“Anh vẫn nên thử thi đại học thì hơn, kết quả thế nào cũng không quan trọng.” Một bên má Phí Nghê vẫn dán lên lưng Phương Mục Dương. “Thi không đỗ cũng không sao, dù sao anh vẫn có thể vẽ tranh mà. Đợi khi nào anh vẽ đủ nhiều, chúng ta có thể mở một triển lãm nhỏ trong nhà. Bây giờ hai ta đã khá hơn trước nhiều rồi, em có thể đi học hưởng lương, ra trường lương còn tăng nữa, ngoài việc vẽ tranh liên hoàn lấy tiền nhuận bút ra thì anh không cần làm thêm mấy việc không liên qua đâu, cho dù bây giờ anh có thôi vẽ tranh liên hoàn thì cuộc sống của chúng ta cũng không ảnh hưởng gì cả. Chúng ta có tiền tiết kiệm, sau khi tốt nghiệp lương tháng của em cũng sẽ được hơn năm mươi tệ, hai người tiêu vẫn thoải mái…”
“Em đang chuẩn bị làm nhà tài trợ cho anh đấy à?”
Phí Nghê xoa bóp cánh tay của Phương Mục Dương. “Làm gì có nhà tài trợ nào nghèo thế?” Cô xem sách của Phương Mục Dương đựng trong hòm, biết có những họa sĩ cần phải dựa vào nhà tài trợ riêng để duy trì cuộc sống. Cô có thể nuôi anh một hai năm, nhưng lâu hơn nữa thì không được. Cái miệng của anh cực kỳ kén chọn, sau khi làm trong nhà hàng yêu cầu với việc ăn uống càng cao, cứ thi thoảng lại phải ăn cá hấp với mì bào ngư đóng hộp… Nếu như tháng nào cũng ăn cải thảo, cô có nuôi anh cả đời cũng không thành vấn đề.
“Hàng tháng chỉ cần có cải thảo ăn là được, anh không kén ăn đâu. Em thấy được không?”
Phí Nghê cho rằng anh đang đùa, liền đồng ý: “Thỉnh thoảng cũng sẽ có bữa cải thiện, không nhất thiết phải ăn cải thảo mãi đâu.”
Phương Mục Dương lập tức cho là thật: “Thế em muốn anh vẽ gì cho em nào? Anh có nghĩa vụ thỏa mãn yêu cầu của em.”
Phương Mục Dương bày tỏ, ngoài vẽ tranh ra, anh còn có thể giúp Phí Nghê trải chăn dọn giường, bất kể cô muốn gì anh cũng sẽ đáp ứng cả.
Phí Nghê hỏi: “Anh nói thật hả? Em muốn anh làm gì anh cũng làm à?”
“Đương nhiên là thật.”
“Em hi vọng anh tham gia thi đại học cùng em, có anh thì em sẽ yên tâm hơn.” Cô nghĩ với nền tảng của Phương Mục Dương thì nước đến chân mới nhảy thế này chưa chắc đã thi đỗ nổi, nhưng sang năm vẫn còn có thể thi tiếp, lần này coi như thử sức xem sao. Lỡ như may mắn thi đỗ, thì lại càng tốt.
Phương Mục Dương nắm chặt lấy tay Phí Nghê, nói: “Em ôm anh chặt quá.”
Phí Nghê ngượng ngùng thả lỏng vòng tay, Phương Mục Dương xoay người, ôm lấy cô: “Cũng nên đến lượt anh ôm em rồi.”
Phương Mục Dương ôm Phí Nghê còn chặt hơn, anh giữ lấy khuôn mặt cô, hôn lên trán cô một cái, rồi dần dần hôn xuống dưới.
Phí Nghê ngẩng đầu lên phối hợp với những nụ hôn của Phương Mục Dương. Đến khi đôi môi anh chuyển tới tai cô, Phí Nghê không thể không nói: “Chúng ta đi ôn bài đi.” Cô sợ cứ tiếp tục như thế này thì cô sẽ không thể từ chối anh được nữa. Từ giờ đến kỳ thi đại học chỉ còn có hơn một tháng, ngoài thời gian nghỉ ngơi ra thì còn lại đều phải dùng để ôn tập.
Phương Mục Dương dán môi lên tai Phí Nghê, cuối cùng nói một tiếng “được”.
Anh sờ nắn vành tai cô: “Chỉ có điều khi nào thi đại học xong, anh phải bù đắp lại tất cả phần nghĩa vụ mình thiếu sót.”
Phí Nghê “ừm” một tiếng, tiếng ừm này rất khẽ, nhưng vẫn truyền đến tai Phương Mục Dương một cách vô cùng chuẩn xác.
Phương Mục Dương đành phải tiếp tục chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh đại học. Anh chỉ có một yêu cầu với Phí Nghê, đó là không ai được phép lo việc cho ai. Nếu Phí Nghê dùng thời gian của mình để rà soát trọng điểm ôn tập cho anh, anh sẽ không tham gia thi đại học nữa. Thấy anh kiên quyết như vậy, Phí Nghê đành phải mặc anh. Yêu cầu của cô với Phương Mục Dương không cao, chỉ cần lần này anh đi thi, tìm chút cảm giác là được.
Phương Mục Dương mặc dù nói không ai được phép lo việc cho ai nhưng anh vẫn dùng mọi cách để tìm ra đề thi đại học mười mấy năm trước, đưa cho Phí Nghê. Phí Nghê hỏi Phương Mục Dương: “Đề này của anh từ đâu ra đấy?”
“Chuyện này em không cần quan tâm, chỉ cần biết đây là đề thật là được.”
Đi kèm với đề còn có đáp án tiêu chuẩn.
Đáp án là cha mẹ chồng Phí Nghê viết. Vốn dĩ loại việc như thế này chỉ cần đàn em trong trường bọn họ phụ trách là được, bọn họ không cần phải đích thân làm. Thế nhưng hiện tại họ rất sợ làm phiền người khác, vậy nên cả hai đều tự mình soạn đáp án cho các con.
Hai vị bề trên đã hạ mình giải đề, Phương Mục Dương còn có thái độ nghi ngờ với đáp án của ông Phương, khiến ông cực kỳ khó chịu: “Anh quá coi thường cha anh rồi đấy, chẳng nhẽ loại đề đơn giản như đề thi đại học này tôi lại không làm nổi ư?” Đúng là nực cười.
Phương Mục Dương kịp thời trấn an cha mình: “Văn chương tiểu học cha lại càng không viết được. Học sinh trung học bình thường sao có thể đạt tới trình độ của cha chứ, không những không đạt được, mà còn không thể hiểu nổi.”
Chẳng mấy khi được nghịch tử khen, ông Phương cho rằng nó nói cũng khá có lý, bèn giúp Phương Mục Dương tìm một người trẻ tuổi, làm lại bài thi lần nữa. Lần này Phương Mục Dương không xem đáp án nữa, cứ thế cầm về đưa cho Phí Nghê.
Phí Nghê bảo Phương Mục Dương cùng làm thử đề một lần, làm xong hai người sẽ cùng nhau so với đáp án.
Phương Mục Dương từ chối rất dứt khoát, lý do là anh không muốn hủy hoại hình tượng của mình trong lòng cô. Còn nguyên nhân thực sự là anh lười làm, cho dù đáp án có bày trước mắt anh cũng chẳng muốn chép lấy một chữ.
Phí Nghê ngại không dám nói với Phương Mục Dương, kỳ thực cô chẳng hề trông đợi gì ở anh, cho dù anh có làm kém đến mấy thì cô cũng không bất ngờ.
Thế nên cô đành phải đổi sang một cách nói khác: “Em thích anh cũng đâu phải vì thành tích của anh tốt. Cho dù anh có làm bài thế nào cũng không ảnh hưởng gì tới cách nhìn của em về anh.” Cách nhìn của cô về anh chính là, anh căn bản sẽ chẳng làm được mấy bài.
Nhưng cuối cùng Phương Mục Dương vẫn khiến Phí Nghê bất ngờ, anh làm bài tốt hơn cô tưởng tượng rất nhiều.
Rất nhiều kiểu đề đối với người khác là kiến thức, nhưng đối với Phương Mục Dương mà nói chính là thường thức(1). Tuy anh chẳng có bao nhiêu kiến thức, nhưng lại có rất nhiều thường thức.
(1) Thường thức: Những tri thức, hiểu biết phổ thông về một vấn đề, một chuyên ngành nào đó. (Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng”, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Giáo Dục, 2005)
Phí Nghê sao chép chỗ đề Phương Mục Dương lấy được cho anh trai mình, trong quá trình sao chép lại làm lại một lần nữa.
Phí Đình vốn không định tham gia kỳ thi đại học, nhưng lại không chịu nổi việc Lâm Mai tranh cãi với mình. Lâm Mai nói nếu Phí Đình không ghi danh để đi thi, chị sẽ bỏ đứa nhỏ kia, dù sao Phí Đình cũng là vì con nên mới không đi thi đại học.
Phí Đình cũng không hoàn toàn nhượng bộ: “Nếu em cảm thấy học đại học tốt như thế thì em tự đi thi đi. Năm nay không được thì năm sau thi lại. Em đi học đại học, anh ở nhà trông con.”
“Anh cứ bắt ép em đi, đâu phải anh không biết chỉ cần thấy sách là em đã đau đầu rồi. Hồi cấp ba lúc nào em cũng mong người ta hủy bỏ việc thi đại học, hủy bỏ rồi em sẽ không cần phải giải thích với cha mẹ tại sao mình lại thi không đỗ nữa. Lúc kỳ thi đại học thật sự bị hủy bỏ, anh không biết em vui mừng đến cỡ nào đâu, vui chẳng khác nào đang nằm mơ ý, còn thầm nghĩ rốt cuộc cũng tránh được một kiếp nạn. Nhưng mộng đẹp thành sự thật cũng chẳng phải là chuyện tốt, em vốn chờ tốt nghiệp cấp ba xong là sẽ tham gia tuyển dụng công nhân để đi làm xưởng, cuối cùng chỉ chờ được xuống nông thôn cắm đội. Đi cắm đội gặp anh, em còn nghĩ thì ra phần tốt đẹp đang đợi mình ở nơi này, ông trời đối xử với mình cũng không tệ lắm. Kết quả kỳ thi đại học hủy một mạch suốt nhiều năm, cũng cản trở luôn cả anh. Có đôi khi em vẫn nghĩ, nếu không bỏ thi đại học thì tốt biết bao, anh sẽ không cần phải chật vật như vậy nữa.” Nếu không nhờ có Phí Nghê giúp đỡ, Phí Đình hiện giờ cũng chưa chắc có thể trở về.
“Em ấy.” Phí Đình vốn định nói “em ấy, sao có thể thiển cận đến mức đấy chứ”. Nhưng anh lược bỏ vế sau, chỉ nói: “Chuyện này đừng có nói với người khác.” Đây chẳng phải là hoạt động tinh thần vinh quang gì, vậy mà vẫn có thể vô tư nói ra, chẳng thèm giấu giếm gì cả.
“Em đâu có ngốc, em chỉ nói với anh thôi.” Lâm Mai nhịn không được mà suy diễn. “Nếu việc thi đại học không bị hủy bỏ, anh hẳn là cũng sẽ không kết hôn với em.”
“Cho dù có thế nào anh cũng sẽ kết hôn với em. Anh thích những người thông minh như em mà.”
“Anh mà còn chọc em nữa là em không thèm để ý tới anh đâu. Anh đi đăng ký đi, cứ thi ở học viện Kỹ thuật gần nhà mình cũng được, dù đi học thì buổi trưa cũng có thể về nhà ăn cơm.”
Phí Đình không định thi đại học là vì không muốn tăng thêm gánh nặng cho Lâm Mai, giờ Lâm Mai đã tỏ thái độ như vậy, anh cũng không còn lý do để không tham gia thi nữa, sau khi ghi danh liền dành hết thời gian ôn tập. Phí Đình không giống với Phí Nghê và Nghê Phương Mục Dương, anh đã sắp ba mươi rồi, không có vốn liếng để thử lỗi rồi sửa sai, cần phải thi đỗ ngay lần đầu tiên mới được.
Buổi trưa Phí Nghê thường đi tìm anh trai mình, đưa anh sữa bột, sữa mạch nha, trứng luộc nước trà của Phương Mục Dương, và cả bài thi cô đã làm cùng với tài liệu ôn tập.
Ngoài tài liệu ôn tập ra thì những thứ khác Phí Đình đều không nhận. Sau một khoảng thời gian tiếp xúc, Phí Đình có ấn tượng rất tốt với chồng của em gái mình. Tuy nhiên đồ đạc anh đóng gần đây đều là Phương Mục Dương bán hộ, Phí Nghê lại còn mang không ít thứ sang nhà cha mẹ, cho dù nói là mua bằng lương của Phí Nghê thì vẫn là tài sản chung của gia đình, đôi ba lần thì không sao, nhưng mà quá nhiều lần thì… Phí Đình không muốn vì mình mà tình cảm vợ chồng của em gái bị sứt mẻ, không muốn Phương Mục Dương coi nhà họ như gánh nặng của Phí Nghê.
“Những thứ này đều là để biếu cha mẹ chị dâu, anh không thể từ chối thay bọn họ được.”
Phí Nghê đã nói đến thế, Phí Đình cũng không thể từ chối nữa. Mùa đông đến, Phí Đình lại mua một sọt than tổ ong lớn, mang qua nhà em gái và em rể mình.
Chất than rất tốt, lửa cháy rất mạnh. Phương Mục Dương không phải người tiết kiệm gì, nhưng ở nhà anh cũng chẳng dùng bao nhiêu than, bởi vì anh cảm thấy không cần thiết.
Ban ngày Phương Mục Dương không đi làm, nhưng cũng không ôn bài mấy. Anh dành phần lớn thời gian vào việc vẽ tranh, mà không gian vẽ cũng không giới hạn trong tiểu viện của mình, nơi nào đi được anh đều đi cả. Có hôm anh còn ra tận ngoại thành, ngồi bên cánh đồng vẽ tranh, gió lớn vù vù thổi, luồn cả vào cổ áo anh, song anh cũng không để ý. Vẽ tranh xong, anh lại mua ít trứng gà dân làng bán, trứng gà ở cửa hàng thực phẩm phụ vốn chẳng đủ ăn. Phương Mục Dương đạp xe trở về thành phố, gió trên đường thậm chí còn khiến anh thấy nóng hơn, anh quá sốt ruột về nhà. Mỗi lần ra ngoài, bất kể có đi bao xa thì anh vẫn đều cố gắng quay về trước lúc Phí Nghê tan làm. Trong những ngày lạnh lẽo này, anh luôn giúp cô làm ấm nhà thêm một chút.
Có đôi khi Phương Mục Dương ngồi trong phòng vẽ vẽ tranh cả ngày, đến lúc Phí Nghê sắp về, anh lại mau chóng đi tắm, gột sạch mùi dầu thông trên người mình. Khi nhà đã ấm áp hơn, anh liền ngồi bên bàn học để đợi Phí Nghê. Phí Nghê về nhà sẽ thấy Phương Mục Dương đang đọc sách. Mỗi lúc như thế, cô đều bảo Phương Mục Dương đừng học nữa, nghỉ ngơi một chút để còn chuẩn bị ăn cơm. Cô luôn luôn cướp được những món có thịt.
Thỉnh thoảng có không cướp được thì thức ăn của bọn họ cũng không tệ. Tuy Phương Mục Dương không làm việc ở nhà hàng nữa nhưng Phí Nghê còn ăn ngon hơn hồi ấy một chút. Thịt dê ít được cung ứng, thời gian cung ứng cũng thất thường, từ hơn bốn giờ sáng Phương Mục Dương đã xếp hàng để mua thịt dê. Thịt mua về rồi được thái lát mỏng rồi nhúng trên bếp cồn để ăn. Dầu kho tôm, tương vừng, đậu phụ lên men hay gia vị đều không có, chỉ ăn mỗi thịt không nhưng cũng đã rất ngon rồi. Bọn họ không thiếu thịt ăn, cả mì cũng ăn tô lớn.
Có khi Phí Nghê ôn bài xong muốn thư giãn một chút, liền thái màn thầu thành nhiều miến nhỏ, bọc trứng và bột rồi chiên lên. Bữa khuya của Phương Mục Dương chính là nửa đ ĩa màn thầu chiên như thế kèm theo một ly hồng trà.
Khi Phí Nghê ôn tập vào buổi tối, trong lòng cô thường có một cái túi chườm nóng, còn bên cạnh là một cái bếp than nhỏ. Bếp than có thể dùng để sưởi ấm, cũng có thể nướng hạt dẻ hoặc nướng khoai.
Phí Nghê vừa ăn khoai lang nướng, vừa giúp Phương Mục Dương học thuộc lòng.
Mặc dù Phí Nghê không mong Phương Mục Dương có thể thi một lần là đỗ, nhưng cô cũng không hoàn toàn từ bỏ anh. Bọn họ lại trở thành bạn học của nhau lần nữa. Hai người xuống giường là bạn học, cùng nhau làm bài, cùng nhau ôn tập, lên giường vẫn là bạn học. Phí Nghê ở trên giường vừa là thầy vừa là bạn của Phương Mục Dương, chỉ mỗi không phải là vợ. Ban đêm, khi đã tắt đèn, những lời Phí Nghê muốn nói với Phương Mục Dương bỗng lại trở nên dào dạt. Cô không hề ngại phiền hà, luôn giảng giải lại những điều tâm đắc của mình trong quá trình ôn tập với anh. Đôi khi Phương Mục Dương cảm thấy đây chính báo ứng của anh vì năm xưa đã không tập trung nghe giảng, cho nên hiện tại kết hôn, lên giường rồi vẫn còn phải nghe giảng bài. Để đôi bên không quấy rầy lẫn nhau, Phí Nghê yêu cầu chia chăn với Phương Mục Dương, Phương Mục Dương ôm lấy Phí Nghê qua lớp chăn, Phí Nghê lại bắt anh rút tay về. Nhiệt độ bây giờ rất thấp, nhưng Phương Mục Dương vẫn không chịu cho tay vào chăn. Mùa đông quá lạnh, một người không thể nào ấm áp bằng hai người sát bên nhau được.
“Em đang chuẩn bị làm nhà tài trợ cho anh đấy à?”
Phí Nghê xoa bóp cánh tay của Phương Mục Dương. “Làm gì có nhà tài trợ nào nghèo thế?” Cô xem sách của Phương Mục Dương đựng trong hòm, biết có những họa sĩ cần phải dựa vào nhà tài trợ riêng để duy trì cuộc sống. Cô có thể nuôi anh một hai năm, nhưng lâu hơn nữa thì không được. Cái miệng của anh cực kỳ kén chọn, sau khi làm trong nhà hàng yêu cầu với việc ăn uống càng cao, cứ thi thoảng lại phải ăn cá hấp với mì bào ngư đóng hộp… Nếu như tháng nào cũng ăn cải thảo, cô có nuôi anh cả đời cũng không thành vấn đề.
“Hàng tháng chỉ cần có cải thảo ăn là được, anh không kén ăn đâu. Em thấy được không?”
Phí Nghê cho rằng anh đang đùa, liền đồng ý: “Thỉnh thoảng cũng sẽ có bữa cải thiện, không nhất thiết phải ăn cải thảo mãi đâu.”
Phương Mục Dương lập tức cho là thật: “Thế em muốn anh vẽ gì cho em nào? Anh có nghĩa vụ thỏa mãn yêu cầu của em.”
Phương Mục Dương bày tỏ, ngoài vẽ tranh ra, anh còn có thể giúp Phí Nghê trải chăn dọn giường, bất kể cô muốn gì anh cũng sẽ đáp ứng cả.
Phí Nghê hỏi: “Anh nói thật hả? Em muốn anh làm gì anh cũng làm à?”
“Đương nhiên là thật.”
“Em hi vọng anh tham gia thi đại học cùng em, có anh thì em sẽ yên tâm hơn.” Cô nghĩ với nền tảng của Phương Mục Dương thì nước đến chân mới nhảy thế này chưa chắc đã thi đỗ nổi, nhưng sang năm vẫn còn có thể thi tiếp, lần này coi như thử sức xem sao. Lỡ như may mắn thi đỗ, thì lại càng tốt.
Phương Mục Dương nắm chặt lấy tay Phí Nghê, nói: “Em ôm anh chặt quá.”
Phí Nghê ngượng ngùng thả lỏng vòng tay, Phương Mục Dương xoay người, ôm lấy cô: “Cũng nên đến lượt anh ôm em rồi.”
Phương Mục Dương ôm Phí Nghê còn chặt hơn, anh giữ lấy khuôn mặt cô, hôn lên trán cô một cái, rồi dần dần hôn xuống dưới.
Phí Nghê ngẩng đầu lên phối hợp với những nụ hôn của Phương Mục Dương. Đến khi đôi môi anh chuyển tới tai cô, Phí Nghê không thể không nói: “Chúng ta đi ôn bài đi.” Cô sợ cứ tiếp tục như thế này thì cô sẽ không thể từ chối anh được nữa. Từ giờ đến kỳ thi đại học chỉ còn có hơn một tháng, ngoài thời gian nghỉ ngơi ra thì còn lại đều phải dùng để ôn tập.
Phương Mục Dương dán môi lên tai Phí Nghê, cuối cùng nói một tiếng “được”.
Anh sờ nắn vành tai cô: “Chỉ có điều khi nào thi đại học xong, anh phải bù đắp lại tất cả phần nghĩa vụ mình thiếu sót.”
Phí Nghê “ừm” một tiếng, tiếng ừm này rất khẽ, nhưng vẫn truyền đến tai Phương Mục Dương một cách vô cùng chuẩn xác.
Phương Mục Dương đành phải tiếp tục chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh đại học. Anh chỉ có một yêu cầu với Phí Nghê, đó là không ai được phép lo việc cho ai. Nếu Phí Nghê dùng thời gian của mình để rà soát trọng điểm ôn tập cho anh, anh sẽ không tham gia thi đại học nữa. Thấy anh kiên quyết như vậy, Phí Nghê đành phải mặc anh. Yêu cầu của cô với Phương Mục Dương không cao, chỉ cần lần này anh đi thi, tìm chút cảm giác là được.
Phương Mục Dương mặc dù nói không ai được phép lo việc cho ai nhưng anh vẫn dùng mọi cách để tìm ra đề thi đại học mười mấy năm trước, đưa cho Phí Nghê. Phí Nghê hỏi Phương Mục Dương: “Đề này của anh từ đâu ra đấy?”
“Chuyện này em không cần quan tâm, chỉ cần biết đây là đề thật là được.”
Đi kèm với đề còn có đáp án tiêu chuẩn.
Đáp án là cha mẹ chồng Phí Nghê viết. Vốn dĩ loại việc như thế này chỉ cần đàn em trong trường bọn họ phụ trách là được, bọn họ không cần phải đích thân làm. Thế nhưng hiện tại họ rất sợ làm phiền người khác, vậy nên cả hai đều tự mình soạn đáp án cho các con.
Hai vị bề trên đã hạ mình giải đề, Phương Mục Dương còn có thái độ nghi ngờ với đáp án của ông Phương, khiến ông cực kỳ khó chịu: “Anh quá coi thường cha anh rồi đấy, chẳng nhẽ loại đề đơn giản như đề thi đại học này tôi lại không làm nổi ư?” Đúng là nực cười.
Phương Mục Dương kịp thời trấn an cha mình: “Văn chương tiểu học cha lại càng không viết được. Học sinh trung học bình thường sao có thể đạt tới trình độ của cha chứ, không những không đạt được, mà còn không thể hiểu nổi.”
Chẳng mấy khi được nghịch tử khen, ông Phương cho rằng nó nói cũng khá có lý, bèn giúp Phương Mục Dương tìm một người trẻ tuổi, làm lại bài thi lần nữa. Lần này Phương Mục Dương không xem đáp án nữa, cứ thế cầm về đưa cho Phí Nghê.
Phí Nghê bảo Phương Mục Dương cùng làm thử đề một lần, làm xong hai người sẽ cùng nhau so với đáp án.
Phương Mục Dương từ chối rất dứt khoát, lý do là anh không muốn hủy hoại hình tượng của mình trong lòng cô. Còn nguyên nhân thực sự là anh lười làm, cho dù đáp án có bày trước mắt anh cũng chẳng muốn chép lấy một chữ.
Phí Nghê ngại không dám nói với Phương Mục Dương, kỳ thực cô chẳng hề trông đợi gì ở anh, cho dù anh có làm kém đến mấy thì cô cũng không bất ngờ.
Thế nên cô đành phải đổi sang một cách nói khác: “Em thích anh cũng đâu phải vì thành tích của anh tốt. Cho dù anh có làm bài thế nào cũng không ảnh hưởng gì tới cách nhìn của em về anh.” Cách nhìn của cô về anh chính là, anh căn bản sẽ chẳng làm được mấy bài.
Nhưng cuối cùng Phương Mục Dương vẫn khiến Phí Nghê bất ngờ, anh làm bài tốt hơn cô tưởng tượng rất nhiều.
Rất nhiều kiểu đề đối với người khác là kiến thức, nhưng đối với Phương Mục Dương mà nói chính là thường thức(1). Tuy anh chẳng có bao nhiêu kiến thức, nhưng lại có rất nhiều thường thức.
(1) Thường thức: Những tri thức, hiểu biết phổ thông về một vấn đề, một chuyên ngành nào đó. (Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng”, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Giáo Dục, 2005)
Phí Nghê sao chép chỗ đề Phương Mục Dương lấy được cho anh trai mình, trong quá trình sao chép lại làm lại một lần nữa.
Phí Đình vốn không định tham gia kỳ thi đại học, nhưng lại không chịu nổi việc Lâm Mai tranh cãi với mình. Lâm Mai nói nếu Phí Đình không ghi danh để đi thi, chị sẽ bỏ đứa nhỏ kia, dù sao Phí Đình cũng là vì con nên mới không đi thi đại học.
Phí Đình cũng không hoàn toàn nhượng bộ: “Nếu em cảm thấy học đại học tốt như thế thì em tự đi thi đi. Năm nay không được thì năm sau thi lại. Em đi học đại học, anh ở nhà trông con.”
“Anh cứ bắt ép em đi, đâu phải anh không biết chỉ cần thấy sách là em đã đau đầu rồi. Hồi cấp ba lúc nào em cũng mong người ta hủy bỏ việc thi đại học, hủy bỏ rồi em sẽ không cần phải giải thích với cha mẹ tại sao mình lại thi không đỗ nữa. Lúc kỳ thi đại học thật sự bị hủy bỏ, anh không biết em vui mừng đến cỡ nào đâu, vui chẳng khác nào đang nằm mơ ý, còn thầm nghĩ rốt cuộc cũng tránh được một kiếp nạn. Nhưng mộng đẹp thành sự thật cũng chẳng phải là chuyện tốt, em vốn chờ tốt nghiệp cấp ba xong là sẽ tham gia tuyển dụng công nhân để đi làm xưởng, cuối cùng chỉ chờ được xuống nông thôn cắm đội. Đi cắm đội gặp anh, em còn nghĩ thì ra phần tốt đẹp đang đợi mình ở nơi này, ông trời đối xử với mình cũng không tệ lắm. Kết quả kỳ thi đại học hủy một mạch suốt nhiều năm, cũng cản trở luôn cả anh. Có đôi khi em vẫn nghĩ, nếu không bỏ thi đại học thì tốt biết bao, anh sẽ không cần phải chật vật như vậy nữa.” Nếu không nhờ có Phí Nghê giúp đỡ, Phí Đình hiện giờ cũng chưa chắc có thể trở về.
“Em ấy.” Phí Đình vốn định nói “em ấy, sao có thể thiển cận đến mức đấy chứ”. Nhưng anh lược bỏ vế sau, chỉ nói: “Chuyện này đừng có nói với người khác.” Đây chẳng phải là hoạt động tinh thần vinh quang gì, vậy mà vẫn có thể vô tư nói ra, chẳng thèm giấu giếm gì cả.
“Em đâu có ngốc, em chỉ nói với anh thôi.” Lâm Mai nhịn không được mà suy diễn. “Nếu việc thi đại học không bị hủy bỏ, anh hẳn là cũng sẽ không kết hôn với em.”
“Cho dù có thế nào anh cũng sẽ kết hôn với em. Anh thích những người thông minh như em mà.”
“Anh mà còn chọc em nữa là em không thèm để ý tới anh đâu. Anh đi đăng ký đi, cứ thi ở học viện Kỹ thuật gần nhà mình cũng được, dù đi học thì buổi trưa cũng có thể về nhà ăn cơm.”
Phí Đình không định thi đại học là vì không muốn tăng thêm gánh nặng cho Lâm Mai, giờ Lâm Mai đã tỏ thái độ như vậy, anh cũng không còn lý do để không tham gia thi nữa, sau khi ghi danh liền dành hết thời gian ôn tập. Phí Đình không giống với Phí Nghê và Nghê Phương Mục Dương, anh đã sắp ba mươi rồi, không có vốn liếng để thử lỗi rồi sửa sai, cần phải thi đỗ ngay lần đầu tiên mới được.
Buổi trưa Phí Nghê thường đi tìm anh trai mình, đưa anh sữa bột, sữa mạch nha, trứng luộc nước trà của Phương Mục Dương, và cả bài thi cô đã làm cùng với tài liệu ôn tập.
Ngoài tài liệu ôn tập ra thì những thứ khác Phí Đình đều không nhận. Sau một khoảng thời gian tiếp xúc, Phí Đình có ấn tượng rất tốt với chồng của em gái mình. Tuy nhiên đồ đạc anh đóng gần đây đều là Phương Mục Dương bán hộ, Phí Nghê lại còn mang không ít thứ sang nhà cha mẹ, cho dù nói là mua bằng lương của Phí Nghê thì vẫn là tài sản chung của gia đình, đôi ba lần thì không sao, nhưng mà quá nhiều lần thì… Phí Đình không muốn vì mình mà tình cảm vợ chồng của em gái bị sứt mẻ, không muốn Phương Mục Dương coi nhà họ như gánh nặng của Phí Nghê.
“Những thứ này đều là để biếu cha mẹ chị dâu, anh không thể từ chối thay bọn họ được.”
Phí Nghê đã nói đến thế, Phí Đình cũng không thể từ chối nữa. Mùa đông đến, Phí Đình lại mua một sọt than tổ ong lớn, mang qua nhà em gái và em rể mình.
Chất than rất tốt, lửa cháy rất mạnh. Phương Mục Dương không phải người tiết kiệm gì, nhưng ở nhà anh cũng chẳng dùng bao nhiêu than, bởi vì anh cảm thấy không cần thiết.
Ban ngày Phương Mục Dương không đi làm, nhưng cũng không ôn bài mấy. Anh dành phần lớn thời gian vào việc vẽ tranh, mà không gian vẽ cũng không giới hạn trong tiểu viện của mình, nơi nào đi được anh đều đi cả. Có hôm anh còn ra tận ngoại thành, ngồi bên cánh đồng vẽ tranh, gió lớn vù vù thổi, luồn cả vào cổ áo anh, song anh cũng không để ý. Vẽ tranh xong, anh lại mua ít trứng gà dân làng bán, trứng gà ở cửa hàng thực phẩm phụ vốn chẳng đủ ăn. Phương Mục Dương đạp xe trở về thành phố, gió trên đường thậm chí còn khiến anh thấy nóng hơn, anh quá sốt ruột về nhà. Mỗi lần ra ngoài, bất kể có đi bao xa thì anh vẫn đều cố gắng quay về trước lúc Phí Nghê tan làm. Trong những ngày lạnh lẽo này, anh luôn giúp cô làm ấm nhà thêm một chút.
Có đôi khi Phương Mục Dương ngồi trong phòng vẽ vẽ tranh cả ngày, đến lúc Phí Nghê sắp về, anh lại mau chóng đi tắm, gột sạch mùi dầu thông trên người mình. Khi nhà đã ấm áp hơn, anh liền ngồi bên bàn học để đợi Phí Nghê. Phí Nghê về nhà sẽ thấy Phương Mục Dương đang đọc sách. Mỗi lúc như thế, cô đều bảo Phương Mục Dương đừng học nữa, nghỉ ngơi một chút để còn chuẩn bị ăn cơm. Cô luôn luôn cướp được những món có thịt.
Thỉnh thoảng có không cướp được thì thức ăn của bọn họ cũng không tệ. Tuy Phương Mục Dương không làm việc ở nhà hàng nữa nhưng Phí Nghê còn ăn ngon hơn hồi ấy một chút. Thịt dê ít được cung ứng, thời gian cung ứng cũng thất thường, từ hơn bốn giờ sáng Phương Mục Dương đã xếp hàng để mua thịt dê. Thịt mua về rồi được thái lát mỏng rồi nhúng trên bếp cồn để ăn. Dầu kho tôm, tương vừng, đậu phụ lên men hay gia vị đều không có, chỉ ăn mỗi thịt không nhưng cũng đã rất ngon rồi. Bọn họ không thiếu thịt ăn, cả mì cũng ăn tô lớn.
Có khi Phí Nghê ôn bài xong muốn thư giãn một chút, liền thái màn thầu thành nhiều miến nhỏ, bọc trứng và bột rồi chiên lên. Bữa khuya của Phương Mục Dương chính là nửa đ ĩa màn thầu chiên như thế kèm theo một ly hồng trà.
Khi Phí Nghê ôn tập vào buổi tối, trong lòng cô thường có một cái túi chườm nóng, còn bên cạnh là một cái bếp than nhỏ. Bếp than có thể dùng để sưởi ấm, cũng có thể nướng hạt dẻ hoặc nướng khoai.
Phí Nghê vừa ăn khoai lang nướng, vừa giúp Phương Mục Dương học thuộc lòng.
Mặc dù Phí Nghê không mong Phương Mục Dương có thể thi một lần là đỗ, nhưng cô cũng không hoàn toàn từ bỏ anh. Bọn họ lại trở thành bạn học của nhau lần nữa. Hai người xuống giường là bạn học, cùng nhau làm bài, cùng nhau ôn tập, lên giường vẫn là bạn học. Phí Nghê ở trên giường vừa là thầy vừa là bạn của Phương Mục Dương, chỉ mỗi không phải là vợ. Ban đêm, khi đã tắt đèn, những lời Phí Nghê muốn nói với Phương Mục Dương bỗng lại trở nên dào dạt. Cô không hề ngại phiền hà, luôn giảng giải lại những điều tâm đắc của mình trong quá trình ôn tập với anh. Đôi khi Phương Mục Dương cảm thấy đây chính báo ứng của anh vì năm xưa đã không tập trung nghe giảng, cho nên hiện tại kết hôn, lên giường rồi vẫn còn phải nghe giảng bài. Để đôi bên không quấy rầy lẫn nhau, Phí Nghê yêu cầu chia chăn với Phương Mục Dương, Phương Mục Dương ôm lấy Phí Nghê qua lớp chăn, Phí Nghê lại bắt anh rút tay về. Nhiệt độ bây giờ rất thấp, nhưng Phương Mục Dương vẫn không chịu cho tay vào chăn. Mùa đông quá lạnh, một người không thể nào ấm áp bằng hai người sát bên nhau được.
Danh sách chương