Kiếp trước Chi Nga học Y, cũng đã đi làm được mấy năm, cho nên để việc học và cuộc sống sau này dễ dàng thì sự lựa chọn tốt nhất phải là trường Y. Nhưng cuối cùng Chi Nga chọn trường Bách Khoa.
Thứ nhất vì cô muốn thay đổi, không muốn rập khuôn lặp lại cuộc sống đã từng trải qua.
Thứ hai vì cô biết anh cũng sẽ chọn trường Bách Khoa.
Thứ ba, thôi được, cô thừa nhận, cô vì theo giai mà chọn Bách Khoa đấy, được chưa nào? Đầu năm lớp mười hai, bà William đã đề nghị bố mẹ Chi Nga để cô đi du học. Bà ấy có thể giúp đỡ tìm kiếm học bổng cho học phí, còn Chi Nga có thể ăn ở tại nhà bà. Nhưng Chi Nga từ chối. Bố mẹ và bà William đều tỏ vẻ thất vọng, nhưng người thất vọng nhất hẳn là Tery. Lý do năm lớp mười hai cậu ta ít gọi về cho Chi Nga vì tập trung học nhảy một lớp với hy vọng cùng lên đại học với Chi Nga. Cậu ta cũng là người sốt sắng nhất trong việc giúp cô tìm học bổng. Có điều thất vọng thì thất vọng, mọi người đều tôn trọng quyết định của cô.
Kha chọn đại học Xây Dựng vì muốn theo nghiệp bố trở thành một kỹ sư cấp thoát nước, ngoài Chi Nga ra không ai ngờ rằng sau này anh sẽ không làm một kỹ sư như bố mà trở thành một doanh nhân thành đạt.
Tưởng sống hai kiếp rồi thì thi đại học sẽ bớt áp lực thì nhầm to, áp lực của Chi Nga thậm chí còn lớn hơn. Ai bảo cô hồi bé “nổ” cho lắm vào. Mới bảy tuổi đã được mệnh danh làm thần đồng với chỉ số thông minh 145, có thể học nhảy một lúc bảy lớp. Giả, là giả hết, nhưng mà chỉ mình cô biết là giả thôi à. Thần đồng mà trượt đại học thì sẽ vô cùng ê mặt đấy. Đã thế mẹ cô còn tuyên bố “Chi Nga mà trượt đại học thì cả cái tỉnh này chẳng ai thi đậu”, điều này càng khiến Chi Nga ủ ê.
Cả bố và mẹ đều xin nghỉ làm để đưa hai anh em đi thi. Bố đưa anh đi thi Xây Dựng, còn mẹ đưa Chi Nga đi thi Bách khoa. Cả nhà ở trong một căn nhà cấp bốn, 30 m2 trên đường Liễu Giai mà bố được cơ quan phân cho. Mấy năm trước bố đã định bán căn nhà này nhưng Chi Nga nhớ, sau này mở đường, căn hộ đó ngay sát mặt đường, giá tăng thêm đến vài lần. Hơn nữa hướng mở rộng thành phố sau này sẽ về khu Mỹ Đình, Cầu Giấy, thế nên nhà đất nơi này sẽ dần trở lên đặc biệt có giá trị chỉ nên mua thêm chứ không nên bán đi. Vì thế cô đã khéo léo khuyên mẹ, bảo rằng sau này học đại học không muốn ở trọ chút nào, căn nhà nhờ vậy mà được giữ lại. Bố mẹ cũng bàn nhau sửa sang lại căn hộ để làm nơi ở cho hai anh em đi học sau này.
Biết trước được nhiều chuyện trong tương lai như thế nhưng Chi Nga chẳng hề có ý định làm giàu. Vì sao ư? Vì Kha trong tương lai là một doanh nhân tài ba, thứ gia đình cô thiếu rất nhiều nhưng tiền thì không hề thiếu. Còn Chi Nga thì mọi người biết rồi đấy, cô ta chỉ đắm đuối với một mục tiêu tên Quang mà thôi, những thứ khác chẳng thể làm cho cô ta có chút hứng thú nào.
Bóng tròn rất hiểu áp lực của Chi Nga, thấy cô nàng căng thẳng quá bèn đạp xe đạp từ nhà mãi tận đường Giải Phóng đến thăm. Chiều hôm trước khi thi còn lôi Chi Nga và anh Kha đi bơi. Tiếc rằng cô vĩnh viễn là con vịt cạn, lại còn là một con vịt cạn không nên thân. Ngồi trên bờ thôi mà cũng bị người ta đụng đánh rơi kính xuống hồ bơi. Kết quả khiến anh Kha và Bóng tròn ngụp lặn cả buổi chiều mới vớt lên được.
Tối trước khi đi thi, Tery gọi về, tán ngẫu một chập. Cậu ta nói ngày mai cậu ta cũng thi, cũng áp lực lắm. Chi Nga cũng nói vài câu động viên, không mấy chân thành, bởi bản thân cô cũng đang cần người khác động viên mà. Chi Nga chỉ hơi thắc mắc vì đáng lý ra các kỳ thi ở Anh phải xong hết rồi chứ. Đã là giữa hè rồi mà.
Tới địa điểm thi báo danh. Chi Nga mừng húm vì thí sinh vần M, N và Q cùng một địa điểm thi. Cô chạy băng băng đi tìm phòng thi của Quang. Trong 26 phòng thi của địa điểm này, cô ở phòng số 11, còn anh ở phòng số 24. Nhưng mà hai người bị vô duyên với nhau hay sao ấy. Cô đứng ở cửa phòng thi của anh ngó nghiêng loạn cho đến tận khi mắt thấy học sinh bắt đầu được gọi vào phòng thi mới cong mông chạy về, khi làm xong thủ tục đi ra thì lại chạy tót sang bên phòng thi của anh nhưng thấy đã chẳng còn ai. Lúc đi ra còn bị bảo vệ chặn lại, mắng cho một trận vì cái tội “Không phận sự miễn vào”. Chi Nga phải mếu máo đưa thẻ dự thi, nhìn vào năm sinh thì bác bảo vệ mới tha cho cô. Ai bảo cô mười bốn tuổi rồi mà vẫn như học sinh tiểu học, làm sao mà biết được là thí sinh dự thi? Bác bảo vệ tưởng trẻ con mấy nhà dân xung quanh lẻn vào chơi. Cô nhận là cô dậy thì muộn hơn mọi người đấy, được chưa?
Nhìn cái dáng thất tha thất thểu đi ra của Chi Nga, mẹ chột dạ chạy vội lên hỏi:
“Sao thế, sao thế, không làm được bài à?”
Bóng tròn nghỉ hè rỗi hơi, cũng bám càng mẹ Chi Nga đến xem người ta thi đại học thế nào, nghe vậy thì nhăn nhó cười.
“Cô ơi, hôm nay mới báo danh thôi, chưa thi ạ.”
Lúc không có ai, Chi Nga mới vụng trộm nói với thằng bạn.
“Bóng tròn à, tớ với anh ý cứ như vô duyên với nhau ấy.”
Bóng tròn đang uống nước bị sặc ho đến khổ sở. Đỡ ho mới quay sang trừng mắt nhìn con bạn thân. Thì ra mất tinh thần thế vì không gặp được giai. Thời gian mấy năm gần đây vì không có Tery bên cạnh nên Chi Nga thường kể chuyện của cô cho Bóng tròn nghe. Hơn nữa Chi Nga có tình bạn hơn hai mươi năm với Bóng tròn ở kiếp trước, nên so với Tery thì cô còn tin tưởng Bóng tròn hơn. Vì thế đương nhiên cậu ta biết Chi Nga thi vào trường Bách Khoa vì cái người gọi là Đầu to cũng thi vào trường này.
Bóng tròn vừa nghiến răng, vừa lấy tay dí vào trán Chi Nga mà nói:
“Cậu trượt đại học hai người mới thực là vô duyên.”
Chi Nga tỉnh ngộ, vực lại tinh thần. Hai ngày thi sau đó không có chạy tới phòng thi của Quang nữa. Nhưng làm bài thi cuối cùng, nộp bài xong, cô lập tức phi ra cửa dáo dác nhìn về phía phòng học số 24. Mắt rất nhanh nhìn ra người có cái dáng cao gầy và cái đầu to. Anh mặc đồng phục cấp ba trường Lý Thường Kiệt. Khuôn mặt anh nhìn thư thái, nhẹ nhõm, chắc là làm bài không tồi. Mà rõ ràng là thế rồi còn gì, trước đây anh nói anh thừa những bốn điểm khi thi vào đại học cơ mà.
Chi Nga chạy đuổi theo anh, nhưng sân trường đông quá, chân cô lại ngắn. Đến khi sắp đuổi kịp thì thấy anh đã ra đến cổng. Ông bác già hơn sáu mươi tuổi đang giữ xe đạp chờ anh. Anh rất nhanh leo lên xe và cả hai luồn lách khỏi dòng người đi ra đường lớn.
Chi Nga bụp miệng cười. Giờ nhìn ông bác già Chi Nga mới nhớ anh từng kể, anh thi đại học, ở nhờ nhà ông bác họ, ông bác ấy đạp xe đưa anh đi thi. Cả hai dậy muộn nên bác phải đạp vượt mấy cái đèn đỏ, bị công an tóm lại nhưng khi nói là đưa cháu đi thi thì lại vội vã nhường đường cho hai bác cháu. Tới nơi thì suýt chút nữa là bị muộn, không báo danh được. Đó hẳn là lý do vì sao hôm đi báo danh Chi Nga tìm hoài mà không thấy.
Không bắt kịp anh, không nói với anh được câu nào nhưng Chi Nga không thấy tiếc, được nhìn một cái cho đỡ nhớ như thế này là tốt lắm rồi. Thời gian còn dài, bài làm của em cũng tốt lắm, Đầu to, em ở Bách khoa đợi anh!
…
Tối đó, Tery lại gọi điện. Tuần này vỡ kế hoạch, cậu ta gọi điện những hai lần. Giá mà điện thoại ngày ấy hiện số thì Chi Nga sẽ hiểu tại sao cậu ta không tiếc tiền điện thoại. Tery nói cậu ta cũng vừa thi xong, làm bài tốt lắm, hỏi Chi Nga với Kha làm bài thế nào. Chi Nga nói Kha 100% là đậu, còn cô 0% trượt. Cả hai hi hi ha ha một hồi, trước khi cúp máy Tery nói:
“Đợi nhé, sắp tới tớ sẽ cho cậu một sự ngạc nhiên cực kỳ lớn.”
Chi Nga cúp máy miệng lẩm bẩm:
“Người gì mà suốt ngày úp úp mở mở.”
Chi Nga chả buồn tò mò về chuyện của Tery, cô còn đang bận rộn chuẩn bị cho thời sinh viên tươi đẹp của mình.
Thứ nhất vì cô muốn thay đổi, không muốn rập khuôn lặp lại cuộc sống đã từng trải qua.
Thứ hai vì cô biết anh cũng sẽ chọn trường Bách Khoa.
Thứ ba, thôi được, cô thừa nhận, cô vì theo giai mà chọn Bách Khoa đấy, được chưa nào? Đầu năm lớp mười hai, bà William đã đề nghị bố mẹ Chi Nga để cô đi du học. Bà ấy có thể giúp đỡ tìm kiếm học bổng cho học phí, còn Chi Nga có thể ăn ở tại nhà bà. Nhưng Chi Nga từ chối. Bố mẹ và bà William đều tỏ vẻ thất vọng, nhưng người thất vọng nhất hẳn là Tery. Lý do năm lớp mười hai cậu ta ít gọi về cho Chi Nga vì tập trung học nhảy một lớp với hy vọng cùng lên đại học với Chi Nga. Cậu ta cũng là người sốt sắng nhất trong việc giúp cô tìm học bổng. Có điều thất vọng thì thất vọng, mọi người đều tôn trọng quyết định của cô.
Kha chọn đại học Xây Dựng vì muốn theo nghiệp bố trở thành một kỹ sư cấp thoát nước, ngoài Chi Nga ra không ai ngờ rằng sau này anh sẽ không làm một kỹ sư như bố mà trở thành một doanh nhân thành đạt.
Tưởng sống hai kiếp rồi thì thi đại học sẽ bớt áp lực thì nhầm to, áp lực của Chi Nga thậm chí còn lớn hơn. Ai bảo cô hồi bé “nổ” cho lắm vào. Mới bảy tuổi đã được mệnh danh làm thần đồng với chỉ số thông minh 145, có thể học nhảy một lúc bảy lớp. Giả, là giả hết, nhưng mà chỉ mình cô biết là giả thôi à. Thần đồng mà trượt đại học thì sẽ vô cùng ê mặt đấy. Đã thế mẹ cô còn tuyên bố “Chi Nga mà trượt đại học thì cả cái tỉnh này chẳng ai thi đậu”, điều này càng khiến Chi Nga ủ ê.
Cả bố và mẹ đều xin nghỉ làm để đưa hai anh em đi thi. Bố đưa anh đi thi Xây Dựng, còn mẹ đưa Chi Nga đi thi Bách khoa. Cả nhà ở trong một căn nhà cấp bốn, 30 m2 trên đường Liễu Giai mà bố được cơ quan phân cho. Mấy năm trước bố đã định bán căn nhà này nhưng Chi Nga nhớ, sau này mở đường, căn hộ đó ngay sát mặt đường, giá tăng thêm đến vài lần. Hơn nữa hướng mở rộng thành phố sau này sẽ về khu Mỹ Đình, Cầu Giấy, thế nên nhà đất nơi này sẽ dần trở lên đặc biệt có giá trị chỉ nên mua thêm chứ không nên bán đi. Vì thế cô đã khéo léo khuyên mẹ, bảo rằng sau này học đại học không muốn ở trọ chút nào, căn nhà nhờ vậy mà được giữ lại. Bố mẹ cũng bàn nhau sửa sang lại căn hộ để làm nơi ở cho hai anh em đi học sau này.
Biết trước được nhiều chuyện trong tương lai như thế nhưng Chi Nga chẳng hề có ý định làm giàu. Vì sao ư? Vì Kha trong tương lai là một doanh nhân tài ba, thứ gia đình cô thiếu rất nhiều nhưng tiền thì không hề thiếu. Còn Chi Nga thì mọi người biết rồi đấy, cô ta chỉ đắm đuối với một mục tiêu tên Quang mà thôi, những thứ khác chẳng thể làm cho cô ta có chút hứng thú nào.
Bóng tròn rất hiểu áp lực của Chi Nga, thấy cô nàng căng thẳng quá bèn đạp xe đạp từ nhà mãi tận đường Giải Phóng đến thăm. Chiều hôm trước khi thi còn lôi Chi Nga và anh Kha đi bơi. Tiếc rằng cô vĩnh viễn là con vịt cạn, lại còn là một con vịt cạn không nên thân. Ngồi trên bờ thôi mà cũng bị người ta đụng đánh rơi kính xuống hồ bơi. Kết quả khiến anh Kha và Bóng tròn ngụp lặn cả buổi chiều mới vớt lên được.
Tối trước khi đi thi, Tery gọi về, tán ngẫu một chập. Cậu ta nói ngày mai cậu ta cũng thi, cũng áp lực lắm. Chi Nga cũng nói vài câu động viên, không mấy chân thành, bởi bản thân cô cũng đang cần người khác động viên mà. Chi Nga chỉ hơi thắc mắc vì đáng lý ra các kỳ thi ở Anh phải xong hết rồi chứ. Đã là giữa hè rồi mà.
Tới địa điểm thi báo danh. Chi Nga mừng húm vì thí sinh vần M, N và Q cùng một địa điểm thi. Cô chạy băng băng đi tìm phòng thi của Quang. Trong 26 phòng thi của địa điểm này, cô ở phòng số 11, còn anh ở phòng số 24. Nhưng mà hai người bị vô duyên với nhau hay sao ấy. Cô đứng ở cửa phòng thi của anh ngó nghiêng loạn cho đến tận khi mắt thấy học sinh bắt đầu được gọi vào phòng thi mới cong mông chạy về, khi làm xong thủ tục đi ra thì lại chạy tót sang bên phòng thi của anh nhưng thấy đã chẳng còn ai. Lúc đi ra còn bị bảo vệ chặn lại, mắng cho một trận vì cái tội “Không phận sự miễn vào”. Chi Nga phải mếu máo đưa thẻ dự thi, nhìn vào năm sinh thì bác bảo vệ mới tha cho cô. Ai bảo cô mười bốn tuổi rồi mà vẫn như học sinh tiểu học, làm sao mà biết được là thí sinh dự thi? Bác bảo vệ tưởng trẻ con mấy nhà dân xung quanh lẻn vào chơi. Cô nhận là cô dậy thì muộn hơn mọi người đấy, được chưa?
Nhìn cái dáng thất tha thất thểu đi ra của Chi Nga, mẹ chột dạ chạy vội lên hỏi:
“Sao thế, sao thế, không làm được bài à?”
Bóng tròn nghỉ hè rỗi hơi, cũng bám càng mẹ Chi Nga đến xem người ta thi đại học thế nào, nghe vậy thì nhăn nhó cười.
“Cô ơi, hôm nay mới báo danh thôi, chưa thi ạ.”
Lúc không có ai, Chi Nga mới vụng trộm nói với thằng bạn.
“Bóng tròn à, tớ với anh ý cứ như vô duyên với nhau ấy.”
Bóng tròn đang uống nước bị sặc ho đến khổ sở. Đỡ ho mới quay sang trừng mắt nhìn con bạn thân. Thì ra mất tinh thần thế vì không gặp được giai. Thời gian mấy năm gần đây vì không có Tery bên cạnh nên Chi Nga thường kể chuyện của cô cho Bóng tròn nghe. Hơn nữa Chi Nga có tình bạn hơn hai mươi năm với Bóng tròn ở kiếp trước, nên so với Tery thì cô còn tin tưởng Bóng tròn hơn. Vì thế đương nhiên cậu ta biết Chi Nga thi vào trường Bách Khoa vì cái người gọi là Đầu to cũng thi vào trường này.
Bóng tròn vừa nghiến răng, vừa lấy tay dí vào trán Chi Nga mà nói:
“Cậu trượt đại học hai người mới thực là vô duyên.”
Chi Nga tỉnh ngộ, vực lại tinh thần. Hai ngày thi sau đó không có chạy tới phòng thi của Quang nữa. Nhưng làm bài thi cuối cùng, nộp bài xong, cô lập tức phi ra cửa dáo dác nhìn về phía phòng học số 24. Mắt rất nhanh nhìn ra người có cái dáng cao gầy và cái đầu to. Anh mặc đồng phục cấp ba trường Lý Thường Kiệt. Khuôn mặt anh nhìn thư thái, nhẹ nhõm, chắc là làm bài không tồi. Mà rõ ràng là thế rồi còn gì, trước đây anh nói anh thừa những bốn điểm khi thi vào đại học cơ mà.
Chi Nga chạy đuổi theo anh, nhưng sân trường đông quá, chân cô lại ngắn. Đến khi sắp đuổi kịp thì thấy anh đã ra đến cổng. Ông bác già hơn sáu mươi tuổi đang giữ xe đạp chờ anh. Anh rất nhanh leo lên xe và cả hai luồn lách khỏi dòng người đi ra đường lớn.
Chi Nga bụp miệng cười. Giờ nhìn ông bác già Chi Nga mới nhớ anh từng kể, anh thi đại học, ở nhờ nhà ông bác họ, ông bác ấy đạp xe đưa anh đi thi. Cả hai dậy muộn nên bác phải đạp vượt mấy cái đèn đỏ, bị công an tóm lại nhưng khi nói là đưa cháu đi thi thì lại vội vã nhường đường cho hai bác cháu. Tới nơi thì suýt chút nữa là bị muộn, không báo danh được. Đó hẳn là lý do vì sao hôm đi báo danh Chi Nga tìm hoài mà không thấy.
Không bắt kịp anh, không nói với anh được câu nào nhưng Chi Nga không thấy tiếc, được nhìn một cái cho đỡ nhớ như thế này là tốt lắm rồi. Thời gian còn dài, bài làm của em cũng tốt lắm, Đầu to, em ở Bách khoa đợi anh!
…
Tối đó, Tery lại gọi điện. Tuần này vỡ kế hoạch, cậu ta gọi điện những hai lần. Giá mà điện thoại ngày ấy hiện số thì Chi Nga sẽ hiểu tại sao cậu ta không tiếc tiền điện thoại. Tery nói cậu ta cũng vừa thi xong, làm bài tốt lắm, hỏi Chi Nga với Kha làm bài thế nào. Chi Nga nói Kha 100% là đậu, còn cô 0% trượt. Cả hai hi hi ha ha một hồi, trước khi cúp máy Tery nói:
“Đợi nhé, sắp tới tớ sẽ cho cậu một sự ngạc nhiên cực kỳ lớn.”
Chi Nga cúp máy miệng lẩm bẩm:
“Người gì mà suốt ngày úp úp mở mở.”
Chi Nga chả buồn tò mò về chuyện của Tery, cô còn đang bận rộn chuẩn bị cho thời sinh viên tươi đẹp của mình.
Danh sách chương