Cha ngại ngần không muốn dẫn tôi đến Oxford. Cha nói cha sẽ phải lưu lại ở đó sáu ngày, lại một thời gian đủ lâu để tôi bỏ lỡ chương trình trên lớp. Tôi ngạc nhiên khi cha muốn để tôi ở nhà; cha đã không làm vậy dù chỉ một lần từ khi tôi phát hiện ra cuốn sách có hình con rồng. Phải chăng cha định để tôi ở nhà do một vài sự đề phòng đặc biệt nào đó? Tôi kỳ kèo với cha là chuyến du lịch ở vùng bờ biển Nam Tư kéo dài gần hai tuần nhưng việc học của tôi đâu có dấu hiệu bê trễ nào. Cha nói học hành là việc ưu tiên trước hết. Tôi nhắc lại là cha luôn biện minh du lịch là phương cách giáo dục tốt nhất, mà tháng Năm là tháng tuyệt vời nhất để du lịch. Tôi đưa cho cha xem phiếu điểm mới nhất, dày đặc những điểm xuất sắc, và tấm giấy khen mà trên đó vị giáo viên hướng dẫn vốn khá ưa ngôn từ khoa trương đã viết: “Em bộc lộ một khả năng thấu hiểu khác thường bản chất của việc nghiên cứu lịch sử, đặc biệt đối với một người ở độ tuổi như em,” một lời khen tôi luôn ghi nhớ và thường lặp đi lặp lại như một câu thần chú trước khi ngủ.
Vẻ nao núng thấy rõ, cha đặt dao nĩa xuống bàn theo cái cách mà tôi biết là chỉ hàm ý tạm dừng trong phòng ăn cổ xưa kiểu Hà Lan của chúng tôi chứ chưa phải chấm dứt bữa ăn. Cha nói công việc lần này của cha quá bận rộn để có thể dẫn tôi đi tham quan nơi này nơi nọ, và cha không muốn làm hỏng ấn tượng đầu tiên của tôi về Oxford qua việc phải nhốt tôi lại đâu đó. Tôi bảo tôi thích được nhốt ở Oxford hơn là bị nhốt ở nhà với bà Clay - nói đến đây cả hai cha con đều hạ giọng, mặc dù hôm đó bà Clay nghỉ. Vả lại, tôi cũng đã đủ lớn khôn để tự một mình lang thang đây đó, tôi nài nỉ. Cha nói ông không biết liệu dẫn tôi theo có phải là một ý tưởng hay ho không, vì những cuộc nói chuyện ở đó hứa hẹn khá nhiều… căng thẳng. Có thể không hẳn đến mức như vậy, nhưng cha không thể nói tiếp, và tôi biết lý do vì sao. Cũng như tôi không thể dùng lý lẽ thực sự của mình để thuyết phục ông cho đi Oxford, cha không thể nói ra lý do thực sự khiến ông muốn ngăn không cho tôi đi. Tôi không thể lớn tiếng nói thẳng với cha là lúc này tôi không chịu đựng nổi việc để cha đi xa, ra khỏi tầm mắt của tôi, với những quầng thâm trên hai mắt cùng đôi vai đã khòm xuống và vầng trán hằn sâu những nếp nhăn mỏi mệt ấy. Và cha cũng không thể lớn tiếng nói thẳng rằng có thể cha không an toàn tại Oxford và do đó tôi cũng không thể an toàn khi ở với ông. Cha im lặng trong chốc lát, rồi bằng giọng từ tốn lên tiếng hỏi món tráng miệng, tôi vội lấy ra món bánh nho khô bột gạo dở tệ mà bà Clay đã làm sẵn như để đền bù việc bà đi xem phim ở British Center mà không có cha con tôi đi cùng.
Tôi đã tưởng tượng Oxford là nơi chốn thanh tịnh và xanh mát, như một thánh đường ngoài trời, ở đó các giáo sư mặc trang phục thời Trung cổ rảo bước qua lại, mỗi người có một sinh viên ở bên, diễn giảng về lịch sử, văn chương cũng như môn thần học khó hiểu. Nhưng thực tế thì nơi này sống động một cách đáng ngạc nhiên: xe gắn máy bóp còi inh ỏi, đôi khi xe con phóng vèo vèo, gần như suýt đụng phải sinh viên băng qua đường, một nhóm du khách đang chụp hình một cây thánh giá trên lối đi ven đường, trước khi trở thành lối đi, tại đây, bốn trăm năm trước, hai vị giám mục đã bị trói vào cột rồi thiêu sống. Giáo sư và sinh viên, thật thất vọng, chỉ mặc quần áo theo kiểu hiện đại, phần lớn là áo len dài tay, thầy thì quần vải flannel còn trò thì quần bò xanh. Trước khi xuống xe buýt ở phố Broad, tôi nghĩ đến thời của thầy Rossi với cảm giác tiếc nuối: bốn mươi năm trước, hẳn người ta ít nhất phải ăn mặc trịnh trọng hơn chút đỉnh.
Rồi tôi cũng thấy ở đó ngôi trường đại học đầu tiên mình được tận mắt nhìn, nhô lên phía trên vách tường bao trong ánh nắng ban mai, còn hiện ra lờ mờ gần đó là hình dạng hoàn hảo của thư viện Radcliffe Camera mà thoạt tiên tôi cứ ngỡ là một đài thiên văn nhỏ. Đằng sau đó vút lên những ngọn tháp của một giáo đường đồ sộ màu nâu, và chạy dọc theo con đường là một bức tường trông cũ kỹ đến nỗi đám địa y bám trên đó cũng có vẻ như đồ cổ. Tôi không thể hình dung trông chúng tôi hiện tại sẽ thế nào trong mắt những người từng qua lại trên những con đường này thời bức tường vừa mới được dựng lên - tôi mặc váy đầm ngắn màu đỏ, đi tất đan kim màu trắng, cha mặc áo khoác hải quân, quần xám, áo len cao cổ màu đen và đội mũ vải tuýt, mỗi người kéo theo một va li nhỏ. “Chúng ta đến nơi rồi,” cha thốt lên, và tôi cảm thấy phấn khởi khi hai cha con chúng tôi rẽ vào một cánh cổng trên bức tường phủ đầy địa y. Cổng bị khóa, chúng tôi phải đứng chờ cho đến khi một sinh viên ra giữ cánh cổng sắt uốn ấy mở cho vào.
