Tuy rằng biết rõ hiện tại không phải là lúc để cảm thán, nhưng nghe Ngô Hằng nói như vậy, Chu Tề vẫn không thể nhịn được mà tán thưởng kỹ xảo tuyệt diệu của kinh thế cự luân này.

Nhìn thiết kế tinh xảo, hoa lệ lại oai hùng bất phàm hơn bất cứ đại thuyền nào hắn từng nhìn thấy trên đời, lại nhìn lớp áo giáp bọc thân vàng chói kiêu sa, còn cả công nghệ bên trong thân thuyền..... Không khó để tưởng tượng ra, con thuyền kinh thế cự luân này đã hao phí biết bao nhiêu tâm huyết của Công chúa, mà vốn dĩ, Công chúa còn muốn tìm vạn người kéo thuyền, đem thuyền này hồi kinh mừng thọ Hoàng Đế. Lòng hiếu thảo này đáng lẽ phải cảm động đất trời, lưu danh thiên cổ. Cũng không biết ngày sau, khi Hoàng Đế biết được, sẽ có biểu tình gì đây.....

Việc không thể chậm trễ, Ngô Hằng cùng Chu Tề nhanh chóng chia thành hai đường. Ngô Hằng trước tiên đi tìm Thu Thiền, vốn là một nho sĩ vô cùng có tiếng nói, thỉnh cầu giúp đỡ.

Còn Chu Tề đi tìm Thái thú địa phương, mà Thái thú vùng sông Hoài này, thật ra, lại là người hết mực cảm tạ Cung Dĩ Mạt. Bởi lẽ, trong kế hoạch của nàng, sông Hoài này ngày sau chính là nơi trung chuyển nam bắc, không cần suy nghĩ cũng biết, chỉ nay mai đây, khu vực này sẽ giàu có nhường nào.

Cho nên, vừa nghe thấy Chu Tề thỉnh cầu, biết đây là ý tứ của Công chúa, hắn quyết mạo hiểm đắc tội với Hoàng Đế một phen, liền vội vàng sai người gõ trống khua chiêng đi tuyên truyền! " Thái tử tính mệnh nguy kịch, lại bị bãi miễn, vẫn còn muốn nhanh chóng hồi kinh nhận tội! Trên đời này liệu còn thiên lý nữa hay không đây?"

Thu Thiền nghe tiền căn hậu quả, trong lòng tức giận, cùng với Thái thú địa phương đã ngấm ngầm đồng ý, liền tập hợp nhóm học sinh, thuyết giảng tận hết sức lực!

(P/s: tiền căn hậu quả: kể hết mọi vấn đề, trước là nguyên nhân, sau là hậu quả, tương đồng với câu đầu đuôi câu chuyện)

" Đáng thương cho Công chúa, bị bọn tiểu nhân trong kinh thành bức đến hộc máu, vẫn còn nhớ tới thân thể Thái tử không chịu nổi xóc nảy đường dài! Hiện giờ, Công chúa đảm bảo có thể hành thủy đi thẳng đến kinh thành, thủy lộ đã thông, lại sợ đại thuyền quá chậm, không thể trở về đúng lúc, nên muốn nhờ vạn người kéo thuyền! Ta ngóng chờ người đã từng chịu qua ân huệ của nàng, nguyện ý trợ giúp Công chúa một tay!"

" Ân đức của Công chúa, cảm thấu nhật nguyệt! Hiện giờ nàng bị kẻ gian làm hại, tại hạ tuy là hạng thường dân, nhưng cũng vì nàng mà cảm thấy oan ức bất bình! Lưu Cầm ta quyết là người đầu tiên tham dự, nhất định sẽ hồi tống Công chúa bình an hồi kinh!"

" Thề đưa Công chúa bình an hồi kinh!"

Điều không ai ngờ tới nhất, chính là so với đám dân công thường dân, thì nhóm học sinh, nho sĩ cơ hồ còn nhiệt tình hưởng ứng hơn hết thảy!

Tất cả bọn họ hôm nay đều không đến trường đi học, không chỉ báo danh kéo thuyền, mà còn sôi nổi xuống phố, giúp nhóm Chu Tề thuyết phục bá tánh!

" Học sinh tại hạ đối với Công chúa là thân mang đại ân! Ân đức của Công chúa, vì dân vì nước, không hề thua kém với bất kì nam nhi đại trượng phu nào ! Tại hạ cam tâm tình nguyện hộ tống Công chúa hồi kinh! Học sinh sông Hoài nhất định có mặt không thiếu một người!"

" Thái tử Điện hạ cùng Công chúa hết lòng hết sức tạo phúc cho dân chúng, lại không được Thánh Thượng ban thưởng tương xứng. Hiện tại, kênh đào chúng ta ngày đêm mong chờ cũng là bởi vì bọn tiểu nhân tranh quyền đoạt vị mà bị trì hoãn đến không biết bao giờ, ai tốt ai xấu vừa xem đã biết ngay! Mặc kệ là ngày sau ai tới tu kênh đào, lão phu nhất định chỉ công nhận một mình Thái tử !"

" Chúng ta cùng nhau đưa Công chúa hồi kinh! Thay Thái tử làm sáng tỏ! Hai người bọn họ không có mang tâm không phục Long uy! Hai người bọn họ là người tốt!"

Chỉ một buổi sáng, toàn thành tựa như đã phát điên, dọc các con phố, trong các ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy bóng dáng học sinh, nho sĩ cùng bình dân bá tánh, thậm chí, không ít nữ tử dân gian cũng sôi nổi đến báo danh, muốn trợ giúp vị nữ anh hùng nhỏ tuổi một phen!

Rất mau, người đến càng ngày càng nhiều, đứng đầy cổng thành. Chu Tề sợ ngây người, hắn cũng không nghĩ tới, Công chúa không cần ra mặt, cũng có thể kêu gọi đến nhiều nhân lực hỗ trợ đến vậy.

Ngô Hằng vui mừng ra mặt! Đôi mắt khôn khéo khẽ lướt qua nhóm học sinh, thư sĩ cũng đang có mặt trong đám đông. Bọn họ đều là người đọc sách, thân phận không tồi, lại đầy một bụng chữ nghĩa, có lẽ khi tới kinh thành, còn có thể trợ lực giúp Công chúa một phen đâu!

Cho nên, hắn đứng trước đám động, cúi người khom lưng, nhìn hết thảy cảm xúc dâng trào, nói lời tha thiết.

" Ta chưa từng nghĩ đến, dân chúng sông Hoài thế nhưng đều là những người thấu tình đạt nghĩa đến như vậy. Hôm nay Thái tử cùng Công chúa bị hàm oan, muốn lập tức hồi kinh, ta chân thành cảm tạ mọi người có lòng đứng tại chỗ này, nguyện ý trợ giúp. Thế nhưng, ta hy vọng có thể chọn lựa những người có bản lãnh cùng đi, mong có thể lựa lúc Thiên tử tức giận mà dâng lên trợ lực non nớt. Mong chư vị không trách."

Rất nhiều dân chúng nghe thấy bản thân không có khả năng được vì Công chúa kéo thuyền, tuy rằng vô vàn tiếc nuối, nhưng lại không hề tức giận. Bọn họ đểu rất rõ ràng, chỉ có những học sinh, đại phu hay nho sĩ, ....lời nói mới có đủ phân lượng giúp Công chúa!

Có học sinh nói: " Từ sông Hoài đến kinh thành, còn phải đi qua không ít thành trấn, Tử Thư dù bất tài, nhưng trước khi tới được kinh thành, nhất định sẽ thuyết phục những học sinh khác cùng đồng hành!"

Cứ như vậy, một đường đến kinh thành, không biết sẽ còn có bao nhiêu người cùng đi a!

Ngô Hằng nghe vậy, hưng phấn đến mức phải cúi mình cảm tạ!

" Nếu đã như vậy, cảm tạ chư vị đại nhân đại nghĩa! Thỉnh chư vị nhanh chóng tập hợp, Công chúa cùng Thái tử Điện hạ, bọn họ.....rất mau sẽ tới thôi!"

Lúc này, một vị lão sư mái đầu bạc trắng bước ra. Lão quang minh chính đại đứng ở chỗ này, là bởi vì thực lòng cho rằng, Thái tử hiện tại chính là một vị Thái tử tốt, danh chính ngôn thuận, đáng giá để lão phải ủng hộ như vậy.

Vị lão sư lớn tiếng nói: " Thỉnh Chưởng sự đại nhân chờ một lát, để nho sĩ tại hạ về nhà thay y phục tử tế, rồi hãy tập hợp bên bờ sông, cùng kéo thuyền vì Thái tử!"

Cũng có dân chúng nói với theo: " Bọn ta cũng nguyện ý đi theo sau thuyền, đợi Thái tử sai phái!"

Ngô Hằng chỉ cảm thấy một nỗi kích động đang từ từ dâng lên từ sâu trong đáy lòng, kíƈɦ ŧɦíƈɦ đến không thể kìm chế! Hắn lại một lần nữa cúi đầu cảm tạ, lát sau khi ngẩng đầu lên, liền vươn tay chỉ về một phía:

" Một canh giờ sau, tại hạ ở bến tàu sông Hoài, cung nghênh chư vị!"

(P/s: Umi nói chứ, bày binh bố trận như là đem quân đi tính sổ ai vậy đó, các vị đi đòi nợ ai à (⊙ꇴ⊙) )

Cho nên, chờ tới khi đám người Thường Hỉ tới được bến tàu sông Hoài, còn chưa kịp chấn động với con quái vật khổng lồ đang neo ở giữa sông, đã bị đoàn người đông vui tấp nập ở hai bên bờ dọa tới ngây người rồi!

Càng kỳ lạ hơn chính là, tất cả bọn họ đều mặc y phục học sinh chỉnh tề, một thân áo dài xanh thẫm cùng cổ tay trắng, trên đầu ngăn nắp đội mũ học sinh, nghiêm chỉnh đứng đó, tựa như đang nghênh đón bọn họ.

Thường Hỉ sau khi hồi phục tinh thần, liền có chút tức giận hỏi người đứng đằng trước: " Chuyện gì thế này? Sao lại có nhiều người tụ tập ở đây như vậy?"

Ngô Hằng lần đầu đối mặt với đệ nhất cao thủ đại nội, trong lòng vẫn có chút sợ hãi, thế nhưng, lúc này, muôn vàn học sinh đứng đằng sau chống lưng cho hắn, hắn liền đủ tự tin gánh vác đại sự rồi!

" Công công, thỉnh xem!"

Hắn duỗi tay chỉ vào đại thuyền neo cách đó không xa: " Chiếc thuyền này, chính là kiệt tác kinh thế cự luân, Công chúa dành hơn một năm, hao hết tâm huyết tạo thành! Vốn dĩ, Công chúa muốn đem đại thuyền này dâng cho Hoàng thượng vào dịp sinh thần mừng thọ, hiện giờ.....Nếu Công công muốn nhanh chóng hồi kinh, nó chính là phương tiện tốt nhất để di chuyển. Cũng nhờ đại thuyền to lớn lại vững vàng, rất phù hợp để Thái tử cùng Công chúa dưỡng thương thật tốt....."

" Còn những người này...." Ngô Hằng cười nói. " Bọn họ đều là những người đã chịu qua ân tình của Thái tử và Công chúa. Nghe nói Bệ hạ thúc giục hồi kinh, mà thuyền lớn chạy thong thả, cho nên, bọn họ tự mình phát động, nguyện ý đi theo mở đường kéo thuyền!"

Thường Hỉ khóe miệng giật giật, sắc mặt thập phần khó coi, cuối cùng, hắn chỉ vào nhóm thư sinh nói: " Bọn họ đều là thư sinh trói gà không chặt, sao có thể kéo nổi thuyền lớn?!"

" Còn có chúng ta đâu!"

Lúc này, có không ít dân công từ xa mà đến, bọn họ mỗi người đều mặc áo vải quần ngắn, cả người sạch sẽ lại mạnh mẽ vững vàng. " Chúng ta cũng nguyện ý cùng đi! Mở đường vì thuyền lớn!"

Lúc này, một học sinh đứng đầu cũng khom lưng, bái mà nói: " Tuy rằng tại hạ tay trói gà không chặt, nhưng tại hạ thật tâm thật ý, nhật nguyệt chứng minh, mong đại nhân không nên ngăn cản, thành toàn cho học sinh chúng ta nhiệt tình góp công đi!"

Hắn vừa nói, toàn bộ nhóm thư sinh, học sinh đồng loạt cúi đầu, Thường Hỉ sao có thể ngăn cản nổi nữa. Suy cho cùng, người đọc sách thân phận tối cao, cũng không phải một hoạn quan như hắn có thể trấn áp.

(P/s: về cái gọi là "thân phận tối cao" của học sinh, chúng ta có thể hiểu theo 2 cách:

Cách 1: theo quan niệm Nho giáo, các tầng lớp trong xã hội sẽ sắp xếp theo thứ tự: nhất thư sinh, nhì nông công, tam thương phú, tứ nô ɭệ. Tầng lớp thư sinh, phu giáo đứng đầu vì đây là tầng lớp có học hành, có chữ nghĩa, sau này có thể thi đỗ thành quan, trở thành trụ cột cho nước nhà, nên rất được coi trọng và kính nể. Hơn nữa, vì họ có học, nên những thứ họ nói ra không phải ai cũng có thể hiểu và phản biện lại, trừ chính họ, vì đa số, người bình dân ngày xưa ko biết chữ. Quan niệm " chỉ cần viết được tên mình là đủ rồi" đôi khi xảy ra với cả quan võ.

Cách 2: trong thời kỳ phong kiến, không phải ai cũng có thể đi học được, chỉ có con cái nhà giàu, nhà quý tộc mới có thể đến trường. Vì lẽ đó, tất nhiên, học sinh, thư sinh, phu tử đều có xuất thân "không tầm thường" theo đúng nghĩa đen, có ảnh hưởng trong xã hội. Còn lý do tại sao họ chưa có vị trí, phong hào, chức quan, là có thể vì họ chưa tham gia hội thi, hoặc thi chưa đỗ, nhưng không có nghĩa là họ vô dụng, bất tài. Rất nhiều vấn đề quan trọng, quan lại, thậm chí cả Vua vẫn phải cần sự trợ giúp, đồng thuận từ họ.

Cho nên, các bạn à, bỏ cái điện thoại xuống, tắt app truyện, đi học đi :) )

Nghĩ đến hiện tại, tiểu Công chúa vẫn còn hôn mê bất tỉnh, Thường Hỉ thở dài một tiếng, xem như ngầm đồng ý.....

Tất cả mọi người đều lộ vẻ vui mừng, sôi nổi phân công nhau vào vị trí.

Kinh thế cự luân, cần phải ra sông lớn rồi!

Hai bên sườn thuyền, trên mỗi một chiếc vảy đều buộc một sợi dây thừng nhuộm thành một lam, tả hữu đồng loạt nắm chắc, hàng trăm sợi dây lập tức căng đầy, tỏa ra hai phía, tựa như hai cánh sải rộng giữa sông lớn!

Mà Cấm quân cầm đầu đằng trước, ở giữa là học sinh, thư sinh, cuối cùng là nông phu, đồng loạt hô vang một tiếng:

" Khởi hành!"

Tức thì, hàng trăm con người ùn ùn dồn sức, vảy rồng xòe rộng dưới ánh mặt trời, hào quang chói sáng!

Kinh thế cự luân từ từ chuyển động! Như một mãnh thú to lớn mà oai hùng khôn tả! Uy phong lẫm liệt lại bá đạo ngang tàng lừng lững tiến giữa lòng sông! Hai bên là bá tánh hộ tống, sau lưng là ánh mặt trời từ từ rực rỡ chói lòa, con thuyền cứ thế tiến về phía trước! Như một biểu tượng đại biểu cho thời đại! Đang từ từ tiến về trang sử mới!

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện