"Bùa hộ mệnh của bà sao? Nghe nực cười!
Phàm ai thấy vật gì có lợi cho mình đều muốn chiếm làm của riêng. Bà cũng vậy. Mà bản cô nương cũng vậy. Ở đâu ra thói lấy cắp thư người khác rồi bảo là bùa hộ mạng của riêng mình? Bà biết để dành hộ bộ con này ngu không biết hả?"
Cổ nhân đã dạy: lòng người sâu thẳm khó dò. Bà vậy mà chủ quan. Già hai lớp tóc còn ngu si để đứa nhãi ranh lợi dụng đưa vô tròng. Để giờ này nó có cơ hội quật ngược lại con trai bà.
"Chàng để thiếp sống cũng là tự mở đường sống cho Phương gia, Lâm gia và bản thân chàng.
Vì trả thù cho ả đàn bà mà để bao sinh linh đầu rơi máu chảy chàng thấy có đáng không?"
Lâm Chính nhàn nhạt trả lời: "Đáng hay không đáng...do ta tự quyết. Cô là thá gì lên giọng cuồng ngôn?"
Thanh liễu diệp kiếm vút lên. Không ai thấy nó lướt qua cổ An Kiều như thế nào? Chỉ thấy một giây sau cô ta đổ quật xuống đất. Máu từ cổ chảy ra thành vũng nhưng không một ai phát hiện ở đó có vết cắt nào!
"Bẩm, tướng quân! Hòm gỗ đựng kỉ vật Lâm thiếu phu nhân đã tìm thấy!" Thuộc hạ của Lâm Chính xách cổ ả nha hoàn của An Kiều lôi về khi cô ta đang ôm hòm kỉ vật lẩn trốn tìm đường về An phủ. Viên thuộc hạ tay nâng cao hòm gỗ trả về chính chủ trước đôi mắt kinh ngạc của Lâm lão phu nhân.
Bà nhìn chằm chằm vào Lâm Chính. Đôi mắt hiền từ một người mẹ khâm phục đứa con trai bảo bối của Lâm gia.
Nhưng con trai bà chỉ nhìn bà bằng đôi mắt lạnh lẽo. Nó không nói không rằng, đẩy tới trước mặt bà một hòm gỗ khác: "Trong này là lộc vua ban. Con những tưởng để dành cho con của con sau này thành gia lập thất. Giờ ước vọng đó không còn, con xin trao nó cho mẫu thân để mẹ dưỡng già.
Xin thứ tội bất hiếu cho Lâm Chính!"
Lâm lão phu nhân còn ngơ ngác chưa hiểu ý con. Lâm Chính đã ôm di ảnh Bảo Ngọc vào lòng. Nhìn nương tử lần cuối, chính tay đậy lại nắp quan.
Dưới ánh nến rực cháy quanh quan tài đỏ, chàng cẩn thận đọc từng bức thư nàng gửi. Đọc tới đâu, nước mắt chàng chảy dài tới đó.
"Lâm Chính! Hôm nay, là lễ thân nghinh của hai ta, cho phép thiếp từ đây được gọi chàng bằng hai tiếng thân thương 'tướng công'...
Lẽ ra, thiếp nên chờ chàng về đích thân mang kiệu hoa qua Phương phủ đón thiếp. Nhưng lệnh vua ban khó tránh. Thôi thì tùy cơ ứng biến, thiếp sợ lần lữa sẽ lỡ làng tơ duyên..."
"Phu quân, đêm nay trời trở lạnh! Thiếp nằm trong chăn êm, nệm ấm nghĩ thương chàng giá lạnh ngoài biên quan..."
"Đã hai tuần trăng trôi qua, lòng thiếp khắc khoải sầu lo mong ngóng tin chàng. Thiếp biết việc quân rất bận, song vẫn hoài mong ba chữ 'ta bình an'..."
"Dạo này thiếp nhớ chàng nhiều nên nhắc chàng suốt. Ở ngoài đó, chàng có nhớ thiếp không?..."
.....
"Phu quân, thiếp nghe phụ thân nói tháng sau Thái tử và Thái tử phi sẽ ra trấn giữ biên quan. Gặp muội ấy, chàng nhớ giữ kĩ cái tên: Bảo Ngọc..."
Đêm dần tàn canh. Những cánh thư trong hòm gỗ cũng dần vơi đi và cháy theo những tờ vàng mã. Nến đã dần tàn. Tàn như sinh mệnh một kiếp người.
Lâm Chính quẹt khô dòng nước mắt, sụp lạy mẫu thân: "Xin mẹ hãy đặt chúng con nằm cạnh nhau. Một áo quan, một mộ! Và khắc lên đó hai chữ phu thê Chính Bảo để tránh họa diệt vong cho hai nhà Lâm - Phương.
Mẫu thân hãy bảo trọng!"
Chàng quay sang a hoàn Bảo Ngọc: "Thúy Vân, thay phu thê ta chăm sóc cho nhạc phụ, nhạc mẫu. Nói với hai người: Lâm Chính và Bảo Ngọc đã đoàn viên bên nhau."
Thanh liễu diệp kiếm lại vung lên.
Thời gian như lắng đọng.
Không gian như đông cứng.
Lâm Chính vẫn đứng đó. Tay ôm chặt di ảnh nương tử, đôi mắt tha thiết nhìn nàng, nơi đáy mắt rực sáng câu ước thề: mãi ngàn đời son sắt thủy chung.
Lâm lão phu nhân như hóa đá, á khẩu không thốt nên lời khi thấy từ cổ con dòng máu đỏ rỉ ra theo vết cắt của thanh liễu diệp kiếm.
Bà muốn gọi con, gọi to hai tiếng: "Chính nhi!" nhưng không thể gọi được nữa.
Muôn hô lên ai đó mau cứu giúp đứa con tội nghiệp của bà cũng không gọi được. Cơ thể già yếu sau một đêm đổ quật theo bóng cao lớn của con.
Lâm Chính à, Lâm Chính!
Sinh lực dường như bị hút sạch, bà cố trườn lại ôm lấy xác con. Một cái xác dần hóa lạnh. Hai bàn tay không ngừng run lẩy bẩy bịt giữ dòng máu đỏ cho con. Nhưng tất cả đều đã muộn.
Máu đã khô.
Nến đã tàn.
Dầu đã cạn.
Một linh hồn vừa bay vút lên cao. Linh hồn ấy không một chút lưu luyến Lâm gia. Linh hồn lo đi tìm người thương.
"Bảo Ngọc à, Lâm Chính mãi yêu nàng. Một ngày yêu. Một kiếp yêu. Vạn kiếp thương. Ngàn năm không bao giờ thay đổi. Nàng đừng quên ta nghe. Nhớ đợi ta. Lâm Chính sẽ đến tìm nàng. Dù một năm. Hai năm. Ba năm...Mười năm...Hay trăm năm...Ngàn năm...Lâm Chính này cũng mãi đi tìm nàng.
Bảo Ngọc! Phương Bảo Ngọcccccc!!!!
Nàng ở đâuuuuuuuu!!!!!"
Chốn hư không, hồn Lâm Chính lang thang đi tìm nương tử.
Chốn hồng trần giờ này kèn trống vang lên, cờ tang phất phới bay rợp trắng Lâm phủ.
Thoáng đâu đây lại vang lên điệu ru buồn:
"Đời người có mấy giấc mơ
Chàng mơ chinh chiến thiếp mơ bóng chàng."
Phàm ai thấy vật gì có lợi cho mình đều muốn chiếm làm của riêng. Bà cũng vậy. Mà bản cô nương cũng vậy. Ở đâu ra thói lấy cắp thư người khác rồi bảo là bùa hộ mạng của riêng mình? Bà biết để dành hộ bộ con này ngu không biết hả?"
Cổ nhân đã dạy: lòng người sâu thẳm khó dò. Bà vậy mà chủ quan. Già hai lớp tóc còn ngu si để đứa nhãi ranh lợi dụng đưa vô tròng. Để giờ này nó có cơ hội quật ngược lại con trai bà.
"Chàng để thiếp sống cũng là tự mở đường sống cho Phương gia, Lâm gia và bản thân chàng.
Vì trả thù cho ả đàn bà mà để bao sinh linh đầu rơi máu chảy chàng thấy có đáng không?"
Lâm Chính nhàn nhạt trả lời: "Đáng hay không đáng...do ta tự quyết. Cô là thá gì lên giọng cuồng ngôn?"
Thanh liễu diệp kiếm vút lên. Không ai thấy nó lướt qua cổ An Kiều như thế nào? Chỉ thấy một giây sau cô ta đổ quật xuống đất. Máu từ cổ chảy ra thành vũng nhưng không một ai phát hiện ở đó có vết cắt nào!
"Bẩm, tướng quân! Hòm gỗ đựng kỉ vật Lâm thiếu phu nhân đã tìm thấy!" Thuộc hạ của Lâm Chính xách cổ ả nha hoàn của An Kiều lôi về khi cô ta đang ôm hòm kỉ vật lẩn trốn tìm đường về An phủ. Viên thuộc hạ tay nâng cao hòm gỗ trả về chính chủ trước đôi mắt kinh ngạc của Lâm lão phu nhân.
Bà nhìn chằm chằm vào Lâm Chính. Đôi mắt hiền từ một người mẹ khâm phục đứa con trai bảo bối của Lâm gia.
Nhưng con trai bà chỉ nhìn bà bằng đôi mắt lạnh lẽo. Nó không nói không rằng, đẩy tới trước mặt bà một hòm gỗ khác: "Trong này là lộc vua ban. Con những tưởng để dành cho con của con sau này thành gia lập thất. Giờ ước vọng đó không còn, con xin trao nó cho mẫu thân để mẹ dưỡng già.
Xin thứ tội bất hiếu cho Lâm Chính!"
Lâm lão phu nhân còn ngơ ngác chưa hiểu ý con. Lâm Chính đã ôm di ảnh Bảo Ngọc vào lòng. Nhìn nương tử lần cuối, chính tay đậy lại nắp quan.
Dưới ánh nến rực cháy quanh quan tài đỏ, chàng cẩn thận đọc từng bức thư nàng gửi. Đọc tới đâu, nước mắt chàng chảy dài tới đó.
"Lâm Chính! Hôm nay, là lễ thân nghinh của hai ta, cho phép thiếp từ đây được gọi chàng bằng hai tiếng thân thương 'tướng công'...
Lẽ ra, thiếp nên chờ chàng về đích thân mang kiệu hoa qua Phương phủ đón thiếp. Nhưng lệnh vua ban khó tránh. Thôi thì tùy cơ ứng biến, thiếp sợ lần lữa sẽ lỡ làng tơ duyên..."
"Phu quân, đêm nay trời trở lạnh! Thiếp nằm trong chăn êm, nệm ấm nghĩ thương chàng giá lạnh ngoài biên quan..."
"Đã hai tuần trăng trôi qua, lòng thiếp khắc khoải sầu lo mong ngóng tin chàng. Thiếp biết việc quân rất bận, song vẫn hoài mong ba chữ 'ta bình an'..."
"Dạo này thiếp nhớ chàng nhiều nên nhắc chàng suốt. Ở ngoài đó, chàng có nhớ thiếp không?..."
.....
"Phu quân, thiếp nghe phụ thân nói tháng sau Thái tử và Thái tử phi sẽ ra trấn giữ biên quan. Gặp muội ấy, chàng nhớ giữ kĩ cái tên: Bảo Ngọc..."
Đêm dần tàn canh. Những cánh thư trong hòm gỗ cũng dần vơi đi và cháy theo những tờ vàng mã. Nến đã dần tàn. Tàn như sinh mệnh một kiếp người.
Lâm Chính quẹt khô dòng nước mắt, sụp lạy mẫu thân: "Xin mẹ hãy đặt chúng con nằm cạnh nhau. Một áo quan, một mộ! Và khắc lên đó hai chữ phu thê Chính Bảo để tránh họa diệt vong cho hai nhà Lâm - Phương.
Mẫu thân hãy bảo trọng!"
Chàng quay sang a hoàn Bảo Ngọc: "Thúy Vân, thay phu thê ta chăm sóc cho nhạc phụ, nhạc mẫu. Nói với hai người: Lâm Chính và Bảo Ngọc đã đoàn viên bên nhau."
Thanh liễu diệp kiếm lại vung lên.
Thời gian như lắng đọng.
Không gian như đông cứng.
Lâm Chính vẫn đứng đó. Tay ôm chặt di ảnh nương tử, đôi mắt tha thiết nhìn nàng, nơi đáy mắt rực sáng câu ước thề: mãi ngàn đời son sắt thủy chung.
Lâm lão phu nhân như hóa đá, á khẩu không thốt nên lời khi thấy từ cổ con dòng máu đỏ rỉ ra theo vết cắt của thanh liễu diệp kiếm.
Bà muốn gọi con, gọi to hai tiếng: "Chính nhi!" nhưng không thể gọi được nữa.
Muôn hô lên ai đó mau cứu giúp đứa con tội nghiệp của bà cũng không gọi được. Cơ thể già yếu sau một đêm đổ quật theo bóng cao lớn của con.
Lâm Chính à, Lâm Chính!
Sinh lực dường như bị hút sạch, bà cố trườn lại ôm lấy xác con. Một cái xác dần hóa lạnh. Hai bàn tay không ngừng run lẩy bẩy bịt giữ dòng máu đỏ cho con. Nhưng tất cả đều đã muộn.
Máu đã khô.
Nến đã tàn.
Dầu đã cạn.
Một linh hồn vừa bay vút lên cao. Linh hồn ấy không một chút lưu luyến Lâm gia. Linh hồn lo đi tìm người thương.
"Bảo Ngọc à, Lâm Chính mãi yêu nàng. Một ngày yêu. Một kiếp yêu. Vạn kiếp thương. Ngàn năm không bao giờ thay đổi. Nàng đừng quên ta nghe. Nhớ đợi ta. Lâm Chính sẽ đến tìm nàng. Dù một năm. Hai năm. Ba năm...Mười năm...Hay trăm năm...Ngàn năm...Lâm Chính này cũng mãi đi tìm nàng.
Bảo Ngọc! Phương Bảo Ngọcccccc!!!!
Nàng ở đâuuuuuuuu!!!!!"
Chốn hư không, hồn Lâm Chính lang thang đi tìm nương tử.
Chốn hồng trần giờ này kèn trống vang lên, cờ tang phất phới bay rợp trắng Lâm phủ.
Thoáng đâu đây lại vang lên điệu ru buồn:
"Đời người có mấy giấc mơ
Chàng mơ chinh chiến thiếp mơ bóng chàng."
Danh sách chương