Bấy giờ Quỳnh đã hơi lớn, đang độ thiếu niên. Trên đường từ phủ về khát quá, Quỳnh vào một quán nước bên đường. Trong quán có một viên quan, dáng oai vệ, đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Cạnh đó, có một lính vệ đứng hầu. Quan nhai xong, hách dịch vứt miếng bã trầu ra đất.

      Quỳnh đang ngồi uống nước, thấy ngứa mắt liền bước lại cuối nhặt lên, ngắm nghía như muốn tìm kiếm cái gì, rồi đút vào túi.

      Quan thấy lạ, hỏi:

      - Mày là ai? Làm gì vậy?

      Quỳnh làm bộ khúm núm đáp:

      - Bẩm, con là học trò nghèo, lâu nay thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép" muốn nhặt lên đem về coi thử có đúng thế không?

      Biết mình bị xỏ, lại không biết tên học trò xấc xược này là Quỳnh, quan liền bảo:

      - Đã xưng là học trò thì người phải đối ngay câu tục ngữ mà người vừa nói đó đi, hay thì ta thưởng, dở sẽ đánh đòn. Mà nhớ là tục ngữ phải đối bằng tục ngữ, nghe chưa!

      Quỳnh giả bộ rụt rè, thưa thưa bẩm bẩm:

      - Con sợ mang tiếng xấc xược... Không dám đối.s

      Tưởng anh chàng học trò đang bí, quan bảo:

      - Ta cho người cứ nói, còn đối không được thì nằm xuống để ta đánh đòn.

      - Nếu thế thì con xin đối ạ.

      - Được. Đối ngay đi, ta nghe thử!

      Quỳnh thong thả đọc vế đối:

      - "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm."

      Nghe xong, mặt quan xám lại như tro bếp. Câu đối lại đúng là câu tục ngữ, không thể bắt bẻ vào đâu được.

      Biết ngồi lâu không tiện, quan giục lính hầu ra đi, quên bẵng lời hứa thưởng tiền cho anh học trò nghèo.

      Chẳng bao lâu, chuyện ấy lan ra khắp vùng, tên quan kia thì xấu hổ vì làm miệng cười cho thiên hạ còn tiếng tăm của Quỳnh thì nổi như cồn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện