Cả kì nghỉ đông, Tô Nhất phải chiến đấu với sỏi thận.
Đây không phải là cuộc chiến của mình cô, đã có Chung Quốc là chiến hữu thân thiết nhất, ngoài ra còn có bố mẹ cô và ông bà Chung.
Khi bố mẹ Tô Nhất biết tin cô con gái trước giờ luôn khỏe mạnh của mình mắc bệnh sỏi thận, ngoài ngạc nhiên, họ không ngớt oán trách môi trường và khí hậu ở Thành Đô.
“Ở nhà bao nhiêu năm chẳng có bệnh tật gì. Đi học ở Thành Đô mới hơn hai năm đã bị sỏi thận rồi. Môi trường, khí hậu ở đó xem ra không hợp với con lắm nhỉ?!”
Bà Tô sau một hồi oán trách liền đi chuẩn bị mấy món để bồi bổ cho con gái. Ông Tô nhờ người đến những thị trấn lân cận mua gà, vịt. Quan niệm của các bậc làm cha làm mẹ luôn như vậy, đã sớm là phải bồi bổ, nhất định phải nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bà Chung nghe ngóng khắp nơi, hỏi được một bài thuốc đông y trị sỏi thận, liền cầm đơn thuốc đi thẳng đến tiệm bốc vài thang mang đến nhà Tô Nhất.
“Thuốc đông y tốt lắm, không có tác dụng phụ. Cô nghe nói mấy loại thuốc tiêu sỏi bệnh viện kê không tốt cho dạ dày, uống nhiều dễ sinh tác dụng phụ.” Bà Chung nói.
Hai nhà thân thiết như một nên bà Tô cũng không khách khí, cảm ơn xong liền đi sắc thuốc luôn. Từ hôm đó, ngày nào Tô Nhất cũng phải uống hai bát tô thuốc vừa đắng lại vừa nồng.
Chung Quốc lên mạng tìm hiểu nguyên nhân của các bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Sau hai tiếng đồng hồ nghiên cứu, cậu chỉ đạo bà Tô điều chỉnh khẩu phần ăn cho cô, món gì nên ăn nhiều, món gì nên ăn ít, món gì không nên ăn, ăn nói đâu ra đấy. Cậu nói thế nào, bà Tô làm y chang như vậy.
Rồi cậu giám sát Tô Nhất uống nước. “Em bị sỏi thận chính là vì bình thường uống quá ít nước.”
Tô Nhất đúng là rất lười uống nước, không khát thì hầu như không buồn uống, có khi cả ngày chẳng cần đi vệ sinh. Cô còn tự cảm thấy như vậy là tốt, giờ khổ rồi mới biết.
Trong đợt điều trị thứ nhất, Tô Nhất đôi lần cũng bị đau bụng và lưng. Mỗi lần như vậy, đều là Chung Quốc đưa cô đến bệnh viện truyền thuốc tiêu viêm giảm đau. Bệnh này khi đau thì khỏi nói, khó mà chịu đựng nổi. Lần nào cô cũng gục vào lòng cậu mà nức nở kêu đau, yếu ớt như đứa trẻ sơ sinh.
“Chịu khó nhé, truyền thuốc xong sẽ đỡ thôi mà.” Chung Quốc như một ông bố trẻ, ôm lấy cô, dỗ dành, nhẹ nhàng giúp cô xoa những chỗ đau. Từng giọt thuốc chảy vào tĩnh mạch, cảm giác đau đớn dịu dần.
Tô Nhất dần hồi tỉnh. “Bệnh này đã đau là đau kinh khủng thật đấy, sáng hôm đó, em cứ nghĩ mình mắc phải bệnh nan y.”
Thấy cô không đau nữa, Chung Quốc mới thở phào nhẹ nhõm, khẽ dí ngón tay trỏ vào mũi cô, mỉm cười, nói: “Bệnh nan y không phải ai cũng mắc được đâu nhé. Chỉ có mĩ nam mĩ nữ trong mấy bộ phim thần tượng mới vừa mắc bệnh nan y vừa tận hưởng tình yêu lãng mạn. Phàm phu tục tử như bọn mình thì cũng chỉ đến mức em bị sỏi thận để dằn vặt anh thôi.”
Tô Nhất bật cười, quên cả đau.
Tết năm 2004, Tô Nhất làm bạn với giường bệnh, bệnh viện, kim tiêm và thuốc. Chiếc áo len cô vốn muốn đan cho Chung Quốc mặc để đón năm mới vẫn còn thiếu hai cánh tay. Chung Quốc nói: “Chỉ cần em khỏi bệnh, cả đời này anh không mặc áo len cũng được.”
Tô Nhất cũng mong mình mau khỏi bệnh để đan xong chiếc áo cho Chung Quốc.
Mùng Một Tết, di động của Tô Nhất và Chung Quốc đổ chuông báo tin nhắn liên hồi, đều là tin nhắn chúc mừng năm mới của bạn học. Cùng với sự lên ngôi của điện thoại di động, nhắn tin đã trở thành một trong những phương thức chúc mừng năm mới tiện lợi nhất của những người ở xa nhau. Tô Nhất nhận được tin nhắn của rất nhiều bạn cùng lớp, có cả tin nhắn của Trình Thực. Cậu ta không dùng những tin nhắn chúc mừng thật dài có nội dung tương tự nhau như người khác mà chỉ có đơn giản một câu: “Tô Nhất, chúc mừng năm mới.”
Tô Nhất trả lời cậu ta: “Cảm ơn! Trình Thực, mình cũng chúc cậu năm mới luôn vui vẻ.”
Trình Thực nhanh chóng trả lời: “Cảm ơn cậu! Năm mới ở nhà làm gì thế?”
“Ngày nào cũng bị bạn trai tóm cổ bắt tập thể dục, bọn mình chuẩn bị đi nhảy dây đây.”
Sang đợt điều trị thứ hai, những cơn đau dịu đi nhiều. Tô Nhất vừa thoát khỏi những cơn đau, Chung Quốc đã lôi cô đi tập thể dục. “Phải chăm tập luyện, chăm chạy, chăm nhảy, để cho sỏi dễ di chuyển xuống, như vậy thì mới dễ dàng đào thải được.”
Trình Thực nhắn lại một tin ngắn gọn: “Vậy không làm phiền cậu nữa.”
Chung Quốc mang dây sang, Tô Nhất cũng không trả lời tin nhắn của Trình Thực mà khoác tay cậu đi xuống lầu, bắt đầu công cuộc tập nhảy dây hằng ngày, sấm chớp cũng không ngăn cản được.
Nhảy dây là môn thể thao khá mất sức, Tô Nhất mới nhảy vài cái đã thở hồng hộc, không muốn tiếp tục.
Chung Quốc không đồng ý: “Phải nhảy, không nhảy thì sao có thể đào thải được sỏi vụn ra ngoài? Mau nhảy tiếp, không được lười.”
“Người ta nhảy hết nổi rồi mà!”
Chung Quốc đành bó tay. “Vậy anh cùng nhảy với em, được không?”
Nói rồi, cậu cầm dây, nhảy đôi cùng cô. Tô Nhất cảm thấy rất thú vị. Hồi nhỏ, cô từng nhảy dây đôi với mấy bạn nữ cùng lớp, không ngờ lớn ngần này rồi, vẫn còn được nhảy dây đôi. Chỉ khác là giờ cô nhảy cùng với bạn trai.
Ban đầu hai người phối hợp không được tốt lắm, liên tục giẫm phải dây. Tô Nhất cười, nói: “Thế này thì gọi gì là nhảy dây, dẫm dây thì đúng hơn.”
Chung Quốc không xem kết quả mà chỉ để ý quá trình. “Dù sao thì chỉ cần em có vận động, nhảy qua hay không cũng chẳng sao.”
Dưới sân, chốc chốc lại có người quen đi qua. Thấy hai người cùng nhảy dây, ai cũng hiếu kì, hỏi: “Chung Quốc, Tô Nhất, lớn thế rồi mà vẫn còn chơi mấy trò này à?”
“Bọn mình... nghịch một chút ấy mà.” Chung Quốc có phần ngại ngùng nhưng vẫn ngày ngày kiên trì cùng cô nhảy đây.
Trận ốm lần này của Tô Nhất khiến Chung Quốc khổ sở không tả xiết. Nào là dăm ba bữa lại đưa cô đến bệnh viện, nào là ngày ngày tập thể dục cùng cô. Ban ngày chăm sóc cô, đêm đến còn phải làm bản vẽ. Nếu không vì còn trẻ, sức dài vai rộng, chắc chắn cậu sẽ không cầm cự được. Ngày hôm đó, sau khi cùng Tô Nhất nhảy dây về, cậu mệt mỏi nằm vật ra xô pha, nói là nghỉ một chút nhưng rồi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Tô Nhất mang chăn đến đắp cho cậu, quỳ bên xô pha ngắm cậu một hồi lâu. Đây là người yêu cô, rất tốt với cô. Không kìm lòng nổi, ngón tay cô lướt nhẹ qua những đường nét trên gương mặt cậu, tỉ mỉ như vẽ một bức tranh, vẽ lên tay nhưng đã khắc vào nơi mềm mại nhất trong trái tim. Giây phút ấy, cô nghĩ đến vĩnh viễn; nghĩ đến trọn đời trọn kiếp; nghĩ đến đầu bạc răng long... Tất cả những điều mà các cô gái trẻ thường mơ tưởng về tình yêu, cô đều đã nghĩ đến với một tâm trạng ngọt ngào khó tả.
***
Thuốc đông, thuốc tây, uống nước, vận động, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Chung Quốc và sự quan tâm của bố mẹ hai bên, sắc mặt Tô Nhất lại hồng hào như trước. Sau khi uống hết hai đợt thuốc, sỏi đã được đào thải không ít, giờ ngoài thi thoảng vẫn còn cảm giác mỏi lưng, cô đã không còn triệu chứng khó chịu nào nữa.
Đợt thuốc thứ ba, Tô Nhất phải mang về trường uống. Kì nghỉ đông quá ngắn, chớp mắt đã sắp vào năm học mới. Trước khi đi, bà Tô dặn dò cô Uông hết thuốc thì phải về Nam Sung khám lại.
Tô Nhất kinh ngạc hỏi: “Mẹ, khám lại rất đơn giản, siêu âm xem còn sỏi không là được, sao phải về tận Nam Sung? Vào bệnh viện nào ở Thành Đô khám lại cũng được mà.”
Bà Tô không đồng ý: “Dù sao thì từ Thành Đô đến Nam Sung đi đường cao tốc nhiều nhất cũng chỉ mất hai tiếng, còn về đây khám lại, mẹ cũng yên tâm hơn nhiều. Mẹ còn muốn con cuối tuần nếu không có việc gì thì về nhà. Không khí và thời tiết ở Thành Đô không được tốt, mỗi tuần về một lần để mẹ bồi dưỡng cho.”
Bà Tô cố chấp với nhận định không khí và thời tiết ở Thành Đô không tốt nên mới khiến con gái bị bệnh, Tô Nhất khóc dở mếu dở, làu bàu vài câu rồi cùng Chung Quốc ra bến xe đi chuyến sớm nhất về Thành Đô. Thời gian eo hẹp, đến Thành Đô Chung Quốc đưa cô về trường rồi lập tức phải ra ga để kịp đi chuyến tàu mười giờ sáng.
Thấy Tô Nhất ở một mình trong kí túc xá, Chung Quốc có phần không yên tâm. “Ở một mình thì yên tĩnh thật nhưng nhỡ có bệnh tật gì, lại chẳng có ai nhờ vả. Tô Nhất, hay em xin đổi phòng đi.”
“Không cần đâu, em cũng sắp khỏi rồi. Ở đây quen rồi, chuyển sang phòng khác sẽ rất khó thích nghi.”
Tô Nhất đón lấy hành lí của mình rồi nói: “Đi thôi, em tiễn anh ra ga.”
“Em đừng đi nữa. Anh vừa mới tiễn em đến trường, giờ em lại đòi tiễn anh ra ga, vậy chẳng phải là công cốc sao?”
“Không, em muốn tiễn. Đi thôi.” Tô Nhất kéo Chung Quốc ra khỏi kí túc xá, cậu đành chịu trận lắc đầu cười, nhưng đó là một nụ cười mãn nguyện.
Ở cổng trường Tô Nhất có xe buýt đi thẳng ra ga, chỉ cần hai tệ tiền vé, trong khi đi taxi phải mất gần hai mươi tệ. Nhưng vì đang vội nên Tô Nhất bắt luôn một chiếc taxi. Sau khi cùng Chung Quốc lên xe, Tô Nhất thấy bên kia đường có một chiếc xe màu đỏ đang chạy tới. Chiếc xe trông quen quen, cô chợt nhớ ra đó chính là món quà sinh nhật của Trình Thực.
Tô Nhất chỉ chiếc xe cho Chung Quốc, hỏi: “Anh xem chiếc xe kia có đẹp không?”
Chung Quốc nhìn chiếc xe qua cửa kính và nói như người trong nghề. “Golf của Faw-Volkswagen, xe này cũng tạm.” Hình như con trai đều ít nhiều có hiểu biết về xe cộ.
“Là xe của Trình Thực đấy. Bố cậu ta tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ hai mươi. Xa xỉ nhỉ?”
“Trình Thực?” Chung Quốc đã nghe Tô Nhất kể về con người này từ lâu nên không khỏi ngạc nhiên. “Một người có tính cách như cậu ta sao có thể mua một chiếc xe màu đỏ? Màu này chỉ có những người vui vẻ, hoạt bát mới thích. Như em chẳng hạn, mua len đỏ về đan cho anh một chiếc áo len đỏ chót.”
Chung Quốc vừa nói vừa nhìn chiếc áo len đỏ trên người, cười thích chí. Khi Tô Nhất đưa chiếc áo len đỏ đã đan được hơn nửa cho cậu xem, tuy thích thú nhưng cậu cũng phải phì cười, trêu: “Màu đỏ à, em có chắc đây là áo đan cho anh không đấy?”
“Đúng đấy, màu đỏ không đẹp ư? Con trai mặc màu đỏ cũng đẹp mà.”
“Vậy được, chỉ cần là của em đan thì màu gì anh cũng mặc.”
“Nói thế còn nghe được, kén cá chọn canh là cắt xuất.” Tô Nhất giở giọng điệu bá đạo. Ngập ngừng giây lát, cô lại thì thầm vào tai cậu: “Em đã mua rất nhiều len đỏ, chuẩn bị đan hai chiếc, anh một chiếc, em một chiếc.”
Chung Quốc giờ đã hiểu thì ra cô đang muốn đan áo đôi, nụ cười càng rạng rỡ. “Vậy thì anh càng muốn, nhất định phải có.”
Nhắc lại chuyện chiếc áo len đỏ, Tô Nhất cười, giật giật chiếc áo Chung Quốc đang mặc, hỏi: “Thế nào, cái áo đỏ này có ấm không?”
“Áo em đan sao mà không ấm được. Vừa bình phục đã đan áo cho anh, không cho em đan mà em chẳng nghe lời, đã thế đêm nào cũng thức khuya đan trộm.”
Tô Nhất cười tươi rói. “Em học theo Tình Văn, dù ốm nặng vẫn cố vá áo lông công để Chung công tử anh mãi mãi không quên.1”
1. Tô Nhất bắt chước tích Tình Văn vá áo cho Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
“Này, thế ra là em dùng khổ nhục kế à?!”
Chung Quốc vừa nói vừa đưa tay ôm lấy eo Tô Nhất, cô dựa vào vai cậu, cười. Dọc đường, Chung Quốc luôn miệng dặn dò cô hằng ngày phải uống nhiều nước, chịu khó tập thể dục, thứ gì không nên ăn thì nhớ ăn ít đi một chút, nếu không bệnh sỏi thận rất dễ tái phát.
Tô Nhất dựa vào vai cậu, nghe cậu nói từng câu từng chữ, hi vọng đường xa thêm một chút để được dựa vào cậu lâu hơn, nghe cậu nói nhiều hơn...
Đây không phải là cuộc chiến của mình cô, đã có Chung Quốc là chiến hữu thân thiết nhất, ngoài ra còn có bố mẹ cô và ông bà Chung.
Khi bố mẹ Tô Nhất biết tin cô con gái trước giờ luôn khỏe mạnh của mình mắc bệnh sỏi thận, ngoài ngạc nhiên, họ không ngớt oán trách môi trường và khí hậu ở Thành Đô.
“Ở nhà bao nhiêu năm chẳng có bệnh tật gì. Đi học ở Thành Đô mới hơn hai năm đã bị sỏi thận rồi. Môi trường, khí hậu ở đó xem ra không hợp với con lắm nhỉ?!”
Bà Tô sau một hồi oán trách liền đi chuẩn bị mấy món để bồi bổ cho con gái. Ông Tô nhờ người đến những thị trấn lân cận mua gà, vịt. Quan niệm của các bậc làm cha làm mẹ luôn như vậy, đã sớm là phải bồi bổ, nhất định phải nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bà Chung nghe ngóng khắp nơi, hỏi được một bài thuốc đông y trị sỏi thận, liền cầm đơn thuốc đi thẳng đến tiệm bốc vài thang mang đến nhà Tô Nhất.
“Thuốc đông y tốt lắm, không có tác dụng phụ. Cô nghe nói mấy loại thuốc tiêu sỏi bệnh viện kê không tốt cho dạ dày, uống nhiều dễ sinh tác dụng phụ.” Bà Chung nói.
Hai nhà thân thiết như một nên bà Tô cũng không khách khí, cảm ơn xong liền đi sắc thuốc luôn. Từ hôm đó, ngày nào Tô Nhất cũng phải uống hai bát tô thuốc vừa đắng lại vừa nồng.
Chung Quốc lên mạng tìm hiểu nguyên nhân của các bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Sau hai tiếng đồng hồ nghiên cứu, cậu chỉ đạo bà Tô điều chỉnh khẩu phần ăn cho cô, món gì nên ăn nhiều, món gì nên ăn ít, món gì không nên ăn, ăn nói đâu ra đấy. Cậu nói thế nào, bà Tô làm y chang như vậy.
Rồi cậu giám sát Tô Nhất uống nước. “Em bị sỏi thận chính là vì bình thường uống quá ít nước.”
Tô Nhất đúng là rất lười uống nước, không khát thì hầu như không buồn uống, có khi cả ngày chẳng cần đi vệ sinh. Cô còn tự cảm thấy như vậy là tốt, giờ khổ rồi mới biết.
Trong đợt điều trị thứ nhất, Tô Nhất đôi lần cũng bị đau bụng và lưng. Mỗi lần như vậy, đều là Chung Quốc đưa cô đến bệnh viện truyền thuốc tiêu viêm giảm đau. Bệnh này khi đau thì khỏi nói, khó mà chịu đựng nổi. Lần nào cô cũng gục vào lòng cậu mà nức nở kêu đau, yếu ớt như đứa trẻ sơ sinh.
“Chịu khó nhé, truyền thuốc xong sẽ đỡ thôi mà.” Chung Quốc như một ông bố trẻ, ôm lấy cô, dỗ dành, nhẹ nhàng giúp cô xoa những chỗ đau. Từng giọt thuốc chảy vào tĩnh mạch, cảm giác đau đớn dịu dần.
Tô Nhất dần hồi tỉnh. “Bệnh này đã đau là đau kinh khủng thật đấy, sáng hôm đó, em cứ nghĩ mình mắc phải bệnh nan y.”
Thấy cô không đau nữa, Chung Quốc mới thở phào nhẹ nhõm, khẽ dí ngón tay trỏ vào mũi cô, mỉm cười, nói: “Bệnh nan y không phải ai cũng mắc được đâu nhé. Chỉ có mĩ nam mĩ nữ trong mấy bộ phim thần tượng mới vừa mắc bệnh nan y vừa tận hưởng tình yêu lãng mạn. Phàm phu tục tử như bọn mình thì cũng chỉ đến mức em bị sỏi thận để dằn vặt anh thôi.”
Tô Nhất bật cười, quên cả đau.
Tết năm 2004, Tô Nhất làm bạn với giường bệnh, bệnh viện, kim tiêm và thuốc. Chiếc áo len cô vốn muốn đan cho Chung Quốc mặc để đón năm mới vẫn còn thiếu hai cánh tay. Chung Quốc nói: “Chỉ cần em khỏi bệnh, cả đời này anh không mặc áo len cũng được.”
Tô Nhất cũng mong mình mau khỏi bệnh để đan xong chiếc áo cho Chung Quốc.
Mùng Một Tết, di động của Tô Nhất và Chung Quốc đổ chuông báo tin nhắn liên hồi, đều là tin nhắn chúc mừng năm mới của bạn học. Cùng với sự lên ngôi của điện thoại di động, nhắn tin đã trở thành một trong những phương thức chúc mừng năm mới tiện lợi nhất của những người ở xa nhau. Tô Nhất nhận được tin nhắn của rất nhiều bạn cùng lớp, có cả tin nhắn của Trình Thực. Cậu ta không dùng những tin nhắn chúc mừng thật dài có nội dung tương tự nhau như người khác mà chỉ có đơn giản một câu: “Tô Nhất, chúc mừng năm mới.”
Tô Nhất trả lời cậu ta: “Cảm ơn! Trình Thực, mình cũng chúc cậu năm mới luôn vui vẻ.”
Trình Thực nhanh chóng trả lời: “Cảm ơn cậu! Năm mới ở nhà làm gì thế?”
“Ngày nào cũng bị bạn trai tóm cổ bắt tập thể dục, bọn mình chuẩn bị đi nhảy dây đây.”
Sang đợt điều trị thứ hai, những cơn đau dịu đi nhiều. Tô Nhất vừa thoát khỏi những cơn đau, Chung Quốc đã lôi cô đi tập thể dục. “Phải chăm tập luyện, chăm chạy, chăm nhảy, để cho sỏi dễ di chuyển xuống, như vậy thì mới dễ dàng đào thải được.”
Trình Thực nhắn lại một tin ngắn gọn: “Vậy không làm phiền cậu nữa.”
Chung Quốc mang dây sang, Tô Nhất cũng không trả lời tin nhắn của Trình Thực mà khoác tay cậu đi xuống lầu, bắt đầu công cuộc tập nhảy dây hằng ngày, sấm chớp cũng không ngăn cản được.
Nhảy dây là môn thể thao khá mất sức, Tô Nhất mới nhảy vài cái đã thở hồng hộc, không muốn tiếp tục.
Chung Quốc không đồng ý: “Phải nhảy, không nhảy thì sao có thể đào thải được sỏi vụn ra ngoài? Mau nhảy tiếp, không được lười.”
“Người ta nhảy hết nổi rồi mà!”
Chung Quốc đành bó tay. “Vậy anh cùng nhảy với em, được không?”
Nói rồi, cậu cầm dây, nhảy đôi cùng cô. Tô Nhất cảm thấy rất thú vị. Hồi nhỏ, cô từng nhảy dây đôi với mấy bạn nữ cùng lớp, không ngờ lớn ngần này rồi, vẫn còn được nhảy dây đôi. Chỉ khác là giờ cô nhảy cùng với bạn trai.
Ban đầu hai người phối hợp không được tốt lắm, liên tục giẫm phải dây. Tô Nhất cười, nói: “Thế này thì gọi gì là nhảy dây, dẫm dây thì đúng hơn.”
Chung Quốc không xem kết quả mà chỉ để ý quá trình. “Dù sao thì chỉ cần em có vận động, nhảy qua hay không cũng chẳng sao.”
Dưới sân, chốc chốc lại có người quen đi qua. Thấy hai người cùng nhảy dây, ai cũng hiếu kì, hỏi: “Chung Quốc, Tô Nhất, lớn thế rồi mà vẫn còn chơi mấy trò này à?”
“Bọn mình... nghịch một chút ấy mà.” Chung Quốc có phần ngại ngùng nhưng vẫn ngày ngày kiên trì cùng cô nhảy đây.
Trận ốm lần này của Tô Nhất khiến Chung Quốc khổ sở không tả xiết. Nào là dăm ba bữa lại đưa cô đến bệnh viện, nào là ngày ngày tập thể dục cùng cô. Ban ngày chăm sóc cô, đêm đến còn phải làm bản vẽ. Nếu không vì còn trẻ, sức dài vai rộng, chắc chắn cậu sẽ không cầm cự được. Ngày hôm đó, sau khi cùng Tô Nhất nhảy dây về, cậu mệt mỏi nằm vật ra xô pha, nói là nghỉ một chút nhưng rồi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Tô Nhất mang chăn đến đắp cho cậu, quỳ bên xô pha ngắm cậu một hồi lâu. Đây là người yêu cô, rất tốt với cô. Không kìm lòng nổi, ngón tay cô lướt nhẹ qua những đường nét trên gương mặt cậu, tỉ mỉ như vẽ một bức tranh, vẽ lên tay nhưng đã khắc vào nơi mềm mại nhất trong trái tim. Giây phút ấy, cô nghĩ đến vĩnh viễn; nghĩ đến trọn đời trọn kiếp; nghĩ đến đầu bạc răng long... Tất cả những điều mà các cô gái trẻ thường mơ tưởng về tình yêu, cô đều đã nghĩ đến với một tâm trạng ngọt ngào khó tả.
***
Thuốc đông, thuốc tây, uống nước, vận động, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Chung Quốc và sự quan tâm của bố mẹ hai bên, sắc mặt Tô Nhất lại hồng hào như trước. Sau khi uống hết hai đợt thuốc, sỏi đã được đào thải không ít, giờ ngoài thi thoảng vẫn còn cảm giác mỏi lưng, cô đã không còn triệu chứng khó chịu nào nữa.
Đợt thuốc thứ ba, Tô Nhất phải mang về trường uống. Kì nghỉ đông quá ngắn, chớp mắt đã sắp vào năm học mới. Trước khi đi, bà Tô dặn dò cô Uông hết thuốc thì phải về Nam Sung khám lại.
Tô Nhất kinh ngạc hỏi: “Mẹ, khám lại rất đơn giản, siêu âm xem còn sỏi không là được, sao phải về tận Nam Sung? Vào bệnh viện nào ở Thành Đô khám lại cũng được mà.”
Bà Tô không đồng ý: “Dù sao thì từ Thành Đô đến Nam Sung đi đường cao tốc nhiều nhất cũng chỉ mất hai tiếng, còn về đây khám lại, mẹ cũng yên tâm hơn nhiều. Mẹ còn muốn con cuối tuần nếu không có việc gì thì về nhà. Không khí và thời tiết ở Thành Đô không được tốt, mỗi tuần về một lần để mẹ bồi dưỡng cho.”
Bà Tô cố chấp với nhận định không khí và thời tiết ở Thành Đô không tốt nên mới khiến con gái bị bệnh, Tô Nhất khóc dở mếu dở, làu bàu vài câu rồi cùng Chung Quốc ra bến xe đi chuyến sớm nhất về Thành Đô. Thời gian eo hẹp, đến Thành Đô Chung Quốc đưa cô về trường rồi lập tức phải ra ga để kịp đi chuyến tàu mười giờ sáng.
Thấy Tô Nhất ở một mình trong kí túc xá, Chung Quốc có phần không yên tâm. “Ở một mình thì yên tĩnh thật nhưng nhỡ có bệnh tật gì, lại chẳng có ai nhờ vả. Tô Nhất, hay em xin đổi phòng đi.”
“Không cần đâu, em cũng sắp khỏi rồi. Ở đây quen rồi, chuyển sang phòng khác sẽ rất khó thích nghi.”
Tô Nhất đón lấy hành lí của mình rồi nói: “Đi thôi, em tiễn anh ra ga.”
“Em đừng đi nữa. Anh vừa mới tiễn em đến trường, giờ em lại đòi tiễn anh ra ga, vậy chẳng phải là công cốc sao?”
“Không, em muốn tiễn. Đi thôi.” Tô Nhất kéo Chung Quốc ra khỏi kí túc xá, cậu đành chịu trận lắc đầu cười, nhưng đó là một nụ cười mãn nguyện.
Ở cổng trường Tô Nhất có xe buýt đi thẳng ra ga, chỉ cần hai tệ tiền vé, trong khi đi taxi phải mất gần hai mươi tệ. Nhưng vì đang vội nên Tô Nhất bắt luôn một chiếc taxi. Sau khi cùng Chung Quốc lên xe, Tô Nhất thấy bên kia đường có một chiếc xe màu đỏ đang chạy tới. Chiếc xe trông quen quen, cô chợt nhớ ra đó chính là món quà sinh nhật của Trình Thực.
Tô Nhất chỉ chiếc xe cho Chung Quốc, hỏi: “Anh xem chiếc xe kia có đẹp không?”
Chung Quốc nhìn chiếc xe qua cửa kính và nói như người trong nghề. “Golf của Faw-Volkswagen, xe này cũng tạm.” Hình như con trai đều ít nhiều có hiểu biết về xe cộ.
“Là xe của Trình Thực đấy. Bố cậu ta tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ hai mươi. Xa xỉ nhỉ?”
“Trình Thực?” Chung Quốc đã nghe Tô Nhất kể về con người này từ lâu nên không khỏi ngạc nhiên. “Một người có tính cách như cậu ta sao có thể mua một chiếc xe màu đỏ? Màu này chỉ có những người vui vẻ, hoạt bát mới thích. Như em chẳng hạn, mua len đỏ về đan cho anh một chiếc áo len đỏ chót.”
Chung Quốc vừa nói vừa nhìn chiếc áo len đỏ trên người, cười thích chí. Khi Tô Nhất đưa chiếc áo len đỏ đã đan được hơn nửa cho cậu xem, tuy thích thú nhưng cậu cũng phải phì cười, trêu: “Màu đỏ à, em có chắc đây là áo đan cho anh không đấy?”
“Đúng đấy, màu đỏ không đẹp ư? Con trai mặc màu đỏ cũng đẹp mà.”
“Vậy được, chỉ cần là của em đan thì màu gì anh cũng mặc.”
“Nói thế còn nghe được, kén cá chọn canh là cắt xuất.” Tô Nhất giở giọng điệu bá đạo. Ngập ngừng giây lát, cô lại thì thầm vào tai cậu: “Em đã mua rất nhiều len đỏ, chuẩn bị đan hai chiếc, anh một chiếc, em một chiếc.”
Chung Quốc giờ đã hiểu thì ra cô đang muốn đan áo đôi, nụ cười càng rạng rỡ. “Vậy thì anh càng muốn, nhất định phải có.”
Nhắc lại chuyện chiếc áo len đỏ, Tô Nhất cười, giật giật chiếc áo Chung Quốc đang mặc, hỏi: “Thế nào, cái áo đỏ này có ấm không?”
“Áo em đan sao mà không ấm được. Vừa bình phục đã đan áo cho anh, không cho em đan mà em chẳng nghe lời, đã thế đêm nào cũng thức khuya đan trộm.”
Tô Nhất cười tươi rói. “Em học theo Tình Văn, dù ốm nặng vẫn cố vá áo lông công để Chung công tử anh mãi mãi không quên.1”
1. Tô Nhất bắt chước tích Tình Văn vá áo cho Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
“Này, thế ra là em dùng khổ nhục kế à?!”
Chung Quốc vừa nói vừa đưa tay ôm lấy eo Tô Nhất, cô dựa vào vai cậu, cười. Dọc đường, Chung Quốc luôn miệng dặn dò cô hằng ngày phải uống nhiều nước, chịu khó tập thể dục, thứ gì không nên ăn thì nhớ ăn ít đi một chút, nếu không bệnh sỏi thận rất dễ tái phát.
Tô Nhất dựa vào vai cậu, nghe cậu nói từng câu từng chữ, hi vọng đường xa thêm một chút để được dựa vào cậu lâu hơn, nghe cậu nói nhiều hơn...
Danh sách chương