Thiếu Thương là người thuộc phái hành động nói là làm, nên một khi đã hạ quyết tâm sẽ săn sóc Lăng Bất Nghi, nàng ước gì có thể ngay trong đêm thành vợ chồng già với chàng. Chỉ là, cũng như năm ấy khi nàng quyết định chăm chỉ học hành, nhưng giữa quá trình biến đổi từ khi thề thốt đến thành tích tiến bộ là bốn lần thi cử: hai lần thi giữa kỳ một lần cuối kỳ và một kỳ thi thử toàn trường.



Cho nên, khung cảnh nàng quan tâm vị hôn phu lần đầu tiên diễn ra như sau:



“... Lẽ ra định mời chàng về nhà em ăn tâm trúc, nhưng mười ngày rồi chàng không được nghỉ ngơi đầy đủ, thôi thì em tiễn chàng về nhà trước. Nhân tiện thỉnh giáo tay nghề của đầu bếp trong phủ chàng!”



“Còn lễ nghĩa thanh danh của em?” Lăng Bất Nghi chúm chím.



“Cho chúng tan theo gió đi.” Dù gì cũng không có khả năng từ hôn, thanh danh gì đó vào máy phát điện sức gió đi.



Thiếu Thương kéo Lăng Bất Nghi quay về chiếc xe kéo, rất hăng hái mời chàng ngồi lên xe, còn mình cưỡi ngựa.



Lăng Bất Nghi nghi ngờ hỏi: “Vì sao không phải là hai ta cùng ngồi xe?” Đây không phải là xe kiệu hai cỗ à.



“Ây da chàng không biết đấy thôi, kể ra phu tử tặng xe chẳng tốt bụng tí nào. Chỗ ngồi nhìn rộng nhưng thực chất chỉ vừa người hai cô gái thôi, lần trước em và A Nghiêu ngồi chung mà chen mãi không được, chàng lại còn to hơn A Nghiêu, làm sao ngồi vừa...” Cô gái sốt ruột đáp.



Một cơn gió lạnh vèo qua ngõ nhỏ, gia đinh Trình phủ đồng loạt lùi về phía sau.



Lăng Bất Nghi nhìn cô gái một hồi, im lặng nhấc nàng lên xe, còn mình nhảy lên tuấn mã, không nói không rằng.



Gia đinh: Lăng đại nhân biết kiềm chế quá, đúng là có phong thái của người quân tử!



Khởi đầu thuận lợi tức đã thành công một nửa, Thiếu Thương tin chắc như vậy. Trong cuộc sống, ngoài kiến thức đường đời nàng chưa được trải nghiệm thì còn lại cũng chỉ có bốn kiểu ăn, mặc, ở và đi lại.



Phủ đệ của Lăng Bất Nghi được Hoàng đế ngự ban, cổ kính nhưng không kém phần bệ vệ, khí thế lộng lẫy. Sau bữa tối hôm đó, Thiếu Thương đi tham quan một lượt từ trong ra ngoài, cảm thấy tài hèn ít học của mình cũng không thể tăng giảm bao nhiêu, cuối cùng định chuyển bụi hoa hồng trồng ngoài sân ở nhà mình đến trong đình.



Lăng Bất Nghi nhướn mày tủm tỉm: “Một nam tử độc thân như ta trồng hoa làm gì.”



“Ôi, đúng là tư tưởng lớn gặp nhau.” Thiếu Thương vừa mừng vừa sợ, “Thật ra em cũng không thích trồng hoa, nhưng mẫu thân nói xung quanh chỗ của em toàn trúc xanh với cả dây leo, phải có một luống hoa mơn mởn thì mới đẹp, nên em đã chọn hoa hồng cứng cáp dễ trồng nhất để trồng. Nếu chàng không thích, em sẽ đưa mấy chậu mầm tỏi em mới trồng tới, không những cắt ăn được mà còn có thể đuổi côn trùng... Chàng thấy sao?”



Lăng Bất Nghi: “... Vẫn cứ trồng hoa hồng đi.”



Quan trọng hơn việc bài trí trong phủ là hành vi đưa đón vừa bị Hoàng đế phê bình nội bộ trước ngày nghỉ, Thiếu Thương nghiêm túc tuyên bố với Lăng Bất Nghi, không cho phép chàng đi sớm về tối đưa rước mình nữa.



“Vậy ta gặp em như thế nào đây?” Lăng Bất Nghi cụp mắt.



Thiếu Thương đã có dự tính: “Em không đi đường tắt nữa mà đi vào từ cửa cung phía nam, chàng cứ chờ em trong cửa rồi đi chung. Nếu là ngày chầu lớn thì chàng đến Nam cung dự chầu, tự em đến Bắc cung, còn nếu là ngày chầu nhỏ hay bệ hạ không lên triều, chúng ta sẽ cùng đến Bắc cung. Thế nào?”



“Vậy tức là em phải dậy sớm gần nửa canh giờ đấy.”



Thiếu Thương hào hùng khoát tay: “Không sao, em có thể ngủ gật trước mặt nương nương, đến buổi trưa lại ngủ thêm một giấc thật đẫy là xong.”



Lăng Bất Nghi thấy như tắm mật, nói: “Em đến Trường Thu cung là để tu tập với nương nương, nhưng lại chậm trễ vì ta, thế chẳng phải...”



Thiếu Thương thầm mắng chàng là đồ được hời còn khoe khoang, nghiêm mặt nói: “Một công không thể đôi việc. Hoặc là tập trung vào nương nương và cung vụ, hoặc là tập trung hết vào chàng, chàng chọn một đi.”



“... Em vẫn nên tập trung vào ta đi.” Lăng Bất Nghi nói khẽ, gương mặt ngọc lạnh lùng bao năm chậm rãi xuất hiện ráng hồng phớt.



Thiếu Thương chun mũi với chàng, trông thật đáng yêu.



“Còn buổi tối phải xem chàng có bận gì không. Nếu chàng bận thì em về nhà trễ một tí, chúng ta cùng ăn tối ở Trường Thu cung rồi chậm rãi về nhà, coi như vừa tập thể dục vừa tiêu thực. Nếu chàng không bận thì có thể đến nhà em ăn.” Như vậy Hoàng đế sẽ hài lòng rồi nhỉ, nàng đã liều mạng để biểu đạt thành ý rồi đó.



“Cũng có thể đến chỗ bệ hạ, trong điện bệ hạ có hai đầu bếp tay nghề rất xuất sắc.” Lăng Bất Nghi không khách khí ăn chùa.



Nhắc đến ăn uống, hai mắt Thiếu Thương sáng lên.



Ngay tối hôm ấy khi về đến nhà, nàng bảo A Trữ tìm chiếc nồi hầm nhỏ bằng gốm đen mà nàng đã đặt riêng thợ thủ công ở huyện Tùy làm, chà rửa sạch sẽ dưới ánh trăng bàng bạc, sau đó đem hong khô để sử dụng. Theo như nàng quan sát, kỹ năng nấu nướng thời đại này chưa đạt tới mức muôn vàn chủng loại như đời sau, người ta chủ yếu lấy nướng khô chiên giòn làm món ngon, xem thịt cá ăn mặn là quý, nhưng điều đó không tốt cho sức khỏe.



Thực tế đã chứng minh chế độ ăn kiêng vẫn tốt cho sức khỏe hơn là nấu nướng chưng hấp, cho nên dưới sự can thiệp của nàng, dù phải đối mặt với sự bất mãn của Trình mẫu, bữa ăn hàng ngày của nhà họ Trình đã bổ sung rất nhiều rau và canh.



Người miền Nam có nhiều mánh khóe nấu canh, không thầy cũng biết, dù ấy là nguyên liệu trong núi, ruộng, sông hay suối, Thiếu Thương đều có thể nấu thành canh.



Thế là ngày nào Thiếu Thương cũng cố gắng dậy thật sớm, dùng túi giữ ấm quấn quanh nồi canh đem đến cửa cung đưa cho Lăng Bất Nghi, có khi món canh cần nhiều thời gian sức lực, nàng đành đựng nguyên liệu nấu ăn đã được sơ chế trong làn tre rồi đem vào cung, xin Địch ảo một chiếc lò nhỏ làm bằng đất sét đỏ, đặt nồi gốm đen bóng nhỏ nhắn của mình lên rồi hầm nhừ ùng ục. May là cung đình không có cung đấu, Hoàng hậu nắm toàn quyền Trường Thu cung trong tay, bằng không đánh chết nàng cũng không dám làm.



Thường là buổi trưa hoặc sẩm tối, hễ Lăng Bất Nghi đến Trường Thu cung là sẽ thấy cô gái bé nhỏ đang canh nồi canh ngoài hành lang, đôi má được ánh lửa phản chiếu thắm đỏ, trên mặt lấm tấm mồ hôi như hoa điền tô điểm, rồi từ đằng xa, nàng nở nụ cười với chàng.



Trong khoảnh khắc ấy, bỗng chàng đã hiểu ‘vị khói lửa’ mà cha nuôi thường bảo có nghĩa là gì.



Đúng như thầy giáo dạy chàng hồi nhỏ từng nói, Thiếu Thương là người vừa nhẫn tâm đồng thời rất kiên trì, trước đây nàng rất ghét chuyện bếp núc rềnh ràng, nhưng bây giờ khi đã quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không xá sức lực và đầu óc. Nào là làm sạch phổi, làm ẩm cổ họng, làm sáng mắt, trút hỏa đề khí... Toàn bộ tim gan lá lách buồng phổi của Lăng Bất Nghi đều được nàng bồi bổ một lượt, chỉ trừ không dám bổ thận tráng dương mà thôi.



Chẳng mấy chốc, nàng đã phát hiện Lăng Bất Nghi thích nhất là món canh cá viên gừng sợi – lóc bỏ xương chỉ lấy phần thịt cá, giã nhuyễn và nhào thành những viên nhỏ, đun cho tới khi nước dùng trong vắt, trang trí một ít rau xanh mơn mởn và gừng vàng thái sợi, vừa thanh đạm lại đẹp mắt.



Nhìn cô gái bận rộn niềm nở suốt mấy ngày, Hoàng hậu bỗng thấy ghen tị, đùa bảo: “... Có lẽ bổn cung có thể gác tay thành công rồi, nay trong cung đều truyền tai danh tiếng hiền thục của ngươi đấy.”



“Thật không ạ, mọi người nói thần thiếp ‘hiền thục’ ạ?” Thiếu Thương hí hửng, thật không ngờ thật sự không ngờ đó nha.



Hoàng hậu giả vờ trợn mắt: “Đúng là hiền thục với lang tế đấy, nhưng chưa thấy hiếu thảo đâu cả!”



Thiếu Thương khó hiểu: “... Thần thiếp... không hiếu thảo ở đâu ạ, phụ mẫu thần thiếp tố cáo với Hoàng hậu sao...?”



“Đang nói bổn cung và bệ hạ đấy, hiếu thảo của ngươi đâu rồi!” Hoàng hậu nghiêm mặt.



Thiếu Thương đã hiểu, không phải là ‘có phúc cùng hưởng’ ư, quy tắc đạo lý, mọi người đều hiểu, cứ thế mà theo.



Do bản tính cẩn thận nên ngày trước Thiếu Thương làm gì cũng rất tỉ mỉ, trọng lượng nguyên liệu nấu chính xác đến độ Lăng Bất Nghi có thể ăn hết một hơi, no ba phần tư bụng là đủ, nhưng bây giờ cần phải thay đổi.



