Ngọn núi mà Thẩm tiên sinh bọn họ ở tên là núi Hiểu Phong, là một ngọn núi tương đối không bắt mắt nằm trong dãy núi trải dài bên bờ sông, cách chân núi không xa chính là một trấn, ngoài Thẩm tiên sinh và Trà gia sống trong đạo quán ra, trong núi cũng chỉ thi thoảng có thợ săn đến xem thử trong bẫy của mình có thu hoạch hay không.
Lúc cơm trưa Trà gia ngồi ở đó một tay chống cằm một tay cầm đũa nhàm chán gõ lên bàn đá, Thẩm tiên sinh mặt mũi đầu tóc lấm lem từ phòng bếp đi ra, bưng một đĩa gì đó đen sì sì: "Mau nếm thử."
Trà gia liếc nhìn một cái, nôn luôn.
Thẩm tiên sinh có chút hụt hẫng: "Xem ra có những thứ thật sự là dựa vào thiên phú."
Trà gia chỉ vào đĩa thức ăn hỏi: "Không phải ông nói sẽ làm thịt bò cho ta ăn một lần sao? Tiên sinh đây là tốn hết tâm tư mưa một miếng phân bò ở chợ đen về?"
Thẩm tiên sinh: "Khụ khụ… thời khắc ghi nhớ phải tôn trọng ta."
Trà gia cố nhịn thứ mùi gay mũi đó, đẩy cái đĩa ra: "Nhưng mà cũng rất tốt, ngửi thôi là ta đã no rồi."
Thẩm tiên sinh liếc nhìn sắc trời: "Có chuyện muốn bàn bạc với ngươi một chút, chúng ta ở cách đại doanh thủy sư hơi quá xa, mỗi ngày đưa rau lãng phí không ít thời gian, ta nghĩ nếu không thì chúng ta đến gần thủy sư thuê một căn nhà?"
"Được đó được đó."
Trà gia mắt sáng quắc lên: "Hôm nay đi ngay đi."
Thẩm tiên sinh cười lắc đầu: "Cũng không có gì để thu dọn, mang theo y phục là có thể đi rồi."
Trà gia lập tức áy náy: "Vậy thì tiên sinh quả thực không có gì để mang theo."
Thẩm tiên sinh: "Haiz…"
Dù gì hai người cũng đã dọn dẹp một chút, mỗi người đeo một cái tay nải liền rời khỏi đạo quán, tay nải của Thẩm tiên sinh quả thực rất xẹp lép, dù sao cũng chẳng có mấy bộ y phục…
Trước đó Thẩm tiên sinh đã xem xong một tiểu viện ở gần đại doanh thủy sư, không lớn nhưng sạch sẽ. Hóa ra chủ nhân của căn nhà là một tiểu lại địa phương, vận may tốt đến mức khiến người ta ngưỡng mộ, được Hộ bộ một giấy điều đến thành Trường An, sau khi biết được tin tức Trang Ung đã nói cho Thẩm tiên sinh biết, thế là Thẩm tiên sinh mượn ông ấy một ít bạc để mua lại tiểu viện.
Trang Ung ra vẻ rất hối hận.
Buổi chiều hôm đó Thẩm tiên sinh và Trà gia đã đến nơi, Thẩm tiên sinh bảo nàng dọn dẹp gian nhà một chút rồi một mình ra ngoài. Trà gia nhìn tiểu viện này tâm tình tốt đến mức muốn hát ca, nhưng mở miệng mấy lần thì phát hiện ra ngoài trừ bài hát tên là Tiểu Yến Tử từng học hồi nhỏ ra, nàng cũng chẳng biết bài nào.
Tiểu Yến Tử mặc áo hoa, mùa xuân hàng năm đều đến đây, ta hỏi Yến Tử tại sao đến, Yến Tử nói, lo bản thân ta đi…
Đến lúc đêm khuya Thẩm tiên sinh mới trở về, còn mang theo một người về, là một lão nhân bước đi hơi kỳ lạ, tóc mai đốm bạc vẻ mặt tang thương. Nhìn kỹ lại Trà gia mới nhận ra, lão nhân này lại là Trần lão bá đã từng cường tráng như trâu trong trấn Ngư Lân, phụ thân của Trần Nhiễm.