Ở Oxford cha sẽ phải phát biểu tại một hội nghị về các mối liên hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và Đông Âu, giờ đang phát triển mạnh trong thời kỳ băng tan. Vì trường đại học chủ trì tổ chức hội nghị, nên chúng tôi được mời ở tại những phòng riêng trong nhà một trong các quản lý của những trường trực thuộc Đại học Oxford. Các vị quản lý này, cha giải thích là các nhà độc tài nhân hậu chuyên chăm lo cho sinh viên đang sống trong khuôn viên các trường trực thuộc đó. Khi đã bước qua lối vào thấp và khá tối, chúng tôi lọt vào mảnh sân trong ngập tràn ánh nắng mặt trời, lần đầu tiên tôi nhận ra chẳng bao lâu nữa mình cũng sẽ vào đại học, và tôi ngoéo tay làm dấu cầu may mắn ngay trên quai cặp sách, thầm ước một ngày nào đó sẽ được học tại một nơi như thế này.
Xung quanh chúng tôi là những phiến đá lót lối đi mòn nhẵn nằm im lìm, chen vào đó đây là những bóng cây to - những cây cổ thụ nghiêm trang, trầm mặc, thỉnh thoảng có một chiếc ghế đá dài dưới gốc. Một vuông cỏ hoàn hảo và một hồ nước nhỏ nằm ngay dưới chân tòa nhà chính của trường. Đó là một trong các kiến trúc cổ xưa nhất của Oxford, được vua Edward III thế kỷ thứ mười ba tài trợ xây, các chi tiết thêm vào mới nhất của nó cũng là do các kiến trúc sư thời nữ hoàng Elizabeth I thiết kế. Ngay cả khoảng cỏ được cắt tỉa cẩn thận này trông cũng có vẻ đáng tôn kính; đương nhiên tôi không thấy có ai bước chân lên đó rồi.
Chúng tôi men theo bãi cỏ và hồ nước, đi qua phòng trực của bảo vệ ngay bên trong, từ đó đến một dãy phòng sát với nhà ông quản lý. Những căn phòng này chắc hẳn đã từng là một phần thiết kế nguyên thủy của trường đại học, mặc dù khó mà đoán được ban đầu chúng được sử dụng cho mục đích gì; trần phòng rất thấp, cửa sổ ốp gỗ màu sậm và cửa sổ đóng khung chì bé xíu. Phòng ngủ của cha treo rèm xanh trời. Phòng của tôi, thật hết ý, có một giường ngủ cao với màn che sặc sỡ.
Chúng tôi mở va li, sắp xếp đồ một chút, rửa ráy khuôn mặt bụi bặm vì đi đường xa của mình trong một chậu rửa màu vàng nhạt của phòng tắm dùng chung cho cả hai phòng, sau đó đến gặp thầy James, quản lý, người đang chờ chúng tôi trong văn phòng ở phía đầu kia tòa nhà. Hóa ra ông là người thân mật, nói năng ân cần, có mái tóc xám bạc và một vết sẹo lồi ngay chỗ xương gò má. Tôi thích cái bắt tay ấm áp và ánh nhìn từ đôi mắt to, hơi lồi màu nâu đỏ của ông. Hình như ông chẳng thấy việc tôi tháp tùng cha đến hội nghị có gì lạ lùng mà thậm chí còn đề nghị sẽ cho sinh viên phụ tá của ông đưa tôi đi tham quan trường đại học chiều hôm đó. Sinh viên phụ tá này, theo lời ông, là người lịch thiệp rất nhiệt tình và kiến thức rộng. Cha nói chắc chắn tôi có thể đi cùng anh ta; vì chiều nay cha sẽ bận rộn với những cuộc hội họp, vả lại tại sao lại không đi thăm thú những kho báu của nơi chốn này khi đang có mặt ở đây nhỉ? Ba giờ chiều, tôi háo hức có mặt, một tay cầm chiếc mũ nồi mới, tay còn lại cầm cuốn sổ ghi chép vì cha đã gợi ý tôi nên ghi chép lại chuyến tham quan này để dùng cho một bài tập ở trường. Người hướng dẫn tôi là một sinh viên năm cuối tóc hoe vàng, thầy James giới thiệu anh ta là Stephen Barley. Tôi thích đôi bàn tay thon, nổi gân xanh và chiếc áo len dài tay dày sụ kiểu dân đánh cá của anh - “jumpah” - anh gọi cái áo thế khi tôi lên tiếng trầm trồ khen nó. Tôi có cảm giác như mình được tạm thời chấp nhận trong cộng đồng ưu tú này khi dạo bước bên anh qua sân trong của trường. Tôi còn cảm thấy thoáng chút xao xuyến tình cảm lứa đôi, một cảm giác mơ hồ rằng khi cùng tản bộ với nhau nếu tôi nắm tay anh thì một cánh cửa đâu đó trên bức tường dài của thực tế mà tôi vẫn biết sẽ mở ra và không bao giờ khép lại. Tôi cho rằng mình đã có một cuộc sống quá khép kín - khép kín đến nỗi, giờ tôi mới nhận ra, đến nỗi gần mười tám tuổi đầu mà tôi cũng không nhận ra cuộc sống đó tù túng đến mức nào. Cái rùng mình nổi loạn mà tôi cảm nhận khi cùng sánh bước với một chàng sinh viên đẹp trai đã đến với tôi như một nét nhạc của nền văn hóa xa lạ. Nhưng tôi giữ chặt cuốn sổ ghi chú hơn, và cả tuổi thơ của mình nữa, hỏi anh ta vì sao sân trường phần lớn được lót đá thay vì trồng cỏ. Anh mỉm cười đáp lời. “Chà, anh không biết. Trước giờ chưa ai thắc mắc điều đó cả.”
Anh dẫn tôi vào phòng ăn lớn - một kiểu phòng giản dị có trần cao, xà kiểu Tudor, đầy những chiếc bàn gỗ - và chỉ cho tôi thấy nơi trước đây chàng trai trẻ Earl of Rochester(1) đã khắc câu gì đó thô lỗ lên một chiếc ghế trong lúc ngồi ăn ở đây. Tường nhà ăn có trổ những dãy cửa sổ khung chì, chính giữa mỗi cửa sổ được trang trí một bức tranh mô tả cảnh tượng những việc làm từ thiện cổ xưa: Thomas à Becket(2) quỳ cạnh giường một người chết, một thầy tu mặc áo choàng dài đang múc xúp cho một hàng dài những người nghèo khổ co ro cúm rúm, một thầy thuốc thời Trung cổ đang băng bó chân cho một người bệnh. Phía trên băng ghế của Rochester là một bức tranh mà tôi không thể hiểu nổi, một người đeo thánh giá ở cổ và cầm một cây lao trong tay, đang cúi người xuống vật gì đó trông giống như đống giẻ rách màu đen. “Ồ, bức tranh kia thực sự là của hiếm đấy,” Stephen Barley lên tiếng. “Bọn anh rất hãnh diện với nó. Em thấy đấy, người đàn ông này là giáo sư của trường anh từ những năm đầu tiên, đang chuẩn bị phóng một mũi lao bằng bạc vào tim một con ma cà rồng.”
Tôi chăm chú nhìn anh, im lặng một lúc. “Ngày xưa ở Oxford có ma cà rồng à?” cuối cùng tôi cất tiếng hỏi.
“Anh cũng không biết nữa,” anh thú nhận, nhoẻn miệng cười. “Nhưng tương truyền, các học giả của trường đại học này ngày xưa đã từng bảo vệ vùng quê quanh đây khỏi lũ ma cà rồng. Thực sự, người ta thu thập khá nhiều truyền thuyết về ma cà rồng, những chuyện kỳ quặc, và em vẫn có thể thấy trong thư viện Radcliffe Camera, bên kia đường. Truyền thuyết nói rằng những giáo sư của thời kỳ ban sơ ấy thậm chí còn không cất giữ những cuốn sách nói về chuyện huyền bí này tại trường đại học, vì vậy họ phải cất chúng ở những nơi khác nhau, cuối cùng cứ ở những nơi đó mãi.”
Tôi chợt nhớ đến thầy Rossi và băn khoăn thầm hỏi không biết liệu ông có đọc được cuốn nào trong bộ tuyển tập cổ xưa kia hay không. “Có cách nào để tìm được tên những sinh viên ngày xưa đã học ở trường không - ý em là - có thể năm mươi năm trước? Các sinh viên đã tốt nghiệp?”
“Lẽ dĩ nhiên.” Anh bạn đồng hành nhìn tôi có vẻ hơi giễu cợt lúc đi ngang qua một băng ghế gỗ. “Anh có thể hỏi thầy quản lý hộ em việc này, nếu em muốn.”
“Ồ, không,” tôi cảm thấy mặt mình đỏ bừng, nỗi khổ thường trực thời trẻ của tôi. “Không có gì quan trọng. Nhưng em sẽ… em có thể đọc những truyền thuyết nói về ma cà rồng được không?”
“Chà, em thích đọc truyện kinh dị à?” Anh trông có vẻ thích thú. “Chẳng nhiều nhặn gì đâu, em biết đấy - chỉ vài tập sách cổ khổ lớn và một mớ sách giấy da. Nhưng thôi được. Giờ chúng ta sẽ đến thư viện trường - em không nên bỏ qua nơi này - sau đó anh sẽ đưa em đến thư viện Camera.”
Lẽ dĩ nhiên, thư viện là một trong những viên ngọc quý của trường đại học này. Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã thăm rất nhiều trường đại học và hiểu biết khá tường tận về chúng, đã từng lang thang qua các thư viện, nhà nguyện và nhà ăn của các trường này, nghe giảng trên giảng đường và uống trà ở các phòng tiếp khách. Tôi có thể khẳng định không có nơi nào bằng thư viện của trường đại học cổ xưa nhất này, có lẽ chỉ ngoại trừ nhà Nguyện trường Đại học Magdalen cùng với phong cách trang trí siêu phàm của nơi đó. Trước tiên chúng tôi vào phòng đọc sách, được bao quanh bằng lớp kính màu, giống như một nhà ươm lồng kính cao, trong đó các sinh viên, những loài thảo mộc quý hiếm bị cầm giữ, ngồi quanh những chiếc bàn mà tuổi đời cũng xa xưa không kém gì bản thân ngôi trường. Những ngọn đèn kỳ lạ treo lủng lẳng trên trần, và những chao đèn đồ sộ từ thời vua Henry VIII nằm tư lự trên các đế cột ở các góc phòng. Stephen Barley đưa tay chỉ những bộ tự điển Oxford English Dictionary nguyên tác, xếp hàng trên các kệ dọc một bức tường; trên các kệ khác nhau chứa đầy hoặc những tập bản đồ xa xưa hàng thế kỷ, hoặc các danh sách những nhà quý tộc và các tác phẩm cổ trong lịch sử nước Anh, hoặc những cuốn giáo trình bằng tiếng Latin và Hy Lạp thuộc mọi thời kỳ từ khi trường ra đời đến nay. Giữa phòng là một cuốn bách khoa tự điển vĩ đại trên một bệ đỡ điêu khắc theo phong cách Ba rốc, gần lối dẫn sang căn phòng bên cạnh có một hộp thủy tinh, trong đó là một cuốn sách cổ bìa cứng mà Stephen cho biết là cuốn Thánh kinh Gutenberg. Phía trên, những vệt nắng dài chiếu xuyên qua cửa sổ trần tròn như cửa sổ trên mái vòm một nhà thờ Byzantine. Lũ bồ câu bay lượn bên trên. Vệt ánh nắng lung linh những hạt bụi chiếu xuống mặt các sinh viên đang lật đọc những trang sách trên bàn, lướt qua những chiếc áo ngoài nặng nề và gương mặt nghiêm nghị của họ. Đây là thiên đường của việc học hành, tôi thầm cầu mong sau này được nhận vào học ở đây.
Căn phòng cạnh đó là một đại sảnh, có ban công với những cầu thang uốn, một khoảng tường có dãy cửa sổ bằng kính. Sách xếp dọc theo các bức tường, từ trên xuống dưới, từ nền nhà đá lên tận trần mái vòm. Tôi thấy rất nhiều bìa sách bọc da, những kệ danh mục, rất nhiều cuốn sách nhỏ màu đỏ sậm từ thế kỷ mười chín. Tôi băn khoăn thầm hỏi không biết bên trong chúng chứa đựng điều gì? Liệu tôi có hiểu được bất kỳ điều gì trong số đó không? Những ngón tay tôi khát khao muốn lấy vài cuốn ra khỏi kệ nhưng rốt cuộc không dám chạm vào ngay cả một bìa sách. Tôi mơ hồ không biết nơi đây là thư viện hay viện bảo tàng. Chắc hẳn tôi đã nhìn ngắm khắp nơi với ánh mắt ngây dại, vì bất chợt tôi nhận ra chàng sinh viên hướng dẫn mỉm cười thích thú. “Không tệ lắm phải không? Chắc em cũng là dân mọt sách. Thôi nào, đi tiếp nào - em đã nhìn thấy những gì hay ho nhất ở đây rồi, giờ mình đến Camera đi.”
Sau cái tĩnh lặng của thư viện, ánh trời chói chang và tiếng ồn từ những chiếc ô tô phóng vèo vèo làm tôi thấy khó chịu hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tôi cũng thầm cám ơn chúng, vì chúng đã mang lại một món quà bất ngờ: khi chúng tôi vội vã băng qua đường, để bảo đảm an toàn, Stephen đã nắm tay, kéo tôi đi. Tôi nghĩ chắc anh phải là ông anh cả độc đoán của ai đó, nhưng cái tiếp xúc của lòng bàn tay khô ấm ấy gửi một tín hiệu rộn ràng đến bàn tay tôi, bàn tay vẫn nóng rực ngay cả khi tay anh đã không còn ở đó. Tôi cảm thấy chắc chắn, khi liếc mắt lén nhìn khuôn mặt nghiêng nghiêng không biểu hiện chút xúc động nào và vẫn hớn hở tươi cười của anh, là thông điệp rộn ràng kia chỉ được ghi nhận theo một chiều. Nhưng đối với tôi, nhận được thông điệp ấy là đủ.
Radcliffe Camera, như mọi người yêu mến nước Anh đều biết, là một trong các địa điểm hấp dẫn nhất của kiến trúc nước Anh, đẹp đẽ và kỳ lạ, một kho sách đồ sộ. Một mặt của tòa nhà hầu như nằm sát mặt đường, nhưng phần còn lại được bao quanh bởi một thảm cỏ lớn. Chúng tôi bước đi thật im lặng, dù một đám du khách ồn ào đang đứng chật ních khu vực trung tâm của gian nội thất hình tròn lộng lẫy. Stephen lưu ý với tôi nhiều khía cạnh khác nhau trong thiết kế tòa nhà, những đặc điểm được giảng dạy trong mọi chương trình đào tạo kiến trúc Anh quốc và được viết trong mọi cuốn sách hướng dẫn. Đây là một nơi chốn dễ thương và gợi nhiều cảm hứng, tôi tiếp tục nhìn quanh trong lúc trầm tư nghĩ thật kỳ lạ biết bao khi đây lại là cái kho chứa những truyền thuyết về ma quỷ. Cuối cùng anh dẫn tôi đến cầu thang, và chúng tôi leo lên đến ban công. “Ở đây này.” Anh đi về phía một ô cửa trổ giữa vách tường đầy kín sách. “Có một phòng đọc sách nhỏ ở đằng kia. Anh mới chỉ đến đây một lần, nhưng anh nghĩ đó là nơi họ lưu giữ tuyển tập nói về ma cà rồng.”
Căn phòng sáng mờ mờ thực ra rất nhỏ và tĩnh mịch, hoàn toàn không nghe được tiếng ồn ào của đám du khách bên dưới. Những cuốn sách uy nghi, bìa màu nâu nhạt, giòn và dễ vỡ như xương lâu năm. Ở giữa chúng, một cái sọ người trong một hộp thủy tinh mạ vàng càng cho thấy rõ bản chất bệnh hoạn của tuyển tập. Phòng này nhỏ đến nỗi chỉ có đủ chỗ để kê một bàn đọc sách ở giữa, chúng tôi gần như đụng vào nó khi bước vào. Điều này còn có nghĩa là chúng tôi đột ngột mặt đối mặt với một học giả đang ngồi lật xem những trang giấy của một tập sách khổ lớn, vội vã ghi chép lên một tập giấy. Đó là một người đàn ông khá gầy, da xanh tái. Hai mắt ông ta sâu hoắm, sợ hãi và gấp gáp, nhưng cũng tràn đầy say mê khi ông ngước nhìn lên. Đó là cha tôi.
Chú thích:
1. Earl of Rochester, John Wilmot (1647-1680), một cận thần của triều đình vua Charles II vàcũng là một nhà thơ đầy tai tiếng về tình ái, cách sống phóng đãng, và cái chết vì bệnh giang mai.
2. Thomas Becket: (1118?-1170): Tổng Giám mục giáo phận Canterbury (Anh) từ năm 1162; vì có quan điểm tôn giáo chống đối mạnh mẽ vua Henry II nên đã bị hiệp sĩ của nhà vua ám sát, sau đó được Tòa Thánh Vatican La Mã phong thánh.
Vẻ nao núng thấy rõ, cha đặt dao nĩa xuống bàn theo cái cách mà tôi biết là chỉ hàm ý tạm dừng trong phòng ăn cổ xưa kiểu Hà Lan của chúng tôi chứ chưa phải chấm dứt bữa ăn. Cha nói công việc lần này của cha quá bận rộn để có thể dẫn tôi đi tham quan nơi này nơi nọ, và cha không muốn làm hỏng ấn tượng đầu tiên của tôi về Oxford qua việc phải nhốt tôi lại đâu đó. Tôi bảo tôi thích được nhốt ở Oxford hơn là bị nhốt ở nhà với bà Clay - nói đến đây cả hai cha con đều hạ giọng, mặc dù hôm đó bà Clay nghỉ. Vả lại, tôi cũng đã đủ lớn khôn để tự một mình lang thang đây đó, tôi nài nỉ. Cha nói ông không biết liệu dẫn tôi theo có phải là một ý tưởng hay ho không, vì những cuộc nói chuyện ở đó hứa hẹn khá nhiều… căng thẳng. Có thể không hẳn đến mức như vậy, nhưng cha không thể nói tiếp, và tôi biết lý do vì sao. Cũng như tôi không thể dùng lý lẽ thực sự của mình để thuyết phục ông cho đi Oxford, cha không thể nói ra lý do thực sự khiến ông muốn ngăn không cho tôi đi. Tôi không thể lớn tiếng nói thẳng với cha là lúc này tôi không chịu đựng nổi việc để cha đi xa, ra khỏi tầm mắt của tôi, với những quầng thâm trên hai mắt cùng đôi vai đã khòm xuống và vầng trán hằn sâu những nếp nhăn mỏi mệt ấy. Và cha cũng không thể lớn tiếng nói thẳng rằng có thể cha không an toàn tại Oxford và do đó tôi cũng không thể an toàn khi ở với ông. Cha im lặng trong chốc lát, rồi bằng giọng từ tốn lên tiếng hỏi món tráng miệng, tôi vội lấy ra món bánh nho khô bột gạo dở tệ mà bà Clay đã làm sẵn như để đền bù việc bà đi xem phim ở British Center mà không có cha con tôi đi cùng.
Tôi đã tưởng tượng Oxford là nơi chốn thanh tịnh và xanh mát, như một thánh đường ngoài trời, ở đó các giáo sư mặc trang phục thời Trung cổ rảo bước qua lại, mỗi người có một sinh viên ở bên, diễn giảng về lịch sử, văn chương cũng như môn thần học khó hiểu. Nhưng thực tế thì nơi này sống động một cách đáng ngạc nhiên: xe gắn máy bóp còi inh ỏi, đôi khi xe con phóng vèo vèo, gần như suýt đụng phải sinh viên băng qua đường, một nhóm du khách đang chụp hình một cây thánh giá trên lối đi ven đường, trước khi trở thành lối đi, tại đây, bốn trăm năm trước, hai vị giám mục đã bị trói vào cột rồi thiêu sống. Giáo sư và sinh viên, thật thất vọng, chỉ mặc quần áo theo kiểu hiện đại, phần lớn là áo len dài tay, thầy thì quần vải flannel còn trò thì quần bò xanh. Trước khi xuống xe buýt ở phố Broad, tôi nghĩ đến thời của thầy Rossi với cảm giác tiếc nuối: bốn mươi năm trước, hẳn người ta ít nhất phải ăn mặc trịnh trọng hơn chút đỉnh.
Rồi tôi cũng thấy ở đó ngôi trường đại học đầu tiên mình được tận mắt nhìn, nhô lên phía trên vách tường bao trong ánh nắng ban mai, còn hiện ra lờ mờ gần đó là hình dạng hoàn hảo của thư viện Radcliffe Camera mà thoạt tiên tôi cứ ngỡ là một đài thiên văn nhỏ. Đằng sau đó vút lên những ngọn tháp của một giáo đường đồ sộ màu nâu, và chạy dọc theo con đường là một bức tường trông cũ kỹ đến nỗi đám địa y bám trên đó cũng có vẻ như đồ cổ. Tôi không thể hình dung trông chúng tôi hiện tại sẽ thế nào trong mắt những người từng qua lại trên những con đường này thời bức tường vừa mới được dựng lên - tôi mặc váy đầm ngắn màu đỏ, đi tất đan kim màu trắng, cha mặc áo khoác hải quân, quần xám, áo len cao cổ màu đen và đội mũ vải tuýt, mỗi người kéo theo một va li nhỏ. “Chúng ta đến nơi rồi,” cha thốt lên, và tôi cảm thấy phấn khởi khi hai cha con chúng tôi rẽ vào một cánh cổng trên bức tường phủ đầy địa y. Cổng bị khóa, chúng tôi phải đứng chờ cho đến khi một sinh viên ra giữ cánh cổng sắt uốn ấy mở cho vào.
Ở Oxford cha sẽ phải phát biểu tại một hội nghị về các mối liên hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và Đông Âu, giờ đang phát triển mạnh trong thời kỳ băng tan. Vì trường đại học chủ trì tổ chức hội nghị, nên chúng tôi được mời ở tại những phòng riêng trong nhà một trong các quản lý của những trường trực thuộc Đại học Oxford. Các vị quản lý này, cha giải thích là các nhà độc tài nhân hậu chuyên chăm lo cho sinh viên đang sống trong khuôn viên các trường trực thuộc đó. Khi đã bước qua lối vào thấp và khá tối, chúng tôi lọt vào mảnh sân trong ngập tràn ánh nắng mặt trời, lần đầu tiên tôi nhận ra chẳng bao lâu nữa mình cũng sẽ vào đại học, và tôi ngoéo tay làm dấu cầu may mắn ngay trên quai cặp sách, thầm ước một ngày nào đó sẽ được học tại một nơi như thế này.
Xung quanh chúng tôi là những phiến đá lót lối đi mòn nhẵn nằm im lìm, chen vào đó đây là những bóng cây to - những cây cổ thụ nghiêm trang, trầm mặc, thỉnh thoảng có một chiếc ghế đá dài dưới gốc. Một vuông cỏ hoàn hảo và một hồ nước nhỏ nằm ngay dưới chân tòa nhà chính của trường. Đó là một trong các kiến trúc cổ xưa nhất của Oxford, được vua Edward III thế kỷ thứ mười ba tài trợ xây, các chi tiết thêm vào mới nhất của nó cũng là do các kiến trúc sư thời nữ hoàng Elizabeth I thiết kế. Ngay cả khoảng cỏ được cắt tỉa cẩn thận này trông cũng có vẻ đáng tôn kính; đương nhiên tôi không thấy có ai bước chân lên đó rồi.
Chúng tôi men theo bãi cỏ và hồ nước, đi qua phòng trực của bảo vệ ngay bên trong, từ đó đến một dãy phòng sát với nhà ông quản lý. Những căn phòng này chắc hẳn đã từng là một phần thiết kế nguyên thủy của trường đại học, mặc dù khó mà đoán được ban đầu chúng được sử dụng cho mục đích gì; trần phòng rất thấp, cửa sổ ốp gỗ màu sậm và cửa sổ đóng khung chì bé xíu. Phòng ngủ của cha treo rèm xanh trời. Phòng của tôi, thật hết ý, có một giường ngủ cao với màn che sặc sỡ.
Chúng tôi mở va li, sắp xếp đồ một chút, rửa ráy khuôn mặt bụi bặm vì đi đường xa của mình trong một chậu rửa màu vàng nhạt của phòng tắm dùng chung cho cả hai phòng, sau đó đến gặp thầy James, quản lý, người đang chờ chúng tôi trong văn phòng ở phía đầu kia tòa nhà. Hóa ra ông là người thân mật, nói năng ân cần, có mái tóc xám bạc và một vết sẹo lồi ngay chỗ xương gò má. Tôi thích cái bắt tay ấm áp và ánh nhìn từ đôi mắt to, hơi lồi màu nâu đỏ của ông. Hình như ông chẳng thấy việc tôi tháp tùng cha đến hội nghị có gì lạ lùng mà thậm chí còn đề nghị sẽ cho sinh viên phụ tá của ông đưa tôi đi tham quan trường đại học chiều hôm đó. Sinh viên phụ tá này, theo lời ông, là người lịch thiệp rất nhiệt tình và kiến thức rộng. Cha nói chắc chắn tôi có thể đi cùng anh ta; vì chiều nay cha sẽ bận rộn với những cuộc hội họp, vả lại tại sao lại không đi thăm thú những kho báu của nơi chốn này khi đang có mặt ở đây nhỉ? Ba giờ chiều, tôi háo hức có mặt, một tay cầm chiếc mũ nồi mới, tay còn lại cầm cuốn sổ ghi chép vì cha đã gợi ý tôi nên ghi chép lại chuyến tham quan này để dùng cho một bài tập ở trường. Người hướng dẫn tôi là một sinh viên năm cuối tóc hoe vàng, thầy James giới thiệu anh ta là Stephen Barley. Tôi thích đôi bàn tay thon, nổi gân xanh và chiếc áo len dài tay dày sụ kiểu dân đánh cá của anh - “jumpah” - anh gọi cái áo thế khi tôi lên tiếng trầm trồ khen nó. Tôi có cảm giác như mình được tạm thời chấp nhận trong cộng đồng ưu tú này khi dạo bước bên anh qua sân trong của trường. Tôi còn cảm thấy thoáng chút xao xuyến tình cảm lứa đôi, một cảm giác mơ hồ rằng khi cùng tản bộ với nhau nếu tôi nắm tay anh thì một cánh cửa đâu đó trên bức tường dài của thực tế mà tôi vẫn biết sẽ mở ra và không bao giờ khép lại. Tôi cho rằng mình đã có một cuộc sống quá khép kín - khép kín đến nỗi, giờ tôi mới nhận ra, đến nỗi gần mười tám tuổi đầu mà tôi cũng không nhận ra cuộc sống đó tù túng đến mức nào. Cái rùng mình nổi loạn mà tôi cảm nhận khi cùng sánh bước với một chàng sinh viên đẹp trai đã đến với tôi như một nét nhạc của nền văn hóa xa lạ. Nhưng tôi giữ chặt cuốn sổ ghi chú hơn, và cả tuổi thơ của mình nữa, hỏi anh ta vì sao sân trường phần lớn được lót đá thay vì trồng cỏ. Anh mỉm cười đáp lời. “Chà, anh không biết. Trước giờ chưa ai thắc mắc điều đó cả.”
Anh dẫn tôi vào phòng ăn lớn - một kiểu phòng giản dị có trần cao, xà kiểu Tudor, đầy những chiếc bàn gỗ - và chỉ cho tôi thấy nơi trước đây chàng trai trẻ Earl of Rochester(1) đã khắc câu gì đó thô lỗ lên một chiếc ghế trong lúc ngồi ăn ở đây. Tường nhà ăn có trổ những dãy cửa sổ khung chì, chính giữa mỗi cửa sổ được trang trí một bức tranh mô tả cảnh tượng những việc làm từ thiện cổ xưa: Thomas à Becket(2) quỳ cạnh giường một người chết, một thầy tu mặc áo choàng dài đang múc xúp cho một hàng dài những người nghèo khổ co ro cúm rúm, một thầy thuốc thời Trung cổ đang băng bó chân cho một người bệnh. Phía trên băng ghế của Rochester là một bức tranh mà tôi không thể hiểu nổi, một người đeo thánh giá ở cổ và cầm một cây lao trong tay, đang cúi người xuống vật gì đó trông giống như đống giẻ rách màu đen. “Ồ, bức tranh kia thực sự là của hiếm đấy,” Stephen Barley lên tiếng. “Bọn anh rất hãnh diện với nó. Em thấy đấy, người đàn ông này là giáo sư của trường anh từ những năm đầu tiên, đang chuẩn bị phóng một mũi lao bằng bạc vào tim một con ma cà rồng.”
Tôi chăm chú nhìn anh, im lặng một lúc. “Ngày xưa ở Oxford có ma cà rồng à?” cuối cùng tôi cất tiếng hỏi.
“Anh cũng không biết nữa,” anh thú nhận, nhoẻn miệng cười. “Nhưng tương truyền, các học giả của trường đại học này ngày xưa đã từng bảo vệ vùng quê quanh đây khỏi lũ ma cà rồng. Thực sự, người ta thu thập khá nhiều truyền thuyết về ma cà rồng, những chuyện kỳ quặc, và em vẫn có thể thấy trong thư viện Radcliffe Camera, bên kia đường. Truyền thuyết nói rằng những giáo sư của thời kỳ ban sơ ấy thậm chí còn không cất giữ những cuốn sách nói về chuyện huyền bí này tại trường đại học, vì vậy họ phải cất chúng ở những nơi khác nhau, cuối cùng cứ ở những nơi đó mãi.”
Tôi chợt nhớ đến thầy Rossi và băn khoăn thầm hỏi không biết liệu ông có đọc được cuốn nào trong bộ tuyển tập cổ xưa kia hay không. “Có cách nào để tìm được tên những sinh viên ngày xưa đã học ở trường không - ý em là - có thể năm mươi năm trước? Các sinh viên đã tốt nghiệp?”
“Lẽ dĩ nhiên.” Anh bạn đồng hành nhìn tôi có vẻ hơi giễu cợt lúc đi ngang qua một băng ghế gỗ. “Anh có thể hỏi thầy quản lý hộ em việc này, nếu em muốn.”
“Ồ, không,” tôi cảm thấy mặt mình đỏ bừng, nỗi khổ thường trực thời trẻ của tôi. “Không có gì quan trọng. Nhưng em sẽ… em có thể đọc những truyền thuyết nói về ma cà rồng được không?”
“Chà, em thích đọc truyện kinh dị à?” Anh trông có vẻ thích thú. “Chẳng nhiều nhặn gì đâu, em biết đấy - chỉ vài tập sách cổ khổ lớn và một mớ sách giấy da. Nhưng thôi được. Giờ chúng ta sẽ đến thư viện trường - em không nên bỏ qua nơi này - sau đó anh sẽ đưa em đến thư viện Camera.”
Lẽ dĩ nhiên, thư viện là một trong những viên ngọc quý của trường đại học này. Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã thăm rất nhiều trường đại học và hiểu biết khá tường tận về chúng, đã từng lang thang qua các thư viện, nhà nguyện và nhà ăn của các trường này, nghe giảng trên giảng đường và uống trà ở các phòng tiếp khách. Tôi có thể khẳng định không có nơi nào bằng thư viện của trường đại học cổ xưa nhất này, có lẽ chỉ ngoại trừ nhà Nguyện trường Đại học Magdalen cùng với phong cách trang trí siêu phàm của nơi đó. Trước tiên chúng tôi vào phòng đọc sách, được bao quanh bằng lớp kính màu, giống như một nhà ươm lồng kính cao, trong đó các sinh viên, những loài thảo mộc quý hiếm bị cầm giữ, ngồi quanh những chiếc bàn mà tuổi đời cũng xa xưa không kém gì bản thân ngôi trường. Những ngọn đèn kỳ lạ treo lủng lẳng trên trần, và những chao đèn đồ sộ từ thời vua Henry VIII nằm tư lự trên các đế cột ở các góc phòng. Stephen Barley đưa tay chỉ những bộ tự điển Oxford English Dictionary nguyên tác, xếp hàng trên các kệ dọc một bức tường; trên các kệ khác nhau chứa đầy hoặc những tập bản đồ xa xưa hàng thế kỷ, hoặc các danh sách những nhà quý tộc và các tác phẩm cổ trong lịch sử nước Anh, hoặc những cuốn giáo trình bằng tiếng Latin và Hy Lạp thuộc mọi thời kỳ từ khi trường ra đời đến nay. Giữa phòng là một cuốn bách khoa tự điển vĩ đại trên một bệ đỡ điêu khắc theo phong cách Ba rốc, gần lối dẫn sang căn phòng bên cạnh có một hộp thủy tinh, trong đó là một cuốn sách cổ bìa cứng mà Stephen cho biết là cuốn Thánh kinh Gutenberg. Phía trên, những vệt nắng dài chiếu xuyên qua cửa sổ trần tròn như cửa sổ trên mái vòm một nhà thờ Byzantine. Lũ bồ câu bay lượn bên trên. Vệt ánh nắng lung linh những hạt bụi chiếu xuống mặt các sinh viên đang lật đọc những trang sách trên bàn, lướt qua những chiếc áo ngoài nặng nề và gương mặt nghiêm nghị của họ. Đây là thiên đường của việc học hành, tôi thầm cầu mong sau này được nhận vào học ở đây.
Căn phòng cạnh đó là một đại sảnh, có ban công với những cầu thang uốn, một khoảng tường có dãy cửa sổ bằng kính. Sách xếp dọc theo các bức tường, từ trên xuống dưới, từ nền nhà đá lên tận trần mái vòm. Tôi thấy rất nhiều bìa sách bọc da, những kệ danh mục, rất nhiều cuốn sách nhỏ màu đỏ sậm từ thế kỷ mười chín. Tôi băn khoăn thầm hỏi không biết bên trong chúng chứa đựng điều gì? Liệu tôi có hiểu được bất kỳ điều gì trong số đó không? Những ngón tay tôi khát khao muốn lấy vài cuốn ra khỏi kệ nhưng rốt cuộc không dám chạm vào ngay cả một bìa sách. Tôi mơ hồ không biết nơi đây là thư viện hay viện bảo tàng. Chắc hẳn tôi đã nhìn ngắm khắp nơi với ánh mắt ngây dại, vì bất chợt tôi nhận ra chàng sinh viên hướng dẫn mỉm cười thích thú. “Không tệ lắm phải không? Chắc em cũng là dân mọt sách. Thôi nào, đi tiếp nào - em đã nhìn thấy những gì hay ho nhất ở đây rồi, giờ mình đến Camera đi.”
Sau cái tĩnh lặng của thư viện, ánh trời chói chang và tiếng ồn từ những chiếc ô tô phóng vèo vèo làm tôi thấy khó chịu hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tôi cũng thầm cám ơn chúng, vì chúng đã mang lại một món quà bất ngờ: khi chúng tôi vội vã băng qua đường, để bảo đảm an toàn, Stephen đã nắm tay, kéo tôi đi. Tôi nghĩ chắc anh phải là ông anh cả độc đoán của ai đó, nhưng cái tiếp xúc của lòng bàn tay khô ấm ấy gửi một tín hiệu rộn ràng đến bàn tay tôi, bàn tay vẫn nóng rực ngay cả khi tay anh đã không còn ở đó. Tôi cảm thấy chắc chắn, khi liếc mắt lén nhìn khuôn mặt nghiêng nghiêng không biểu hiện chút xúc động nào và vẫn hớn hở tươi cười của anh, là thông điệp rộn ràng kia chỉ được ghi nhận theo một chiều. Nhưng đối với tôi, nhận được thông điệp ấy là đủ.
Radcliffe Camera, như mọi người yêu mến nước Anh đều biết, là một trong các địa điểm hấp dẫn nhất của kiến trúc nước Anh, đẹp đẽ và kỳ lạ, một kho sách đồ sộ. Một mặt của tòa nhà hầu như nằm sát mặt đường, nhưng phần còn lại được bao quanh bởi một thảm cỏ lớn. Chúng tôi bước đi thật im lặng, dù một đám du khách ồn ào đang đứng chật ních khu vực trung tâm của gian nội thất hình tròn lộng lẫy. Stephen lưu ý với tôi nhiều khía cạnh khác nhau trong thiết kế tòa nhà, những đặc điểm được giảng dạy trong mọi chương trình đào tạo kiến trúc Anh quốc và được viết trong mọi cuốn sách hướng dẫn. Đây là một nơi chốn dễ thương và gợi nhiều cảm hứng, tôi tiếp tục nhìn quanh trong lúc trầm tư nghĩ thật kỳ lạ biết bao khi đây lại là cái kho chứa những truyền thuyết về ma quỷ. Cuối cùng anh dẫn tôi đến cầu thang, và chúng tôi leo lên đến ban công. “Ở đây này.” Anh đi về phía một ô cửa trổ giữa vách tường đầy kín sách. “Có một phòng đọc sách nhỏ ở đằng kia. Anh mới chỉ đến đây một lần, nhưng anh nghĩ đó là nơi họ lưu giữ tuyển tập nói về ma cà rồng.”
Căn phòng sáng mờ mờ thực ra rất nhỏ và tĩnh mịch, hoàn toàn không nghe được tiếng ồn ào của đám du khách bên dưới. Những cuốn sách uy nghi, bìa màu nâu nhạt, giòn và dễ vỡ như xương lâu năm. Ở giữa chúng, một cái sọ người trong một hộp thủy tinh mạ vàng càng cho thấy rõ bản chất bệnh hoạn của tuyển tập. Phòng này nhỏ đến nỗi chỉ có đủ chỗ để kê một bàn đọc sách ở giữa, chúng tôi gần như đụng vào nó khi bước vào. Điều này còn có nghĩa là chúng tôi đột ngột mặt đối mặt với một học giả đang ngồi lật xem những trang giấy của một tập sách khổ lớn, vội vã ghi chép lên một tập giấy. Đó là một người đàn ông khá gầy, da xanh tái. Hai mắt ông ta sâu hoắm, sợ hãi và gấp gáp, nhưng cũng tràn đầy say mê khi ông ngước nhìn lên. Đó là cha tôi.
Chú thích:
1. Earl of Rochester, John Wilmot (1647-1680), một cận thần của triều đình vua Charles II vàcũng là một nhà thơ đầy tai tiếng về tình ái, cách sống phóng đãng, và cái chết vì bệnh giang mai.
2. Thomas Becket: (1118?-1170): Tổng Giám mục giáo phận Canterbury (Anh) từ năm 1162; vì có quan điểm tôn giáo chống đối mạnh mẽ vua Henry II nên đã bị hiệp sĩ của nhà vua ám sát, sau đó được Tòa Thánh Vatican La Mã phong thánh.
Danh sách chương