4

 

Trương Thúy Bình là mối tình đầu bạch nguyệt quang của ông nội.

 

Từ nhỏ tôi đã biết ông nội rất gia trưởng, ông quen thói chỉ huy bà nội, mọi việc đều dựa vào bà.

 

Nhưng tôi không biết rằng, trong thế giới của ông nội, bà nội chưa bao giờ là bạn đời trọn đời, mà chỉ đơn thuần là một người giúp việc.

 

Bởi vì nhà Trương Thúy Bình khinh thường nhà ông nội nghèo, hai người cuối cùng không đến được với nhau.

 

Người khác giới thiệu bà nội cho ông nội, bà nội cũng chưa từng yêu ai.

 

Trong thời kỳ mà hôn nhân sắp đặt rất phổ biến, bà nội thậm chí chưa gặp ông nội vài lần đã lấy ông.

 

Lúc đầu ông nội nghèo, sau này cuộc sống ngày càng khá hơn.

 

Nhưng ngay cả như vậy, dường như chỉ có bà nội vẫn sống trong cảnh nghèo khổ.

 

Bà nội cầm chiếc vòng vàng với vẻ không an tâm: "Cháu à, bà biết cháu muốn tốt cho bà, nhưng chiếc vòng này là của ông nội..."

Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.

Bà nội quả thật biết về Trương Thúy Bình, chỉ là bà giả câm giả điếc cả đời.

 

"Bà nội, hai người cùng tên trong giấy đăng ký kết hôn. Tiền ông nội tiêu cũng là tiền của bà."

 

Bà nội vẫn còn do dự: "Quá đắt, hay là mang đi trả lại?"

 

Tôi chỉ có thể đổi cách thuyết phục: "Bà nội, nếu bà không lấy số tiền này, ông nội sẽ dùng nó cho mối tình đầu của ông ấy. Nói thật, số tiền này vốn có thể để lại cho ba, rồi ba để lại cho cháu. Nếu cho tình đầu của ông, cháu sẽ mất nhiều tiền lắm đấy."

 

Nghe vậy, tư tưởng của bà nội cũng thông suốt. Bà biết, dù bà có qua đời, chiếc vòng này cũng sẽ để lại cho tôi: thiếu của bà thì được, nhưng thiếu của cháu gái thì bà không đồng ý.

 

Thực ra tôi rất muốn nói, hai mươi ngàn không đủ, bao nhiêu cũng không đủ.

 

Những gì họ nợ bà, làm sao chỉ có bấy nhiêu?  

Vì vậy, tôi lấy điện thoại ra gọi cho ba xin tiền.

 

Ba tôi hỏi tôi xin tiền để làm gì.

 

Tôi lập tức nói: “Con cũng không muốn đâu, nhưng công việc kinh doanh này cần đi công tác một thời gian. Con bận quá, không có thời gian nấu ăn giặt giũ, ba cho con chút tiền để con thuê một người giúp việc.”

 

Tôi rất hiểu tính ba tôi.

 

Ông ấy không nỡ chi tiền, nhưng cũng phải đối phó với tôi.

 

“Con đi đâu vậy? Hay là để bà nội đi với con. Bà nấu ăn cho con mà còn biết con thích ăn gì, lại tiết kiệm được chút tiền.”

 

“Vậy giờ con mới khởi nghiệp, cũng không có tiền, ba cho con chút tiền đi chợ.”

 

Thẳng thắn mà nói, vì tôi là con gái nên ba cũng không đối xử tốt với tôi.

 

Thậm chí ông còn nghĩ cho tôi tiền là lãng phí.

 

Nhưng bây giờ ông cũng đã lớn tuổi rồi, chỉ cần một câu của tôi là có thể khiến ông chùn bước: “Ba à, nếu ba cứ như vậy, con còn nuôi sống bản thân không nổi, làm sao mà lo được cho ba dưỡng già đây?”

 

Ông trông chờ tôi lo cho ông khi già, nên lúc này cũng đành phải chiều theo tôi.

 

Ông do dự một lúc: “Con tiết kiệm chút đi, nhà này chỗ nào cũng cần tiền, còn phải lo cho ông nội nữa.”

 

Tôi nghĩ một chút rồi nói:

 

“Ông nội mỗi tháng lương hưu còn cao hơn cả lương của ba, tại sao tháng nào cũng kêu không có tiền?

 

“Ông nội không phải bị người bán thực phẩm chức năng lừa rồi chứ? Dạo này trên báo đăng nhiều lắm.”

 

5

 

Trước đây, ba không biết việc ông nội có người khác bên ngoài.

 

Cho đến khi bà nội qua đời, ông mới biết đến Trương Thúy Bình.

 

Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là ông nhanh chóng chấp nhận sự việc này.

 

Thậm chí ông còn khuyên tôi: “Ông nội con bao nhiêu tuổi rồi, còn sống được mấy năm nữa? Ông chỉ có nguyện vọng nhỏ như vậy, chúng ta làm con cái, đồng ý với ông là được rồi.”

 

Lúc đó tôi tức quá cãi lại: “Bà nội cuối cùng nằm liệt giường, ba nói ba là đàn ông không tiện chăm sóc, nhưng ba thậm chí còn không muốn đút cơm cho bà. Ba còn cùng ông nội nói gì mà sống cũng là gánh nặng, chi bằng c.h.ế.t quách cho rồi. Dù ba là ba của con, nhưng con vẫn muốn nói, ba là đồ cầm thú. Ông nội cũng không phải là người.”

 

Là tôi ở nhà chăm sóc bà nội, vì thế mà còn bị lỡ dở công việc kinh doanh.

 

Lần đó ba tát tôi một cái rất mạnh.

 

Tức giận đến mức tôi cầm chiếc nhẫn vàng của bà nội rời khỏi nhà và không bao giờ quay lại.

 

Có một lần nửa đêm trong giấc mơ, tôi mơ thấy bà nội.

 

Vẫn là bà lão hiền từ ấy.

 

Trong mơ, bà cười khi khâu đế giày cho tôi.

 

Tôi khuyên bà nghỉ ngơi, bây giờ đế giày cũng không đắt, đâu cần phải khâu tay nữa.

 

Nhưng bà lại nói: “Bà lớn tuổi thế này rồi, còn có thể làm gì cho cháu đây? Bà chỉ có thể làm chút đồ nhỏ này, nếu làm quần áo, người trẻ các cháu sẽ không thích đâu.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện