Hải Dương, vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa được kéo dài từ những triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới nay. Bên cạnh đó cũng là những câu chuyện tâm linh nhuốm màu kỳ bí mà ít ai dám bàn về sự thực hư của nó.
Tôi và mẹ đặt chân đến Tứ Kỳ cũng cỡ hơn 7h, khó khăn lắm mẹ tôi mới hỏi thăm được đường vào nhà của vị thầy pháp cao tay. Ban đầu, mẹ tôi còn bán tín bán nghi vào những lời đồn đoán về danh tiếng của ông thầy. Cho đến khi hai mẹ con chứng kiến cảnh tượng cả chục người la liệt ngồi chờ tới lượt ở cửa. Ấy vậy mới thấm câu “thỉnh thầy khó hơn đãi mỏ”. Cực chẳng đã, mẹ con tôi đành phải ghé vào quán nước vệ đường chờ vãn người mới tới thưa chuyện. Đúng là gần đèn thì rạng, ngay cả người bán quán bên cạnh nhà thầy cũng có cái khiếu xem bói, thoáng nhìn mặt mẹ tôi là cô này đoán ngay ra đến gặp thầy Hữu. Cô bán nước mồi chuyện
-Thầy Hữu ở đây thì có tiếng từ ngày xưa rồi, ngày nào cũng thế đấy cô ạ, khách lai vãng cứ độ vài ba chục người cho tới tối muộn. Em bán nước quanh năm ở đây có đồng ra đồng vào cũng là nhờ cái tiếng của thầy Hữu.
Mẹ tôi tiếp nhời,
-Mẹ con chị ở xa tới, chả biết tài phép thầy ra sao mà tiếng lành đồn lên tận đất Hà Nội cô ạ.
Cô hàng nước ra vẻ hào hứng lắm
-Đấy, chị nhìn thì biết, thỉ như mà thầy Hữu không có tài cán gì thì làm sao mà tấp nập như thế kia được. Ngày xưa có đợt làng em gặp sự lạ. Chỉ trong một tuần mà đến gần chục thanh niên làng lần lượt lăn ra ốm, có đêm người ta còn nghe thấy tiếng vó ngựa bình bịch ngoài đường như hành quân thời xưa. Người làng cứ 8h giờ tối là tuyệt nhiên kín cổng cao tường, chẳng ai dám bén mảng ra ngoài đường. Cho tới khi thầy Hữu chuyển tới đây. Cứ giờ Hợi hàng ngày là hàng xóm lại được phen thất kinh khi có ông cụ tuổi ngoài lục tuần diện áo nâu sòng lễ khễ tay nải đi về hướng đầu làng. Thật ra thì cũng chả ai biết là ông đi đâu, nhưng theo lời kể của mấy người đi chợ đêm thì …
Mẹ tôi sốt sắng giục,
-Cô cứ kể tiếp đi, chị vẫn đang nghe
Câu chuyện lại được tiếp tục, lần này nghe chừng giọng điệu của cô hàng nước như có gì đó trùng xuống.
-Theo như mấy người đi chợ đêm kể lại, thỉnh thoảng họ dậy lên chợ huyện sớm thì thấy có người đàn ông đứng trước cây đa cổ thụ ở đầu làng quát tháo, tay bắt quyết, tay cầm cành cây như cành dâu mà quật vào thân cây. Có người từng cố lại gần để nghe cho ra ông thầy này quát tháo điều gì, nhưng kỳ thực chỉ toàn là thứ tiếng quái đản, có cố nghe cũng chả hiểu nổi. Cũng có những người khác kể, ông thầy ngồi chân xếp vàng dưới gốc đa mà gõ mõ, người đi qua chỉ nghe thấy tiếng khóc ai oán từ muôn trùng vọng lại, hòa cùng âm thanh đa chiều của màn đêm tạo nên một cảm giác ma mị đến rợn người. Tuy vậy, ấy cũng chỉ là những câu chuyện mà người dân xóm này thêu dệt lên về sự kỳ bí của thầy Hữu. Còn thực hư thế nào thì chỉ có bản thân ông ấy mới biết được. Nhưng cho đến một ngày, cả làng trên xóm dưới ở cái đất này phải kính nể đến cái tên của thầy.
Tôi và mẹ đặt chân đến Tứ Kỳ cũng cỡ hơn 7h, khó khăn lắm mẹ tôi mới hỏi thăm được đường vào nhà của vị thầy pháp cao tay. Ban đầu, mẹ tôi còn bán tín bán nghi vào những lời đồn đoán về danh tiếng của ông thầy. Cho đến khi hai mẹ con chứng kiến cảnh tượng cả chục người la liệt ngồi chờ tới lượt ở cửa. Ấy vậy mới thấm câu “thỉnh thầy khó hơn đãi mỏ”. Cực chẳng đã, mẹ con tôi đành phải ghé vào quán nước vệ đường chờ vãn người mới tới thưa chuyện. Đúng là gần đèn thì rạng, ngay cả người bán quán bên cạnh nhà thầy cũng có cái khiếu xem bói, thoáng nhìn mặt mẹ tôi là cô này đoán ngay ra đến gặp thầy Hữu. Cô bán nước mồi chuyện
-Thầy Hữu ở đây thì có tiếng từ ngày xưa rồi, ngày nào cũng thế đấy cô ạ, khách lai vãng cứ độ vài ba chục người cho tới tối muộn. Em bán nước quanh năm ở đây có đồng ra đồng vào cũng là nhờ cái tiếng của thầy Hữu.
Mẹ tôi tiếp nhời,
-Mẹ con chị ở xa tới, chả biết tài phép thầy ra sao mà tiếng lành đồn lên tận đất Hà Nội cô ạ.
Cô hàng nước ra vẻ hào hứng lắm
-Đấy, chị nhìn thì biết, thỉ như mà thầy Hữu không có tài cán gì thì làm sao mà tấp nập như thế kia được. Ngày xưa có đợt làng em gặp sự lạ. Chỉ trong một tuần mà đến gần chục thanh niên làng lần lượt lăn ra ốm, có đêm người ta còn nghe thấy tiếng vó ngựa bình bịch ngoài đường như hành quân thời xưa. Người làng cứ 8h giờ tối là tuyệt nhiên kín cổng cao tường, chẳng ai dám bén mảng ra ngoài đường. Cho tới khi thầy Hữu chuyển tới đây. Cứ giờ Hợi hàng ngày là hàng xóm lại được phen thất kinh khi có ông cụ tuổi ngoài lục tuần diện áo nâu sòng lễ khễ tay nải đi về hướng đầu làng. Thật ra thì cũng chả ai biết là ông đi đâu, nhưng theo lời kể của mấy người đi chợ đêm thì …
Mẹ tôi sốt sắng giục,
-Cô cứ kể tiếp đi, chị vẫn đang nghe
Câu chuyện lại được tiếp tục, lần này nghe chừng giọng điệu của cô hàng nước như có gì đó trùng xuống.
-Theo như mấy người đi chợ đêm kể lại, thỉnh thoảng họ dậy lên chợ huyện sớm thì thấy có người đàn ông đứng trước cây đa cổ thụ ở đầu làng quát tháo, tay bắt quyết, tay cầm cành cây như cành dâu mà quật vào thân cây. Có người từng cố lại gần để nghe cho ra ông thầy này quát tháo điều gì, nhưng kỳ thực chỉ toàn là thứ tiếng quái đản, có cố nghe cũng chả hiểu nổi. Cũng có những người khác kể, ông thầy ngồi chân xếp vàng dưới gốc đa mà gõ mõ, người đi qua chỉ nghe thấy tiếng khóc ai oán từ muôn trùng vọng lại, hòa cùng âm thanh đa chiều của màn đêm tạo nên một cảm giác ma mị đến rợn người. Tuy vậy, ấy cũng chỉ là những câu chuyện mà người dân xóm này thêu dệt lên về sự kỳ bí của thầy Hữu. Còn thực hư thế nào thì chỉ có bản thân ông ấy mới biết được. Nhưng cho đến một ngày, cả làng trên xóm dưới ở cái đất này phải kính nể đến cái tên của thầy.
Danh sách chương