Trăng tròn rồi trăng khuyết, khuyết rồi lại đầy. Năm tuần trăng lạnh, hàng trăm lá thư bày tỏ nỗi niềm tương tư, hoài mong đoàn viên gửi ra biên ải nhưng tất cả đều như cánh nhạn giữa trời đông.
Bảo Ngọc đứng tựa song, đôi mắt nhuốm sầu bi vò võ hướng về biên quan: "Lâm Chính, vì sao chàng không hồi âm cho thiếp?" Giọt nước mắt tủi hờn lặng lẽ lăn dài xuống đôi gò má kém sắc vì tháng ngày chờ đợi trong vô vọng.
Nàng cứ đứng đó. Đôi mắt đau đáu về một phương.
"Ê, kẻ ăn lì ở bám!" An Kiều chống hông, vênh mặt lên trời.
"Gọi hay ghê? Đúng là ở đây có kẻ ăn lì ở bám thật!" Thúy Vân mang chiếc áo khoác phủ lên bờ vai gầy cho tiểu thư, thấy kẻ mượn danh cháu họ ở mãi trong nhà chướng mắt nên nói.
Sắc mặt An Kiều biến đổi. Cô ta nhào tới định chộp lấy đầu tóc Thúy Vân kéo ngược.
Một bàn tay cầm lấy tay cô ta hất mạnh. An Kiều thất thế ngã ngửa.
"An Kiều, niệm tình cô là biểu muội của chàng ấy nên ta không muốn làm tổn thương cô. Nhưng sức chịu đựng con người có hạn, mong cô hãy tự trọng." Bảo Ngọc quay sang Thúy Vân: "Mình ra xưởng dệt thôi em!"
Chưa đòi được nợ, An Kiều không cam lòng. Cô ta ngoái cổ gọi thật to: "Cô mẫu! Biểu tẩu hành hung con." Rồi nằm lăn ra chắn đường Bảo Ngọc ăn vạ.
"Tránh ra!" Thúy Vân hét lớn.
"Không tránh đó mày làm gì được tao? Chó dựa hơi chủ. Nhưng đáng tiếc, gặp phải thứ chủ bị thất sủng sắp tống ra khỏi cổng nhà họ Lâm rồi!" Cô ta ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Cảnh đó vừa hay lọt vào mắt Lâm lão phu nhân, bà ta lắc đầu, thở dài nhưng để giữ thể diện cho con dâu tương lai, bà ta vẫn giằng mặt: "Bảo Ngọc, bà già này không biết ở Phương gia dạy bảo con gái như thế nào nhưng đã gả vào nhà họ Lâm, phải nhập gia tùy tục. Nhà này không có thói ti tiện."
"Mẫu thân..."
"Im mồm! Con trai ta chê nương tử vịn cớ việc quân không về động phòng. Bà già vô phúc như ta...không dám nhận làm mẫu thân cô!"
An Kiều đứng bật lên, được dịp xỉa xối: "Nghe chưa? Biểu ca ta chê cô đó...đồ thất sủng!"
Nếu nói không bẽ bàng thì Bảo Ngọc đang sống trong ảo mộng nàng vẫn được Lâm Chính yêu thương. Còn chấp nhận hai tiếng xấu hổ đó thì thật là đau xót cho nàng. Thừa nhận mình đang lâm vào cảnh éo le, bị kẻ khác cười chê, dị nghị chẳng khác nào nàng rước nhục để người ngoại tộc cười chê song thân.
Nàng phải làm sao đây? Lâm Chính, ở phương xa chàng có thấu cho nỗi lòng này của Thiếp? Vì chữ 'thủy chung' vì câu hẹn ước mà thiếp phải gánh chịu sự sỉ nhục từ chính người thân của chàng!
Thiếp đáng bị đối xử như thế ư?
Bảo Ngọc uất ức. Bi thương dâng tràn đáy mắt. Trong tình cảnh này, nàng tự nhủ lòng: Đó không phải là ý của Lâm Chính. Khi nào những lời miệt thị này thoát ra từ miệng của chàng ấy, nàng mới tin.
Còn bây giờ hãy gắng gượng thôi, vì biết đâu việc quân đang bận thật. Nàng không thể nghi oan cho Lâm Chính.
"Con đã gả vào Lâm gia, tiếng mẫu thân này dù muốn dù không con vẫn phải gọi. Khi nào...chính tai con nghe phu quân con cấm, lúc ấy...con tự khắc không gọi nữa!
Giờ chàng ấy còn chinh chiến nơi xa...phận làm thê tử con vẫn phải hiếu kính với mẫu thân.
Con xin phép ra xưởng dệt!"
"Đúng là đồ ăn bám dai như đỉa!" An Kiều chửi với theo. Cô ta quay sang làm nũng: "Cô mẫu, người mau đuổi ả đàn bà mặt dày ra khỏi Lâm phủ!
Để thứ đó trong nhà có ngày Lâm gia mang họa!"
Lâm lão phu nhân trừng mắt cô cháu gái: "Hôn sự này do đích thân Hoàng thượng ban hôn. Muốn đuổi cô ta cũng phải có cái cớ!"
An Kiều phụng phịu: "Vậy cô mẫu còn chần chừ gì mà không hành động?"
Lâm lão phu nhân nhìn theo bóng lưng Bảo Ngọc, bà ta nguýt yêu cô cháu gái: "Dục tốc bất đạt!"
Muốn danh chính ngôn thuận từ hôn Hoàng thượng ban, lí do đưa ra phải là lỗi tày trời.
Bà ta cầm tay An Kiều: "Để từ từ cô mẫu tính!"
"Không ấy, con tính cùng cô mẫu!"
Lòng người khó dò. Kẻ muốn hãm hại mình luôn ủ mưu ở trong bóng tối nên Bảo Ngọc nào biết nào hay.
"Tiểu thư, lão phu nhân đã nói như vậy. Tiểu thư nên xin đi biên quan một chuyến. Vừa thăm Lâm tướng quân vừa làm rõ khuất mắt trong lòng."
Ra biên quan ư?
Chuyện này không phải nàng chưa từng nghĩ đến. Mà nàng đang e ngại. Nếu nàng tự ý đi, mẫu thân chàng ở nhà có chuyện gì, Lâm Chính sẽ về trách móc. Ngàn dặm xa xôi thân nữ nhi biết có được tướng công mong chờ?
Thư đi đã ngàn lá, thư về một bức cũng không!
Nàng không biết mình ôm mộng tưởng này được bao lâu?
Chiều nay, nơi biên ải chợt có gió lớn.
Lâm Chính vừa nhận được thánh chỉ. Nội dung: Ngày mai đích thân Thái tử ra trấn giữ biên quan.
Đây là việc một người sắp kế vị ngai vàng nên làm. Hiểu rõ tình hình biên cương, biết được an nguy giang sơn, nắm giữ binh quyền trong tay, vị hoàng đế kế vị mới thật sự ngồi vững trên ngai vàng.
Nhưng không hiểu sao lòng Lâm Chính cứ thấp thỏm lo âu.
Bảo Ngọc đứng tựa song, đôi mắt nhuốm sầu bi vò võ hướng về biên quan: "Lâm Chính, vì sao chàng không hồi âm cho thiếp?" Giọt nước mắt tủi hờn lặng lẽ lăn dài xuống đôi gò má kém sắc vì tháng ngày chờ đợi trong vô vọng.
Nàng cứ đứng đó. Đôi mắt đau đáu về một phương.
"Ê, kẻ ăn lì ở bám!" An Kiều chống hông, vênh mặt lên trời.
"Gọi hay ghê? Đúng là ở đây có kẻ ăn lì ở bám thật!" Thúy Vân mang chiếc áo khoác phủ lên bờ vai gầy cho tiểu thư, thấy kẻ mượn danh cháu họ ở mãi trong nhà chướng mắt nên nói.
Sắc mặt An Kiều biến đổi. Cô ta nhào tới định chộp lấy đầu tóc Thúy Vân kéo ngược.
Một bàn tay cầm lấy tay cô ta hất mạnh. An Kiều thất thế ngã ngửa.
"An Kiều, niệm tình cô là biểu muội của chàng ấy nên ta không muốn làm tổn thương cô. Nhưng sức chịu đựng con người có hạn, mong cô hãy tự trọng." Bảo Ngọc quay sang Thúy Vân: "Mình ra xưởng dệt thôi em!"
Chưa đòi được nợ, An Kiều không cam lòng. Cô ta ngoái cổ gọi thật to: "Cô mẫu! Biểu tẩu hành hung con." Rồi nằm lăn ra chắn đường Bảo Ngọc ăn vạ.
"Tránh ra!" Thúy Vân hét lớn.
"Không tránh đó mày làm gì được tao? Chó dựa hơi chủ. Nhưng đáng tiếc, gặp phải thứ chủ bị thất sủng sắp tống ra khỏi cổng nhà họ Lâm rồi!" Cô ta ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Cảnh đó vừa hay lọt vào mắt Lâm lão phu nhân, bà ta lắc đầu, thở dài nhưng để giữ thể diện cho con dâu tương lai, bà ta vẫn giằng mặt: "Bảo Ngọc, bà già này không biết ở Phương gia dạy bảo con gái như thế nào nhưng đã gả vào nhà họ Lâm, phải nhập gia tùy tục. Nhà này không có thói ti tiện."
"Mẫu thân..."
"Im mồm! Con trai ta chê nương tử vịn cớ việc quân không về động phòng. Bà già vô phúc như ta...không dám nhận làm mẫu thân cô!"
An Kiều đứng bật lên, được dịp xỉa xối: "Nghe chưa? Biểu ca ta chê cô đó...đồ thất sủng!"
Nếu nói không bẽ bàng thì Bảo Ngọc đang sống trong ảo mộng nàng vẫn được Lâm Chính yêu thương. Còn chấp nhận hai tiếng xấu hổ đó thì thật là đau xót cho nàng. Thừa nhận mình đang lâm vào cảnh éo le, bị kẻ khác cười chê, dị nghị chẳng khác nào nàng rước nhục để người ngoại tộc cười chê song thân.
Nàng phải làm sao đây? Lâm Chính, ở phương xa chàng có thấu cho nỗi lòng này của Thiếp? Vì chữ 'thủy chung' vì câu hẹn ước mà thiếp phải gánh chịu sự sỉ nhục từ chính người thân của chàng!
Thiếp đáng bị đối xử như thế ư?
Bảo Ngọc uất ức. Bi thương dâng tràn đáy mắt. Trong tình cảnh này, nàng tự nhủ lòng: Đó không phải là ý của Lâm Chính. Khi nào những lời miệt thị này thoát ra từ miệng của chàng ấy, nàng mới tin.
Còn bây giờ hãy gắng gượng thôi, vì biết đâu việc quân đang bận thật. Nàng không thể nghi oan cho Lâm Chính.
"Con đã gả vào Lâm gia, tiếng mẫu thân này dù muốn dù không con vẫn phải gọi. Khi nào...chính tai con nghe phu quân con cấm, lúc ấy...con tự khắc không gọi nữa!
Giờ chàng ấy còn chinh chiến nơi xa...phận làm thê tử con vẫn phải hiếu kính với mẫu thân.
Con xin phép ra xưởng dệt!"
"Đúng là đồ ăn bám dai như đỉa!" An Kiều chửi với theo. Cô ta quay sang làm nũng: "Cô mẫu, người mau đuổi ả đàn bà mặt dày ra khỏi Lâm phủ!
Để thứ đó trong nhà có ngày Lâm gia mang họa!"
Lâm lão phu nhân trừng mắt cô cháu gái: "Hôn sự này do đích thân Hoàng thượng ban hôn. Muốn đuổi cô ta cũng phải có cái cớ!"
An Kiều phụng phịu: "Vậy cô mẫu còn chần chừ gì mà không hành động?"
Lâm lão phu nhân nhìn theo bóng lưng Bảo Ngọc, bà ta nguýt yêu cô cháu gái: "Dục tốc bất đạt!"
Muốn danh chính ngôn thuận từ hôn Hoàng thượng ban, lí do đưa ra phải là lỗi tày trời.
Bà ta cầm tay An Kiều: "Để từ từ cô mẫu tính!"
"Không ấy, con tính cùng cô mẫu!"
Lòng người khó dò. Kẻ muốn hãm hại mình luôn ủ mưu ở trong bóng tối nên Bảo Ngọc nào biết nào hay.
"Tiểu thư, lão phu nhân đã nói như vậy. Tiểu thư nên xin đi biên quan một chuyến. Vừa thăm Lâm tướng quân vừa làm rõ khuất mắt trong lòng."
Ra biên quan ư?
Chuyện này không phải nàng chưa từng nghĩ đến. Mà nàng đang e ngại. Nếu nàng tự ý đi, mẫu thân chàng ở nhà có chuyện gì, Lâm Chính sẽ về trách móc. Ngàn dặm xa xôi thân nữ nhi biết có được tướng công mong chờ?
Thư đi đã ngàn lá, thư về một bức cũng không!
Nàng không biết mình ôm mộng tưởng này được bao lâu?
Chiều nay, nơi biên ải chợt có gió lớn.
Lâm Chính vừa nhận được thánh chỉ. Nội dung: Ngày mai đích thân Thái tử ra trấn giữ biên quan.
Đây là việc một người sắp kế vị ngai vàng nên làm. Hiểu rõ tình hình biên cương, biết được an nguy giang sơn, nắm giữ binh quyền trong tay, vị hoàng đế kế vị mới thật sự ngồi vững trên ngai vàng.
Nhưng không hiểu sao lòng Lâm Chính cứ thấp thỏm lo âu.
Danh sách chương