi nổi khó tìm, hệt như trước đây, gọi thì không thưa, kêu thì chẳng đến!

Tỉnh Ngôn lại tập trung cao độ một lúc, nhưng vẫn không thể nắm được mấu chốt.

Mày mò một hồi, thiếu niên thông minh cũng đành ngưng việc kêu gọi vô ích, bắt đầu tĩnh tâm nhớ lại tình cảnh mấy lần Thái hoa đạo lực đó xuất hiện. Lần thứ nhất, đêm hè buồn chán, ngắm nhìn bầu trời sao tinh khiết trên vùng sơn dã...Lần thứ nhì, trời xanh khói nước mênh mang, ngơ ngẩn nhìn dung mạo như tiên của Cứ Doanh...Lần thứ ba, trong hoa sảnh Chúc gia, nhắm mắt chờ đợi thế tấn công như chớp giật của yêu quái ghế vào mình...

Cứ suy nghĩ mãi, lại nhớ đến danh xưng Thái hoa đạo lực, thế là đoạn kinh văn trong thiên Luyện thần hóa hư, giống như đèn cù chớp động không ngừng trong đầu thiếu niên:

"Con đường luyện thần, chỉ là vô vi mà thôi"

"Vô tâm vô vi ấy là si ngu; Vô tâm hữu vi ấy là tự nhiên; Hữu tâm hữu vi ấy là trần tục"

"Hữu tâm vô vi ấy là thiên nhân"

"Vô vi luyện thần, là đạo của thiên nhân"

..........

"Có lẽ, ta hiểu rồi".

Giống như có một tia sáng lóe qua đầu, thiếu niên đang khổ sở bỗng cười nhẹ, lòng tự có hướng đi.

Thần sắc thiếu niên bỗng nhiên thư thái, tay chân tùy ý co duỗi thoải mái.

Người này, cùng núi, sông, cỏ cây, mây gió, trăng sao, cùng tất cả vạn vật giữa trời đất, từ thời khắc này, tựa hồ đã hòa thành một thể:

Chớ hỏi người này từ nơi nào đến, chớ hỏi người này muốn đến nơi nào. Ở giữa trời đất rộng lớn mênh mông này, ở trong vũ trụ bao la không giới hạn này, y vốn phải như thế, đã là như thế.

Nếu hỏi: Người này, cùng núi, sông, cây cỏ, mây gió, trăng sao, cùng tất cả vạn vật, vì sao cần phải như thế?

Rằng: Thiên đạo hữu thường.

Rằng: Ta tự nhiên.


Thế là, cổ lưu thủy giống như Thái hoa đạo lực, cũng ở trong thân thể thiếu niên Trương Tỉnh Ngôn, xuất hiện hết sức tự nhiên, giống như nó luôn có ở đó.

Không có ý thức đặc biệt, Tỉnh Ngôn nâng sáo ngọc Thần Tuyết, cũng hết sức tự nhiên thổi lên.

Từ thời khắc này, có lẽ chỉ có trời và đất, mây và trăng, sông và gió, cỏ và cây, còn có thiếu niên này mới có thể nghe thấy được nhạc khúc, lấy thiếu niên làm trung tâm, trong bầu đêm ánh trăng như nước, yên tĩnh, chạy cuồng, với phương thức mâu thuẫn và hài hòa, truyền ra bốn phương tám hướng.

......Trong rừng cây u tối tịch mịch, một người thợ săn nhân đêm tối đặt bẫy thú, đang vạn phần kinh khủng nhìn mãnh hổ rùn đầu muốn vồ tới ở trước mặt mình. Ngay lúc hắn nghĩ đã sắp chầu ông bà ông vãi, thì đột nhiên phát hiện mãnh hổ đang tập trung vồ mồi trước mặt, lại giống như nghe được âm thanh gì đó trong sơn lâm, cái đầu to lớn uy mãnh của nó quay sang một hướng khác, quắc mắt nhìn ra. Sau đó, thì bỏ luôn con mồi trước miệng này, thong thả đi về hướng đó...Mắt thấy thân thể cường tráng của mãnh hổ rời khỏi khu rừng, biến mất trong đêm đen, người thợ săn tìm sống trong chết này, vẫn cứ đứng sững ở đó, không dám tin vào mắt mình...

....

....Trong Nhiêu Châu thành đêm khuya vắng lặng, một tên gia cảnh lụn bại trong tay không tiền, đang mượn đêm đen đến nhà người ta ăn trộm. Tên này đang trèo qua bờ tường, lúc nhẹ nhàng đáp xuống đất thầm tự đắc ý, lại bỗng nhiên kinh khủng phát hiện, ở góc tường kề bên, trong ánh trăng có một con chó săn to lớn đang xoạc đùi ngồi. Ngay khi tên lưu manh này hai giò phát nhũn muốn vắt chân bỏ chạy, thì có phát hiện ngoài ý, con chó này thấy hắn không hề lao lên cắn xé, cái đầu chó chỉ ngây ngốc ngóng về hướng đông thành, một chút cũng không động.

"Đồ nhát chết! Thì ra chỉ là một con chó đá". Tên lưu manh thuận tay ấn vào đầu chó một cái....quác quác...grừ grừ...trong sân lập tức một trận gà bay chó sủa, tiếng người la làng, "Thì ra là chó thật!...", tiếng kêu thảm vang vọng trên không trung Nhiêu Châu thành, thật lâu chưa dứt...

........

Lại nói thiếu niên thổi sáo ngọc “Thần Tuyết”, đã hoàn toàn chìm trong cảnh giới kì diệu không tả nổi, tất cả mọi chuyện phát sinh bên ngoài y đều không hề biết, trong bầu trời đêm vốn chỉ có vài cụm mây đen, lúc này mây đen đã tập trung càng lúc càng nhiều, ẩn ẩn có tiếng sấm đì đùng, thỉnh thoảng lóe lên vài tia chớp ngoằn ngoèo như long xà nhe nanh múa vuốt.


Trong vùng sơn dã xa xa, truyền đến từng hồi gió gào quái đản, nghe như quỷ khóc.


Lúc này, sáo ngọc “Thần Tuyết” trong tay Tỉnh Ngôn, mấy đường vân trong thân sáo bích ngọc, hiện tại cũng giống như sống lại, theo âm luật ‘Thủy ngâm’ đó, ở trong thân ngọc biếc, lúc tụ lúc tan, lúc phân lúc hợp, không ngừng chuyển động vòng vòng, hệt như du long ở biển.


Còn quanh thân thiếu niên, lấy khối đá trắng làm trung tâm, cách ngoài mấy bước, thú vật đang tụ tập càng lúc càng nhiều, hoặc chồm hổm, hoặc tựa, hoặc đứng, hoặc phủ phục, hoặc nằm rạp xuống. Hổ, báo, gấu, gấu ngựa, sói, vượn, thỏ, hổ kề sát thỏ, vượn kề sát báo, ngoan ngoãn hiền từ, cứ yên lặng thế đợi ở đó, chăm chú nhìn người thiếu niên đang say sưa thổi sáo, hoàn toàn không quan tâm đến chớp giật sấm rung ở chân trời…


Mượn lực lượng của cổ lưu thủy đó, Tỉnh Ngôn cuối cùng cũng thổi thành công khúc ‘Thủy ngâm’ ảo diệu khó tấu này!


Chỉ là, theo nốt nhạc như dòng nước thoát ra, thiếu niên mơ hồ ẩn ước cảm thấy, cổ lưu thủy chống đỡ cho sáo ngọc Thần Tuyết, đã càng lúc càng yếu, càng chảy càng hẹp…mãi đến trước lúc sắp kết thúc cả khúc, thiếu niên đang chìm đắm trong cảnh giới vô thượng đó, lại “nhìn được” dòng lưu thủy đã khô cạn!


Trong nhất thời, Tỉnh Ngôn chỉ cảm thấy khắp người bỗng như có ngàn kim vạn dao, cắt đâm vào trong xương tủy, vô cùng đau đớn. Càng đáng sợ đó là, Tỉnh Ngôn cảm thấy được, dường như máu thịt toàn thân, đều muốn thuận theo một tia lưu thủy cuối cùng, chảy vào trong cây sáo đó, không thể ngừng lại…



Vào lúc nguy cấp này, lại là khối đá trắng kì dị trên Mã Đề Sơn đã cứu Tỉnh Ngôn.


Ngay lúc Tỉnh Ngôn tự cảm thấy nhân thần đều mất, khối đá rắn sau người y, lại giống như lần trước, bỗng truyền đến một cổ lực dồi dào, cổ lực lượng mảnh dẻ liên miên không ngớt này Tỉnh Ngôn hiện đã rất quen thuộc, chính là “Thái hoa đạo lực” cứu mạng!


Một khúc ‘Thủy ngâm’ khoáng cổ tuyệt kim, đã kết thúc hoàn toàn kì dị như thế!


Còn khi nốt nhạc cuối cùng tiêu tan trong bầu trời đêm, kinh lôi thiểm điện hầm hè nãy giờ ở trên đầu, cũng nhắm thẳng mặt thiếu niên giáng xuống!


Chỉ trong một sát na, tất cả điện quang xuyên qua đầu thiếu niên, biến mất không tung tích.


Thời khắc đó, trời đất vốn ầm ì, lại chìm vào trong sự cô lắng…mãi đến, mãi đến lúc khối đá trắng sau người thiếu niên, đột nhiên hóa thành bột vụn bay lả tả đầy trời, giống như hoa tuyết cưỡi gió, phiêu phiêu sái sái giữa đất trời…


Còn chỗ “Tuyết hoa” bay lên đó, đang có một thanh cổ kiếm thon dài, tán phát điện quang lập lòe…


Chính là :


Thiên tái quang âm đạn chỉ quá
Nhất kiếm thập niên tín thủ ma
Tích tâm luyện đắc lăng tiêu phách
Hoàn bất nhược lĩnh đầu gian tọa


Hết quyển 2.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện