Lúc này tôi đã tạm ngưng đến thư viện trường đại học, phần vì cảm thấy bất an một cách kỳ lạ về công việc nghiên cứu của mình ở đó, phần do cảm thấy bà Clay nghi ngờ khi tôi cứ vắng nhà suốt sau giờ học ở trường. Tôi vẫn luôn gọi điện cho bà như đã hứa, nhưng giọng nói qua điện thoại của bà càng lúc càng lo ngại, khiến tôi hình dung bà đang có những cuộc nói chuyện không mấy dễ chịu với cha. Tôi cho rằng kinh nghiệm của bà về những thói hư tật xấu ở đời không đủ để đoán ra chuyện gì cụ thể, nhưng cha thì có lẽ đã có những phỏng đoán khiến chính mình bối rối - ma túy chăng? Hay là bạn trai? Và đôi lúc cha nhìn tôi lo lắng đến độ tôi không muốn làm cha phải rối trí hơn nữa.
Tuy nhiên, cuối cùng sự cám dỗ lại trỗi dậy mạnh đến nỗi dù cảm thấy khó chịu tôi vẫn quyết định trở lại thư viện. Lần này tôi giả vờ đi coi phim buổi tối với một bạn gái ngờ nghệch học cùng lớp - tôi biết bác Johan Binnerts làm việc tại bộ phận Trung cổ vào mỗi tối thứ Tư, và lúc đó cha đang dự họp ở Trung tâm - và tôi đã mặc áo khoác mới ra ngoài trước khi bà Clay kịp phản ứng.
Thật lạ khi đến thư viện vào buổi tối, nhất là khi tôi thấy gian sảnh chính vẫn còn đầy những gương mặt mệt mỏi của các sinh viên. Tuy nhiên, phòng đọc sách bộ phận Trung cổ lại vắng tanh. Tôi lặng lẽ đến bàn làm việc của bác Binnerts và thấy bác đang lật xem một chồng sách mới - cháu sẽ chẳng quan tâm đến cuốn nào đâu vì cháu chỉ thích những cuốn sách rùng rợn, bác lên tiếng bảo tôi cùng một nụ cười dễ mến. Nhưng bác đã để dành riêng cho tôi một cuốn sách - tại sao mình lại không đến sớm hơn để đọc chứ? Tôi lí nhí nói lời xin lỗi, bác chỉ khẽ bật cười. “Bác cứ sợ đã có chuyện gì xảy ra với cháu, hoặc cháu đã làm theo lời khuyên của bác mà đi tìm một chủ đề khác thú vị với một thiếu nữ hơn. Nhưng cháu cũng làm bác tò mò, vì vậy bác đã tìm cho cháu quyển sách này.”
Tôi nhận cuốn sách với vẻ biết ơn, và bác Binnerts cho biết phải vào phòng làm việc nhưng sẽ trở ra ngay xem tôi có cần gì không. Có lần bác đã chỉ cho tôi phòng làm việc của bác, một phòng nhỏ có cửa sổ, phía sau phòng đọc sách, ở đó nhân viên thư viện sửa chữa các tuyệt tác sách cũ, và dán thẻ lên các sách mới. Phòng đọc sách im lặng hơn bao giờ hết khi bác đi khỏi, tôi háo hức mở cuốn sách bác vừa mới trao.
Đúng là một quyển sách đáng lưu ý, lúc đó tôi đã nghĩ như vậy, dù bây giờ tôi đã biết nó là nguồn tư liệu căn bản về lịch sử đế quốc Byzantine thế kỷ mười lăm - một bản dịch cuốn Istoria Turco-Bizantina của Michael Doukas. Doukas kể nhiều chuyện về cuộc xung đột giữa Vlad Dracula và Mehmed II, và chính tại cái bàn đó, lần đầu tiên tôi đọc bản mô tả nổi tiếng cảnh tượng mà Mehmed đã tận mắt chứng kiến, khi ông xâm chiếm Wallachia vào năm 1462, và tiến về Târgoviste, thủ phủ đã bị bỏ trống của Dracula. Phía bên ngoài thành phố, Doukas nhấn mạnh, Mehmed được chào đón bằng “hàng ngàn hàng ngàn cây cột treo lủng lẳng xác người thay vì các loại hoa trái”. Ở giữa khu vườn chết chóc này là tác phẩm chính của Dracula: Hamza, ái tướng của Mehmed, trong bộ y phục lụa tía mỏng, bị đóng cọc giữa những người khác.
Tôi nhớ đến trung tâm lưu trữ của Quốc vương Mehmed, nơi thầy Rossi đã đến Istanbul để tìm kiếm. Ông hoàng xứ Wallachia là cái gai trong mắt vị Quốc vương này - đó là điều rõ ràng. Tôi nghĩ mình cần phải đọc đôi chút về ông vua Mehmed này; hẳn có những nguồn thông tin có thể giải thích mối quan hệ giữa ông ta với Dracula. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, nhưng bác Binnerts đã nói sẽ sớm quay lại để xem tôi cần gì hay không.
Nóng ruột, tôi vừa có ý muốn tìm xem bác ấy đang ở đâu thì chợt nghe có tiếng động phía sau căn phòng. Đó là một tiếng huỵch, làm chấn động sàn nhà hơn là một âm thanh thực sự, cảm giác như một chú chim va vào kính cửa sổ lúc đang bay hết tốc lực. Một cái gì đó xui khiến tôi lao về hướng có tiếng va chạm, dù đó là bất kỳ cái gì, và tôi bỗng thấy mình đang lao thẳng vào phòng làm việc ở phía sau đại sảnh. Qua cửa sổ tôi không thấy bác Binnerts và cảm thấy tạm yên tâm, nhưng khi mở tung cánh cửa gỗ, tôi thấy một cái chân trên sàn, một cái chân mặc quần xám dính liền với một thân hình đang quằn quại, chiếc áo len dài tay màu xanh xô lệch trên một cơ thể đang co giật, mái tóc xám bạc bê bết máu, gương mặt - may là chỉ thấy được phân nửa - bị giập nát, một mẩu da đầu vẫn còn dính ở góc bàn. Dường như một cuốn sách đã rơi ra khỏi tay bác Binnerts; nó cũng nằm đó sóng soài, như bác. Trên tường phía trên bàn làm việc có một vệt máu, hình dấu bàn tay lớn và rõ nét, như một bức tranh vẽ bằng ngón tay bôi màu của trẻ con. Tôi cố nén để khỏi thốt lên tiếng nào, nên đến khi tiếng thét của tôi bật ra, nó nghe như tiếng của ai đó khác.
Tôi phải nằm bệnh viện vài ngày - cha khăng khăng bắt vậy, bác sĩ chăm sóc là bạn cũ của ông. Cha dịu dàng nhưng nghiêm nghị, ngồi ở mép giường, hoặc khoanh tay đứng bên cửa sổ, khi viên sĩ quan cảnh sát tra vấn tôi lần thứ ba. Tôi không thấy có ai vào trong phòng thư viện. Tôi đang yên lặng đọc sách tại bàn. Tôi nghe có tiếng ngã huỵch, tôi không quen biết riêng tư với bác thủ thư, nhưng bác ấy rất mến tôi. Viên cảnh sát cam đoan với cha, tôi không phải là nghi can, đơn giản chỉ là một nhân chứng gần nhất mà họ có. Nhưng tôi đã không trông thấy gì, không có ai bước vào phòng đọc sách - tôi chắc chắn về điều đó - và bác Binnerts cũng chẳng hề la hét. Trên thi thể không có vết thương nào khác, đơn giản là có kẻ nào đó đã dộng vỡ đầu người đàn ông khốn khổ này vào góc bàn làm việc. Chắc hẳn tay của hắn rất mạnh.
Viên sĩ quan cảnh sát lắc đầu, vẻ lúng túng. Dấu bàn tay trên tường không phải của viên thủ thư; tay ông ta không dính máu. Hơn nữa, dấu tay không khớp với dấu tay ông ta, và đây là một dấu tay kỳ lạ, các dấu vân tay như bị mòn đi một cách kỳ dị. Bình thường cũng dễ tìm dấu vân tay trùng khớp - viên cảnh sát ba hoa với cha bằng giọng trịnh trọng - trừ phi người ta chưa lưu trữ một dấu tay nào giống như vậy. Một vụ án tệ hại. Amsterdam không còn là thành phố như xưa - bây giờ người ta quăng cả xe đạp xuống các dòng kênh, chưa kể chuyện kinh khủng nhường ấy xảy ra với một ả gái điếm hồi năm ngoái, người mà… - cha ngắt lời anh ta bằng một cái liếc mắt.
Khi viên cảnh sát đi khỏi, cha đến ngồi lại bên mép giường và lần đầu tiên hỏi tôi đã làm gì trong thư viện. Tôi giải thích với cha lúc ấy tôi đang học bài, rằng tôi thích đến đó sau khi tan trường để làm bài tập, vì phòng đọc sách ở đó rất yên tĩnh và tiện nghi. Tôi sợ cha sẽ hỏi vì sao tôi lại chọn khu vực sách Trung cổ, nhưng nhẹ nhõm khi thấy cha như chìm vào nỗi câm lặng.
Tôi không nói cho cha biết trong lúc thư viện đang ồn ào nhốn nháo sau tiếng hét của tôi, theo bản năng tôi đã nhét vào túi xách của mình cuốn sách mà bác Binnerts đã giữ trong tay trước khi chết. Cảnh sát có lục soát túi của tôi khi họ vào phòng, nhưng chẳng nói gì về cuốn sách - mà sao họ lại để ý đến cuốn sách đó cơ chứ? Trên đó chẳng dính chút máu nào. Đó là một quyển sách tiếng Pháp thế kỷ thứ mười chín nói về các nhà thờ ở Rumani, và khi rớt xuống đất nó đã mở ngay ra trang nói về một nhà thờ ở hồ Snagov, từng được ông hoàng Vlad III xứ Wallachia chu cấp rất hậu hĩnh. Theo truyền thống, mộ của ông ta sẽ được đặt ở đó, phía trước bệ thờ, theo lời chú giải phía dưới sơ đồ của nhà tụng niệm. Tuy nhiên tác giả cũng ghi chú là đám dân làng gần hồ Snagov còn có những câu chuyện của riêng họ. Chuyện gì? Tôi tự hỏi, nhưng chẳng có gì hơn ngoài ngôi nhà thờ đặc biệt đó. Bức phác thảo mô tả nhà tụng niệm cũng chẳng cho thấy điều gì bất thường.
Thận trọng ngồi xuống mép giường, cha lắc đầu. “Từ nay cha muốn con học ở nhà,” cha lặng lẽ nói. Tôi ước gì cha đừng nói ra điều đó vì dù sao tôi cũng sẽ chẳng bao giờ trở lại thư viện đó nữa. “Bà Clay sẽ vào ngủ với con một thời gian nếu con cảm thấy lo lắng, và bất kỳ lúc nào con muốn chúng ta đều có thể gặp lại bác sĩ. Con chỉ cần cho cha biết.” Tôi gật đầu, dù thích được ở trong phòng một mình với những mô tả về nhà thờ Snagov hơn là ở chung với bà Clay. Tôi cân nhắc ý định ném quyển sách xuống kênh - như những chiếc xe đạp mà viên cảnh sát đó đã nhắc tới - nhưng tôi biết rốt cuộc mình sẽ lại mở nó ra, dưới ánh sáng ban ngày, để đọc lại. Có lẽ tôi muốn làm việc này không chỉ vì lợi ích của riêng mình mà cả vì bác Binnerts thân yêu, bây giờ đang nằm đâu đó trong một nhà xác của thành phố.
Vài tuần sau, khi cha bảo tôi có lẽ sẽ tốt cho thần kinh tôi hơn nếu đi chơi xa một chuyến, tôi biết thật ra cha thấy tốt hơn không nên để tôi ở nhà một mình khi ông đi vắng. Người Pháp, cha giải thích, muốn hội ý với các đại diện quỹ tài trợ của cha trước khi bắt đầu đàm phán ở Đông Âu vào mùa đông. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để đến miền bờ biển Địa Trung Hải, sau khi những đoàn du khách đã ra về nhưng lại trước khi phong cảnh trở nên cằn cỗi. Chúng tôi cẩn thận khảo sát bản đồ và rất hài lòng vì người Pháp đã từ bỏ lựa chọn thông thường của họ: thay vì Paris, địa điểm hội nghị lần này là một khu nghỉ dưỡng tư gần biên giới Tây Ban Nha - sát với hòn ngọc nhỏ Collioure_(1), cha hể hả, và có lẽ một cái gì đó giống hòn ngọc đó. Ngay trong vùng nội địa là thị trấn Les Bains và nhà thờ Thánh Matthieu thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales, tôi trỏ tay chỉ, nhưng khi tôi đề cập đến những cái tên này cha sầm mặt và bắt đầu rà tay dọc theo bờ biển để tìm những địa danh thú vị khác.
Tại khách sạn Le Corbeau, nơi chúng tôi ở, bữa điểm tâm trên sân thượng dưới bầu trời ban mai trong lành ngon đến mức sau khi cha đã cùng các quý ông mặc com lê đen đi khuất vào hội trường rồi tôi vẫn ngồi nán lại, miễn cưỡng lấy sách ra đọc nhưng thường xuyên ngẩng lên nhìn mặt biển xanh màu ngọc bích cách xa vài trăm thước. Tôi đã uống tới ly thứ hai món sô cô la đắng kiểu châu Âu lục địa, cho thêm một cục đường để dễ uống, và ăn mấy ổ bánh mì nóng. Ánh mặt trời trên mặt tiền những ngôi nhà cổ trong khí hậu khô ráo vùng Địa Trung Hải cùng với thứ ánh sáng trong trẻo một cách dị thường của nó dường như không bao giờ lụi tắt, tựa như không bão tố nào dám mạo hiểm tiếp cận vùng vịnh nhỏ này. Từ chỗ mình ngồi, tôi có thể thấy đôi chiếc thuyền đang bắt đầu dong buồm ra khơi buổi sớm trên mép nước của vùng biển màu sắc tuyệt vời này và một gia đình với một bà mẹ và mấy đứa con nhỏ mặc những bộ đồ tắm kiểu Pháp kỳ dị (đối với tôi) mang theo xô đi xuống bãi cát bên dưới khách sạn. Vịnh biển uốn cong quanh chúng tôi, về bên phải, dưới hình dạng những ngọn đồi lởm chởm. Trên đỉnh một trong những ngọn đồi này là một pháo đài đổ nát, cùng một màu với những tảng đá và cỏ khô, những cây ô liu như không leo lên nổi nơi đó, bầu trời buổi sáng xanh dịu trải rộng ở phía sau.
Tôi đột nhiên cảm thấy đau nhói vì cảm giác cô đơn, ganh tị với những đứa bé đang vô tư lự một cách đáng ghét cùng mẹ chúng. Tôi không có mẹ và không có một cuộc sống bình thường. Tôi cũng mơ hồ về điều mà tôi cho là cuộc sống bình thường, nhưng khi lật cuốn sách sinh học để tìm phần mở đầu của chương thứ ba, tôi mơ hồ nghĩ ý niệm đó có thể là sống hẳn ở một nơi nào đó, tối nào cũng có cha mẹ ở bên cùng ăn tối, một mái ấm gia đình mà ở đó du lịch có nghĩa là những kỳ nghỉ ở bãi biển, chứ không phải một cuộc sống du cư bất tận. Tôi cũng cảm thấy chắc chắn, khi nhìn đám trẻ con đang vui đùa trên bãi cát cùng với chiếc xẻng nhỏ, rằng những sinh linh này không bao giờ bị sự nghiệt ngã của lịch sử đe dọa.
Nhưng rồi, khi nhìn xuống những mái đầu bóng mượt của chúng, tôi nhận thấy thực ra chúng có bị đe dọa; chỉ đơn giản là không nhận thức được điều đó. Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương. Tôi rùng mình liếc mắt nhìn đồng hồ. Bốn tiếng nữa tôi sẽ lại cùng ăn trưa với cha trên sân thượng này. Sau đó tôi sẽ tiếp tục học, và sau năm giờ chiều chúng tôi sẽ dạo đến cái pháo đài đổ nát đang tô điểm cho đường chân trời gần đó - từ đó, cha nói, ta có thể nhìn thấy ngôi nhà thờ như nhô lên giữa biển cả, ở phía bờ bên kia, tại Collioure. Trong ngày hôm nay tôi sẽ học thêm đại số, vài động từ tiếng Đức, đọc một chương về Cuộc Chiến Tranh Hoa Hồng, sau đó - gì nữa nhỉ? Trên đỉnh dốc đá khô cằn, tôi sẽ lắng nghe câu chuyện kế tiếp của cha. Cha sẽ kể một cách miễn cưỡng, vừa kể vừa nhìn xuống bãi đất cát bên dưới hoặc gõ gõ ngón tay lên những tảng đá đã nằm ở đó từ bao thế kỷ, chìm vào nỗi sợ hãi của chính mình. Và rồi, công cuộc nghiên cứu lại nó, lắp ráp lại tất cả các mảnh vụn về nó, sẽ tùy thuộc vào tôi. Một đứa bé hét lên đinh tai phía dưới, tôi giật mình, đánh đổ ly ca cao.
Chú thích:
1. Collioure: tên một thị trấn thuộc vùng hành chính Languedoc-Roussillon, huyện Céret, thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales, miền Tây Nam nước Pháp.
Tuy nhiên, cuối cùng sự cám dỗ lại trỗi dậy mạnh đến nỗi dù cảm thấy khó chịu tôi vẫn quyết định trở lại thư viện. Lần này tôi giả vờ đi coi phim buổi tối với một bạn gái ngờ nghệch học cùng lớp - tôi biết bác Johan Binnerts làm việc tại bộ phận Trung cổ vào mỗi tối thứ Tư, và lúc đó cha đang dự họp ở Trung tâm - và tôi đã mặc áo khoác mới ra ngoài trước khi bà Clay kịp phản ứng.
Thật lạ khi đến thư viện vào buổi tối, nhất là khi tôi thấy gian sảnh chính vẫn còn đầy những gương mặt mệt mỏi của các sinh viên. Tuy nhiên, phòng đọc sách bộ phận Trung cổ lại vắng tanh. Tôi lặng lẽ đến bàn làm việc của bác Binnerts và thấy bác đang lật xem một chồng sách mới - cháu sẽ chẳng quan tâm đến cuốn nào đâu vì cháu chỉ thích những cuốn sách rùng rợn, bác lên tiếng bảo tôi cùng một nụ cười dễ mến. Nhưng bác đã để dành riêng cho tôi một cuốn sách - tại sao mình lại không đến sớm hơn để đọc chứ? Tôi lí nhí nói lời xin lỗi, bác chỉ khẽ bật cười. “Bác cứ sợ đã có chuyện gì xảy ra với cháu, hoặc cháu đã làm theo lời khuyên của bác mà đi tìm một chủ đề khác thú vị với một thiếu nữ hơn. Nhưng cháu cũng làm bác tò mò, vì vậy bác đã tìm cho cháu quyển sách này.”
Tôi nhận cuốn sách với vẻ biết ơn, và bác Binnerts cho biết phải vào phòng làm việc nhưng sẽ trở ra ngay xem tôi có cần gì không. Có lần bác đã chỉ cho tôi phòng làm việc của bác, một phòng nhỏ có cửa sổ, phía sau phòng đọc sách, ở đó nhân viên thư viện sửa chữa các tuyệt tác sách cũ, và dán thẻ lên các sách mới. Phòng đọc sách im lặng hơn bao giờ hết khi bác đi khỏi, tôi háo hức mở cuốn sách bác vừa mới trao.
Đúng là một quyển sách đáng lưu ý, lúc đó tôi đã nghĩ như vậy, dù bây giờ tôi đã biết nó là nguồn tư liệu căn bản về lịch sử đế quốc Byzantine thế kỷ mười lăm - một bản dịch cuốn Istoria Turco-Bizantina của Michael Doukas. Doukas kể nhiều chuyện về cuộc xung đột giữa Vlad Dracula và Mehmed II, và chính tại cái bàn đó, lần đầu tiên tôi đọc bản mô tả nổi tiếng cảnh tượng mà Mehmed đã tận mắt chứng kiến, khi ông xâm chiếm Wallachia vào năm 1462, và tiến về Târgoviste, thủ phủ đã bị bỏ trống của Dracula. Phía bên ngoài thành phố, Doukas nhấn mạnh, Mehmed được chào đón bằng “hàng ngàn hàng ngàn cây cột treo lủng lẳng xác người thay vì các loại hoa trái”. Ở giữa khu vườn chết chóc này là tác phẩm chính của Dracula: Hamza, ái tướng của Mehmed, trong bộ y phục lụa tía mỏng, bị đóng cọc giữa những người khác.
Tôi nhớ đến trung tâm lưu trữ của Quốc vương Mehmed, nơi thầy Rossi đã đến Istanbul để tìm kiếm. Ông hoàng xứ Wallachia là cái gai trong mắt vị Quốc vương này - đó là điều rõ ràng. Tôi nghĩ mình cần phải đọc đôi chút về ông vua Mehmed này; hẳn có những nguồn thông tin có thể giải thích mối quan hệ giữa ông ta với Dracula. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, nhưng bác Binnerts đã nói sẽ sớm quay lại để xem tôi cần gì hay không.
Nóng ruột, tôi vừa có ý muốn tìm xem bác ấy đang ở đâu thì chợt nghe có tiếng động phía sau căn phòng. Đó là một tiếng huỵch, làm chấn động sàn nhà hơn là một âm thanh thực sự, cảm giác như một chú chim va vào kính cửa sổ lúc đang bay hết tốc lực. Một cái gì đó xui khiến tôi lao về hướng có tiếng va chạm, dù đó là bất kỳ cái gì, và tôi bỗng thấy mình đang lao thẳng vào phòng làm việc ở phía sau đại sảnh. Qua cửa sổ tôi không thấy bác Binnerts và cảm thấy tạm yên tâm, nhưng khi mở tung cánh cửa gỗ, tôi thấy một cái chân trên sàn, một cái chân mặc quần xám dính liền với một thân hình đang quằn quại, chiếc áo len dài tay màu xanh xô lệch trên một cơ thể đang co giật, mái tóc xám bạc bê bết máu, gương mặt - may là chỉ thấy được phân nửa - bị giập nát, một mẩu da đầu vẫn còn dính ở góc bàn. Dường như một cuốn sách đã rơi ra khỏi tay bác Binnerts; nó cũng nằm đó sóng soài, như bác. Trên tường phía trên bàn làm việc có một vệt máu, hình dấu bàn tay lớn và rõ nét, như một bức tranh vẽ bằng ngón tay bôi màu của trẻ con. Tôi cố nén để khỏi thốt lên tiếng nào, nên đến khi tiếng thét của tôi bật ra, nó nghe như tiếng của ai đó khác.
Tôi phải nằm bệnh viện vài ngày - cha khăng khăng bắt vậy, bác sĩ chăm sóc là bạn cũ của ông. Cha dịu dàng nhưng nghiêm nghị, ngồi ở mép giường, hoặc khoanh tay đứng bên cửa sổ, khi viên sĩ quan cảnh sát tra vấn tôi lần thứ ba. Tôi không thấy có ai vào trong phòng thư viện. Tôi đang yên lặng đọc sách tại bàn. Tôi nghe có tiếng ngã huỵch, tôi không quen biết riêng tư với bác thủ thư, nhưng bác ấy rất mến tôi. Viên cảnh sát cam đoan với cha, tôi không phải là nghi can, đơn giản chỉ là một nhân chứng gần nhất mà họ có. Nhưng tôi đã không trông thấy gì, không có ai bước vào phòng đọc sách - tôi chắc chắn về điều đó - và bác Binnerts cũng chẳng hề la hét. Trên thi thể không có vết thương nào khác, đơn giản là có kẻ nào đó đã dộng vỡ đầu người đàn ông khốn khổ này vào góc bàn làm việc. Chắc hẳn tay của hắn rất mạnh.
Viên sĩ quan cảnh sát lắc đầu, vẻ lúng túng. Dấu bàn tay trên tường không phải của viên thủ thư; tay ông ta không dính máu. Hơn nữa, dấu tay không khớp với dấu tay ông ta, và đây là một dấu tay kỳ lạ, các dấu vân tay như bị mòn đi một cách kỳ dị. Bình thường cũng dễ tìm dấu vân tay trùng khớp - viên cảnh sát ba hoa với cha bằng giọng trịnh trọng - trừ phi người ta chưa lưu trữ một dấu tay nào giống như vậy. Một vụ án tệ hại. Amsterdam không còn là thành phố như xưa - bây giờ người ta quăng cả xe đạp xuống các dòng kênh, chưa kể chuyện kinh khủng nhường ấy xảy ra với một ả gái điếm hồi năm ngoái, người mà… - cha ngắt lời anh ta bằng một cái liếc mắt.
Khi viên cảnh sát đi khỏi, cha đến ngồi lại bên mép giường và lần đầu tiên hỏi tôi đã làm gì trong thư viện. Tôi giải thích với cha lúc ấy tôi đang học bài, rằng tôi thích đến đó sau khi tan trường để làm bài tập, vì phòng đọc sách ở đó rất yên tĩnh và tiện nghi. Tôi sợ cha sẽ hỏi vì sao tôi lại chọn khu vực sách Trung cổ, nhưng nhẹ nhõm khi thấy cha như chìm vào nỗi câm lặng.
Tôi không nói cho cha biết trong lúc thư viện đang ồn ào nhốn nháo sau tiếng hét của tôi, theo bản năng tôi đã nhét vào túi xách của mình cuốn sách mà bác Binnerts đã giữ trong tay trước khi chết. Cảnh sát có lục soát túi của tôi khi họ vào phòng, nhưng chẳng nói gì về cuốn sách - mà sao họ lại để ý đến cuốn sách đó cơ chứ? Trên đó chẳng dính chút máu nào. Đó là một quyển sách tiếng Pháp thế kỷ thứ mười chín nói về các nhà thờ ở Rumani, và khi rớt xuống đất nó đã mở ngay ra trang nói về một nhà thờ ở hồ Snagov, từng được ông hoàng Vlad III xứ Wallachia chu cấp rất hậu hĩnh. Theo truyền thống, mộ của ông ta sẽ được đặt ở đó, phía trước bệ thờ, theo lời chú giải phía dưới sơ đồ của nhà tụng niệm. Tuy nhiên tác giả cũng ghi chú là đám dân làng gần hồ Snagov còn có những câu chuyện của riêng họ. Chuyện gì? Tôi tự hỏi, nhưng chẳng có gì hơn ngoài ngôi nhà thờ đặc biệt đó. Bức phác thảo mô tả nhà tụng niệm cũng chẳng cho thấy điều gì bất thường.
Thận trọng ngồi xuống mép giường, cha lắc đầu. “Từ nay cha muốn con học ở nhà,” cha lặng lẽ nói. Tôi ước gì cha đừng nói ra điều đó vì dù sao tôi cũng sẽ chẳng bao giờ trở lại thư viện đó nữa. “Bà Clay sẽ vào ngủ với con một thời gian nếu con cảm thấy lo lắng, và bất kỳ lúc nào con muốn chúng ta đều có thể gặp lại bác sĩ. Con chỉ cần cho cha biết.” Tôi gật đầu, dù thích được ở trong phòng một mình với những mô tả về nhà thờ Snagov hơn là ở chung với bà Clay. Tôi cân nhắc ý định ném quyển sách xuống kênh - như những chiếc xe đạp mà viên cảnh sát đó đã nhắc tới - nhưng tôi biết rốt cuộc mình sẽ lại mở nó ra, dưới ánh sáng ban ngày, để đọc lại. Có lẽ tôi muốn làm việc này không chỉ vì lợi ích của riêng mình mà cả vì bác Binnerts thân yêu, bây giờ đang nằm đâu đó trong một nhà xác của thành phố.
Vài tuần sau, khi cha bảo tôi có lẽ sẽ tốt cho thần kinh tôi hơn nếu đi chơi xa một chuyến, tôi biết thật ra cha thấy tốt hơn không nên để tôi ở nhà một mình khi ông đi vắng. Người Pháp, cha giải thích, muốn hội ý với các đại diện quỹ tài trợ của cha trước khi bắt đầu đàm phán ở Đông Âu vào mùa đông. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để đến miền bờ biển Địa Trung Hải, sau khi những đoàn du khách đã ra về nhưng lại trước khi phong cảnh trở nên cằn cỗi. Chúng tôi cẩn thận khảo sát bản đồ và rất hài lòng vì người Pháp đã từ bỏ lựa chọn thông thường của họ: thay vì Paris, địa điểm hội nghị lần này là một khu nghỉ dưỡng tư gần biên giới Tây Ban Nha - sát với hòn ngọc nhỏ Collioure_(1), cha hể hả, và có lẽ một cái gì đó giống hòn ngọc đó. Ngay trong vùng nội địa là thị trấn Les Bains và nhà thờ Thánh Matthieu thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales, tôi trỏ tay chỉ, nhưng khi tôi đề cập đến những cái tên này cha sầm mặt và bắt đầu rà tay dọc theo bờ biển để tìm những địa danh thú vị khác.
Tại khách sạn Le Corbeau, nơi chúng tôi ở, bữa điểm tâm trên sân thượng dưới bầu trời ban mai trong lành ngon đến mức sau khi cha đã cùng các quý ông mặc com lê đen đi khuất vào hội trường rồi tôi vẫn ngồi nán lại, miễn cưỡng lấy sách ra đọc nhưng thường xuyên ngẩng lên nhìn mặt biển xanh màu ngọc bích cách xa vài trăm thước. Tôi đã uống tới ly thứ hai món sô cô la đắng kiểu châu Âu lục địa, cho thêm một cục đường để dễ uống, và ăn mấy ổ bánh mì nóng. Ánh mặt trời trên mặt tiền những ngôi nhà cổ trong khí hậu khô ráo vùng Địa Trung Hải cùng với thứ ánh sáng trong trẻo một cách dị thường của nó dường như không bao giờ lụi tắt, tựa như không bão tố nào dám mạo hiểm tiếp cận vùng vịnh nhỏ này. Từ chỗ mình ngồi, tôi có thể thấy đôi chiếc thuyền đang bắt đầu dong buồm ra khơi buổi sớm trên mép nước của vùng biển màu sắc tuyệt vời này và một gia đình với một bà mẹ và mấy đứa con nhỏ mặc những bộ đồ tắm kiểu Pháp kỳ dị (đối với tôi) mang theo xô đi xuống bãi cát bên dưới khách sạn. Vịnh biển uốn cong quanh chúng tôi, về bên phải, dưới hình dạng những ngọn đồi lởm chởm. Trên đỉnh một trong những ngọn đồi này là một pháo đài đổ nát, cùng một màu với những tảng đá và cỏ khô, những cây ô liu như không leo lên nổi nơi đó, bầu trời buổi sáng xanh dịu trải rộng ở phía sau.
Tôi đột nhiên cảm thấy đau nhói vì cảm giác cô đơn, ganh tị với những đứa bé đang vô tư lự một cách đáng ghét cùng mẹ chúng. Tôi không có mẹ và không có một cuộc sống bình thường. Tôi cũng mơ hồ về điều mà tôi cho là cuộc sống bình thường, nhưng khi lật cuốn sách sinh học để tìm phần mở đầu của chương thứ ba, tôi mơ hồ nghĩ ý niệm đó có thể là sống hẳn ở một nơi nào đó, tối nào cũng có cha mẹ ở bên cùng ăn tối, một mái ấm gia đình mà ở đó du lịch có nghĩa là những kỳ nghỉ ở bãi biển, chứ không phải một cuộc sống du cư bất tận. Tôi cũng cảm thấy chắc chắn, khi nhìn đám trẻ con đang vui đùa trên bãi cát cùng với chiếc xẻng nhỏ, rằng những sinh linh này không bao giờ bị sự nghiệt ngã của lịch sử đe dọa.
Nhưng rồi, khi nhìn xuống những mái đầu bóng mượt của chúng, tôi nhận thấy thực ra chúng có bị đe dọa; chỉ đơn giản là không nhận thức được điều đó. Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương. Tôi rùng mình liếc mắt nhìn đồng hồ. Bốn tiếng nữa tôi sẽ lại cùng ăn trưa với cha trên sân thượng này. Sau đó tôi sẽ tiếp tục học, và sau năm giờ chiều chúng tôi sẽ dạo đến cái pháo đài đổ nát đang tô điểm cho đường chân trời gần đó - từ đó, cha nói, ta có thể nhìn thấy ngôi nhà thờ như nhô lên giữa biển cả, ở phía bờ bên kia, tại Collioure. Trong ngày hôm nay tôi sẽ học thêm đại số, vài động từ tiếng Đức, đọc một chương về Cuộc Chiến Tranh Hoa Hồng, sau đó - gì nữa nhỉ? Trên đỉnh dốc đá khô cằn, tôi sẽ lắng nghe câu chuyện kế tiếp của cha. Cha sẽ kể một cách miễn cưỡng, vừa kể vừa nhìn xuống bãi đất cát bên dưới hoặc gõ gõ ngón tay lên những tảng đá đã nằm ở đó từ bao thế kỷ, chìm vào nỗi sợ hãi của chính mình. Và rồi, công cuộc nghiên cứu lại nó, lắp ráp lại tất cả các mảnh vụn về nó, sẽ tùy thuộc vào tôi. Một đứa bé hét lên đinh tai phía dưới, tôi giật mình, đánh đổ ly ca cao.
Chú thích:
1. Collioure: tên một thị trấn thuộc vùng hành chính Languedoc-Roussillon, huyện Céret, thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales, miền Tây Nam nước Pháp.
Danh sách chương