Mới có mấy năm mà đã thành như thế này rồi.
Thẩm tiên sinh sắp xếp cho Trần đại bá xong, dẫn Trà gia ra ngoài mua ra để sáng sớm mai còn đem đi. Thẩm tiên sinh vừa đi vừa thở dài nói: "Lúc Lãnh Tử trở về đã nói với ta chuyện này, sau đó ta vẫn luôn tìm nhà ở xung quanh đây, không có một nơi ở cũng không tiện đón Trần đại bá qua, sau này để ông ta nhận rau cùng chúng ta, đợi sau này chúng ta định rời đi, ông ấy đã quen buôn bán với thủy sư rồi. Việc làm ăn này có Trang Ung giúp đỡ chăm sóc cũng sẽ không lọt vào tay người khác."
"Đúng thế, chỗ ở trước của chúng ta quá xa, sức khỏe của Trần đại bá hiện nay không thể đi đường xa như vậy."
"Lãnh Tử không lãnh chút nào, rất ấm áp."
Trà gia hơi cong khóe miệng, thầm nghĩ đó là đương nhiên, cũng không xem xem là người do ai điều giáo ra.
Điều họ không biết là trong đêm hôm đó đã có mấy người áo đen đến bên ngoài đạo quán tưới không ít dầu, sau đó một mồi lửa đốt cháy, trước đó còn phun vào trong phòng một ít mê hương, người cầm đầu kia đeo một cây cung sau lưng.
Thẩm Lãnh nhìn thấy Trần Nhiễm trong quân doanh là biết cuộc sống của Trần gia có khả năng khó khăn, lúc hắn rời khỏi trấn Ngư Lân, Trần đại bá đã cầm tay hắn nói lúc nào cũng có thể quay về, trong nhà đại bá không có vợ, nhưng bếp lò luôn nóng.
Thẩm tiên sinh vẫn luôn tìm nhà, nếu không phải Trang Ung giúp đỡ, tiểu viện có vị trí không tồi này cũng không rơi vào tay bọn họ.
"Đúng rồi, lúc Trần đại bá đến luôn không chịu rời món đồ trong tay, đó là gì vậy, quấn vải dày cộp, nhìn có vẻ rất nặng, chân ông ấy như vậy mà còn không chịu đưa đồ cho ông cầm."
"Không biết, ông ấy nói là bảo bối ông ấy bất ngờ phát hiện trong một lần xuống sông bắt cá."
"Là để lại cho con trai mình phải không."
"Chuyện thường tình con người."
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, đến nơi đã đặt với nông gia số rau cần cho ngày mai xong, trên đường về mua một ít thức ăn về nhà, dù sao ở đây cũng không phải là trong núi, mua đồ đã thuận tiện hơn nhiều.
Lúc vào cửa đã nhìn thấy Trần đại bá đang lau nước mắt, nhìn thấy hai người vào liền vội vàng nặn ra nụ cười, giống như sợ bị cười chê vậy. Ông ngồi trên ghế đá trong sân, trên bàn đá trước mặt có để món đồ quấn vải dày cộp đó.
"Nào, đại bá chúng ta ăn cơm."
Trà gia cười đi đến, muốn dọn cái bàn một chút, giơ tay nhấc cái bọc kia, thế mà lại nặng ngoài sức tưởng tượng.
"Mở ra đi, đây là lễ vật ta chuẩn bị cho Lãnh Tử. Lần trước lúc Nhiễm Nhi về nhà nghỉ phép đã nói với ta, Lãnh Tử cũng ở trong đại doanh thủy sư, còn chăm sóc nó nữa. Ta nghĩ, ân tình lớn như vậy không thể không báo đáp được, cho nên ta đã xuống sông… Không có bao nhiêu người biết vị trí đó trên sông Nam Bình có một con thuyền chìm, là ta ngẫu nhiên phát hiện được, hồi còn trẻ ta bơi lặn giỏi nên đã xuống ba lần, bên trong quả thực không có thứ gì đáng tiền, chỉ có cái này."
Ông chỉ chỉ vào cái bọc kia.
Trà gia mở cái bọc ra, từng lớp lại từng lớp, sau đó liền ngây người. Bên trong cái bọc lại là một hòn đá… Đen tuyền nhẵn bóng, cũng không biết tại sao Trần đại bá nghĩ thứ này quý giá.
"Hắc thiết?"
Thẩm tiên sinh nhìn thấy thứ kia xong mắt lại sáng rực lên, không nhịn được thò tay ra sờ: "Nếu thật sự là hắc thiết, một tảng lớn như thế này thật sự được coi là bảo bối rồi."
"Ta cũng không biết thứ này là gì, có một lần xuống dưới thực sự không nhịn được, nghĩ chẳng mang được gì về thì phí công quá, thứ này đựng trong một cái hộp gỗ, hộp gỗ đã mục nát, ta dùng dao cạo thử muốn nhìn rõ có phải là vàng gì đó hay không, kết quả cạo hai cái lưỡi dao đã cùn rồi."
Trần đại bá cười cười có chút ngại ngùng: "Ta là một người lao động không có kiến thức gì, phát hiện ra thuyền chìm cũng không muốn nói cho người khác biết, nghĩ có thứ gì tốt thì tự lấy đi bán kiếm tiền, để con ta sống thoải mái, cho nên đã qua nhiều năm như vậy rồi, cục sắt này vẫn còn.
Trong lòng Trà gia cảm thấy hơi đau, muốn khóc.
"Thứ này thật sự rất đáng tiền?"
"Rất đáng tiền." Thẩm tiên sinh trả lời: "Quá quý trọng, ta thay Lãnh Tử cảm ơn đại bá, nhưng không thể nhận, thứ này ông để lại cho Trần Nhiễm đi, ta giúp ông liên lạc một chút đem bán thứ này, đủ cho cha con hai người không lo cơm áo nửa đời sau."
Trần đại bá đột nhiên quỳ xuống: "Ông muốn ta quỳ chết ở đây sao? Thứ này ông không nói thì ta không biết quý giá đến vậy, bây giờ biết rồi ta cũng không hối hận, đồ cho Lãnh Tử chính là cho Lãnh Tử, Lãnh Tử sống tốt, còn có thể bạc đãi con ta sao?"
Đây là tâm tư của một lão phụ thân, có một chút giảo hoạt, sự giảo hoạt chân thành.
Đúng thế, ông ấy biết Lãnh Tử là người như thế nào, cũng biết con trai mình là người như thế nào, nếu tương lai Thẩm Lãnh có tiền đồ, lẽ nào còn có thể bạc đãi con trai mình? "Với lại, ở cùng các người là ta yên ổn rồi."
Thẩm tiên sinh vội vàng đỡ ông ấy dậy: "Vậy được, ta sẽ thay Lãnh Tử nhận trước, sáng sớm ngày mai ta phải đi mấy ngày, Trà Nhi, ngươi và đại bá đi đưa rau, nếu Trang Ung hỏi ta đi đâu, ngươi cứ nói không biết."
Trà gia: "Vốn dĩ ta cũng không biết…"
"Thôi vậy, ta đi ngay đêm nay vậy."
Thẩm tiên sinh gói lại khối hắc thiết kia rồi đeo lên lưng: "Trở về ngươi sẽ biết."
Thẩm tiên sinh vội vã ra ngoài, để lại một già một trẻ có chút mờ mịt.
Một ngày hai đêm sau đó Thẩm tiên sinh không nghỉ ngơi tử tế gì, bỏ số tiền lớn thuê một chiếc thuyền đánh cá đi suốt đêm xuống hạ du, sau khi trời sáng lên bờ lại thuê một chiếc xe ngựa đi cả ngày trời, hứa cho xa phu thêm nhiều tiền, xe phu thức đêm lại đi hơn nửa đêm mới đến nơi.
Thẩm tiên sinh không đèn đuốc đeo cái bọc nặng nề vào núi, gõ cửa một đạo quán. Tiểu đạo đồng dụi mắt hỏi ông tìm ai, Thẩm tiên sinh hỏi hai mươi năm trước có ai mang một phong thư đến đạo quán này ở, làm phiền ngươi hỏi thử người đó còn ở đây hay không, nếu còn thì nói với ông ấy có cố nhân tên Thẩm Tiểu Tùng cầu kiến.
Mấy phút sau quán chủ râu bạc trắng lê giày chạy loẹt xoẹt ra, nhìn thấy Thẩm Tiểu Tùng liền cúi đầu lạy: "Ân nhân!"
Thẩm tiên sinh đỡ lão đạo nhân dậy: "Đừng gọi như vậy, chúng ta là bằng hữu, lần này ta đến có việc cần nhờ."
Lão đạo nhân mời Thẩm tiên sinh vào, hai người chong đèn nói chuyện suốt đêm, sáng sớm ngày hôm sau lão đạo nhân liền hạ lệnh đóng cửa đạo quán, sau đó đi vào hậu viện suốt ba ngày trời.
Nhiều năm trước võ công phường Đại Ninh đã xảy ra chuyện lạ, liên tiếp hai lô binh khí chế tạo ra đều có vấn đề, Binh bộ trực tiếp phái người đến điều tra, đã tra được ra thợ rèn tốt nhất trong võ công phường. Bởi vì con hắn ta bệnh nặng nên đã lấy trộm một ít vật liệu đáng tiền nhất đi bán, chuyện này là phải chém đầu.
Lúc đó Thẩm tiên sinh vẫn là đạo nhân vừa hay cùng một vị đại nhân vật tham quan võ công phường, sau khi biết được sự việc đã xin vị đại nhân vật kia pháp ngoại khai ân. Vị đại nhân vật kia hiện nay đã quý vi cửu ngũ, có thể sớm đã quên chuyện nhỏ năm xưa.
Lúc đó Lưu Vương điện hạ đã bán cho Thẩm tiên sinh một ân tình, dù sao ở trong thành Vân Tiêu cũng không có nhiều người có thể cùng y chơi cờ. Đêm đó đã thả người thợ rèn kia, sau đó tuyên bố với bên ngoài rằng ông ta sợ tội mà nhảy xuống giếng.
Hiện nay đã 20 năm trôi qua, nếu không phải Trần đại bá mang hắc thiết đến, Thẩm tiên sinh cũng đã quên mình từng cứu một người như vậy.
Sau này người thợ rèn mai danh ẩn tính, mang theo bức thư và tư trợ của Thẩm tiên sinh đưa cho ông ta đến ở trong đạo quán này, 20 năm sau, ông ta đã thành quán chủ của đạo quán này.
Ba ngày ba đêm, lúc quán chủ từ hậu viện ra ngoài thì người đã gần như thoát hình, tiếng đinh đinh đang đang suốt ba ngày ba đêm cũng coi như đã dừng lại, may mà đây là ở trong núi, không thì chắc chắn bị người khác nghi ngờ.
Nhưng Thẩm tiên sinh lại không muốn nghỉ ngơi, mắt đỏ ngầu cáo biệt quán chủ, trên lưng đeo một thanh đao bắt đầu khởi hành quay về.
Sau khi ông đi, quán chủ của đạo quán liền ngồi bệt dưới đất, sau đó không biết sao lại khóc lớn thảm thiết, tiểu đạo đồng khuyên rất lâu cũng không có tác dụng. Quán chủ khóc mãi khóc mãi rồi ngủ thiếp đi, sau một ngày một đêm mới tỉnh dậy, nhìn vẫn có vẻ mệt mỏi nhưng hai mắt lại phát sáng.
"Thanh đao đó, có thể là niềm tự hào cả đời này của ta."
Tiểu đạo đồng thầm nghĩ trong lòng quán chủ chính là người lợi hại không gì không làm được, nhất định là nhiều năm trước đã tính được sẽ có cố nhân đến nhờ vả, cho nên nhiều năm trước đã bố trí lò và dụng cụ rèn ở hậu viện.
Thẩm tiên sinh dùng một ngày một đêm chạy về nhà, trên đường đi lúc ngủ cũng ôm chặt cứng cái bọc, sau khi tỉnh lại thì lập tức mở cái bọc ra nhìn một cái. Trên thân đao ở chỗ gần chuôi đao có một chữ sắc bén như dao.
Lãnh.
Hình trạng của đao giống y hệt hoành đao chế thức của Đại Ninh, kích cỡ dài ngắn không chênh lệch một tí nào, trên chuôi đao cũng quấn hai dây đen đỏ, nhưng phân lượng nặng hơn hoành đao của Đại Ninh gần mười lần.
Thanh đao này nặng hơn 22 cân, rèn đến chín lần mới thành.
Thẩm tiên sinh cực kỳ mệt mỏi, nhưng khóe miệng luôn mang theo nụ cười.
"Lãnh Tử à, tiên sinh đổi cho ngươi một thanh hắc tuyến đao."
Lúc cơm trưa Trà gia ngồi ở đó một tay chống cằm một tay cầm đũa nhàm chán gõ lên bàn đá, Thẩm tiên sinh mặt mũi đầu tóc lấm lem từ phòng bếp đi ra, bưng một đĩa gì đó đen sì sì: "Mau nếm thử."
Trà gia liếc nhìn một cái, nôn luôn.
Thẩm tiên sinh có chút hụt hẫng: "Xem ra có những thứ thật sự là dựa vào thiên phú."
Trà gia chỉ vào đĩa thức ăn hỏi: "Không phải ông nói sẽ làm thịt bò cho ta ăn một lần sao? Tiên sinh đây là tốn hết tâm tư mưa một miếng phân bò ở chợ đen về?"
Thẩm tiên sinh: "Khụ khụ… thời khắc ghi nhớ phải tôn trọng ta."
Trà gia cố nhịn thứ mùi gay mũi đó, đẩy cái đĩa ra: "Nhưng mà cũng rất tốt, ngửi thôi là ta đã no rồi."
Thẩm tiên sinh liếc nhìn sắc trời: "Có chuyện muốn bàn bạc với ngươi một chút, chúng ta ở cách đại doanh thủy sư hơi quá xa, mỗi ngày đưa rau lãng phí không ít thời gian, ta nghĩ nếu không thì chúng ta đến gần thủy sư thuê một căn nhà?"
"Được đó được đó."
Trà gia mắt sáng quắc lên: "Hôm nay đi ngay đi."
Thẩm tiên sinh cười lắc đầu: "Cũng không có gì để thu dọn, mang theo y phục là có thể đi rồi."
Trà gia lập tức áy náy: "Vậy thì tiên sinh quả thực không có gì để mang theo."
Thẩm tiên sinh: "Haiz…"
Dù gì hai người cũng đã dọn dẹp một chút, mỗi người đeo một cái tay nải liền rời khỏi đạo quán, tay nải của Thẩm tiên sinh quả thực rất xẹp lép, dù sao cũng chẳng có mấy bộ y phục…
Trước đó Thẩm tiên sinh đã xem xong một tiểu viện ở gần đại doanh thủy sư, không lớn nhưng sạch sẽ. Hóa ra chủ nhân của căn nhà là một tiểu lại địa phương, vận may tốt đến mức khiến người ta ngưỡng mộ, được Hộ bộ một giấy điều đến thành Trường An, sau khi biết được tin tức Trang Ung đã nói cho Thẩm tiên sinh biết, thế là Thẩm tiên sinh mượn ông ấy một ít bạc để mua lại tiểu viện.
Trang Ung ra vẻ rất hối hận.
Buổi chiều hôm đó Thẩm tiên sinh và Trà gia đã đến nơi, Thẩm tiên sinh bảo nàng dọn dẹp gian nhà một chút rồi một mình ra ngoài. Trà gia nhìn tiểu viện này tâm tình tốt đến mức muốn hát ca, nhưng mở miệng mấy lần thì phát hiện ra ngoài trừ bài hát tên là Tiểu Yến Tử từng học hồi nhỏ ra, nàng cũng chẳng biết bài nào.
Tiểu Yến Tử mặc áo hoa, mùa xuân hàng năm đều đến đây, ta hỏi Yến Tử tại sao đến, Yến Tử nói, lo bản thân ta đi…
Đến lúc đêm khuya Thẩm tiên sinh mới trở về, còn mang theo một người về, là một lão nhân bước đi hơi kỳ lạ, tóc mai đốm bạc vẻ mặt tang thương. Nhìn kỹ lại Trà gia mới nhận ra, lão nhân này lại là Trần lão bá đã từng cường tráng như trâu trong trấn Ngư Lân, phụ thân của Trần Nhiễm.
Mới có mấy năm mà đã thành như thế này rồi.
Thẩm tiên sinh sắp xếp cho Trần đại bá xong, dẫn Trà gia ra ngoài mua ra để sáng sớm mai còn đem đi. Thẩm tiên sinh vừa đi vừa thở dài nói: "Lúc Lãnh Tử trở về đã nói với ta chuyện này, sau đó ta vẫn luôn tìm nhà ở xung quanh đây, không có một nơi ở cũng không tiện đón Trần đại bá qua, sau này để ông ta nhận rau cùng chúng ta, đợi sau này chúng ta định rời đi, ông ấy đã quen buôn bán với thủy sư rồi. Việc làm ăn này có Trang Ung giúp đỡ chăm sóc cũng sẽ không lọt vào tay người khác."
"Đúng thế, chỗ ở trước của chúng ta quá xa, sức khỏe của Trần đại bá hiện nay không thể đi đường xa như vậy."
"Lãnh Tử không lãnh chút nào, rất ấm áp."
Trà gia hơi cong khóe miệng, thầm nghĩ đó là đương nhiên, cũng không xem xem là người do ai điều giáo ra.
Điều họ không biết là trong đêm hôm đó đã có mấy người áo đen đến bên ngoài đạo quán tưới không ít dầu, sau đó một mồi lửa đốt cháy, trước đó còn phun vào trong phòng một ít mê hương, người cầm đầu kia đeo một cây cung sau lưng.
Thẩm Lãnh nhìn thấy Trần Nhiễm trong quân doanh là biết cuộc sống của Trần gia có khả năng khó khăn, lúc hắn rời khỏi trấn Ngư Lân, Trần đại bá đã cầm tay hắn nói lúc nào cũng có thể quay về, trong nhà đại bá không có vợ, nhưng bếp lò luôn nóng.
Thẩm tiên sinh vẫn luôn tìm nhà, nếu không phải Trang Ung giúp đỡ, tiểu viện có vị trí không tồi này cũng không rơi vào tay bọn họ.
"Đúng rồi, lúc Trần đại bá đến luôn không chịu rời món đồ trong tay, đó là gì vậy, quấn vải dày cộp, nhìn có vẻ rất nặng, chân ông ấy như vậy mà còn không chịu đưa đồ cho ông cầm."
"Không biết, ông ấy nói là bảo bối ông ấy bất ngờ phát hiện trong một lần xuống sông bắt cá."
"Là để lại cho con trai mình phải không."
"Chuyện thường tình con người."
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, đến nơi đã đặt với nông gia số rau cần cho ngày mai xong, trên đường về mua một ít thức ăn về nhà, dù sao ở đây cũng không phải là trong núi, mua đồ đã thuận tiện hơn nhiều.
Lúc vào cửa đã nhìn thấy Trần đại bá đang lau nước mắt, nhìn thấy hai người vào liền vội vàng nặn ra nụ cười, giống như sợ bị cười chê vậy. Ông ngồi trên ghế đá trong sân, trên bàn đá trước mặt có để món đồ quấn vải dày cộp đó.
"Nào, đại bá chúng ta ăn cơm."
Trà gia cười đi đến, muốn dọn cái bàn một chút, giơ tay nhấc cái bọc kia, thế mà lại nặng ngoài sức tưởng tượng.
"Mở ra đi, đây là lễ vật ta chuẩn bị cho Lãnh Tử. Lần trước lúc Nhiễm Nhi về nhà nghỉ phép đã nói với ta, Lãnh Tử cũng ở trong đại doanh thủy sư, còn chăm sóc nó nữa. Ta nghĩ, ân tình lớn như vậy không thể không báo đáp được, cho nên ta đã xuống sông… Không có bao nhiêu người biết vị trí đó trên sông Nam Bình có một con thuyền chìm, là ta ngẫu nhiên phát hiện được, hồi còn trẻ ta bơi lặn giỏi nên đã xuống ba lần, bên trong quả thực không có thứ gì đáng tiền, chỉ có cái này."
Ông chỉ chỉ vào cái bọc kia.
Trà gia mở cái bọc ra, từng lớp lại từng lớp, sau đó liền ngây người. Bên trong cái bọc lại là một hòn đá… Đen tuyền nhẵn bóng, cũng không biết tại sao Trần đại bá nghĩ thứ này quý giá.
"Hắc thiết?"
Thẩm tiên sinh nhìn thấy thứ kia xong mắt lại sáng rực lên, không nhịn được thò tay ra sờ: "Nếu thật sự là hắc thiết, một tảng lớn như thế này thật sự được coi là bảo bối rồi."
"Ta cũng không biết thứ này là gì, có một lần xuống dưới thực sự không nhịn được, nghĩ chẳng mang được gì về thì phí công quá, thứ này đựng trong một cái hộp gỗ, hộp gỗ đã mục nát, ta dùng dao cạo thử muốn nhìn rõ có phải là vàng gì đó hay không, kết quả cạo hai cái lưỡi dao đã cùn rồi."
Trần đại bá cười cười có chút ngại ngùng: "Ta là một người lao động không có kiến thức gì, phát hiện ra thuyền chìm cũng không muốn nói cho người khác biết, nghĩ có thứ gì tốt thì tự lấy đi bán kiếm tiền, để con ta sống thoải mái, cho nên đã qua nhiều năm như vậy rồi, cục sắt này vẫn còn.
Trong lòng Trà gia cảm thấy hơi đau, muốn khóc.
"Thứ này thật sự rất đáng tiền?"
"Rất đáng tiền." Thẩm tiên sinh trả lời: "Quá quý trọng, ta thay Lãnh Tử cảm ơn đại bá, nhưng không thể nhận, thứ này ông để lại cho Trần Nhiễm đi, ta giúp ông liên lạc một chút đem bán thứ này, đủ cho cha con hai người không lo cơm áo nửa đời sau."
Trần đại bá đột nhiên quỳ xuống: "Ông muốn ta quỳ chết ở đây sao? Thứ này ông không nói thì ta không biết quý giá đến vậy, bây giờ biết rồi ta cũng không hối hận, đồ cho Lãnh Tử chính là cho Lãnh Tử, Lãnh Tử sống tốt, còn có thể bạc đãi con ta sao?"
Đây là tâm tư của một lão phụ thân, có một chút giảo hoạt, sự giảo hoạt chân thành.
Đúng thế, ông ấy biết Lãnh Tử là người như thế nào, cũng biết con trai mình là người như thế nào, nếu tương lai Thẩm Lãnh có tiền đồ, lẽ nào còn có thể bạc đãi con trai mình? "Với lại, ở cùng các người là ta yên ổn rồi."
Thẩm tiên sinh vội vàng đỡ ông ấy dậy: "Vậy được, ta sẽ thay Lãnh Tử nhận trước, sáng sớm ngày mai ta phải đi mấy ngày, Trà Nhi, ngươi và đại bá đi đưa rau, nếu Trang Ung hỏi ta đi đâu, ngươi cứ nói không biết."
Trà gia: "Vốn dĩ ta cũng không biết…"
"Thôi vậy, ta đi ngay đêm nay vậy."
Thẩm tiên sinh gói lại khối hắc thiết kia rồi đeo lên lưng: "Trở về ngươi sẽ biết."
Thẩm tiên sinh vội vã ra ngoài, để lại một già một trẻ có chút mờ mịt.
Một ngày hai đêm sau đó Thẩm tiên sinh không nghỉ ngơi tử tế gì, bỏ số tiền lớn thuê một chiếc thuyền đánh cá đi suốt đêm xuống hạ du, sau khi trời sáng lên bờ lại thuê một chiếc xe ngựa đi cả ngày trời, hứa cho xa phu thêm nhiều tiền, xe phu thức đêm lại đi hơn nửa đêm mới đến nơi.
Thẩm tiên sinh không đèn đuốc đeo cái bọc nặng nề vào núi, gõ cửa một đạo quán. Tiểu đạo đồng dụi mắt hỏi ông tìm ai, Thẩm tiên sinh hỏi hai mươi năm trước có ai mang một phong thư đến đạo quán này ở, làm phiền ngươi hỏi thử người đó còn ở đây hay không, nếu còn thì nói với ông ấy có cố nhân tên Thẩm Tiểu Tùng cầu kiến.
Mấy phút sau quán chủ râu bạc trắng lê giày chạy loẹt xoẹt ra, nhìn thấy Thẩm Tiểu Tùng liền cúi đầu lạy: "Ân nhân!"
Thẩm tiên sinh đỡ lão đạo nhân dậy: "Đừng gọi như vậy, chúng ta là bằng hữu, lần này ta đến có việc cần nhờ."
Lão đạo nhân mời Thẩm tiên sinh vào, hai người chong đèn nói chuyện suốt đêm, sáng sớm ngày hôm sau lão đạo nhân liền hạ lệnh đóng cửa đạo quán, sau đó đi vào hậu viện suốt ba ngày trời.
Nhiều năm trước võ công phường Đại Ninh đã xảy ra chuyện lạ, liên tiếp hai lô binh khí chế tạo ra đều có vấn đề, Binh bộ trực tiếp phái người đến điều tra, đã tra được ra thợ rèn tốt nhất trong võ công phường. Bởi vì con hắn ta bệnh nặng nên đã lấy trộm một ít vật liệu đáng tiền nhất đi bán, chuyện này là phải chém đầu.
Lúc đó Thẩm tiên sinh vẫn là đạo nhân vừa hay cùng một vị đại nhân vật tham quan võ công phường, sau khi biết được sự việc đã xin vị đại nhân vật kia pháp ngoại khai ân. Vị đại nhân vật kia hiện nay đã quý vi cửu ngũ, có thể sớm đã quên chuyện nhỏ năm xưa.
Lúc đó Lưu Vương điện hạ đã bán cho Thẩm tiên sinh một ân tình, dù sao ở trong thành Vân Tiêu cũng không có nhiều người có thể cùng y chơi cờ. Đêm đó đã thả người thợ rèn kia, sau đó tuyên bố với bên ngoài rằng ông ta sợ tội mà nhảy xuống giếng.
Hiện nay đã 20 năm trôi qua, nếu không phải Trần đại bá mang hắc thiết đến, Thẩm tiên sinh cũng đã quên mình từng cứu một người như vậy.
Sau này người thợ rèn mai danh ẩn tính, mang theo bức thư và tư trợ của Thẩm tiên sinh đưa cho ông ta đến ở trong đạo quán này, 20 năm sau, ông ta đã thành quán chủ của đạo quán này.
Ba ngày ba đêm, lúc quán chủ từ hậu viện ra ngoài thì người đã gần như thoát hình, tiếng đinh đinh đang đang suốt ba ngày ba đêm cũng coi như đã dừng lại, may mà đây là ở trong núi, không thì chắc chắn bị người khác nghi ngờ.
Nhưng Thẩm tiên sinh lại không muốn nghỉ ngơi, mắt đỏ ngầu cáo biệt quán chủ, trên lưng đeo một thanh đao bắt đầu khởi hành quay về.
Sau khi ông đi, quán chủ của đạo quán liền ngồi bệt dưới đất, sau đó không biết sao lại khóc lớn thảm thiết, tiểu đạo đồng khuyên rất lâu cũng không có tác dụng. Quán chủ khóc mãi khóc mãi rồi ngủ thiếp đi, sau một ngày một đêm mới tỉnh dậy, nhìn vẫn có vẻ mệt mỏi nhưng hai mắt lại phát sáng.
"Thanh đao đó, có thể là niềm tự hào cả đời này của ta."
Tiểu đạo đồng thầm nghĩ trong lòng quán chủ chính là người lợi hại không gì không làm được, nhất định là nhiều năm trước đã tính được sẽ có cố nhân đến nhờ vả, cho nên nhiều năm trước đã bố trí lò và dụng cụ rèn ở hậu viện.
Thẩm tiên sinh dùng một ngày một đêm chạy về nhà, trên đường đi lúc ngủ cũng ôm chặt cứng cái bọc, sau khi tỉnh lại thì lập tức mở cái bọc ra nhìn một cái. Trên thân đao ở chỗ gần chuôi đao có một chữ sắc bén như dao.
Lãnh.
Hình trạng của đao giống y hệt hoành đao chế thức của Đại Ninh, kích cỡ dài ngắn không chênh lệch một tí nào, trên chuôi đao cũng quấn hai dây đen đỏ, nhưng phân lượng nặng hơn hoành đao của Đại Ninh gần mười lần.
Thanh đao này nặng hơn 22 cân, rèn đến chín lần mới thành.
Thẩm tiên sinh cực kỳ mệt mỏi, nhưng khóe miệng luôn mang theo nụ cười.
"Lãnh Tử à, tiên sinh đổi cho ngươi một thanh hắc tuyến đao."
Danh sách chương