Hoàng hậu không như Lăng Bất Nghi, khẩu vị thiên ngọt và mềm. Thiếu Thương đành bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về canh ngọt và đồ ngọt, hận nỗi thời này chưa có đường trắng hoặc đường phèn có độ tinh khiết cao, nàng từng cho đường lúa mạch vào canh, tiếc là hương vị không đủ tinh khiết và cũng không đạt tới độ ngọt yêu cầu.



Các châu quận lân cận có trồng mía lẻ tẻ đấy, ép thành ‘rỉ mật mía’ để uống, trên phố chợ cũng có buôn bán ‘mật ong đá’ du nhập từ Tây Vực, nhưng cái trước không thể cho vào thức ăn, cái sau thì Thiếu Thương cho rằng giá đắt lại nặng mùi. Đây là thời đại không có axit cao cấp, cho nên nàng đành tự mua rỉ mía hoặc khúc mía đem về, đun sôi từng thứ một để tinh luyện thành viên đường. Có kiến thức hóa học làm nền tảng nên đương nhiên trong quá trình thực hiện sẽ tránh được nhiều sai sót, chỉ là quá phí củi và cũng rất mệt.



Mãi tới khi rương tiền sắp chạm đáy thì khói củi trong Trình phủ mới chậm lại, Thiếu Thương thu được mật đường đủ độ ngọt, vừa có thể làm ra những món ăn vặt như đường trái cây hoặc đường sữa (Trình Tiểu Trúc và Trình Tiểu Âu chớp chớp mắt), lại có thể làm rau củ quả trộn (Trình mẫu cũng nhìn nàng thuận mắt hơn), và còn có thể làm đủ loại canh ngọt khác nhau.



Nhưng mật không dễ bảo quản, nhân lúc trời hè Thiếu Thương dứt khoát làm một mẻ, khi thì trứng hấp hai lớp váng sữa, khi thì sữa mật đông, lúc lại là bánh bông lan đường trắng (thật ra cũng không trắng lắm, Thiếu Thương xòe tay), thậm chí còn nướng một mẻ bánh sau bếp ở Trường Thu cung nữa, mùi sữa thơm phức ngọt ngào nhẹ nhàng đủ hòa tan linh hồn lan khắp ngõ ngách, suýt đã “câu” tới các vị quan lại đang nghị sự ở Thượng Thư đài lúc bấy giờ.



Hoàng hậu đang bị ho mùa hè, sau khi được Thiếu Thương bồi bổ, chẳng những hết ho mà sắc mặt cũng hồng hào hơn rất nhiều. Địch ảo thấy vậy thì mừng không thôi, càng thân thiết với Thiếu Thương hơn, thậm chí có những chuyện cá nhân chưa hề nói cho Lạc Tế Thông biết nhưng bà sẵn sàng kể cho Thiếu Thương nghe.



Nơi nào có người ắt có giang hồ, thế là có kẻ xấu bụng rỉ tai Lạc Tế Thông rằng: “Từ nhỏ a tỷ đã hầu hạ nương nương ở Trường Thu cung, nhưng nàng ta mới đến có vài hôm mà đã ngồi lên đầu tỷ rồi.”



Song Lạc Tề Thông chỉ cười híp mắt, cầm bát canh đậu đỏ ngô ngọt lên: “Ta phải lên đường đến Tây Bắc thành thân trước mùa Đông, còn với muội ấy cung đình là nửa nhà chồng, giờ đang hiếu kính với quân cô sớm đấy. Ta và muội ấy không như nhau.”



Sau đó chuyện này tới tai Thiếu Thương, nàng không kìm được thở dài: “Tề Thông a tỷ đúng là mắt sáng lòng tỏ.” Thật là, đến một tiểu cô nương thua mình mà cũng không thèm đấu đá, quả nhiên cung đình đã bình yên biết bao nhiêu năm tháng, không sóng không gió.



Hoàng hậu cười bảo: “Nếu nó dễ bị khích bác thì nào có chuyện ở lâu được trong cung.”



“Nương nương không định phạt những kẻ khích bác ạ?” Thiếu Thương cau mày.



Hoàng hậu lâu đài: “Nước trong không có cá, cung đình vốn dĩ trống trải, đâu thể cấm họ không nói gì.”



Thiếu Thương thầm lắc đầu.



Có vài việc Thiếu Thương có thể lắc đầu cho qua, song có vài việc nàng không thể không nhiều lời.



Từ khi nàng hiếu thảo chuyện ăn uống với Hoàng hậu, dù Hoàng hậu không giữ phần cho Hoàng đế nhưng vẫn sẽ đưa tới điện của Việt Phi. Thiếu Thương lo lắng, vốn dĩ ăn uống là chuyện dễ xảy ra mờ ám xấu xa nhất, lỡ mai sau có ngộ nhỡ thì sao đây.



Hoàng hậu bình thản nói: “Nàng ta sẽ không làm chuyện đó. Ta biết nàng ta sẽ không như vậy.”



Thiếu Thương nhìn nét mặt chắc nịch của Hoàng hậu, không nói gì thêm.



Đến cuối hè, Thiếu Thương dùng phần mật cuối cùng chưng một chén canh hạt dổi nếp cho Hoàng đế, Hoàng đế vừa ăn vừa gật đầu lia lịa, sau đó là thở dài: “Thiếu Thương à, ngươi khéo tay quá, tiếc là cách làm đường này không thích hợp phổ biến toàn quốc, cũng đừng truyền ra ngoài. Thứ ngon ai cũng thích, song thiên hạ chỉ có chừng ấy nhân lực vật lực, nếu thứ đồ ngọt này được giới nhà giàu săn đón rộng rãi thì nhà nào cũng chuyển sang trồng mía thay vì trồng lương thực, nhưng ngoài kia vẫn còn người chết đói không đủ ăn.”



Thiếu Thương hiểu điều đó, nàng cung kính thưa: “Hồi bẩm bệ hạ, thần thiếp hiểu ý của người. Quốc lực nhiều tới đâu cũng cần dùng đúng chỗ.”



“Thế đúng chỗ là ở chỗ nào?” Hoàng đế cố ý đùa tiểu cô nương, lại bị Hoàng hậu trợn mắt.



Thiếu Thương cao giọng: “Tất nhiên là lương thực, ngựa và đồ sắt ạ.” Nàng chu môi, “Bệ hạ, nương nương đã dạy thần thiếp đọc Muối thiết luận, rồi cả Giả Nghị đại phu gì đó... Ầy, hình như thiếp quên tên cuốn điển tịch kia rồi, nhưng thiếp nhớ mình đã được học...”



Hoàng đế không cho rằng ấy là ngang ngược, trái lại còn vuốt râu cười to.



Ngoài mặt Thiếu Thương giả vờ không vui, nhưng trong lòng vô cùng kính trọng đế hậu. Bọn họ là đế quốc chí tôn, muốn ăn gì lẽ nào còn không thể, chẳng qua là lấy bản thân làm gương, chủ trương tiết kiệm để hạn chế mào đầu các hào tộc thế gia.



Thực tế ở đời sau có một triều đại nổi tiếng sung túc, có thể chế nên những món đồ sứ Vũ Quá Thiên Thanh* tinh xảo vô song, cũng có cách kết hợp hương liệu độc nhất bao triều đại, các loại hình tiêu khiển như đá túc cầu cần gì có đó. Chỉ tiếc vua tôi triều đại ấy phụ lòng nhân dân cần cù đa tài, phụ lòng binh tướng quả cảm nhiệt huyết, không dùng quốc lực vào muối sắt ngựa tốt, chăm lo việc nước.



(*Là gốm Nhữ nổi tiếng thời Tống, gốm làm ra có ánh xanh ngọc phỉ thúy rực rỡ, men trong vắt như ngọc nên được mệnh danh là ‘thiên thanh trong màn mưa’.)



Theo cái nhìn nông cạn của nàng, quan điểm cơ bản của triều đại ấy là hối lộ, dùng tiền bạc và danh dự hối lộ trong ngoài, hối lộ ngoại địch, hối lộ hạ thần, vế trước có thể mang lại hòa bình tạm thời cho triều đình, vế sau có thể đổi lấy sự tâng bốc của văn thần với quân vương.



Vào thời khắc nguy cấp địch vây tứ phía, đám vua tôi lập tức chi ra món hối lộ tày trời – bắt cóc con gái của những người dân vô tội, dùng máu, nước mắt và da thịt của họ để hối lộ hung địch ăn lông uống máu. Nực cười là cuối cùng thê thiếp của đám người đó cũng rơi vào con đường như thế.



Không rõ là ai đã từng nói: nỗ lực và chăm chí không thể nói dối.



Thiếu Thương tận tâm tận lực, vận dụng trí não cùng sử dụng đôi tay, chẳng mấy chốc tiếng thơm đã dần lấn át cái danh bất hảo tục tằn ban đầu. Hoàng đế rất hài lòng, vung tay ban thưởng cho nàng năm mươi nghìn ngũ thù mới đúc để tiêu vặt, còn biểu dương khen nàng ‘nhạy bén hiếu thảo, ứng xử khéo léo’ – nhân tiện lại cho Lăng Bất Nghi thực ấp hai trăm hộ.



Thiếu Thương cụt hứng, nhẫn nhịn hơn nửa ngày, sau bữa tối, nàng và Hoàng hậu ngồi trên hành lang chờ Lăng Bất Nghi, cuối cùng không kìm được lầm bầm: “Khen thần thiếp thì cứ khen đi, liên quan gì đến Lăng đại nhân.”



Hoàng hậu bật cười, dịu dàng nói: “Của nó còn không phải của ngươi à. Ngươi ấy, đến chuyện này mà cũng muốn so đo. Có khi hai trăm hộ này là bệ hạ cho ngươi nấu đường đấy.”



Thiếu Thương bật cười, sau đó lại ủ rũ nói: “Ôi, trước đây dù là khen hay chê ấy cũng là chuyện của thần thiếp. Nhưng còn bây giờ á, thần thiếp nói rất hay làm rất đúng, vậy đó là hào quang của Lăng đại nhân, nếu thần thiếp có hành vi ngôn từ không phải thì sẽ làm mất mặt Lăng đại nhân. Còn bản thân thần thiếp, thần thiếp ở đâu trong đó.” Cô gái bé nhỏ ra vẻ ông cụ non, xuýt xoa than vãn.



Hoàng hậu nghiêm mặt, im lặng nhìn nàng một lúc rồi mới nói: “Ngươi lại nghĩ tiêu cực nữa rồi. Chiếu theo ngươi nói thì khác gì bảo các tướng sĩ mưu thần dưới quyền bệ hạ cũng không có vị trí của mình. Hiến kế hay, đánh thắng trận là mở mang bờ cõi cho bệ hạ, không liên quan tới họ; nếu mưu sai binh bại, vậy đấy là lỗi của bệ hạ? Nhưng từ xưa tới nay dưới khoảng trời sao này, có biết bao các danh tướng mưu sĩ hợp tách thế lực ngạo thị thiên hạ, mà tên của họ vẫn lấp lánh giữa dòng sông ngân rực rỡ đấy thôi.”



Thiếu Thương chậm rãi ngẩng đầu, mở to đôi mắt nhìn ra ngoài mái hiên.



“Trước kia ngươi chỉ có một mình, luôn tự sinh tự diệt, tự vinh tự nhục, nhưng như thế không ổn, ngươi phải học cách quay đầu, học cách đường này không được thì kiếm đường khác. Tương lai tới ngươi không thể đi theo kế hoạch ban đầu, không thể cùng công tử Lâu gia du ngoạn non sông, nhưng lẽ nào tại tòa thành Lạc Hà nơi đây, trong đô thành giữa thiên hạ này, ngươi không thể là chính mình được sao?”



Thiếu Thương như mở

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện