Đàm Lượng vất vả bỏ dậy, trước mặt trống trơn, chẳng còn nhìn thấy một kỵ binh người Liêu nào nữa, màn mưa dày đã che hết cảnh trí tàn khốc, quay đầu nhìn về quân trận, tiếng chém giết rung trời, rồi dần dần lắng xuống, hắn lảo đảo đi được vài bước ngã uỵch xuống vũng bùn.

Mưa càng lúc càng lớn, trời đất chỉ còn cột nước trắng xóa, bên tai toàn là tiếng nước mưa đập lên thi thể, đập lên khải giáp, đập lên mặt đất, bầu rời vừa xuất hiện được chút ánh sáng đã bị mây đen lần nữa che kín.

Trong tiếng quát tháo của Ngô Kiệt, Tôn Tiết chỉ huy mười mấy quân Tống, gian nan đẩy hỏa pháo vào một cái lán, điều chỉnh nòng pháo hướng về phía cổng thành đen ngòm, chỉ cần nơi đó có kẻ địch xông ra là con bà nó bòm luôn.

Thuốc nổ bọc trông vải dầu đã được nhồi vào nòng, Tôn Tiết lấy trong ngực ra một cái bọc, mở hết tầng này tới tầng khác, hé một cái khe nhỏ để rút dây cháy, khi cần phải đốt thật nhanh nếu không sẽ bị ướt.

Ngô Kiệt nhìn thấy binh sĩ khiêng Đàm Lượng về, vội chạy ra nói: - Làm gì thế, nhanh nhanh, nhân lúc cầu còn chưa bị lũ cuốn đi, mang về doanh thương binh.

Đạm Lượng phun ra một ngụm máu gượng dậy: - Ti chức chỉ bị thương xương sườn, băng bó chặt một chút là có thể tiếp tục tác chiến, tướng chủ, chúng ta không lùi được nữa, ti chức nhìn thấy Lương Tập ở hậu doanh.

- Hắn tới làm cái gì? Ngô Kiệt có chút tức giận, đây là chiến trường của mình, không phải của Lương Tập:

Đàm Lượng cắn răng bò dậy, ghé vào tai Ngô Kiệt nói nhỏ: - Khả năng là do tên Vương Bát Đản Văn Ngạn Bác phái tới thay chúng ta, sở dĩ chưa có động tĩnh là vị đại soái muốn quan sát thêm.

- Tướng chủ lần này chúng ta mất mạng là chuyện nhỏ, danh tiếng Thịnh Dũng quân không thể mất, chỉ cần vượt qua được trận này, ai dám xem thường chúng ta. Nghe tham quân ở soái trướng nói sau đại chiến đại soái sẽ đi, khi đó sẽ chỉnh đốn Kinh Tây quân một phen, quân đội tinh nhuệ nhất để cho triều đình dùng, còn lại giải giáp quy điền.

Vân Tranh từng nói chuyện với Ngô Kiệt vấn đề đi ở rồi, hắn lựa chọn ở lại Đại Tống, không thể nói được gì, dù sao người ta có cha mẹ, thời đại đó quan niệm cha mẹ vẫn còn không đi xa, lựa chọn của Ngô Kiệt là rất bình thường.

Mặc dù cũng biết rằng trước khi đại chiến kết thúc mà nói chuyện đi ở chỉ trăm lợi mà không có hại, lòng người khó lường, nhưng hoàn cảnh Vân Tranh đặc thù, y không nói cũng có kẻ cố tình truyền tin ra, so với việc để bộ tướng của mình nghe người ngoài đồn đoán bậy mà không bằng tự nói.

Vì thế Vân Tranh sau khi cân nhắc cẩn thận vẫn xòe bài với bộ tướng của mình, trừ Bành Cửu, Lương Tập, Hàm Ngưu, Hầu Tử đi theo, còn lại đều lựa chọn ở lại Đại Tống.

Vân Tranh chỉ nói chuyện này đúng một lần, sau đó không bao giờ nhắc tới nữa.

Lời của Đàm Lượng khiến lòng Ngô Kiệt có chút chua xót, hắn hiểu đại soái phái Lương Tập tới không phải để áp trận, mà là giúp mình, một người sắp ra đi, quân công lớn tới mấy cũng vô nghĩa.

Lau nước không rõ là nước mưa hay nước mắt, Ngô Kiệt quát: - Xéo về doanh thương binh, thuận tiện mời Lão Lương tới làm phó tướng cho ta.

Đàm Lượng thất kinh: - Tướng chủ!

Ngô Kiệt vỗ vỗ má hắn: - Ta biết người có lòng tốt, nhưng ngươi không hiểu đại soái, cũng không hiểu tình cảm đám lão huynh đệ bọn ta, mau đi đi.

Đàm Lượng hoang mang bị thân binh đắp vài dầu lên người, khiêng càng đưa đi như xác chết, khi qua hậu doanh, thấy Lương Tập hai tay cầm hai thanh chiến đao cực lớn, nhàm chán nhìn mưa rơi bên ngoài.

Lương Tập vén vải dầu nhìn Đàm Lượng đau đớn nằm co quắp bên trong: - Dưỡng thương cho tốt, ta đi đây.

Đàm Lượng há mồm, mấp máy vài cái còn chưa kịp chuyển lời của Ngô Kiệt, Lương Tập hùng tráng như núi đã xách đáo gọi ngựa xông vào cơn mưa như trút.

Được thân binh đưa đi qua chiếc cầu lung lay như muốn sập, Đàm Lượng phát hiện ra mình đúng là lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, Lương Tập không mang theo một binh một tốt nào, hoàn toàn lấy thân phận cá nhân tới hỗ trợ.

Nước sông càng lúc càng cao, cuối cùng tràn qua mặt cầu, Vân Tranh thấy cầu đã trở nên cực kỳ nguy hiểm ròi, ra lệnh bộ tốt và tượng nhân chuẩn bị mang vật tư sang sông rút về, cùng Văn Ngạn Bác đừng nhìn nước lũ cuốn trôi cầu, mang theo khúc gỗ chảy xuống hạ du, chỉ trong vòng một tuần hương cây cầu kiên cố nhất cũng biến mất, chỉ còn thưa thớt vài cây cột gỗ.

Tiếng pháo bên sông đã dừng, Vân Tranh cũng chẳng cần ở lại nữa, mưa không biết bao giờ mới ngừng, bố trí phòng ngự xong định về ngủ một giấc, chiến tranh chẳng thể phân thắng bại sớm.

Lều của Lam Lam bị dột, nàng lười nhác nằm trên giường buồn chán nhìn thị nữ múc nước bỏ đi, trong lều chỗ nào cũng ướt sũng, thở dài, thân ở quân doanh cũng chẳng thể đòi hỏi.

Vân Tranh tới thì Lam Lam đang đi chân đất đứng trong nước, chỉ huy thị nữ thay màn, cười: - Đừng nghịch nước nữa, chúng ta tới hậu quân, Hầu Tử đã dùng cỏ khô làm mấy căn nhà cỏ, nghe nói khô ráo lắm.

Nghe tới nhà cỏ Lam Lam tưởng tượng ra căn nhà tạm bợ lợp ngói cỏ không khác gì chuồng ngựa, chẳng hứng thú lắm, song gật đầu, được thị nữ giúp mặc áo tơi, cưỡi ngựa theo Vân Tranh tới hậu doanh.

Tràng cỏ của hai mươi vạn đại quân cực lớn, từng đống từng đống cỏ khô cao ngất, tuy mơ sầm sập, đống cỏ chu vi tới mười trượng vẫn hết sức khô ráo.

Chiến mã không thể chỉ ăn cỏ tươi, như thế sẽ tiêu chảy, phải đủ cỏ khô và thức ăn tinh, nhà cỏ mà Hầu Tử nói kỳ thực là đào một cái động ở đống cỏ lớn, trải thảm bày biện ít đồ dùng.

Lam Lam nhìn thấy là thích ngay, hoan hỉ dẫn thi nữ chui vào động cỏ lớn nhất, tiếng kêu mừng rỡ của nữ nhân không ngừng truyền ra.

Vương An Thạch từ đống cỏ cách đó không xa thò đầu nhìn, Vân Tranh đi tới, thấy bên trong bố trí cực kỳ trang nhã, xem chừng không phải là lâm thời mới làm.

- Ông biết cái lợi của đào hang trong đống cỏ rồi à? - Tất nhiên rồi, nhớ năm nào lão phu và Vân hầu ở điền viên hoàng gia cũng gặp mưa lớn, hai ta chui vào đống cỏ định ra (thanh miêu pháp), từ đó tiền trang ra đời ưu huệ vạn dân. Vương An Thạch hào hứng đề nghị: - Hôm nay chúng ta lại gặp nhau trong đống cỏ, không biết Vân hầu có ý tưởng gì không, chùng chia sẻ cho lão phu mở mang đầu óc.

Vân Tranh phũ phàng lắc đầu: - Mệt chết đi được, ai rảnh ở cùng ông già như ông, chẳng bằng đi tìm mỹ nhân.

Nữ nhân đi tới đâu là chỗ đó trở nên thơm phưng phức, có điều mùi phấn làm mũi Vân Tranh rất khó chụi, sau khi hắt hơi mấy cái đành rời nhà cỏ trong ánh mắt u oán của Vân Tranh, nhà cỏ khô nhưng không thoáng khí làm mùi phấn thêm nồng, Vân Tranh lo bị cái mùi đó hun xỉu.

Đành muối mặt quay lại cái máng lợn của Vương An Thạch, cũng may ông ta là quân tử, không chấp những lời khi nãy của Vân Tranh, vẫn nhiệt tình vui vẻ chào đón y vào nhà.

Chỗ Vương An Thạch tốt hơn nhiều, khả năng là lên thảo nguyên vì phân biệt với người Liêu bẩn thỉu nên ông ta tắm rửa rất chăm chỉ, đầu tóc không có chấy nữa, cổ áo hình như cũng không thấy.

Trong cái nhà cỏ ông ta sống, trừ mùi mực ra thì chỉ còn hơi rượu.

Vân Tranh không phản cảm, thậm chí còn thích mùi rượu, nếu bản thân cũng uống là chẳng ngửi thấy gì.

Nơi này trừ không thể đốt lửa ra thì gì cũng hay, ban ngày làm việc trong lều, tối về nhà cỏ ngủ rất thích, quan lớn đều có đãi ngộ này, thương binh cũng vậy, Kinh Tây quân phân chia tôn ti trên dưới nghiêm ngặt, thương binh ngoại lệ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện