Đi một mình nhanh hơn, nhưng có hai người thì đi được xa hơn.
Ngạn ngữ châu Phi
Manhattan, hôm nay
Thứ Bảy 31 tháng Mười một
Tôi tên là Jimmy Cavaletti, 38 tuổi. Tôi đang ngồi trên con tàu đưa tôi đến Manhattan.
Tối qua, con gái tôi không về nhà. Tôi đợi nó tới hai giờ sáng rồi lấy ô tô đi khắp các đường phố Boston cho đến hết đêm. Tôi không tìm thấy nó. Nó đã đi và lỗi tại tôi. Tôi làm nó bị tổn thương và tôi đã nói dối nó.
Tôi tựa đầu vào cửa kính đang phản chiếu ánh nắng sớm mai. Tôi thấy lạnh. Giọt nước mắt nóng bỏng chảy trên má tôi và rơi xuống bàn tay đầy vết chai. Không muốn để mọi người thấy mắt tôi rưng rưng, tôi nhắm mắt lại và để mặc cho những kỷ niệm ùa về quay cuồng trong đầu.
o O o
Tháng Tư năm 1993
Tôi cúi xuống nôi nhìn sinh linh mới ra đời được vài giờ và thấy ngạc nhiên vì nó nhỏ quá. Tôi đã nhìn thấy hàng đống trẻ con, nhưng đứa trẻ này, tôi phải chăm lo cho nó.
Tôi có làm được không nhỉ? Tháng Năm năm 1993
Marisa đã mượn vài cuốn sách ở thư viện: Cẩm nang cho bố mẹ trẻ, Làm gì để nuôi dạy con? Làm gì khi em bé khóc? Bận rộn với việc cho con bé bú, thay tã cho nó, đưa nó đến bác sĩ nhi, cô ấy nói oải quá, "chán cái con nhóc này" lắm rồi. Với tôi thì ngược lại, mọi chuyện đều rất bản năng, tự nhiên, hài hòa.
Và tôi giấu niềm hạnh phúc trong lòng.
Giáng sinh năm 1994
Tuyết làm Boston tắc nghẽn. Trong nhà lạnh như ở Bắc cực. Cái máy sưởi đã hỏng từ ngày nay, nhưng chúng tôi không có tiền để thay cái khác. Marisa, đứa bé và tôi, chúng tôi co quắp trong lớp chăn đệm. Tôi thấy xấu hổ và run lên vì giận dữ.
Tháng Sáu năm 1995
Tôi đốt hết ảnh của Ethan. Tôi quẳng hết giấy tờ của cậu ấy, tôi mang quần áo của cậu ấy cho một tổ chức từ thiện, sách thì cho thư viện. Tôi muốn loại bỏ mọi dấu vết về sự hiện diện của cậu ấy. Tôi muốn loại bỏ cậu ấy ra khỏi cuộc sống của chúng tôi.
Hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy cơn ác mộng ấy: Ethan quay lại Boston và mang con gái tôi đi.
Tháng Mười một năm 1996
Trên công trường, tôi cãi nhau với đốc công. Tôi không chịu được việc suốt ngày bị chỉ trích trong khi phải làm việc cực nhọc để đổi lấy đồng lương ba cọc ba đồng.
Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi cãi cọ, nhưng lần này hai bên đều cao giọng rất nhanh. Hết lý lẽ, lão bèn quăng cái mũ bảo hộ lao động vào mặt tôi. Máu mũi chảy đầm đìa, tôi tiến lên và tống cho lão một quả ngã lăn ra đất. Mọi người can chúng tôi ra và tôi bị đuổi ngay lập tức.
Tôi chờ tìm được một việc khác: công nhân bốc dỡ trong nhà kho đông lạnh, rồi mới dám kể cho Marisa biết mình mất việc ở công trường.
Tháng Ba năm 1997
Từ nay, tôi tự làm việc. Tôi đã mua một cái xe tải cũ nhỏ và vài dụng cụ. Lúc đầu, tôi nhận làm bất cứ việc gì: cắt cỏ, sửa hàng rào, sơn nhà cửa. Tôi làm mười bốn giờ mỗi ngày. Rất vất vả, nhưng tôi muốn sau này Jessie có thể tự hào về tôi.
Tháng Hai năm 1998
Tôi nhận nhân viên đầu tiên. Rồi người thứ hai trước mùa hè. Giờ chúng tôi không đến nỗi khó khăn như trước nữa, nhưng khi tôi đề cập với Marisa việc có đứa con thứ hai, cô ấy chỉ nhún vai.
Tháng Tư năm 1999
Jessie lên sáu tuổi. Con bé học đọc dễ dàng đến ngạc nhiên. Cái gì nó cũng hỏi, tỏ ra rất có năng khiếu. Tôi thường tự hỏi làm sao mình có thể sinh được một con bé thông minh đến thế.
Rồi tôi nhớ ra.
Và điều đó làm tôi đau khổ.
Rồi con bé cười với tôi.
Nó gọi tôi bố ơi.
Và tôi quên hết sự đời.
Tháng Giêng năm 2000
Vì con bé, tôi bỏ thuốc, không uống cả két bia mỗi ngày nữa.
Vì con bé, tôi trở thành người tốt hơn.
Vì con bé, tôi có thể làm mọi điều.
Mùa xuân năm 2001
Chiều thứ Bảy, trong khi Marisa đi mua bán, tôi đi dạo với Jessie. Cùng con bé, tôi khám phá lại Boston: bảo tàng Mỹ thuật, bể cá khổng lồ, những "con tàu-thiên nga" ở Frog Pont, thư viện Kennedy, Freedom Trail 1, không gian xanh của Cambridge...
Chúng tôi thường cùng đến Công viên Fenway để xem đội Red Sox chơi, dù Marisa cho rằng như thế là phí tiền.
Trong kỳ nghỉ, tôi thường đưa con bé đi dạo trong rừng, theo dãy núi Appalaches 2, để dạy cho nó những gì cha tôi đã dạy tôi: câu cá bằng ruồi, tên cây cối, cách tìm đường khi bị lạc, cách làm lều hay cối xay nước, cách dùng dao gấp của Thụy Sĩ.
Tháng Mười hai năm 2002
Hiệu trưởng mời tôi và Marisa đến để nói chuyện về con gái chúng tôi. Jessie vừa hoàn thành xuất sắc kỳ thi mà học sinh ở đảo Rhode và Massachusetts vẫn làm hàng năm. Nhờ kết quả xuất sắc, ngay từ tháng tới, con bé có thể vào học lớp chuyến tại một trường danh giá thuộc trường Đại học Brown. Trong vài giây, tôi nghĩ là chuyện đùa, rồi tôi hiểu là không phải thế, và rằng thầy hiệu trưởng thực sự nghĩ là tôi sẽ chấp nhận gửi con vào trường nội trú cách nhà một giờ rưỡi xe chạy.
- Con bé sẽ có học bổng để trang trải mọi chi phí, thầy cam đoan vậy.
- Nhưng Jessie mới có mười tuổi.
- Tất nhiên anh chị có thể từ chối, nhưng đó là cơ hội có một không hai. Nếu mọi chuyện ổn thỏa thì chỉ vài năm nữa, con gái anh chị sẽ vào Ivy League 3!
- Không có chuyện Jessie rời xa chúng tôi lúc còn bé thế này. Lúc này tôi chẳng thấy ích lợi gì hết. Nó vẫn là một đứa bé mà, thầy hiểu không? Một đứa trẻ.
Thầy hiệu trưởng lưỡng lự giây lát, rồi, sau hồi lâu im lặng, cuối cùng ông nói với tôi:
- Anh Cavaletti ạ, cho phép tôi được nói thẳng nhé, tôi nghĩ là với những người trong hoàn cảnh của anh chị thì cơ hội này là món quà của Thượng đế đấy, nếu anh chị bỏ lỡ thì con gái anh chị sẽ oán giận anh chị suốt đời.
- Tất nhiên là chúng tôi sẽ chấp nhận! Marisa quyết định.
Tôi đứng lên và sập cửa rời khỏi phòng.
Ngày mùng 2 tháng Giêng năm 2003
- Đừng quên khăn quàng nhé, kẻo con lại bị cảm lạnh đấy.
Tôi cúi xuống Jessie và buộc cái khăn che mũi quanh cổ con bé.
- Thôi, đến giờ bố phải đi rồi, nhưng tuần sau bố sẽ cùng mẹ quay lại thăm con, OK?
Trước khi đi, tôi nhìn lại lần nữa trường học được bố trí theo kiểu Anh với những tòa nhà dài bằng gạch đỏ, xung quanh là bãi cỏ xanh được xén tỉa cẩn thận. Trên đỉnh University Hall, lá cờ của trường Brown phấp phới bay ngạo nghễ. Chính giữa lá cờ là hình bốn cuốn sách để mở, trên có hình mặt trời tỏa sáng và dưới là câu khẩu hiệu: In deo speramus - Chúng ta trông chờ ở Thượng đế.
- Con không muốn đến đó đâu, bố ơi!
- Con nghe này, chúng ta đã nói chuyện này cả nghìn lần rồi, tôi nói những lời đã thuộc lòng. Học bổng này là cơ hội tuyệt vời cho nó cơ mà. Bố mẹ chẳng bao giờ đủ tiền cho con vào học một trường danh giá thế này đâu.
- Con biết rồi.
Mặt trời mùa đông đã lên đến đỉnh, nhưng chẳng đủ sức ngăn cái giá rét làm vùng New England đóng băng từ vài ngày nay. Tôi nhìn Jessie. Nhìn làn hơi bốc ra từ miệng con bé. Mình trùm chiếc áo khoác có mũ bằng vải không thấm nước, trông nó thật bé nhỏ, yếu ớt.
- Bố tin chắc là mọi chuyện sẽ tốt đẹp và con sẽ có rất nhiều cô bạn thân.
- Bố cũng biết là không phải thế mà.
Tôi nở nụ cười làm yên lòng của người cha bình tĩnh trước mặt nó, nhưng con bé phải đi nhanh lên, kẻo trong tôi mọi con đê ngăn nỗi đau khổ buồn rầu sắp vỡ ra đến nơi.
- Thôi, con đi đây, nó quyết định, khoác cái ba lô nặng gần bằng người nó lên lưng.
- Hẹn chóng gặp lại con nhé, tôi vừa nói vừa xoa xoa mái tóc vàng đẹp đẽ của con.
Ngay trước khi con bé quay đi, tôi thấy mắt nó long lanh và tôi đoán là những con đê trong lòng nó cũng sắp vỡ đến nơi.
o O o
Tôi đi bộ ra khỏi trường và quay lại cái xe tải cũ kỹ đổ ở nơi xa nhất có thể để Jessie khỏi xấu hổ trước mặt các học sinh khác. Gió táp làm chân tay tôi cứng đờ. Tôi quyết định chạy ra ấm người lên. Không khí tôi hít vào lạnh giá làm tim tôi đóng băng.
Ngày mùng 7 tháng Giêng năm 2003
Tôi thức dậy tuy không hề chợp mắt cả đêm. Ánh đèn phòng tắm nhợt nhạt. Hai viên Valium 4 trong tủ thuốc. Đứng trong bếp uống vội tách cà phê nhạt như nước ốc. Điếu thuốc đầu tiên. Trên phố, trời trở ấm, tuyết biến thành mưa, trên vỉa hè, mọi người bì bõm trong bùn. Lại thấy buồn như chấu cắn lúc sáng sớm, lại uống bia từ lúc mười giờ sáng, lại cuộc sống đen trắng đã mất hết ánh sáng.
Cái xe tải nhỏ ẩm xì ẩm xịt. Tôi mở cốp xe để bỏ thùng dụng cụ vào đó. Jessie ở trong cốp xe, ngủ trên tấm chăn đầy vết sơn.
Bỗng dưng tôi thấy rất sợ hãi.
- Jessie, con có sao không, con yêu?
Con bé khó nhọc tỉnh dậy, lẩm bẩm, vẫn còn ngái ngủ.
- Con trốn trường, bố ạ. Con không muốn quay về đó nữa đâu.
Tôi ôm nó trong tay, sưởi ấm cho nó, ôm hôn nó. Gương mặt nó trắng và lạnh như đá cẩm thạch.
- Qua rồi, con yêu ạ. Con ở nhà với bố mẹ. Ở nhà với bố mẹ.
Mùa xuân năm 2004
Trong xưởng mộc nhỏ ở nhà, tôi đang lắp cái giá sách bằng gỗ thông cho phòng của Jessie. Chiếc máy thu hình cũ kỹ đầy mạt cưa đang phát chương trình talk-show buổi chiều. Đang phết lớp véc ni đầu tiên, tôi bỗng nhận ra cái giọng đã mười một năm nay tôi không nghe thấy nữa. Người sởn gai ốc, tôi quay lại phía vô tuyến.
Ethan được Loretta Crown mời đến trường quay để giới thiệu cuốn sách của cậu ấy. Tôi sững sờ lại gần màn ảnh. Cậu ấy có cái vẻ vụng về hấp dẫn của người lần đầu lên truyền hình, sự trong trắng và chân thực rồi sẽ bị mòn đi để nhường chỗ cho sự chuyên nghiệp. Ngay khi nhin thấy cậu ấy, tôi hiểu là Ethan sẽ trở thành một ngôi sao trong lĩnh vực của mình và những năm tới sẽ là "của cậu ấy". Sự nổi tiếng được báo trước này làm tôi thấy yên tâm. Từ nay cậu ấy đã thuộc về một thế giới khác và chẳng còn phải lo cậu ấy đến chỗ chúng tôi nữa. Nếu chúng tôi không mắc sai lầm là đi tìm cậu ấy thì cậu ấy sẽ chẳng bao giờ quay lại.
Gần như vững tâm, tôi mặc cho cảm xúc được trông thấy cậu ấy dâng trào. Tôi thấy xúc động được nghe lại ngữ điệu giọng nói của cậu ấy, nét mặt cậu ấy, ánh sáng trong cái nhìn của cậu ấy.
- Mình ăn thôi! Em gọi anh ba lần rồi đấy! Mình không nghe thấy à?
Marisa bỗng xuất hiện trong xưởng mộc. Cô ấy quay đầu về phía màn hình. Sự bối rối của cô ấy không kéo dài quá hai giây.
Cô ấy hiểu ngay lập tức và rút dây cắm máy.
- Đi ăn thôi!
Mùa thu năm 2005
Thời gian này, Jessie thay đổi hẳn. Thất bại của nó ở trường Brown đã để lại dấu ấn. Con bé chẳng thiết tha gì nữa, chẳng còn nhiệt huyết, cứ ngồi hàng giờ liền trước máy thu hình để xem những chương trình ngớ ngẩn, cô hẳng chịu học hành.
Nó càng lớn càng giống Ethan, điều đó làm tôi bối rối và nhắc nhở tôi mối nguy cơ.
Tháng Năm năm 2006
Điều gì phải đến đã đến. Vì cứ nhìn thấy Ethan trên truyền hình suốt nên mọi người trong khu vực nhớ ra là cậu ấy từng sống ở đây. Giờ thì ai nấy đều nhớ lại và tự bịa ra tình bạn với "người nổi tiếng" mới của khu tôi. Thư viện thành phố lục lọi những đám tư liệu những cuốn sách cũ từng thuộc về cậu ấy, có tên cậu viết nắn nót trên trang lót. Lẽ ra tôi phải đốt chúng đi chứ không nên đem cho thư viện.
Đôi khi, Jessie hỏi chúng tôi những câu mà chúng tôi chỉ trả lời rất chung chung. Chúng tôi tạm kiểm soát được tình hình cho đến ngày mọi chuyện chệch hướng cả. Ngày hôm trước, con bé nghe Ethan thuyết trình trong chương trình phát thanh, rồi mua về một cuốn sách của cậu bé, loại bỏ túi. Lúc đó là giờ ăn nhẹ. Mắt vẫn nhìn chăm chăm vào sách, Jessie mở tủ lạnh, tót một cốc sữa và ra ngồi bên cái bàn nhỏ. Marisa đi làm về, bước vào phòng. Đang đọc say sưa, Jessie lơ đãng với một chiếc bánh quy, nhúng vào sữa và đưa lên miệng, bỗng...
Một cái tát lật mặt bất chợt làm cái bánh bay lên và hất đổ cốc sữa, cái cốc rơi xuống sàn nhà vỡ tan.
Con bé ngỡ ngàng nhìn mẹ không hiểu và thấy mặt mẹ nó vừa căm giận vừa đau đớn. Nó mở miệng định hỏi tại sao, nhưng cơn sốc quá mạnh đến mức họ lại thôi và bỏ vào phòng.
Tối qua
Thứ Sáu ngày 30 tháng Mười năm 2007
Bây giờ, chúng tôi cãi nhau với Jessie suốt ngày vì những chuyện chẳng đâu vào đâu. Cái thời hai bố con tâm đắc cùng nhau đi dạo trong rừng xứ Maine như đã xa lắm rồi. Tôi sợ rằng con bé nghi ngờ điều gì đó. Nó không hỏi về Ethan nữa, nhưng thà nó cứ hỏi còn hơn, sự hiện diện của cậu ấy cứ lảng vảng trên đầu chúng tôi như mối đe dọa vô hình. Marisa lúc nào cũng lải nhải chuyện tiền nong, còn Jessie thì phớt lờ và khinh bỉ tôi, vậy nên tôi ngày càng ít ở nhà. Khi tôi từ quán rượu về nhà đã chín giờ tối. Tôi đã uống rất nhiều. Dù sao cũng quá nhiều để có thể che giấu chuyện đó. Tôi sập cửa cái xe tải nhỏ, uống một ngụm nước bạc hà và đi ngược lên phố, cố không chệch choạng. Tôi nghe thấy trong nhà có to tiếng. Khi tôi bước vào phòng khách, Marisa và Jessie đang cãi nhau to. Lần thứ hai kể từ đầu năm học, Jessie vừa bị đuổi khỏi trường trung học. Lần này con bé bị đuổi học vì một hành động rất nghiêm trọng: nó hút cần sa trong nhà vệ sinh rồi giật nước cho trôi đi. Nhà trường đã báo cảnh sát và mấy nhân viên cảnh sát đã đến nhà chúng tôi lúc chập tối.
Marisa giận điên lên.
- Bố mẹ chắt chiu vất vả để con được học trường tử tế, thế mà con lại trả ơn bố mẹ như thế đấy!
Jessie nhún vai chẳng thèm trả lời mẹ nó. Vậy là Marisa lại lôi chuyện con bé thất bại ở trường Brown ra:
- Bốn năm trước, con đã có cơ hội không nhỏ, vậy mà con lại bỏ lỡ! Con có năng khiếu nhưng chẳng biết phát huy. Nếu cứ thế này thì con sẽ chỉ tìm được chân đóng gói hàng ở Wal Mart hay nướng thịt ở Burger King thôi!
Đến lượt mình, tôi nghĩ phải tham gia vào cuộc cãi cọ và mắng mỏ con bé liên hồi, trách móc nó làm tôi thất vọng khi dùng ma túy như thế.
- Cứ thế này thì con chẳng vào làm việc ở Burger King được đâu, mà là vào nhà tù hay bệnh viện.
Con bé im khi mẹ nó mắng, nhưng nó cãi lại tôi:
- Bố mà cũng có quyền nói con ư? Bố chỉ là một kẻ nghiện rươu bất lực! Bố làm việc gì cũng hỏng. Bố thậm chí còn chẳng kiếm đủ tiền ăn cho cả nhà và trả nợ tiền mua cái ngôi nhà dột nát này.
Bỗng dưng tôi thấy mình điên lên, sẵn có hơi rượu, tôi cứ để mặc tuôn ra những lời thiếu suy nghĩ, gây hậu quả nghiêm trọng:
- May mà có tao đây khi thằng bố khốn nạn của mày bỏ rơi mày! May mà có tao nuôi dạy mày suốt mười lăm năm qua!
Marisa gào lên bảo tôi dừng lại, nhưng đã quá muộn.
Sai lầm không sửa chữa được nữa rồi.
o O o
Manhattan, hôm nay
Thứ Bảy ngày 31 tháng Mười
Tôi tên là Jimmy Caveletti, 38 tuổi. Tôi đang ngồi trên con tàu đưa tôi đến Manhattan. Tối qua, con gái tôi không về nhà. Nó đã bỏ đi và lỗi tại tôi. Tôi làm nó bị tổn thương và tôi đã nói dối nó.
Nhà ga lớn Trung tâm. Tàu vào ga. Như khách du lịch ngơ ngác, tôi lưỡng lự lang thang trên sân ga. Kể từ năm Ethan ra khỏi cuộc đời chúng tôi, tôi chưa hề quay lại Manhattan. Tôi biết thành phố đã thay đổi và New York hôm nay chẳng còn chút gì với thành phố tôi từng biết khi còn trẻ. Nhưng tôi quyết tìm ra Jessie. Và tôi phải nhanh lên mới được. Dù không nói gì với Marisa, nhưng sáng nay tôi thấy khẩu súng lục vẫn để trong xưởng mộc không còn ở đó nữa.
Bố xin con, Jessie.
Đừng có làm điều dại dột.
Bố đi tìm con đây.
Chú thích
1. Con đường Tự do, trải dài 6 kilômét, là hành trình do khách du lịch khám phá những địa điểm và tương đài chính của Boston (chú thích của tác giả).
2. Dãy núi ở phía Đông Bắc Mỹ, giữa Alabama và cửa sông Saint-Laurent.
3. Nhóm tám trường đại học ở Đông Bắc Hoa Kỳ: Harvard, Yale, Princeton, Columbia, Cornell, Upenn, Dartmouth và Brown. Đó là những trường thuộc loại cổ nhất và uy tín nhất nước (chú thích của tác giả).
4. Thuốc chống trầm cảm và cai rượu.
Ngạn ngữ châu Phi
Manhattan, hôm nay
Thứ Bảy 31 tháng Mười một
Tôi tên là Jimmy Cavaletti, 38 tuổi. Tôi đang ngồi trên con tàu đưa tôi đến Manhattan.
Tối qua, con gái tôi không về nhà. Tôi đợi nó tới hai giờ sáng rồi lấy ô tô đi khắp các đường phố Boston cho đến hết đêm. Tôi không tìm thấy nó. Nó đã đi và lỗi tại tôi. Tôi làm nó bị tổn thương và tôi đã nói dối nó.
Tôi tựa đầu vào cửa kính đang phản chiếu ánh nắng sớm mai. Tôi thấy lạnh. Giọt nước mắt nóng bỏng chảy trên má tôi và rơi xuống bàn tay đầy vết chai. Không muốn để mọi người thấy mắt tôi rưng rưng, tôi nhắm mắt lại và để mặc cho những kỷ niệm ùa về quay cuồng trong đầu.
o O o
Tháng Tư năm 1993
Tôi cúi xuống nôi nhìn sinh linh mới ra đời được vài giờ và thấy ngạc nhiên vì nó nhỏ quá. Tôi đã nhìn thấy hàng đống trẻ con, nhưng đứa trẻ này, tôi phải chăm lo cho nó.
Tôi có làm được không nhỉ? Tháng Năm năm 1993
Marisa đã mượn vài cuốn sách ở thư viện: Cẩm nang cho bố mẹ trẻ, Làm gì để nuôi dạy con? Làm gì khi em bé khóc? Bận rộn với việc cho con bé bú, thay tã cho nó, đưa nó đến bác sĩ nhi, cô ấy nói oải quá, "chán cái con nhóc này" lắm rồi. Với tôi thì ngược lại, mọi chuyện đều rất bản năng, tự nhiên, hài hòa.
Và tôi giấu niềm hạnh phúc trong lòng.
Giáng sinh năm 1994
Tuyết làm Boston tắc nghẽn. Trong nhà lạnh như ở Bắc cực. Cái máy sưởi đã hỏng từ ngày nay, nhưng chúng tôi không có tiền để thay cái khác. Marisa, đứa bé và tôi, chúng tôi co quắp trong lớp chăn đệm. Tôi thấy xấu hổ và run lên vì giận dữ.
Tháng Sáu năm 1995
Tôi đốt hết ảnh của Ethan. Tôi quẳng hết giấy tờ của cậu ấy, tôi mang quần áo của cậu ấy cho một tổ chức từ thiện, sách thì cho thư viện. Tôi muốn loại bỏ mọi dấu vết về sự hiện diện của cậu ấy. Tôi muốn loại bỏ cậu ấy ra khỏi cuộc sống của chúng tôi.
Hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy cơn ác mộng ấy: Ethan quay lại Boston và mang con gái tôi đi.
Tháng Mười một năm 1996
Trên công trường, tôi cãi nhau với đốc công. Tôi không chịu được việc suốt ngày bị chỉ trích trong khi phải làm việc cực nhọc để đổi lấy đồng lương ba cọc ba đồng.
Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi cãi cọ, nhưng lần này hai bên đều cao giọng rất nhanh. Hết lý lẽ, lão bèn quăng cái mũ bảo hộ lao động vào mặt tôi. Máu mũi chảy đầm đìa, tôi tiến lên và tống cho lão một quả ngã lăn ra đất. Mọi người can chúng tôi ra và tôi bị đuổi ngay lập tức.
Tôi chờ tìm được một việc khác: công nhân bốc dỡ trong nhà kho đông lạnh, rồi mới dám kể cho Marisa biết mình mất việc ở công trường.
Tháng Ba năm 1997
Từ nay, tôi tự làm việc. Tôi đã mua một cái xe tải cũ nhỏ và vài dụng cụ. Lúc đầu, tôi nhận làm bất cứ việc gì: cắt cỏ, sửa hàng rào, sơn nhà cửa. Tôi làm mười bốn giờ mỗi ngày. Rất vất vả, nhưng tôi muốn sau này Jessie có thể tự hào về tôi.
Tháng Hai năm 1998
Tôi nhận nhân viên đầu tiên. Rồi người thứ hai trước mùa hè. Giờ chúng tôi không đến nỗi khó khăn như trước nữa, nhưng khi tôi đề cập với Marisa việc có đứa con thứ hai, cô ấy chỉ nhún vai.
Tháng Tư năm 1999
Jessie lên sáu tuổi. Con bé học đọc dễ dàng đến ngạc nhiên. Cái gì nó cũng hỏi, tỏ ra rất có năng khiếu. Tôi thường tự hỏi làm sao mình có thể sinh được một con bé thông minh đến thế.
Rồi tôi nhớ ra.
Và điều đó làm tôi đau khổ.
Rồi con bé cười với tôi.
Nó gọi tôi bố ơi.
Và tôi quên hết sự đời.
Tháng Giêng năm 2000
Vì con bé, tôi bỏ thuốc, không uống cả két bia mỗi ngày nữa.
Vì con bé, tôi trở thành người tốt hơn.
Vì con bé, tôi có thể làm mọi điều.
Mùa xuân năm 2001
Chiều thứ Bảy, trong khi Marisa đi mua bán, tôi đi dạo với Jessie. Cùng con bé, tôi khám phá lại Boston: bảo tàng Mỹ thuật, bể cá khổng lồ, những "con tàu-thiên nga" ở Frog Pont, thư viện Kennedy, Freedom Trail 1, không gian xanh của Cambridge...
Chúng tôi thường cùng đến Công viên Fenway để xem đội Red Sox chơi, dù Marisa cho rằng như thế là phí tiền.
Trong kỳ nghỉ, tôi thường đưa con bé đi dạo trong rừng, theo dãy núi Appalaches 2, để dạy cho nó những gì cha tôi đã dạy tôi: câu cá bằng ruồi, tên cây cối, cách tìm đường khi bị lạc, cách làm lều hay cối xay nước, cách dùng dao gấp của Thụy Sĩ.
Tháng Mười hai năm 2002
Hiệu trưởng mời tôi và Marisa đến để nói chuyện về con gái chúng tôi. Jessie vừa hoàn thành xuất sắc kỳ thi mà học sinh ở đảo Rhode và Massachusetts vẫn làm hàng năm. Nhờ kết quả xuất sắc, ngay từ tháng tới, con bé có thể vào học lớp chuyến tại một trường danh giá thuộc trường Đại học Brown. Trong vài giây, tôi nghĩ là chuyện đùa, rồi tôi hiểu là không phải thế, và rằng thầy hiệu trưởng thực sự nghĩ là tôi sẽ chấp nhận gửi con vào trường nội trú cách nhà một giờ rưỡi xe chạy.
- Con bé sẽ có học bổng để trang trải mọi chi phí, thầy cam đoan vậy.
- Nhưng Jessie mới có mười tuổi.
- Tất nhiên anh chị có thể từ chối, nhưng đó là cơ hội có một không hai. Nếu mọi chuyện ổn thỏa thì chỉ vài năm nữa, con gái anh chị sẽ vào Ivy League 3!
- Không có chuyện Jessie rời xa chúng tôi lúc còn bé thế này. Lúc này tôi chẳng thấy ích lợi gì hết. Nó vẫn là một đứa bé mà, thầy hiểu không? Một đứa trẻ.
Thầy hiệu trưởng lưỡng lự giây lát, rồi, sau hồi lâu im lặng, cuối cùng ông nói với tôi:
- Anh Cavaletti ạ, cho phép tôi được nói thẳng nhé, tôi nghĩ là với những người trong hoàn cảnh của anh chị thì cơ hội này là món quà của Thượng đế đấy, nếu anh chị bỏ lỡ thì con gái anh chị sẽ oán giận anh chị suốt đời.
- Tất nhiên là chúng tôi sẽ chấp nhận! Marisa quyết định.
Tôi đứng lên và sập cửa rời khỏi phòng.
Ngày mùng 2 tháng Giêng năm 2003
- Đừng quên khăn quàng nhé, kẻo con lại bị cảm lạnh đấy.
Tôi cúi xuống Jessie và buộc cái khăn che mũi quanh cổ con bé.
- Thôi, đến giờ bố phải đi rồi, nhưng tuần sau bố sẽ cùng mẹ quay lại thăm con, OK?
Trước khi đi, tôi nhìn lại lần nữa trường học được bố trí theo kiểu Anh với những tòa nhà dài bằng gạch đỏ, xung quanh là bãi cỏ xanh được xén tỉa cẩn thận. Trên đỉnh University Hall, lá cờ của trường Brown phấp phới bay ngạo nghễ. Chính giữa lá cờ là hình bốn cuốn sách để mở, trên có hình mặt trời tỏa sáng và dưới là câu khẩu hiệu: In deo speramus - Chúng ta trông chờ ở Thượng đế.
- Con không muốn đến đó đâu, bố ơi!
- Con nghe này, chúng ta đã nói chuyện này cả nghìn lần rồi, tôi nói những lời đã thuộc lòng. Học bổng này là cơ hội tuyệt vời cho nó cơ mà. Bố mẹ chẳng bao giờ đủ tiền cho con vào học một trường danh giá thế này đâu.
- Con biết rồi.
Mặt trời mùa đông đã lên đến đỉnh, nhưng chẳng đủ sức ngăn cái giá rét làm vùng New England đóng băng từ vài ngày nay. Tôi nhìn Jessie. Nhìn làn hơi bốc ra từ miệng con bé. Mình trùm chiếc áo khoác có mũ bằng vải không thấm nước, trông nó thật bé nhỏ, yếu ớt.
- Bố tin chắc là mọi chuyện sẽ tốt đẹp và con sẽ có rất nhiều cô bạn thân.
- Bố cũng biết là không phải thế mà.
Tôi nở nụ cười làm yên lòng của người cha bình tĩnh trước mặt nó, nhưng con bé phải đi nhanh lên, kẻo trong tôi mọi con đê ngăn nỗi đau khổ buồn rầu sắp vỡ ra đến nơi.
- Thôi, con đi đây, nó quyết định, khoác cái ba lô nặng gần bằng người nó lên lưng.
- Hẹn chóng gặp lại con nhé, tôi vừa nói vừa xoa xoa mái tóc vàng đẹp đẽ của con.
Ngay trước khi con bé quay đi, tôi thấy mắt nó long lanh và tôi đoán là những con đê trong lòng nó cũng sắp vỡ đến nơi.
o O o
Tôi đi bộ ra khỏi trường và quay lại cái xe tải cũ kỹ đổ ở nơi xa nhất có thể để Jessie khỏi xấu hổ trước mặt các học sinh khác. Gió táp làm chân tay tôi cứng đờ. Tôi quyết định chạy ra ấm người lên. Không khí tôi hít vào lạnh giá làm tim tôi đóng băng.
Ngày mùng 7 tháng Giêng năm 2003
Tôi thức dậy tuy không hề chợp mắt cả đêm. Ánh đèn phòng tắm nhợt nhạt. Hai viên Valium 4 trong tủ thuốc. Đứng trong bếp uống vội tách cà phê nhạt như nước ốc. Điếu thuốc đầu tiên. Trên phố, trời trở ấm, tuyết biến thành mưa, trên vỉa hè, mọi người bì bõm trong bùn. Lại thấy buồn như chấu cắn lúc sáng sớm, lại uống bia từ lúc mười giờ sáng, lại cuộc sống đen trắng đã mất hết ánh sáng.
Cái xe tải nhỏ ẩm xì ẩm xịt. Tôi mở cốp xe để bỏ thùng dụng cụ vào đó. Jessie ở trong cốp xe, ngủ trên tấm chăn đầy vết sơn.
Bỗng dưng tôi thấy rất sợ hãi.
- Jessie, con có sao không, con yêu?
Con bé khó nhọc tỉnh dậy, lẩm bẩm, vẫn còn ngái ngủ.
- Con trốn trường, bố ạ. Con không muốn quay về đó nữa đâu.
Tôi ôm nó trong tay, sưởi ấm cho nó, ôm hôn nó. Gương mặt nó trắng và lạnh như đá cẩm thạch.
- Qua rồi, con yêu ạ. Con ở nhà với bố mẹ. Ở nhà với bố mẹ.
Mùa xuân năm 2004
Trong xưởng mộc nhỏ ở nhà, tôi đang lắp cái giá sách bằng gỗ thông cho phòng của Jessie. Chiếc máy thu hình cũ kỹ đầy mạt cưa đang phát chương trình talk-show buổi chiều. Đang phết lớp véc ni đầu tiên, tôi bỗng nhận ra cái giọng đã mười một năm nay tôi không nghe thấy nữa. Người sởn gai ốc, tôi quay lại phía vô tuyến.
Ethan được Loretta Crown mời đến trường quay để giới thiệu cuốn sách của cậu ấy. Tôi sững sờ lại gần màn ảnh. Cậu ấy có cái vẻ vụng về hấp dẫn của người lần đầu lên truyền hình, sự trong trắng và chân thực rồi sẽ bị mòn đi để nhường chỗ cho sự chuyên nghiệp. Ngay khi nhin thấy cậu ấy, tôi hiểu là Ethan sẽ trở thành một ngôi sao trong lĩnh vực của mình và những năm tới sẽ là "của cậu ấy". Sự nổi tiếng được báo trước này làm tôi thấy yên tâm. Từ nay cậu ấy đã thuộc về một thế giới khác và chẳng còn phải lo cậu ấy đến chỗ chúng tôi nữa. Nếu chúng tôi không mắc sai lầm là đi tìm cậu ấy thì cậu ấy sẽ chẳng bao giờ quay lại.
Gần như vững tâm, tôi mặc cho cảm xúc được trông thấy cậu ấy dâng trào. Tôi thấy xúc động được nghe lại ngữ điệu giọng nói của cậu ấy, nét mặt cậu ấy, ánh sáng trong cái nhìn của cậu ấy.
- Mình ăn thôi! Em gọi anh ba lần rồi đấy! Mình không nghe thấy à?
Marisa bỗng xuất hiện trong xưởng mộc. Cô ấy quay đầu về phía màn hình. Sự bối rối của cô ấy không kéo dài quá hai giây.
Cô ấy hiểu ngay lập tức và rút dây cắm máy.
- Đi ăn thôi!
Mùa thu năm 2005
Thời gian này, Jessie thay đổi hẳn. Thất bại của nó ở trường Brown đã để lại dấu ấn. Con bé chẳng thiết tha gì nữa, chẳng còn nhiệt huyết, cứ ngồi hàng giờ liền trước máy thu hình để xem những chương trình ngớ ngẩn, cô hẳng chịu học hành.
Nó càng lớn càng giống Ethan, điều đó làm tôi bối rối và nhắc nhở tôi mối nguy cơ.
Tháng Năm năm 2006
Điều gì phải đến đã đến. Vì cứ nhìn thấy Ethan trên truyền hình suốt nên mọi người trong khu vực nhớ ra là cậu ấy từng sống ở đây. Giờ thì ai nấy đều nhớ lại và tự bịa ra tình bạn với "người nổi tiếng" mới của khu tôi. Thư viện thành phố lục lọi những đám tư liệu những cuốn sách cũ từng thuộc về cậu ấy, có tên cậu viết nắn nót trên trang lót. Lẽ ra tôi phải đốt chúng đi chứ không nên đem cho thư viện.
Đôi khi, Jessie hỏi chúng tôi những câu mà chúng tôi chỉ trả lời rất chung chung. Chúng tôi tạm kiểm soát được tình hình cho đến ngày mọi chuyện chệch hướng cả. Ngày hôm trước, con bé nghe Ethan thuyết trình trong chương trình phát thanh, rồi mua về một cuốn sách của cậu bé, loại bỏ túi. Lúc đó là giờ ăn nhẹ. Mắt vẫn nhìn chăm chăm vào sách, Jessie mở tủ lạnh, tót một cốc sữa và ra ngồi bên cái bàn nhỏ. Marisa đi làm về, bước vào phòng. Đang đọc say sưa, Jessie lơ đãng với một chiếc bánh quy, nhúng vào sữa và đưa lên miệng, bỗng...
Một cái tát lật mặt bất chợt làm cái bánh bay lên và hất đổ cốc sữa, cái cốc rơi xuống sàn nhà vỡ tan.
Con bé ngỡ ngàng nhìn mẹ không hiểu và thấy mặt mẹ nó vừa căm giận vừa đau đớn. Nó mở miệng định hỏi tại sao, nhưng cơn sốc quá mạnh đến mức họ lại thôi và bỏ vào phòng.
Tối qua
Thứ Sáu ngày 30 tháng Mười năm 2007
Bây giờ, chúng tôi cãi nhau với Jessie suốt ngày vì những chuyện chẳng đâu vào đâu. Cái thời hai bố con tâm đắc cùng nhau đi dạo trong rừng xứ Maine như đã xa lắm rồi. Tôi sợ rằng con bé nghi ngờ điều gì đó. Nó không hỏi về Ethan nữa, nhưng thà nó cứ hỏi còn hơn, sự hiện diện của cậu ấy cứ lảng vảng trên đầu chúng tôi như mối đe dọa vô hình. Marisa lúc nào cũng lải nhải chuyện tiền nong, còn Jessie thì phớt lờ và khinh bỉ tôi, vậy nên tôi ngày càng ít ở nhà. Khi tôi từ quán rượu về nhà đã chín giờ tối. Tôi đã uống rất nhiều. Dù sao cũng quá nhiều để có thể che giấu chuyện đó. Tôi sập cửa cái xe tải nhỏ, uống một ngụm nước bạc hà và đi ngược lên phố, cố không chệch choạng. Tôi nghe thấy trong nhà có to tiếng. Khi tôi bước vào phòng khách, Marisa và Jessie đang cãi nhau to. Lần thứ hai kể từ đầu năm học, Jessie vừa bị đuổi khỏi trường trung học. Lần này con bé bị đuổi học vì một hành động rất nghiêm trọng: nó hút cần sa trong nhà vệ sinh rồi giật nước cho trôi đi. Nhà trường đã báo cảnh sát và mấy nhân viên cảnh sát đã đến nhà chúng tôi lúc chập tối.
Marisa giận điên lên.
- Bố mẹ chắt chiu vất vả để con được học trường tử tế, thế mà con lại trả ơn bố mẹ như thế đấy!
Jessie nhún vai chẳng thèm trả lời mẹ nó. Vậy là Marisa lại lôi chuyện con bé thất bại ở trường Brown ra:
- Bốn năm trước, con đã có cơ hội không nhỏ, vậy mà con lại bỏ lỡ! Con có năng khiếu nhưng chẳng biết phát huy. Nếu cứ thế này thì con sẽ chỉ tìm được chân đóng gói hàng ở Wal Mart hay nướng thịt ở Burger King thôi!
Đến lượt mình, tôi nghĩ phải tham gia vào cuộc cãi cọ và mắng mỏ con bé liên hồi, trách móc nó làm tôi thất vọng khi dùng ma túy như thế.
- Cứ thế này thì con chẳng vào làm việc ở Burger King được đâu, mà là vào nhà tù hay bệnh viện.
Con bé im khi mẹ nó mắng, nhưng nó cãi lại tôi:
- Bố mà cũng có quyền nói con ư? Bố chỉ là một kẻ nghiện rươu bất lực! Bố làm việc gì cũng hỏng. Bố thậm chí còn chẳng kiếm đủ tiền ăn cho cả nhà và trả nợ tiền mua cái ngôi nhà dột nát này.
Bỗng dưng tôi thấy mình điên lên, sẵn có hơi rượu, tôi cứ để mặc tuôn ra những lời thiếu suy nghĩ, gây hậu quả nghiêm trọng:
- May mà có tao đây khi thằng bố khốn nạn của mày bỏ rơi mày! May mà có tao nuôi dạy mày suốt mười lăm năm qua!
Marisa gào lên bảo tôi dừng lại, nhưng đã quá muộn.
Sai lầm không sửa chữa được nữa rồi.
o O o
Manhattan, hôm nay
Thứ Bảy ngày 31 tháng Mười
Tôi tên là Jimmy Caveletti, 38 tuổi. Tôi đang ngồi trên con tàu đưa tôi đến Manhattan. Tối qua, con gái tôi không về nhà. Nó đã bỏ đi và lỗi tại tôi. Tôi làm nó bị tổn thương và tôi đã nói dối nó.
Nhà ga lớn Trung tâm. Tàu vào ga. Như khách du lịch ngơ ngác, tôi lưỡng lự lang thang trên sân ga. Kể từ năm Ethan ra khỏi cuộc đời chúng tôi, tôi chưa hề quay lại Manhattan. Tôi biết thành phố đã thay đổi và New York hôm nay chẳng còn chút gì với thành phố tôi từng biết khi còn trẻ. Nhưng tôi quyết tìm ra Jessie. Và tôi phải nhanh lên mới được. Dù không nói gì với Marisa, nhưng sáng nay tôi thấy khẩu súng lục vẫn để trong xưởng mộc không còn ở đó nữa.
Bố xin con, Jessie.
Đừng có làm điều dại dột.
Bố đi tìm con đây.
Chú thích
1. Con đường Tự do, trải dài 6 kilômét, là hành trình do khách du lịch khám phá những địa điểm và tương đài chính của Boston (chú thích của tác giả).
2. Dãy núi ở phía Đông Bắc Mỹ, giữa Alabama và cửa sông Saint-Laurent.
3. Nhóm tám trường đại học ở Đông Bắc Hoa Kỳ: Harvard, Yale, Princeton, Columbia, Cornell, Upenn, Dartmouth và Brown. Đó là những trường thuộc loại cổ nhất và uy tín nhất nước (chú thích của tác giả).
4. Thuốc chống trầm cảm và cai rượu.
Danh sách chương