Đời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Đó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua.
Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Đã thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phường mỗi tổ là một lãnh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi và hăm dọa thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.
Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Đi bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầu. Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một người. Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy! Bà xã tôi bận con nhỏ — khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi — cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồi. Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!
Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Khu vực Công giáo tôi cư ngụ lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, vì những tin đồn về các tổ chức Phục Quốc — cả thật lẫn giả — làm liên lụy đến khá nhiều người vô can. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên, sau 30 tháng 4 năm 75, và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đó. Cha Vàng ở trường Saint Thomas cũng đã bị bắt, vì nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn viên trường học. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.
Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gị Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!
Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.
Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị Ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Đây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 người đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Đàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ Ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi. Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củi. Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.
Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển. Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ. Đến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dưới. Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.
Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:
- Anh Ngạn Anh Ngạn ơi!
Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậy. Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:
- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!
Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:
- Đêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả người. Anh lên một chút đi!
Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo: – Tầu sắp đắm mất, anh ạ!
Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạy. Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vơ. Đàn bà con nít, người đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng này. Bà xã tôi bảo:
- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!
Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Đêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợi. Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Đàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầu. Hơn 100 người ngồi dưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi: – Con ơi! Đằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào…
Tôi không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Đứa con trai hơn 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:
- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!
Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của sóng át đi. Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em.
Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa! Đứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!
Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Đàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. Đọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được. Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng dưới đường mương bên gốc xoài, VC từ cánh đồng trước mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng, miểng văng tung tóe, làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và cắt đứt sợi giây ống liên hợp máy truyền tin PRC 25 tôi đang nói chuyện với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số mình còn lớn lắm, chỉ bị trầy sát nhẹ Ở bên đùi! Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha về. Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vược biển gần đến nơi thì lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!
Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng mình đang nằm chiêm bao.. Đứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:
- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Đắm tầu, chú Ngạn ơi!
Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:
- Chú Ngạn ơi! Đắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!
Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm được xác!
Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.
Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Đức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Đức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!
Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Đoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!
Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi — người giới thiệu tôi cho ông Ân — nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.
Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết ngay bên cạnh tôi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Đó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi:
những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!
Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.
Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất, tôi bắt đầu viết truyện dài “Những người đàn bà còn ở lại” trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.
Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khứ. Đó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.
Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe. Đã thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phường mỗi tổ là một lãnh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân. Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới. Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do. Những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi và hăm dọa thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.
Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố. Giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng? Đi bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầu. Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một người. Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy! Bà xã tôi bận con nhỏ — khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi — cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồi. Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!
Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy. Khu vực Công giáo tôi cư ngụ lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, vì những tin đồn về các tổ chức Phục Quốc — cả thật lẫn giả — làm liên lụy đến khá nhiều người vô can. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục Công giáo là trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên, sau 30 tháng 4 năm 75, và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đó. Cha Vàng ở trường Saint Thomas cũng đã bị bắt, vì nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn viên trường học. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.
Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi. Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại. Vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ. Nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gị Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi. Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!
Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.
Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị Ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới. Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa. Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn. Đây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 người đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Đàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết, trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa. Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôi. Vợ Ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi. Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củi. Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.
Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn, mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển. Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ. Đến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dưới. Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.
Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:
- Anh Ngạn Anh Ngạn ơi!
Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậy. Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả. Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:
- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!
Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít. Nhà tôi lại bảo:
- Đêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả người. Anh lên một chút đi!
Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó. Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo: – Tầu sắp đắm mất, anh ạ!
Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạy. Hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máy. Một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy. Chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vơ. Đàn bà con nít, người đứng người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng này. Bà xã tôi bảo:
- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!
Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Đêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi. Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xa. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô. Nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợi. Người đã lên bờ thì bỏ mặc. Đàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầu. Hơn 100 người ngồi dưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết, nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi: – Con ơi! Đằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào…
Tôi không biết bơi. Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Đứa con trai hơn 4 tuổi, quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi, có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:
- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!
Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của sóng át đi. Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em.
Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa! Đứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai. Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi!
Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Đàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. Đọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được. Tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao nhiêu năm gian khổ. Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng dưới đường mương bên gốc xoài, VC từ cánh đồng trước mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng, miểng văng tung tóe, làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và cắt đứt sợi giây ống liên hợp máy truyền tin PRC 25 tôi đang nói chuyện với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số mình còn lớn lắm, chỉ bị trầy sát nhẹ Ở bên đùi! Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha về. Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vược biển gần đến nơi thì lại chết? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!
Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng mình đang nằm chiêm bao.. Đứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:
- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Đắm tầu, chú Ngạn ơi!
Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:
- Chú Ngạn ơi! Đắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!
Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy. Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo. Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác, thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm được xác!
Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa, nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.
Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua. Nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Đức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Đức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do!
Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Đoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!
Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu. Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi — người giới thiệu tôi cho ông Ân — nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.
Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa. Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôi. Hơn 160 người chết ngay bên cạnh tôi. Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Đó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi:
những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm. Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay. Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!
Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.
Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất, tôi bắt đầu viết truyện dài “Những người đàn bà còn ở lại” trong 3 tháng ở trại tạm cư. Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.
Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khứ. Đó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.
Danh sách chương