"Được rồi." Điền Nhị Hà quay đầu nói với Thương Kiến Diệu như đang trêu hắn: "Hiện giờ cậu đã biết duy trì trật tự cho một điểm tụ cư thế này khó khăn cỡ nào chưa?"
Tưởng Bạch Miên không muốn tiếp tục kích thích Thương Kiến Diệu, bèn tiếp lời hỏi ngược lại ông ta:
"Trưởng trấn, ban nãy lúc chúng tôi vào thì hình như không thấy nhiều trẻ con như thế? Bọn chúng theo người lớn đi làm việc chăng?"
Điền Nhị Hà nghiêng người chỉ vào ba tòa nhà xắp thành hình chữ "Phẩm 品" kia:
"Chúng nó qua bên kia học, khi người lớn về thì mới tan học."
"Đi học?" Tưởng Bạch Miên khẽ nhướng mày: "Bên các ông vẫn duy trì giáo dục kiểu lớp học?"
Trong rất nhiều điểm tụ cư của dân du cư hoang dã trên Đất Xám, bên ngoài các thế lực lớn, đây là chuyện phải nói vô cùng hiếm thấy, chí ít trong những điểm tụ cư mà Tưởng Bạch Miên từng đi qua trước đây là không hề có.
Đối với người đến cả việc sinh tồn còn gian nan vất vả mà nói, tổ chức giáo dục kiểu lên lớp giảng dạy này là hoàn toàn không cần thiết, vừa lãng phí tinh lực, lại lãng phí cả tài nguyên. Nhân lực là một bộ phận vô cùng quan trọng trong tài nguyên, giáo viên thoát ly sản xuất và những đứa trẻ không ra ruộng đồng nhà mình hỗ trợ là thứ xa xỉ đối với phần đa các điểm tụ cư.
Ở những nơi đó, chỉ có các bậc cha chú mới thi thoảng dạy vài điều cho con cái mình trong cuộc sống thường nhật, cung cấp cho bọn chúng kiến thức cơ bản, học cách trồng trọt, hái lượm, nấu ăn, dọn dẹp, bắn súng, săn bắn và trông trẻ em.
Điền Nhị Hà cười nói:
"Mỗi lần có người ngoài tới trấn Thủy Vi, khi phát hiện chuyện này thì đều rất kinh ngạc. Đúng là với điều kiện của chúng tôi, nếu muốn duy trì "trường học" là không dễ, tất cả mọi người phải tiết kiệm, tiết kiệm hơn nữa, thắt chặt dây lưng quần, mới không làm cho truyền thống này đứt đoạn."
Ông vô thức ngẩng đầu lên nhìn bầu trời chạng vạng âm u sắp mưa, nửa hồi ức nửa cảm thán nói tiếp:
"Người ban đầu đưa ra việc cho bọn trẻ con được nhận giáo dục chính thức là một chú tên Thẩm Liễu Tâm.
Chú ấy nói rằng: Cho dù có gian nan vất vả thế nào đi chăng nữa thì cũng phải cho lũ nhỏ biết chữ, đọc được sách, học được những kiến thức cơ bản nhất. Chỉ như vậy, chúng nó và con cháu của chúng nó sau này, dân chúng trấn Thủy Vi tương lai mới có thể nhớ được mình là ai, đến từ đâu, thuộc quần thể gì, đã từng có được văn hóa và lịch sử như thế nào. Cũng chỉ khi ghi nhớ được những điều đó, ở trong hoàn cảnh bất ổn tồi tệ này, ở trong "bóng tối" không nhìn thấy ánh sáng hy vọng đâu, bọn chúng mới có thể vĩnh viễn ôm lấy hy vọng mà sống.
Khi đó tôi tuy cũng đồng ý với đề nghị của chú Thẩm, nhưng thực ra suy nghĩ của tôi khá đơn giản: Trên những đồ vật, những cuốn sách hướng dẫn mà mỗi lần chúng tôi chuyển về từ các phế tích thành phố đều có một bộ phận chữ là tôi không biết, cho dù có biết, chúng nó đi cùng với nhau mà tôi lại không biết có nghĩa là gì. Như vậy thì không cách nào sử dụng đồ vật một cách hiệu quả rồi, thế thì sao được? Ý nghĩ ấy quả thực quá đơn giản, đến mấy năm gần đây, tôi mới dần hiểu được ý của những lời mà chú Thẩm nói."
Nói tới đây, Điền Nhị Hà đứng lên, chỉ vào tòa nhà xếp thành hình chữ "Phẩm" kia, hỏi:
"Các cô cậu biết nơi đây từng là gì không?"
Bạch Thần, Tưởng Bạch Miên, Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng đồng loạt lắc đầu.
"Nơi đây trước kia chính là trường học của trấn Thủy Vi cũ. Chỗ đó là sân bóng rổ, chỗ kia là cột cờ, nơi đó là ký túc xá giáo viên, còn bên kia là ký túc xá học sinh. Kia là phòng máy, thư viện và nhà thí nghiệm, còn chỗ đó là khu lớp học..." Điền Nhị Hà giới thiệu từng chỗ một, trên khuôn mặt ánh lên ánh lửa than củi.
Tưởng Bạch Miên và đám người Thương Kiến Diệu nghe tới say mê, cũng chăm chú nhìn theo, cho dù chỉ có thể cố gắng phân biệt được đường nét của những tòa nhà đó, những sân bãi kia trong lúc nhá nhem tối này.
Điền Nhị Hà thu tay, xoay người lại, rồi lặp lại lời nói ban đầu:
"Nơi đây đã từng là trường học."
Vẻ mặt của ông ta vừa chăm chú lại vừa nghiêm túc.
Không chờ đám người Tưởng Bạch Miên đáp lại, ông ta ngồi xuống, cười tự giễu:
"Về chuyện này, rất nhiều dân trong trấn không hiểu. Không phải bọn ọ không muốn duy trì một trường học nho nhỏ thế này, mà là cảm thấy đây chỉ nên cung cấp cho cư dân ban đầu, còn những dân du cư sau này mới thu nhận ấy, cho họ miếng ăn đã là nhân từ lắm rồi, sao còn phải lãng phí tài nguyên nữa?
Bọn họ cho rằng hẳn là từ dân trấn ban đầu, nhất là những thành viên nòng cốt của Trấn vệ đội phân chia đất đai, sau đó dân du cư hoang dã chỉ được thuê, cần phải giao nộp một phần lượng thu hoạch nhất định.
Bọn họ còn cho rằng không nên cho những dân du cư tới sau gia nhập Trấn vệ đội, không nên để cho bọn họ được cầm giữ vũ khí thì tốt hơn."
Nói tới đây, Điền Nhị Hà tự lắc đầu:
"Ài, lúc tôi còn sống thì còn dựa vào danh vọng để đè ép, không ai dám thực sự phản đối, chỉ cùng lắm là lén phàn nàn oán trách thôi. Chờ khi tôi chết, thật sự không biết trấn Thủy Vi sẽ biến thành cái gì nữa.
Thôi không nói, không nói nữa, ăn đi, ăn đi nào."
Về những sự vụ nội bộ trấn Thủy Vi, Tưởng Bạch Miên và Bạch Thần không tiện nêu ý kiến, chỉ có thể giữ vững thái độ của khách, kèm lương khô, thanh năng lượng và bánh bao ngũ cốc mà Điền Nhị Hà gọi người đưa tới ăn kèm nồi thịt bò kho tàu kia.
Thương Kiến Diệu không vội vã gia nhập, tiếp tục gắp từng miếng thịt bò nhỏ trong bát đút cho cô bé bên cạnh.
Cô bé kia cũng rất ngoan ngoãn, sau khi ăn xong thì không đòi thêm nữa, mà còn nghiêm túc cúi người chào Thương Kiến Diệu:
"Em cảm ơn anh!"
Sau khi cảm ơn xong, con bé cầm những đồ lặt vặt còn lại tung tăng chạy về khu vực dựng những ngôi nhà căn phòng lụp xụp kia - nơi vốn là mấy sân bóng rổ xếp song song với nhau.
"Động tác rất đúng chuẩn." Thương Kiến Diệu nhìn theo bóng lưng con bé, khen một câu.
"Đấy là có giáo viên dạy riêng cho đấy." Điền Nhị Hà có vẻ khá đắc chí.
Thương Kiến Diệu vẫn không gắp miếng thịt bò nào, im lặng ngồi đó gặm bánh bao ngũ cốc màu vàng vàng ăn với nước.
Tưởng Bạch Miên không muốn tiếp tục kích thích Thương Kiến Diệu, bèn tiếp lời hỏi ngược lại ông ta:
"Trưởng trấn, ban nãy lúc chúng tôi vào thì hình như không thấy nhiều trẻ con như thế? Bọn chúng theo người lớn đi làm việc chăng?"
Điền Nhị Hà nghiêng người chỉ vào ba tòa nhà xắp thành hình chữ "Phẩm 品" kia:
"Chúng nó qua bên kia học, khi người lớn về thì mới tan học."
"Đi học?" Tưởng Bạch Miên khẽ nhướng mày: "Bên các ông vẫn duy trì giáo dục kiểu lớp học?"
Trong rất nhiều điểm tụ cư của dân du cư hoang dã trên Đất Xám, bên ngoài các thế lực lớn, đây là chuyện phải nói vô cùng hiếm thấy, chí ít trong những điểm tụ cư mà Tưởng Bạch Miên từng đi qua trước đây là không hề có.
Đối với người đến cả việc sinh tồn còn gian nan vất vả mà nói, tổ chức giáo dục kiểu lên lớp giảng dạy này là hoàn toàn không cần thiết, vừa lãng phí tinh lực, lại lãng phí cả tài nguyên. Nhân lực là một bộ phận vô cùng quan trọng trong tài nguyên, giáo viên thoát ly sản xuất và những đứa trẻ không ra ruộng đồng nhà mình hỗ trợ là thứ xa xỉ đối với phần đa các điểm tụ cư.
Ở những nơi đó, chỉ có các bậc cha chú mới thi thoảng dạy vài điều cho con cái mình trong cuộc sống thường nhật, cung cấp cho bọn chúng kiến thức cơ bản, học cách trồng trọt, hái lượm, nấu ăn, dọn dẹp, bắn súng, săn bắn và trông trẻ em.
Điền Nhị Hà cười nói:
"Mỗi lần có người ngoài tới trấn Thủy Vi, khi phát hiện chuyện này thì đều rất kinh ngạc. Đúng là với điều kiện của chúng tôi, nếu muốn duy trì "trường học" là không dễ, tất cả mọi người phải tiết kiệm, tiết kiệm hơn nữa, thắt chặt dây lưng quần, mới không làm cho truyền thống này đứt đoạn."
Ông vô thức ngẩng đầu lên nhìn bầu trời chạng vạng âm u sắp mưa, nửa hồi ức nửa cảm thán nói tiếp:
"Người ban đầu đưa ra việc cho bọn trẻ con được nhận giáo dục chính thức là một chú tên Thẩm Liễu Tâm.
Chú ấy nói rằng: Cho dù có gian nan vất vả thế nào đi chăng nữa thì cũng phải cho lũ nhỏ biết chữ, đọc được sách, học được những kiến thức cơ bản nhất. Chỉ như vậy, chúng nó và con cháu của chúng nó sau này, dân chúng trấn Thủy Vi tương lai mới có thể nhớ được mình là ai, đến từ đâu, thuộc quần thể gì, đã từng có được văn hóa và lịch sử như thế nào. Cũng chỉ khi ghi nhớ được những điều đó, ở trong hoàn cảnh bất ổn tồi tệ này, ở trong "bóng tối" không nhìn thấy ánh sáng hy vọng đâu, bọn chúng mới có thể vĩnh viễn ôm lấy hy vọng mà sống.
Khi đó tôi tuy cũng đồng ý với đề nghị của chú Thẩm, nhưng thực ra suy nghĩ của tôi khá đơn giản: Trên những đồ vật, những cuốn sách hướng dẫn mà mỗi lần chúng tôi chuyển về từ các phế tích thành phố đều có một bộ phận chữ là tôi không biết, cho dù có biết, chúng nó đi cùng với nhau mà tôi lại không biết có nghĩa là gì. Như vậy thì không cách nào sử dụng đồ vật một cách hiệu quả rồi, thế thì sao được? Ý nghĩ ấy quả thực quá đơn giản, đến mấy năm gần đây, tôi mới dần hiểu được ý của những lời mà chú Thẩm nói."
Nói tới đây, Điền Nhị Hà đứng lên, chỉ vào tòa nhà xếp thành hình chữ "Phẩm" kia, hỏi:
"Các cô cậu biết nơi đây từng là gì không?"
Bạch Thần, Tưởng Bạch Miên, Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng đồng loạt lắc đầu.
"Nơi đây trước kia chính là trường học của trấn Thủy Vi cũ. Chỗ đó là sân bóng rổ, chỗ kia là cột cờ, nơi đó là ký túc xá giáo viên, còn bên kia là ký túc xá học sinh. Kia là phòng máy, thư viện và nhà thí nghiệm, còn chỗ đó là khu lớp học..." Điền Nhị Hà giới thiệu từng chỗ một, trên khuôn mặt ánh lên ánh lửa than củi.
Tưởng Bạch Miên và đám người Thương Kiến Diệu nghe tới say mê, cũng chăm chú nhìn theo, cho dù chỉ có thể cố gắng phân biệt được đường nét của những tòa nhà đó, những sân bãi kia trong lúc nhá nhem tối này.
Điền Nhị Hà thu tay, xoay người lại, rồi lặp lại lời nói ban đầu:
"Nơi đây đã từng là trường học."
Vẻ mặt của ông ta vừa chăm chú lại vừa nghiêm túc.
Không chờ đám người Tưởng Bạch Miên đáp lại, ông ta ngồi xuống, cười tự giễu:
"Về chuyện này, rất nhiều dân trong trấn không hiểu. Không phải bọn ọ không muốn duy trì một trường học nho nhỏ thế này, mà là cảm thấy đây chỉ nên cung cấp cho cư dân ban đầu, còn những dân du cư sau này mới thu nhận ấy, cho họ miếng ăn đã là nhân từ lắm rồi, sao còn phải lãng phí tài nguyên nữa?
Bọn họ cho rằng hẳn là từ dân trấn ban đầu, nhất là những thành viên nòng cốt của Trấn vệ đội phân chia đất đai, sau đó dân du cư hoang dã chỉ được thuê, cần phải giao nộp một phần lượng thu hoạch nhất định.
Bọn họ còn cho rằng không nên cho những dân du cư tới sau gia nhập Trấn vệ đội, không nên để cho bọn họ được cầm giữ vũ khí thì tốt hơn."
Nói tới đây, Điền Nhị Hà tự lắc đầu:
"Ài, lúc tôi còn sống thì còn dựa vào danh vọng để đè ép, không ai dám thực sự phản đối, chỉ cùng lắm là lén phàn nàn oán trách thôi. Chờ khi tôi chết, thật sự không biết trấn Thủy Vi sẽ biến thành cái gì nữa.
Thôi không nói, không nói nữa, ăn đi, ăn đi nào."
Về những sự vụ nội bộ trấn Thủy Vi, Tưởng Bạch Miên và Bạch Thần không tiện nêu ý kiến, chỉ có thể giữ vững thái độ của khách, kèm lương khô, thanh năng lượng và bánh bao ngũ cốc mà Điền Nhị Hà gọi người đưa tới ăn kèm nồi thịt bò kho tàu kia.
Thương Kiến Diệu không vội vã gia nhập, tiếp tục gắp từng miếng thịt bò nhỏ trong bát đút cho cô bé bên cạnh.
Cô bé kia cũng rất ngoan ngoãn, sau khi ăn xong thì không đòi thêm nữa, mà còn nghiêm túc cúi người chào Thương Kiến Diệu:
"Em cảm ơn anh!"
Sau khi cảm ơn xong, con bé cầm những đồ lặt vặt còn lại tung tăng chạy về khu vực dựng những ngôi nhà căn phòng lụp xụp kia - nơi vốn là mấy sân bóng rổ xếp song song với nhau.
"Động tác rất đúng chuẩn." Thương Kiến Diệu nhìn theo bóng lưng con bé, khen một câu.
"Đấy là có giáo viên dạy riêng cho đấy." Điền Nhị Hà có vẻ khá đắc chí.
Thương Kiến Diệu vẫn không gắp miếng thịt bò nào, im lặng ngồi đó gặm bánh bao ngũ cốc màu vàng vàng ăn với nước.
Danh sách chương