Một cách lặng lẽ, Dede Mason đã len lỏi vào cuộc sống của Ánh Sáng Ban Ngày. Lúc đầu anh chấp nhận sự hiện diện của nàng không như một cá nhân riêng biệt, mà như một phần của đồ đạc trong văn phòng, như chú bé giúp việc, như anh chàng Morison, người nhân viên trưởng đáng tin cậy duy nhất, cũng như tất cả các vật cần thiết khác cho một nơi làm ăn có tính cờ bạc của một siêu nhân. Trong những tháng nàng mới vào làm, nếu có ai bất chợt hỏi đến, anh cũng không thể nói nổi mắt nàng màu gì. Tóc nàng vốn màu vàng hoa, vậy mà trong tiềm thức của mình, anh lại lờ mờ nghĩ rằng nàng không gầy, song anh lại chẳng biết là nàng có mập hay không. Về cách ăn mặc của nàng thì anh lại càng mù tịt. Mắt anh không được tinh lắm về những chuyện ấy, vả lại anh cũng chẳng quan tâm. Anh cho rằng đương nhiên nàng phải ăn mặc theo một cách nào đó, bởi vì chưa bao giờ anh có ấn tượng ngược lại cả. Anh biết rằng nàng đánh máy có vẻ nhanh và chính xác. Cảm giác này cũng chẳng rõ ràng lắm, bởi vì anh chẳng có kinh nghiệm gì với các cô đánh máy khác, và luôn quan niệm cô đánh máy nào cũng lanh lẹ và chính xác cả.
Một sáng nọ, khi ký tên mình dưới các bức thư, anh chợt bắt gặt hai chữ I shall(1). Anh vội liếc qua toàn bộ trang giấy để tìm xem còn đâu có những chữ đó nữa không, nhưng chỉ thấy toàn những chữ I will mà thôi. Hai chữ I shall đó đứng đơn độc, nổi bật hẳn lên. Anh bấm chuông gọi hai lần, và một lát sau Dede Mason bước vào.
- Tôi có đọc như vậy không, cô Mason? - anh hỏi, chìa bức thư ra và chỉ vào hai chữ phạm lỗi ấy.
Mặt nàng thoáng lộ vẻ bực hội, nhưng đành chịu để bị buộc tội.
- Ðấy là lỗi của tôi, - nàng nói - Xin ông hãy thứ lỗi. Nhưng viết như vậy không sai, ông cũng biết điều đó mà.
- Sao lại không sai?- Ánh Sáng Ban Ngày hỏi, giọng thách thức - Theo tôi thì viết như vậy nghe không được.
Lúc này nàng đã ra đến cửa, nhưng phải quay người lại, trên tay còn cầm bức thư phạm lỗi.
- Nhưng nó vẫn cứ đúng như thường.
- Ðúng thế, - nàng bạo dạn trả lời - Thế tôi có phải thay hai chữ ấy không ạ? "Tôi sẽ(2) đến đó xem xét lại việc này vào ngày thứ hai" Ánh Sáng Ban Ngày to giọng lập lại câu ấy trong bức thư. Anh lập lại một cách nghiêm trang trịnh trọng, vừa lắng tai nghe giọng nói của chính mình. Rồi anh lắc đầu nói:
- Nghe chẳng ra sao cả, cô Mason ạ. Nghe không được chút nào cả. Chưa có ai viết cho tôi như thế. Ai cũng nói I will, kể cả một vài người có học nữa. Ðúng không nào?
- Thưa ông, đúng ạ!
Nàng gật đầu công nhận, rồi rời phòng về bàn máy đánh chữ sửa lại hai chữ ấy. Tình cờ đúng vào ngày hôm ấy, anh ngồi ăn trưa với mấy người, trong đó có một tay kỹ sư mỏ trẻ tuổi người Anh. Vào một lúc nào khác thì anh đã chẳng để ý, nhưng vì vừa mới tranh luận với cô thư ký nên anh rất ngạc nhiên bởi cách dùng những chữ I shall của tay kỹ sư này. Trong suốt bữa ăn, hai từ này cứ được lập lại nên Ánh Sáng Ban Ngày không nghi ngờ là mình lầm nữa.
Sau bữa ăn chiêu đãi đó, anh kéo Mcintosh ra một góc, bởi vì hắn là một trong những người đã học qua đại học. Anh biết thế bởi vì hắn rất nổi tiếng về đá bóng.
- Nghe này, anh bạn, - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi - "Tôi sẽ (I shall) đến đó xem xét lại việc này vào ngày Thứ Hai" với lại "Tôi sẽ (I will) đến đó xem xét tại việc này vào Thứ Hai" thì câu nào đúng?
Người cựu đội trưởng bóng đá suy nghĩ rất lung trong một lúc.
- Chịu thôi, - hắn thú nhận - Thường thì tôi hay nói như thế nào nhỉ?
- Ồ dĩ nhiên là cậu nói I will.
- Nếu như vậy thì cách nói kia đúng hơn. Ngữ pháp của tôi bết lắm.
Trên đường trở về văn phòng, Ánh Sáng Ban Ngày ghé vào hiệu sách mua một quyển ngữ pháp. Ngồi gác chân lên bàn, anh đọc hết trang này qua trang khác một cách khó nhọc trong một tiếng đồng hồ.
- Nếu cô bé ấy không nói đúng thì cứ đem đầu mình ra mà chặt, - anh nói to lên như vậy sau khi đã đọc xong.
Lần đầu tiên anh nhận ra rằng có một cái gì đó trong cô thư ký đánh máy của mình. Từ trước đến giờ, anh đã xem nàng như một giống cái, một món đồ trong văn phòng của mình. Nhưng giờ đây, sau khi nàng đã tỏ ra biết nhiều về ngữ pháp hơn nhưng dân làm ăn và dân đại học, đối với anh nàng đã trở thành một cá nhân. Trong ý thức của anh, nàng nổi bật lên, y như hai chữ I shall đã nổi bật trên trang giấy đánh máy. Anh bắt đầu chú ý đến nàng.
Chiều hôm đó, anh được nhìn thấy nàng rời khỏi văn phòng. Lần đầu tiên anh nhận ra rằng thân hình nàng cân đối và cách ăn mặc của nàng trông thật hợp mắt. Anh không biết gì về y phục phụ nữ, và chẳng nhận thấy được chi tiết là cái áo ôm gọn lấy cô và bộ đồ khoác ngoài của nàng được may khéo Anh chỉ thấy được những nét chung chung và nhận biết là nàng trông cũng được, bởi vì anh chẳng thấy có gì sai trái hoặc trật chìa cả.
- Thật là một cô bé ưa nhìn, - anh kết luận như vậy khi cánh cửa văn phòng bên ngoài đóng lại phía sau nàng.
Sáng hôm sau, lúc đọc cho nàng đánh máy, anh công nhận là anh thích cách nàng chài tóc, mặc dù anh thà chết chứ không sao diễn ra được. Anh chỉ biết là kiểu tóc đó trông được, thế thôi. Nàng ngồi giữa anh và chiếc cửa sổ, và anh chú ý thấy tóc nàng màu nâu sáng, có vẻ gần như màu vàng chói của đồng. Ánh Sáng Ban Ngày của mặt trời xuyên qua ô cửa sỏ chiếu lên mái tóc vàng ấy làm nó rực lên trông rất là hay. Anh nghĩ thật là buồn cười vì từ trước đến nay anh đã không chú ý đến hiện tượng đó.
Lúc đọc đến đoạn giữa bức thư, anh gặp phải cái cấu trúc hôm trước đã gây rắc rối. Anh nhớ lại cuộc vật lộn với quyển ngữ pháp nên bèn đọc:
- Trong việc làm ăn này, tôi sẽ (I shall) gặp ông vào khoảng giũa…
Cô Mason ngay lập tức đưa mắt nhìn anh. Cử chỉ này hoàn toàn do phản xạ và, thật ra, cũng có phần do sự ngạc nhiên. Nhưng ngay lập tức nàng lại nhìn xuống, chờ anh đọc tiếp. Trong cái giây phút ngắn ngủi mà nàng ngước lên nhìn đó, anh chú ý thấy mắt nàng màu xám. Về sau, anh lại chú ý thấy cũng đôi mắt xám ấy lâu lâu lại loé lên những ánh màu vàng rực. Nhưng bây giờ, chỉ bằng đó điều quan sát thấy cũng đã đủ làm anh ngạc nhiên lắm rồi, bởi vì anh chợt nhận ra rằng từ trước tới nay anh vẫn cứ ngỡ rằng tóc nàng có màu nâu xẩm và mắt nàng cũng màu nâu theo lẽ thường tình.
- Lần trước cô nói rất đúng, - anh thú nhận như vậy với một nụ cười bẽn lẽn trông chẳng thích hợp với gương mặt thổ dân nghiêm khắc của anh cho lắm.
Một lần nữa anh lại được ban thưởng một cái ngước mắt nhìn lên và một nụ cười ngụ ý nàng đã nghe anh nói. Lần này anh xác nhận thêm là ánh mắt nàng màu xám.
- Nhưng tôi nghe nói nó vẫn cứ làm sao ấy, - anh phàn nàn.
Nghe vậy nàng bật cười lớn.
- Xin ông thứ lỗi cho, - nàng vội chữa lời, nhưng rồi lại nói thêm một câu có tác dụng ngược lại ông thật buồn cười.
Ánh Sáng Ban Ngày bắt đầu cảm thấy mình cũng có phần kỳ quặc. Ánh mặt trời vẫn cứ làm cho tóc nàng vàng rặc hẳn lên.
- Tôi có đầu có muốn tự làm cho mình trông có vẻ buồn cười, - anh nói.
- Chính điều đó khiến tôi bật cười đấy. Nhưng câu ông vừa độc rất đúng ngữ pháp. Ðúng hoàn toàn.
- Thôi được, - anh thở ra, - "Trong việc làm ăn này tôi sẽ (I shall) gặp ông vào khoảng giữa..." cô đánh máy đến đó chưa?
Ánh Sáng Ban Ngày lại tiếp tục đọc cho nàng đánh máy.
Ðôi lúc không có việc gì làm, anh chú ý thấy nàng hay đọc sách và tạp chí hoặc ngồi đan lát thêu thùa như những phụ nữ khác thường làm.
Có một lần, khi đi ngang bàn làm việc của nàng, anh gặp một tập thơ của Kipling(3) bèn cầm lên đọc qua vài trang mà không hiểu gì cả.
- Cô thích đọc sách lắm nhỉ, cô Mason? - vừa nói anh vừa đặt tập thơ xuống bàn.
- Thưa vâng, - nàng đáp - Rất thích ạ.
Lần sau anh lại thấy quyển Những bánh xe xủa thời cơ của Wells(4).
- Nó nói về gì thế - anh hỏi.
- Dạ, đó chỉ là một quyển tiểu thuyết. Một truyện tình thôi ạ.
Nàng chỉ nói có thế, nhưng Ánh Sáng Ban Ngày vẫn đứng như chờ đợi nên nàng buộc phải nói tiếp:
Truyện kể về một nhân viên trong một hiệu vải thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội ở Khu Ðông Luân đôn(5). Anh ta đi nghỉ hè bằng xe đạp, rồi đem lòng yêu một cô gái có địa vị xã hội cao hơn anh ta nhiều. Mẹ của cô gái là một nhà văn rất nổi tiếng. Tình tiết của truyện rất ly kỳ, buồn lắm. Ông có muốn đọc không ạ.
- Thế rồi anh chàng kia có lấy được cô gái không? - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Thưa, không. Vấn đề là ở chỗ đó. Anh ta không. Anh ta không lấy được cô gái.
- Bộ cô đọc cả trăm trang giấy như vậy chỉ để biết được điều đó thôi ư? - Ánh Sáng Ban Ngày lẩm bẩm, vẻ kinh ngạc.
Cô Mason vừa bực mình vừa thấy buồn cười.
- Vậy chứ ông chả đọc tin tức về hầm mỏ và tài chính cả giờ đồng hồ là gì đấy, - nàng trả đũa.
- Nhưng điều đó đem lại lợi lộc cho tôi. Ðó là chuyện làm ăn nên khác hẳn. Tôi có thể hái ta tiền nhờ những tin tức đó. Còn cô thì thu được cái gì từ mấy quyển sách nào?
- Ðược những quan điểm, ý tưởng mới, cuộc đời.
- Chẳng đáng một xu tiền.
- Nhưng cuộc đời đáng giá hơn tiền bạc, - nàng cãi lẽ.
- Thôi cũng được, - anh đấu dịu theo kiểu dễ dãi của những người đàn ông - Nếu cô thấy thích thì cung chẳng sao cả. Ðiều quan trọng là ở chỗ đó, phải không? Sở thích cá nhân thì không thể nói được.
Dù có mặc cảm tự tôn, Ánh Sáng Ban Ngày vẫn nghĩ rằng nàng biết rất nhiều, và anh thoáng có cảm giác của một kẻ mọi rợ khi đối mặt với chứng cứ của một nền văn hoá lớn. Ðối với anh văn hoá là thứ bỏ đi, tuy vậy, anh vẫn không hoàn toàn an tâm vì cảm thấy rằng trong văn hoá còn có một cái gì đó mà anh không tưởng tượng ra được.
Một lần nữa, lúc đi ngang qua bàn của Dede Mason, anh lại gặp một quyển sách rất quen thuộc với anh. Lần này anh không dừng lại bởi vì anh đã nhận ra bìa sách. Ðây là quyển sách do một tay phóng viên của một tờ tạp chí viết về vùng sông Klondike, chủ yếu là viết về anh và có đăng hình anh. Anh còn biết là quyển sách đó có một chương nói về vụ tự tử của một phụ nữ do "quá mê Ánh Sáng Ban Ngày" mà ra.
Sau lần đó, anh không nói chuyện với nàng về sách vở nữa. Anh tưởng tượng đến những kết luận sai lầm mà nàng sẽ rút ra từ chương sách ấy và thấy đau nhói vì chúng không xứng đáng với anh.
Trong tất cả những chuyện thêu dệt về anh, Ánh Sáng Ban Ngày - lại được tặng cho cái danh hiệu là người bóp nát trái tim phụ nữ! Một phụ nữ đã tự tử vì quá yêu anh! Anh cảm thấy mình là một kẻ bất hạnh nhất trên đời. Anh tứ hỏi không hiểu số mệnh đã run rủi làm sao mà trong hàng ngàn quyển sách thì đúng quyển sách đó lại rơi vào tay người nữ thư ký của mình. Trong suốt mấy ngày sau đó, hễ lần nao gặp hoặc đứng gần có Mason thì anh lại cảm thấy mình có tội, và rất lấy làm khó chịu vì chuyện ẩy. Anh còn quả quyết là có một lần nàng nhìn anh một cách chăm chú tò mò, như thể muốn tìm hiểu xem anh thuộc hạng người nào.
Anh dò hỏi Morison, người nhân viên trưởng. Như được dịp, anh chàng này phun ra những lời than phiền cá nhân về Dede Mason trước khi chịu kể lại cho anh nghe số tin tức ít ỏi mà anh ta biết về nàng. Cô ấy quê ở Hạt Siskiyou. Làm việc chung với cô ấy rất thính, nhưng cô ấy hơi kiêu hãnh, thưa ông.
- Làm sao anh biết chuyện đó?- Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Cô ấy tự nghĩ về bản thân quá cao nên không chịu hoà đồng với những đồng nghiệp của mình. Ở văn phòng này cũng vậy, cô ấy chẳng qua lại với bất kỳ ai cả. Tôi đã nhiều lần mời cô ấy đi chơi, đi xem hát hoặc đi trượt tuyết, nhưng lần nào cô ấy cũng từ chối. Cô ấy viện lý do nào là cần phải ngủ, không được thức khuya, rồi nào là nhà xa, ở mãi Berkeley(3) lận.
Nghe Morison thuật lại đến đấy, Ánh Sáng Ban Ngày có vẻ rất hài lòng. Nàng không giống với hạng tầm thường, chắc chắn như vậy. Nhưng Morison lại nói thêm khiến anh hơi buồn:
- Mà cô ấy chỉ làm bộ làm tịch vậy thôi. Cô ấy hay giao dịch với học viên. Hiện giờ cô ấy vẫn thế. Cô ấy bảo cần phải ngủ nên không thể đi xem hát với tôi được vậy mà cô ấy có thể đi nhảy nhót với cái lũ sinh viên hàng mấy giờ liền. Chính tai tôi nghe nói là cô ấy tham dự mọi cuộc nhảy nhót của bọn chúng. Kể ra cô ấy hơi quá kiêu kỳ so với địa vị một thư ký. Mà cô ấy lại có cả một con ngựa nữa chứ. Ngồi cưỡi ngựa chàng hãng y như đàn ông ở khu đồi ngoài kia kìa. Có một lần, vào ngày chủ nhật tối thấy cô ấy cưỡi ngựa đấy. Ôi, cô ấy ham với cao quá, mà tôi chẳng hiểu cô ấy đào đâu ra tiền để sống như vậy. Lương sáu mươi lăm đô-la một tháng thì có nhiều nhạnh gì, mà lại còn phải đèo thêm cả một cậu em đau ốm nữa chứ.
- Cô ấy sống với gia đình chứ? - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Không, cô ấy chẳng còn ai cả. Nghe nói trước kia gia đình cô ấy cũng thuộc loại khá giả. Chắc đúng như vậy, nếu không thì cậu em của cô ấy đã chẳng đi học ở Ðại học California được. Bố cô ấy có một trại chăn nuôi bò lớn lắm, nhưng không hiểu vì sao lại quay qua nghề đào vàng để rồi phải phá sản mà chết. Mẹ cô ấy chết trước đó khá lâu. Còn cậu em thì đã làm tốn khá bộn tiền. Trước kia cậu ấy to con lắm, chơi bóng đá, giỏi về săn bắn và leo núi. Có một lần cậu ấy bị ngã ngựa, thế rồi chứng phong thấp hay là một chứng bệnh quái quỷ gì đó đã nhập vào người. Bây giờ thì một chân của cậu ấy bị teo lại và ngắn hơn so với chân kia, đến mức phải đi bằng nạng. Có một lần tôi thấy hai chị em đi với nhau ở bến đò. Bác sĩ cứu chữa cho cậu ấy đã mấy năm nay rồi đấy. Nghe đâu cậu ấy đang nằm bệnh viện Pháp thì phải.
Tất cả những tin tức bên lề này càng làm cho Ánh Sáng Ban Ngày chú ý đến nàng nhiều hơn. Song, tuy rất muốn, anh vẫn không làm quen được với nàng. Anh có ý định mời nàng đi ăn trưa, nhưng đó chỉ là kết quả của lòng hào hiệp bẩm sinh của một người sống ở vùng biên thuỳ mà thôi, nên rốt cuộc ý định đó cũng chẳng đi đến đâu. Anh hiểu một người sòng phẳng, tự trọng thì không bao giờ được đưa cô thư ký của mình đi ăn trưa. Những chuyện đó không phải là không xảy ra. Anh có nghe các hội viên trong câu lạc bộ của anh xì xào rất gay gắt về những chuyện như thế. Bản thân anh chẳng thèm để ý đến loại đàn ông kiểu đó và cảm thấy rất tiếc cho mấy cô gái. Anh có quan niệm hơi kỳ lạ là người ta có ít quyền đối với những người họ thuê mướn hơn là đối với những kẻ quen biết hoặc khách lạ. Giá như cô Mason này không phải là nhân viên của anh thì anh tin là anh có thể mời nàng đi ăn hoặc đi xem hát bất cứ lúc nào. Anh cho rằng người chủ sẽ mang tiếng là xử ép nếu sau khi đã mua những giờ làm việc của nhân viên mình rồi mà còn muốn sử dụng thêm thời gian còn lại của họ dù theo cách nào đi nữa. Làm như thế chẳng khác nào ăn hiếp và không công bằng, là lợi dụng việc người nhân viên đó phải dựa vào mình để mà kiếm sống. Người nhân viên có thể vì sợ mất lòng chủ mà chiều ý ông ta, chứ không phải do tự nguyện.
Riêng trường hợp của anh thì làm như vậy càng thô bỉ vì chẳng phải là nàng đã đọc cái quyển sách nói về vùng Klondike do tên phóng viên đáng nguyền rủa ấy đã viết rồi đó sao? Một người con gái kiêu kỳ cả với anh chàng Morison đẹp trai lịch lãm như thế hẳn phải nghĩ về anh chẳng mấy hay ho gì.
Hơn nữa, ngoài các lý do trên còn có lý do là anh nhút nhát. Cái duy nhất mà anh sợ trong đời là đàn bà. Suốt đời anh sợ họ. Mà anh cũng chẳng dễ dàng thoát khỏi cái tính nhút nhát đó, dù là bây giờ trong anh đã bắt đầu nhen nhúm lòng khát khao phụ nữ. Bóng ma của việc kiêng kỵ sợ dây tạp dề vẫn cứ ám ảnh anh, và giúp anh có cớ để không tiến thêm bước nào nữa trong quan hệ giữa anh và Dede Mason.
Chú thích:
(l) I shall và I will đều có nghĩa tiếng Việt: Tôi sẽ. Theo ngữ pháp tiếng Anh truyền thống thì chữ shall được dùng với ngôi thứ 1 số ít (l) và ngôi thứ I và số nhiều (We) để cấu tạo thì tương lai. Chữ will chỉ được dùng với ngôi thứ 2 số ít và số nhiều (You), và ngôi thứ 3 và số ít và số nhiều (He, She, It, They) Dede Mason muốn nói là Ánh Sáng Ban Ngày dùng sai ngữ pháp tiếng Anh
(2) Tôi sẽ trong nguyên văn là I shall
(3) wipling, Rudyard (1865-1936): nhà viết tiểu thuyết và nhà thơ Anh. Giải thưởng Nobel năm 1907
(4) Wells, Herbert George (1966-1946): nhà văn Anh
(5) Thành phố Luân Ðôn được chia thành hai khu có cuộc sống trái ngược hẳn nhau: Khu Tây Luân Ðôn (West End) là một khu nhà ở sang trọng của những người giàu có, và Khu Ðông Luân Ðôn (East End) là khu nhà ở tồi tàn của những người nghèo khổ
(6) Berkeley: thành phố cảng ở phía Tây của bang California, nằm trên Vịnh Sơn Francisco. Ở phía Bắc Oakland
Một sáng nọ, khi ký tên mình dưới các bức thư, anh chợt bắt gặt hai chữ I shall(1). Anh vội liếc qua toàn bộ trang giấy để tìm xem còn đâu có những chữ đó nữa không, nhưng chỉ thấy toàn những chữ I will mà thôi. Hai chữ I shall đó đứng đơn độc, nổi bật hẳn lên. Anh bấm chuông gọi hai lần, và một lát sau Dede Mason bước vào.
- Tôi có đọc như vậy không, cô Mason? - anh hỏi, chìa bức thư ra và chỉ vào hai chữ phạm lỗi ấy.
Mặt nàng thoáng lộ vẻ bực hội, nhưng đành chịu để bị buộc tội.
- Ðấy là lỗi của tôi, - nàng nói - Xin ông hãy thứ lỗi. Nhưng viết như vậy không sai, ông cũng biết điều đó mà.
- Sao lại không sai?- Ánh Sáng Ban Ngày hỏi, giọng thách thức - Theo tôi thì viết như vậy nghe không được.
Lúc này nàng đã ra đến cửa, nhưng phải quay người lại, trên tay còn cầm bức thư phạm lỗi.
- Nhưng nó vẫn cứ đúng như thường.
- Ðúng thế, - nàng bạo dạn trả lời - Thế tôi có phải thay hai chữ ấy không ạ? "Tôi sẽ(2) đến đó xem xét lại việc này vào ngày thứ hai" Ánh Sáng Ban Ngày to giọng lập lại câu ấy trong bức thư. Anh lập lại một cách nghiêm trang trịnh trọng, vừa lắng tai nghe giọng nói của chính mình. Rồi anh lắc đầu nói:
- Nghe chẳng ra sao cả, cô Mason ạ. Nghe không được chút nào cả. Chưa có ai viết cho tôi như thế. Ai cũng nói I will, kể cả một vài người có học nữa. Ðúng không nào?
- Thưa ông, đúng ạ!
Nàng gật đầu công nhận, rồi rời phòng về bàn máy đánh chữ sửa lại hai chữ ấy. Tình cờ đúng vào ngày hôm ấy, anh ngồi ăn trưa với mấy người, trong đó có một tay kỹ sư mỏ trẻ tuổi người Anh. Vào một lúc nào khác thì anh đã chẳng để ý, nhưng vì vừa mới tranh luận với cô thư ký nên anh rất ngạc nhiên bởi cách dùng những chữ I shall của tay kỹ sư này. Trong suốt bữa ăn, hai từ này cứ được lập lại nên Ánh Sáng Ban Ngày không nghi ngờ là mình lầm nữa.
Sau bữa ăn chiêu đãi đó, anh kéo Mcintosh ra một góc, bởi vì hắn là một trong những người đã học qua đại học. Anh biết thế bởi vì hắn rất nổi tiếng về đá bóng.
- Nghe này, anh bạn, - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi - "Tôi sẽ (I shall) đến đó xem xét lại việc này vào ngày Thứ Hai" với lại "Tôi sẽ (I will) đến đó xem xét tại việc này vào Thứ Hai" thì câu nào đúng?
Người cựu đội trưởng bóng đá suy nghĩ rất lung trong một lúc.
- Chịu thôi, - hắn thú nhận - Thường thì tôi hay nói như thế nào nhỉ?
- Ồ dĩ nhiên là cậu nói I will.
- Nếu như vậy thì cách nói kia đúng hơn. Ngữ pháp của tôi bết lắm.
Trên đường trở về văn phòng, Ánh Sáng Ban Ngày ghé vào hiệu sách mua một quyển ngữ pháp. Ngồi gác chân lên bàn, anh đọc hết trang này qua trang khác một cách khó nhọc trong một tiếng đồng hồ.
- Nếu cô bé ấy không nói đúng thì cứ đem đầu mình ra mà chặt, - anh nói to lên như vậy sau khi đã đọc xong.
Lần đầu tiên anh nhận ra rằng có một cái gì đó trong cô thư ký đánh máy của mình. Từ trước đến giờ, anh đã xem nàng như một giống cái, một món đồ trong văn phòng của mình. Nhưng giờ đây, sau khi nàng đã tỏ ra biết nhiều về ngữ pháp hơn nhưng dân làm ăn và dân đại học, đối với anh nàng đã trở thành một cá nhân. Trong ý thức của anh, nàng nổi bật lên, y như hai chữ I shall đã nổi bật trên trang giấy đánh máy. Anh bắt đầu chú ý đến nàng.
Chiều hôm đó, anh được nhìn thấy nàng rời khỏi văn phòng. Lần đầu tiên anh nhận ra rằng thân hình nàng cân đối và cách ăn mặc của nàng trông thật hợp mắt. Anh không biết gì về y phục phụ nữ, và chẳng nhận thấy được chi tiết là cái áo ôm gọn lấy cô và bộ đồ khoác ngoài của nàng được may khéo Anh chỉ thấy được những nét chung chung và nhận biết là nàng trông cũng được, bởi vì anh chẳng thấy có gì sai trái hoặc trật chìa cả.
- Thật là một cô bé ưa nhìn, - anh kết luận như vậy khi cánh cửa văn phòng bên ngoài đóng lại phía sau nàng.
Sáng hôm sau, lúc đọc cho nàng đánh máy, anh công nhận là anh thích cách nàng chài tóc, mặc dù anh thà chết chứ không sao diễn ra được. Anh chỉ biết là kiểu tóc đó trông được, thế thôi. Nàng ngồi giữa anh và chiếc cửa sổ, và anh chú ý thấy tóc nàng màu nâu sáng, có vẻ gần như màu vàng chói của đồng. Ánh Sáng Ban Ngày của mặt trời xuyên qua ô cửa sỏ chiếu lên mái tóc vàng ấy làm nó rực lên trông rất là hay. Anh nghĩ thật là buồn cười vì từ trước đến nay anh đã không chú ý đến hiện tượng đó.
Lúc đọc đến đoạn giữa bức thư, anh gặp phải cái cấu trúc hôm trước đã gây rắc rối. Anh nhớ lại cuộc vật lộn với quyển ngữ pháp nên bèn đọc:
- Trong việc làm ăn này, tôi sẽ (I shall) gặp ông vào khoảng giũa…
Cô Mason ngay lập tức đưa mắt nhìn anh. Cử chỉ này hoàn toàn do phản xạ và, thật ra, cũng có phần do sự ngạc nhiên. Nhưng ngay lập tức nàng lại nhìn xuống, chờ anh đọc tiếp. Trong cái giây phút ngắn ngủi mà nàng ngước lên nhìn đó, anh chú ý thấy mắt nàng màu xám. Về sau, anh lại chú ý thấy cũng đôi mắt xám ấy lâu lâu lại loé lên những ánh màu vàng rực. Nhưng bây giờ, chỉ bằng đó điều quan sát thấy cũng đã đủ làm anh ngạc nhiên lắm rồi, bởi vì anh chợt nhận ra rằng từ trước tới nay anh vẫn cứ ngỡ rằng tóc nàng có màu nâu xẩm và mắt nàng cũng màu nâu theo lẽ thường tình.
- Lần trước cô nói rất đúng, - anh thú nhận như vậy với một nụ cười bẽn lẽn trông chẳng thích hợp với gương mặt thổ dân nghiêm khắc của anh cho lắm.
Một lần nữa anh lại được ban thưởng một cái ngước mắt nhìn lên và một nụ cười ngụ ý nàng đã nghe anh nói. Lần này anh xác nhận thêm là ánh mắt nàng màu xám.
- Nhưng tôi nghe nói nó vẫn cứ làm sao ấy, - anh phàn nàn.
Nghe vậy nàng bật cười lớn.
- Xin ông thứ lỗi cho, - nàng vội chữa lời, nhưng rồi lại nói thêm một câu có tác dụng ngược lại ông thật buồn cười.
Ánh Sáng Ban Ngày bắt đầu cảm thấy mình cũng có phần kỳ quặc. Ánh mặt trời vẫn cứ làm cho tóc nàng vàng rặc hẳn lên.
- Tôi có đầu có muốn tự làm cho mình trông có vẻ buồn cười, - anh nói.
- Chính điều đó khiến tôi bật cười đấy. Nhưng câu ông vừa độc rất đúng ngữ pháp. Ðúng hoàn toàn.
- Thôi được, - anh thở ra, - "Trong việc làm ăn này tôi sẽ (I shall) gặp ông vào khoảng giữa..." cô đánh máy đến đó chưa?
Ánh Sáng Ban Ngày lại tiếp tục đọc cho nàng đánh máy.
Ðôi lúc không có việc gì làm, anh chú ý thấy nàng hay đọc sách và tạp chí hoặc ngồi đan lát thêu thùa như những phụ nữ khác thường làm.
Có một lần, khi đi ngang bàn làm việc của nàng, anh gặp một tập thơ của Kipling(3) bèn cầm lên đọc qua vài trang mà không hiểu gì cả.
- Cô thích đọc sách lắm nhỉ, cô Mason? - vừa nói anh vừa đặt tập thơ xuống bàn.
- Thưa vâng, - nàng đáp - Rất thích ạ.
Lần sau anh lại thấy quyển Những bánh xe xủa thời cơ của Wells(4).
- Nó nói về gì thế - anh hỏi.
- Dạ, đó chỉ là một quyển tiểu thuyết. Một truyện tình thôi ạ.
Nàng chỉ nói có thế, nhưng Ánh Sáng Ban Ngày vẫn đứng như chờ đợi nên nàng buộc phải nói tiếp:
Truyện kể về một nhân viên trong một hiệu vải thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội ở Khu Ðông Luân đôn(5). Anh ta đi nghỉ hè bằng xe đạp, rồi đem lòng yêu một cô gái có địa vị xã hội cao hơn anh ta nhiều. Mẹ của cô gái là một nhà văn rất nổi tiếng. Tình tiết của truyện rất ly kỳ, buồn lắm. Ông có muốn đọc không ạ.
- Thế rồi anh chàng kia có lấy được cô gái không? - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Thưa, không. Vấn đề là ở chỗ đó. Anh ta không. Anh ta không lấy được cô gái.
- Bộ cô đọc cả trăm trang giấy như vậy chỉ để biết được điều đó thôi ư? - Ánh Sáng Ban Ngày lẩm bẩm, vẻ kinh ngạc.
Cô Mason vừa bực mình vừa thấy buồn cười.
- Vậy chứ ông chả đọc tin tức về hầm mỏ và tài chính cả giờ đồng hồ là gì đấy, - nàng trả đũa.
- Nhưng điều đó đem lại lợi lộc cho tôi. Ðó là chuyện làm ăn nên khác hẳn. Tôi có thể hái ta tiền nhờ những tin tức đó. Còn cô thì thu được cái gì từ mấy quyển sách nào?
- Ðược những quan điểm, ý tưởng mới, cuộc đời.
- Chẳng đáng một xu tiền.
- Nhưng cuộc đời đáng giá hơn tiền bạc, - nàng cãi lẽ.
- Thôi cũng được, - anh đấu dịu theo kiểu dễ dãi của những người đàn ông - Nếu cô thấy thích thì cung chẳng sao cả. Ðiều quan trọng là ở chỗ đó, phải không? Sở thích cá nhân thì không thể nói được.
Dù có mặc cảm tự tôn, Ánh Sáng Ban Ngày vẫn nghĩ rằng nàng biết rất nhiều, và anh thoáng có cảm giác của một kẻ mọi rợ khi đối mặt với chứng cứ của một nền văn hoá lớn. Ðối với anh văn hoá là thứ bỏ đi, tuy vậy, anh vẫn không hoàn toàn an tâm vì cảm thấy rằng trong văn hoá còn có một cái gì đó mà anh không tưởng tượng ra được.
Một lần nữa, lúc đi ngang qua bàn của Dede Mason, anh lại gặp một quyển sách rất quen thuộc với anh. Lần này anh không dừng lại bởi vì anh đã nhận ra bìa sách. Ðây là quyển sách do một tay phóng viên của một tờ tạp chí viết về vùng sông Klondike, chủ yếu là viết về anh và có đăng hình anh. Anh còn biết là quyển sách đó có một chương nói về vụ tự tử của một phụ nữ do "quá mê Ánh Sáng Ban Ngày" mà ra.
Sau lần đó, anh không nói chuyện với nàng về sách vở nữa. Anh tưởng tượng đến những kết luận sai lầm mà nàng sẽ rút ra từ chương sách ấy và thấy đau nhói vì chúng không xứng đáng với anh.
Trong tất cả những chuyện thêu dệt về anh, Ánh Sáng Ban Ngày - lại được tặng cho cái danh hiệu là người bóp nát trái tim phụ nữ! Một phụ nữ đã tự tử vì quá yêu anh! Anh cảm thấy mình là một kẻ bất hạnh nhất trên đời. Anh tứ hỏi không hiểu số mệnh đã run rủi làm sao mà trong hàng ngàn quyển sách thì đúng quyển sách đó lại rơi vào tay người nữ thư ký của mình. Trong suốt mấy ngày sau đó, hễ lần nao gặp hoặc đứng gần có Mason thì anh lại cảm thấy mình có tội, và rất lấy làm khó chịu vì chuyện ẩy. Anh còn quả quyết là có một lần nàng nhìn anh một cách chăm chú tò mò, như thể muốn tìm hiểu xem anh thuộc hạng người nào.
Anh dò hỏi Morison, người nhân viên trưởng. Như được dịp, anh chàng này phun ra những lời than phiền cá nhân về Dede Mason trước khi chịu kể lại cho anh nghe số tin tức ít ỏi mà anh ta biết về nàng. Cô ấy quê ở Hạt Siskiyou. Làm việc chung với cô ấy rất thính, nhưng cô ấy hơi kiêu hãnh, thưa ông.
- Làm sao anh biết chuyện đó?- Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Cô ấy tự nghĩ về bản thân quá cao nên không chịu hoà đồng với những đồng nghiệp của mình. Ở văn phòng này cũng vậy, cô ấy chẳng qua lại với bất kỳ ai cả. Tôi đã nhiều lần mời cô ấy đi chơi, đi xem hát hoặc đi trượt tuyết, nhưng lần nào cô ấy cũng từ chối. Cô ấy viện lý do nào là cần phải ngủ, không được thức khuya, rồi nào là nhà xa, ở mãi Berkeley(3) lận.
Nghe Morison thuật lại đến đấy, Ánh Sáng Ban Ngày có vẻ rất hài lòng. Nàng không giống với hạng tầm thường, chắc chắn như vậy. Nhưng Morison lại nói thêm khiến anh hơi buồn:
- Mà cô ấy chỉ làm bộ làm tịch vậy thôi. Cô ấy hay giao dịch với học viên. Hiện giờ cô ấy vẫn thế. Cô ấy bảo cần phải ngủ nên không thể đi xem hát với tôi được vậy mà cô ấy có thể đi nhảy nhót với cái lũ sinh viên hàng mấy giờ liền. Chính tai tôi nghe nói là cô ấy tham dự mọi cuộc nhảy nhót của bọn chúng. Kể ra cô ấy hơi quá kiêu kỳ so với địa vị một thư ký. Mà cô ấy lại có cả một con ngựa nữa chứ. Ngồi cưỡi ngựa chàng hãng y như đàn ông ở khu đồi ngoài kia kìa. Có một lần, vào ngày chủ nhật tối thấy cô ấy cưỡi ngựa đấy. Ôi, cô ấy ham với cao quá, mà tôi chẳng hiểu cô ấy đào đâu ra tiền để sống như vậy. Lương sáu mươi lăm đô-la một tháng thì có nhiều nhạnh gì, mà lại còn phải đèo thêm cả một cậu em đau ốm nữa chứ.
- Cô ấy sống với gia đình chứ? - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi.
- Không, cô ấy chẳng còn ai cả. Nghe nói trước kia gia đình cô ấy cũng thuộc loại khá giả. Chắc đúng như vậy, nếu không thì cậu em của cô ấy đã chẳng đi học ở Ðại học California được. Bố cô ấy có một trại chăn nuôi bò lớn lắm, nhưng không hiểu vì sao lại quay qua nghề đào vàng để rồi phải phá sản mà chết. Mẹ cô ấy chết trước đó khá lâu. Còn cậu em thì đã làm tốn khá bộn tiền. Trước kia cậu ấy to con lắm, chơi bóng đá, giỏi về săn bắn và leo núi. Có một lần cậu ấy bị ngã ngựa, thế rồi chứng phong thấp hay là một chứng bệnh quái quỷ gì đó đã nhập vào người. Bây giờ thì một chân của cậu ấy bị teo lại và ngắn hơn so với chân kia, đến mức phải đi bằng nạng. Có một lần tôi thấy hai chị em đi với nhau ở bến đò. Bác sĩ cứu chữa cho cậu ấy đã mấy năm nay rồi đấy. Nghe đâu cậu ấy đang nằm bệnh viện Pháp thì phải.
Tất cả những tin tức bên lề này càng làm cho Ánh Sáng Ban Ngày chú ý đến nàng nhiều hơn. Song, tuy rất muốn, anh vẫn không làm quen được với nàng. Anh có ý định mời nàng đi ăn trưa, nhưng đó chỉ là kết quả của lòng hào hiệp bẩm sinh của một người sống ở vùng biên thuỳ mà thôi, nên rốt cuộc ý định đó cũng chẳng đi đến đâu. Anh hiểu một người sòng phẳng, tự trọng thì không bao giờ được đưa cô thư ký của mình đi ăn trưa. Những chuyện đó không phải là không xảy ra. Anh có nghe các hội viên trong câu lạc bộ của anh xì xào rất gay gắt về những chuyện như thế. Bản thân anh chẳng thèm để ý đến loại đàn ông kiểu đó và cảm thấy rất tiếc cho mấy cô gái. Anh có quan niệm hơi kỳ lạ là người ta có ít quyền đối với những người họ thuê mướn hơn là đối với những kẻ quen biết hoặc khách lạ. Giá như cô Mason này không phải là nhân viên của anh thì anh tin là anh có thể mời nàng đi ăn hoặc đi xem hát bất cứ lúc nào. Anh cho rằng người chủ sẽ mang tiếng là xử ép nếu sau khi đã mua những giờ làm việc của nhân viên mình rồi mà còn muốn sử dụng thêm thời gian còn lại của họ dù theo cách nào đi nữa. Làm như thế chẳng khác nào ăn hiếp và không công bằng, là lợi dụng việc người nhân viên đó phải dựa vào mình để mà kiếm sống. Người nhân viên có thể vì sợ mất lòng chủ mà chiều ý ông ta, chứ không phải do tự nguyện.
Riêng trường hợp của anh thì làm như vậy càng thô bỉ vì chẳng phải là nàng đã đọc cái quyển sách nói về vùng Klondike do tên phóng viên đáng nguyền rủa ấy đã viết rồi đó sao? Một người con gái kiêu kỳ cả với anh chàng Morison đẹp trai lịch lãm như thế hẳn phải nghĩ về anh chẳng mấy hay ho gì.
Hơn nữa, ngoài các lý do trên còn có lý do là anh nhút nhát. Cái duy nhất mà anh sợ trong đời là đàn bà. Suốt đời anh sợ họ. Mà anh cũng chẳng dễ dàng thoát khỏi cái tính nhút nhát đó, dù là bây giờ trong anh đã bắt đầu nhen nhúm lòng khát khao phụ nữ. Bóng ma của việc kiêng kỵ sợ dây tạp dề vẫn cứ ám ảnh anh, và giúp anh có cớ để không tiến thêm bước nào nữa trong quan hệ giữa anh và Dede Mason.
Chú thích:
(l) I shall và I will đều có nghĩa tiếng Việt: Tôi sẽ. Theo ngữ pháp tiếng Anh truyền thống thì chữ shall được dùng với ngôi thứ 1 số ít (l) và ngôi thứ I và số nhiều (We) để cấu tạo thì tương lai. Chữ will chỉ được dùng với ngôi thứ 2 số ít và số nhiều (You), và ngôi thứ 3 và số ít và số nhiều (He, She, It, They) Dede Mason muốn nói là Ánh Sáng Ban Ngày dùng sai ngữ pháp tiếng Anh
(2) Tôi sẽ trong nguyên văn là I shall
(3) wipling, Rudyard (1865-1936): nhà viết tiểu thuyết và nhà thơ Anh. Giải thưởng Nobel năm 1907
(4) Wells, Herbert George (1966-1946): nhà văn Anh
(5) Thành phố Luân Ðôn được chia thành hai khu có cuộc sống trái ngược hẳn nhau: Khu Tây Luân Ðôn (West End) là một khu nhà ở sang trọng của những người giàu có, và Khu Ðông Luân Ðôn (East End) là khu nhà ở tồi tàn của những người nghèo khổ
(6) Berkeley: thành phố cảng ở phía Tây của bang California, nằm trên Vịnh Sơn Francisco. Ở phía Bắc Oakland
Danh sách chương