Một đồn mười, mười đồn trăm, đúng là chẳng có thứ gì nhanh bằng tiếng đồn. Chưa đầy nửa ngày mà cả cái huyện Tứ Kỳ rộng lớn ấy đã biết đến danh thầy Hữu. Trưa ấy, ông Thực trưởng thôn cùng vài cụ lớn tuổi trong thôn ghé thăm nhà thầy Hữu. Phần để cảm ơn thầy Hữu đã tận lực cứu giúp cô con gái diệu của mình, phần cũng muốn cùng thầy Hữu và các cụ trong làng tìm cách hóa giải cái nghiệp mà làng đang phải gánh chịu. Đây vốn cũng chẳng phải việc của thầy Hữu, nhưng quả thật, cái kiếp thầy pháp đã gặp rồi có tránh cũng chẳng được. Cực chẳng đã nên mới đành phải làm mà thôi, dẫu biết những việc này dễ đem lại hậu họa về sau, nhưng giờ biết phải ra sao? Ông Thực úp mở lên tiếng,
-Thưa thầy, kỳ này cũng là kiếp nạn mà thôn ta gặp phải, hôm nay ở đây cũng có mặt các cụ trưởng tộc trong thôn. Kính mong thầy ngỏ lời ngỏ ý giúp cho thôn ta qua được cái đại hạn này.
Ông Thực nói với giọng nói cầu khẩn, nhưng một phần, chính bản thân ông ta cũng đang lo lắng cho sự an nguy của chính mình. Vì ông ta biết, mọi chuyện ngày hôm nay dù ít dù nhiều cũng bắt nguồn từ câu chuyện xây dựng nhà văn hóa 10 năm về trước. Thầy Hữu vốn đã nhìn thấu tâm can của ông Thực, âu trong lòng cũng đã có cách giải quyết cho vấn đề này. Cổ nhân vốn có câu “oan có đầu, nợ có chủ”, nếu như tháo được nút thắt thì thế cục ắt nằm trọn trong lòng bàn tay. Ngay lập tức, thầy Hữu quay sang phía các trưởng tộc mà rằng,
-Kính thưa các cụ, thưa đồng chí trưởng thôn, vạn vật trên đời này xảy ra đều có nguyên do của nó. Chẳng có điều gì là nằm ngoài vòng luôn hồi nhân sinh cả, phúc báo nghiệp báo đều đã được ông trời sắp đặt. Hữu đây thực tài hèn mọn, nhưng đứng trước sự việc này quả thực không thể nào mà nhắm mắt bỏ quá. Nếu như các cụ đây cũng như đồng chí Thực đã có sự tin tưởng thì Hữu tôi sẽ tận lực.
Mọi người có mặt lúc ấy đồng thanh,
-Vậy thì xin theo sự sắp đặt của thầy.
Thoạt thầy Hữu lấy trong túi áo nâu ra một mẩu giấy có ghi sẵn đồ lễ cần phải chuẩn bị đưa cho ông Thực rồi dặn,
-Trên đây là những đồ lễ thiết yếu phải có, phiền ông chuẩn bị đầy đủ cho tôi trước giờ Dậu. Lưu ý là hai hình nhân nữ đặc biệt phải được vẽ trang phục tựa theo y phục Trung Hoa thời kỳ phong kiến và không được để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khi thấy sẩm tối mới được mang ra ngoài. Còn về các cụ xin tìm giúp Hữu năm người đàn ông tuổi Dần chưa lập gia đình. Đầu giờ Tuất chúng ta hẹn nhau ở đầu thôn.
Công việc tạm thời cũng đã được thống nhất, mỗi người tủa đi một nơi để chuẩn bị cho đàn lễ mà ông Thực gọi là đàn giải nghiệp. Riêng về phần thầy Hữu, nhấp một ngụp chè thật đặc, thầy phóng tầm mắt ra phía khoảng không vạn dặm mà đăm chiêu suy nghĩ. Chuyến này quả thực là lành ít dữ nhiều, từ ngày xuất sơn, bản thân thầy Hữu chưa từng có lần nào gặp những ngã quỷ thành tinh, âm lực quái đản như lần này. Thiết nghĩ, nếu trị tận gốc thì có khi mạng sống của chính mình cũng khó lòng mà giữ được.
Đôi khi đứng trước những sự việc, những lựa chọn mang tính chất quan trọng của cuộc đời con người, chúng ta buộc phải chọn sự thử thách, không phải vì ta muốn đương đầu với những khó khăn mà đơn giản, đó là trách nhiệm của người học pháp
Tối đó, thầy Hữu có mặt từ sớm, người ta không còn bắt gặp một khuôn mặt điềm tĩnh của ông hàng ngày trên con đường làng. Thay vào đó, thầy Hữu giữ khuôn mặt có phần nghiêm trọng, cùng với y phục màu tía thêu hình bát quái ta hay thấy ở mấy tay pháp sư người tàu. Thần khí của thầy Hữu toát ra một vẻ oai nghiêm mà ngay cả những người bên cạnh cũng phải cảm thấy sởn gai ốc. Mọi lễ vật lúc này cũng dã được ông Thực mang đến đầy đủ, nào là cửu vĩ, long chu, nào là hoa man, đàn mã, thuyền rồng, hình nộm. Đều là những cực phẩm trong các canh đàn khóa lễ thời buổi bấy giờ. Thầy Hữu chọn ra 64 đốt tre non, tất cả đều được nhúng qua máu chó đen phơi dưới ánh chiều tà. Thầy Hữu chỉ đạo mấy thanh niên cắm 64 cọc tre đó theo trận đồ bát quái, bao bọc phía bên ngoài đó là bốn tảng đá lớn tượng trưng cho Tứ Tượng. Đàn mã được đặt trong lòng của trận đồ cọc tre bát quái. Đàn mã hình ngũ giác, mỗi cạnh của ngũ giác có một người đàn ông tuổi Dần cầm lệnh kỳ của thầy Hữu đứng trấn, tượng trưng cho ngũ hành. Đàn lễ của thầy Hữu lúc này quả thực là đồ sộ lắm, người dân trong thôn không khỏi tò mò kéo nhau đến xem giữa tiết trời khuya lạnh giá. Ai nấy đều co ro trong cái lạnh đầu đông, nhưng điều đó không quan trọng với bản thân họ, điều họ muốn là một lần trong đời được chứng kiến cái thứ gọi là "ma quỷ". Thầy Hữu bắt đầu làm phép, lại một lần nữa a Tuân và vài người thanh niên hôm nọ lại bắt gặp tiếng vó ngựa từ đồi cát vọng lại, lần này không chỉ là một mà là như đến cả chục, cả trăm vó ngựa đang rền vang trong đêm tối. Thầy Hữu bắt quyết một hồi lâu, mồ hôi vã ra như tắm. Bất chợt, thầy Hữu đứng phắt dậy, ảnh mắt hướng về phía cô Huệ, người tối qua vừa bị quỷ mượn xác. Cô Huệ run lên bần bật, người ngã vật ra đất, mắt cô dần dần chuyển sang lòng trắng dã, người ta còn thấy nó ánh lên vài tia đỏ le lói trong ánh mắt của cô. Thầy Hữu ra hiệu cho mọi người tránh xa khỏi khu vực cô Huệ đang lê lết. Thầy Hữu ném ra phía đó bốn lá bùa màu vàng, thoạt tự lấy dao nhỏ cắt tay lấy máu vẽ lên trán một chữ kỳ lạ mà chẳng ai hiểu, có mấy tay am hiểu trong thôn gọi chữ đó là chữ "sát" theo nghĩa của Tàu. Bốn lá bùa bốc cháy phừng phừng trên nền đất, kỳ lạ một điều, bốn là bùa đó cháy một hồi lâu mà chẳng thấy ngừng. Người dân xung quanh đã có người thấy ớn lạnh mà bỏ về, lúc này là chính tý, thầy Hữu mới cất tiếng,
- Ta đến đúng hẹn, ngươi tới đây sao còn mang theo nhiều binh ma quỷ tướng như vậy, há phải chăng muốn gây hấn với ta.
Giọng nói nam nhân lần này phát ra từ cô Huệ rõng rạc và oai vệ hơn hôm qua rất nhiều,
-Nếu muốn thương thảo với ta sao còn bày bát quái trận đồ, đó không phải là hành động mang tính thiện chí.
Tiếng nói vừa dứt thì gió đùng đùng nổi lên, bụi thổi mịt mù cả một vùng đất khiến người ta khó có thể nhìn rõ điều gì đang xảy ra. Về sau, có người kể lại rằng, lúc ấy chỉ nghe thấy tiếng gươm giáo, hò nhau ngày một dồn dập, cũng có người thuật lại rằng nghe thấy tiếng la hét của cả trăm, cả vạn người vọng lại từ muôn trùng.
Ấy thử hỏi, điều gì đã xảy ra lúc bấy giờ?
... Còn tiếp
-Thưa thầy, kỳ này cũng là kiếp nạn mà thôn ta gặp phải, hôm nay ở đây cũng có mặt các cụ trưởng tộc trong thôn. Kính mong thầy ngỏ lời ngỏ ý giúp cho thôn ta qua được cái đại hạn này.
Ông Thực nói với giọng nói cầu khẩn, nhưng một phần, chính bản thân ông ta cũng đang lo lắng cho sự an nguy của chính mình. Vì ông ta biết, mọi chuyện ngày hôm nay dù ít dù nhiều cũng bắt nguồn từ câu chuyện xây dựng nhà văn hóa 10 năm về trước. Thầy Hữu vốn đã nhìn thấu tâm can của ông Thực, âu trong lòng cũng đã có cách giải quyết cho vấn đề này. Cổ nhân vốn có câu “oan có đầu, nợ có chủ”, nếu như tháo được nút thắt thì thế cục ắt nằm trọn trong lòng bàn tay. Ngay lập tức, thầy Hữu quay sang phía các trưởng tộc mà rằng,
-Kính thưa các cụ, thưa đồng chí trưởng thôn, vạn vật trên đời này xảy ra đều có nguyên do của nó. Chẳng có điều gì là nằm ngoài vòng luôn hồi nhân sinh cả, phúc báo nghiệp báo đều đã được ông trời sắp đặt. Hữu đây thực tài hèn mọn, nhưng đứng trước sự việc này quả thực không thể nào mà nhắm mắt bỏ quá. Nếu như các cụ đây cũng như đồng chí Thực đã có sự tin tưởng thì Hữu tôi sẽ tận lực.
Mọi người có mặt lúc ấy đồng thanh,
-Vậy thì xin theo sự sắp đặt của thầy.
Thoạt thầy Hữu lấy trong túi áo nâu ra một mẩu giấy có ghi sẵn đồ lễ cần phải chuẩn bị đưa cho ông Thực rồi dặn,
-Trên đây là những đồ lễ thiết yếu phải có, phiền ông chuẩn bị đầy đủ cho tôi trước giờ Dậu. Lưu ý là hai hình nhân nữ đặc biệt phải được vẽ trang phục tựa theo y phục Trung Hoa thời kỳ phong kiến và không được để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khi thấy sẩm tối mới được mang ra ngoài. Còn về các cụ xin tìm giúp Hữu năm người đàn ông tuổi Dần chưa lập gia đình. Đầu giờ Tuất chúng ta hẹn nhau ở đầu thôn.
Công việc tạm thời cũng đã được thống nhất, mỗi người tủa đi một nơi để chuẩn bị cho đàn lễ mà ông Thực gọi là đàn giải nghiệp. Riêng về phần thầy Hữu, nhấp một ngụp chè thật đặc, thầy phóng tầm mắt ra phía khoảng không vạn dặm mà đăm chiêu suy nghĩ. Chuyến này quả thực là lành ít dữ nhiều, từ ngày xuất sơn, bản thân thầy Hữu chưa từng có lần nào gặp những ngã quỷ thành tinh, âm lực quái đản như lần này. Thiết nghĩ, nếu trị tận gốc thì có khi mạng sống của chính mình cũng khó lòng mà giữ được.
Đôi khi đứng trước những sự việc, những lựa chọn mang tính chất quan trọng của cuộc đời con người, chúng ta buộc phải chọn sự thử thách, không phải vì ta muốn đương đầu với những khó khăn mà đơn giản, đó là trách nhiệm của người học pháp
Tối đó, thầy Hữu có mặt từ sớm, người ta không còn bắt gặp một khuôn mặt điềm tĩnh của ông hàng ngày trên con đường làng. Thay vào đó, thầy Hữu giữ khuôn mặt có phần nghiêm trọng, cùng với y phục màu tía thêu hình bát quái ta hay thấy ở mấy tay pháp sư người tàu. Thần khí của thầy Hữu toát ra một vẻ oai nghiêm mà ngay cả những người bên cạnh cũng phải cảm thấy sởn gai ốc. Mọi lễ vật lúc này cũng dã được ông Thực mang đến đầy đủ, nào là cửu vĩ, long chu, nào là hoa man, đàn mã, thuyền rồng, hình nộm. Đều là những cực phẩm trong các canh đàn khóa lễ thời buổi bấy giờ. Thầy Hữu chọn ra 64 đốt tre non, tất cả đều được nhúng qua máu chó đen phơi dưới ánh chiều tà. Thầy Hữu chỉ đạo mấy thanh niên cắm 64 cọc tre đó theo trận đồ bát quái, bao bọc phía bên ngoài đó là bốn tảng đá lớn tượng trưng cho Tứ Tượng. Đàn mã được đặt trong lòng của trận đồ cọc tre bát quái. Đàn mã hình ngũ giác, mỗi cạnh của ngũ giác có một người đàn ông tuổi Dần cầm lệnh kỳ của thầy Hữu đứng trấn, tượng trưng cho ngũ hành. Đàn lễ của thầy Hữu lúc này quả thực là đồ sộ lắm, người dân trong thôn không khỏi tò mò kéo nhau đến xem giữa tiết trời khuya lạnh giá. Ai nấy đều co ro trong cái lạnh đầu đông, nhưng điều đó không quan trọng với bản thân họ, điều họ muốn là một lần trong đời được chứng kiến cái thứ gọi là "ma quỷ". Thầy Hữu bắt đầu làm phép, lại một lần nữa a Tuân và vài người thanh niên hôm nọ lại bắt gặp tiếng vó ngựa từ đồi cát vọng lại, lần này không chỉ là một mà là như đến cả chục, cả trăm vó ngựa đang rền vang trong đêm tối. Thầy Hữu bắt quyết một hồi lâu, mồ hôi vã ra như tắm. Bất chợt, thầy Hữu đứng phắt dậy, ảnh mắt hướng về phía cô Huệ, người tối qua vừa bị quỷ mượn xác. Cô Huệ run lên bần bật, người ngã vật ra đất, mắt cô dần dần chuyển sang lòng trắng dã, người ta còn thấy nó ánh lên vài tia đỏ le lói trong ánh mắt của cô. Thầy Hữu ra hiệu cho mọi người tránh xa khỏi khu vực cô Huệ đang lê lết. Thầy Hữu ném ra phía đó bốn lá bùa màu vàng, thoạt tự lấy dao nhỏ cắt tay lấy máu vẽ lên trán một chữ kỳ lạ mà chẳng ai hiểu, có mấy tay am hiểu trong thôn gọi chữ đó là chữ "sát" theo nghĩa của Tàu. Bốn lá bùa bốc cháy phừng phừng trên nền đất, kỳ lạ một điều, bốn là bùa đó cháy một hồi lâu mà chẳng thấy ngừng. Người dân xung quanh đã có người thấy ớn lạnh mà bỏ về, lúc này là chính tý, thầy Hữu mới cất tiếng,
- Ta đến đúng hẹn, ngươi tới đây sao còn mang theo nhiều binh ma quỷ tướng như vậy, há phải chăng muốn gây hấn với ta.
Giọng nói nam nhân lần này phát ra từ cô Huệ rõng rạc và oai vệ hơn hôm qua rất nhiều,
-Nếu muốn thương thảo với ta sao còn bày bát quái trận đồ, đó không phải là hành động mang tính thiện chí.
Tiếng nói vừa dứt thì gió đùng đùng nổi lên, bụi thổi mịt mù cả một vùng đất khiến người ta khó có thể nhìn rõ điều gì đang xảy ra. Về sau, có người kể lại rằng, lúc ấy chỉ nghe thấy tiếng gươm giáo, hò nhau ngày một dồn dập, cũng có người thuật lại rằng nghe thấy tiếng la hét của cả trăm, cả vạn người vọng lại từ muôn trùng.
Ấy thử hỏi, điều gì đã xảy ra lúc bấy giờ?
... Còn tiếp
Danh sách chương