Edit: An Tĩnh
Sau tiết thanh minh, Lý Thanh Đàm tạm thời thay đổi nội dung biểu diễn vào ngày kỉ niệm thành lập trường. Thế là cậu và Tưởng Dư đã luyện tập ở phòng học trống phía sau hội trường vào tiết học cuối cùng của buổi sáng trong ba ngày liên tiếp.
Mấy lần liên tục, mặc dù không đến trình độ biểu diễn chính thức nhưng tập luyện không ngừng nghỉ như vậy vẫn khiến cậu và Tưởng Dư mệt vô cùng.
Lúc còn mấy phút nữa là đến giờ tan lớp thì tiếng nhạc trong phòng học mới ngừng lại.
Trên người Tưởng Dư toàn là mồ hôi, áo sơ mi dính sát sau lưng. Cậu mệt rã rời ngột bệt xuống đất, há miệng thở hổn hển: “Trời ơi, mệt quá đi mất.”
Lý Thanh Đàm buông dùi trống xuống, lúc này trên trán cậu cũng đã nhễ nhại mồ hôi. Cậu đứng dậy đi đến lấy một chai nước trong thùng ở bên cạnh rồi ném cho Tưởng Dư, còn mình thì tựa bên cửa sổ hóng mát.
Nơi này là khu nhà cũ đã bỏ hoang của Tam Trung, vì không có thời gian phá bỏ nên giờ đây nó được xem là căn cứ dành riêng cho học sinh lớp nghệ thuật trong trường.
Bức tường rào bên ngoài vẫn còn lưu giữ những bức vẽ graffiti do các thế hệ học sinh mỹ thuật nối tiếp nhau để lại.
Bình thường lúc nhà trường có hoạt động gì thì nơi này sẽ trở thành phòng luyện tập tạm thời của mọi người. Hôm nay không chỉ có hai người họ đến đây để luyện tập.
Hiện tại đã dừng lại nhưng vẫn có thể nghe thấy những âm thanh phát ra từ các phòng học khác.
Khu nhà này cách khá xa khu trường học, chỉ cần âm thanh hơi lớn hơn chút nữa là có thể lấn át cả tiếng chuông tan học. Lý Thanh Đàm uống hai ngụm nước, sau đó tiện tay đặt chai nước suối lên bệ cửa sổ rồi lấy điện thoại trong túi áo khoác ra.
Trước khi bắt đầu tập luyện, cậu có gửi tin nhắn cho Vân Nê hỏi xem buổi trưa nay cô có đến nhà ăn không.
Cô trả lời lại bảo là không đến.
Lý Thanh Đàm im lặng nhìn hai giây rồi tắt điện thoại đi, nói với Tưởng Dư: “Đi thôi, chúng ta đi ăn cơm.”
“Oke.” Tưởng Dư đứng lên khỏi mặt đất. Sau khi phủi phủi bụi bặm dính trên quần, cậu vắt áo khoác trên vai và hỏi: “Hôm nay đàn chị có đến không?”
“Không đến.”
“Mấy ngày nay sao chị ấy chẳng đến nhà ăn ngày nào cả vậy, ra ngoài ăn hả ta?”
“Chị ấy bảo là nhờ bạn học mua bữa trưa giúp.” Hôm nay Lý Thanh Đàm mặc một chiếc áo ngắn tay. Vừa mới ra mồ hôi nên khi gió thổi qua có hơi lạnh, cậu vội mặc áo khoác vào.
“Không phải chị ấy nói mình không thân thiết với các bạn học trong lớp sao?” Lần trước sau khi gặp Vân Nê ở nhà ăn, Tưởng Dư về lớp đã nói chuyện này cho Lý Thanh Đàm biết.
Hai người họ bàn bạc với nhau, quyết định lấy lý do muốn học hỏi phương pháp học tập để đi ăn cơm cùng cô. Nhưng từ sau tiết thanh minh, Vân Nê có đến nhà ăn một lần và đưa cho cậu một phần tài liệu học tập hoàn chỉnh. Sau đó hai người họ chưa từng gặp lại cô lần nào nữa.
Lý Thanh Đàm cũng không biết khoảng thời gian vừa rồi đã xảy ra chuyện gì. Cô luôn đưa ra những lý do rất hợp lý, nào là đã lớp mười hai rồi, sắp phải thi, rồi đến thành tích của cô tốt nên giáo viên luôn để mắt đến cô, tan lớp cứ gọi cô đến văn phòng.
Hợp lý đến mức chẳng cách nào bẻ lại được.
Nhưng từ đầu đến cuối cậu luôn cảm thấy có chỗ nào đó là lạ. Hệt như cô đang cố đẩy mình ra ngoài vậy. Mặc dù rất thản nhiên nhưng khoảng cách cứ dần dần kéo xa ra.
Cảm giác này không dễ chịu chút nào, song cậu cũng chỉ biết đành chịu mà thôi.
…
Không lâu sau đó, ngày kỷ niệm thành lập trường đến đúng thời hạn.
Ngày hôm ấy khắp trường học đều giăng đèn kết hoa, vô số băng rôn treo quanh khuôn viên, chào đón những cựu học sinh ưu tú từ trời Nam đất Bắc quay về thăm trường học.
Buổi sáng, Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư diễn tập trước trong hội trường lớn. Nội dung biểu diễn của họ đơn giản nhưng dụng cụ thì mang xách hơi khó khăn nên sau khi xong tiết mục của mình, họ phải đi xuống vị trí bên dưới để xem sơ qua chương trình một lần.
Lúc kết thúc, giáo viên phụ trách các tiết mục biểu diễn dặn dò: “Thầy sẽ đẩy tiết mục của hai em ra sau vài bạn. Nhưng buổi chiều các em phải đến đây sớm chút để sắp xếp dụng cụ nữa.”
Tưởng Dư cười: “Em biết rồi ạ, cảm ơn thầy.”
Đi ra khỏi hội trường, bên ngoài tấp nập người qua kẻ lại. Radio trường đang phát giáo ca của Tam Trung. Tưởng Dư đuổi theo Lý Thanh Đàm rồi lấy vé trong túi ra đưa cho cậu: “Này, như yêu cầu của cậu.”
Nhà trường đã làm ra vé vào cửa đặc biệt cho buổi tiệc đêm lần này. Mặt trước là ảnh chụp toàn trường từ góc nhìn trên cao. Mặt sau được chia thành hai nửa, một nửa là nội quy trường học, một nửa để trống.
Đến lúc vào hội trường, giáo viên xét vé sẽ in mộc huy hiệu Tam Trung lên chỗ trống đó. Đây chính là một tấm vé mang ý nghĩa kỉ niệm đáng nhớ.
Lý Thanh Đàm cầm vé đến lớp hai khối mười hai.
Khối mười hai không tham dự lễ chào mừng ngày kỷ niệm thành lập trường nên vẫn vào học và tan lớp như bình thường. Song vì không có giáo viên nên phần lớn mọi người đều ngồi trong phòng tự học. Ngoài ra còn có những học sinh len lén chạy ra ngoài để hòa cuộc vui.
Buổi sáng nay lớp hai phải thi nên trong giờ giải lao không có mấy ai đi đi lại lại cả.
Lý Thanh Đàm đứng ở hành lang bên ngoài một lúc nhưng vẫn không thấy cô đi ra. Cậu đành phải xoay người đi đến một góc tại cửa cầu thang, đứng ở nơi có gió hút thuốc.
Tháng tư hoa nở chim kêu, ngay cả cơn gió cũng ấm áp vô cùng. Khói mờ mịt bị thổi tan ra, sau đó theo gió bay về nơi phương xa.
Hút xong điếu thuốc thì chỉ còn mấy phút nữa là tan học. Cậu xoay người đi vào nhà vệ sinh nam bên cạnh để vứt tàn thuốc rồi đến bồn nước rửa sạch tay. Cuối cùng mới quay về cửa phòng học của lớp hai.
Tiếng chuông tan học vang lên.
Đến lúc sắp nộp bài thi Vân Nê mới phát hiện mình chưa viết tên. Cô bổ sung tên rồi quay về chỗ ngồi, lúc này Phương Miểu ngủ cả buổi sáng nay cũng vừa mới tỉnh dậy.
Cô bạn đã lấy được suất tuyển thẳng vào trường đại học y khoa. Chờ mấy ngày nữa khi thư thông báo trúng tuyển được gửi đến trường học thì cô ấy đã trở thành một sinh viên đại học chân chính.
Trông có vẻ ung dung hơn những người bạn vẫn đang loay hoay trên cây cầu độc mộc như cô rất nhiều.
Vân Nê hỏi: “Đi ăn cơm không?”
“Đi thôi.” Phương Miểu duỗi eo đứng dậy, cánh tay thuận thế khoác lên vai Vân Nê, cả người đều dựa hết lên người cô.
Mới ra khỏi phòng học, cô bạn đã cảm nhận được rõ ràng cơ thể của người mình đang dựa trở nên cứng đờ. Khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy Lý Thanh Đàm đang đứng ở hành lang.
Phương Miểu nhận ra gì đó, vội buông tay nói: “Tớ đến nhà vệ sinh, hai người nói chuyện đi.”
Vân Nê vẫn đứng ở chỗ cửa sau phòng học, vì thấy cản đường những bạn học muốn ra ngoài nên cô nhích sang bên cạnh hai bước. Lúc đứng trước mặt Lý Thanh Đàm, cô ngửi được mùi thuốc lá nhàn nhạt.
Ánh nắng có hơi nhức mắt, cô nghiêng nhẹ đầu sang: “Sao em đến đây?”
“Tưởng Dư có lấy được vé nên bảo em đưa cho chị.” Lý Thanh Đàm lấy vé trong túi ra. Dù bên góc có hơi nhăn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc sử dụng.
Cậu đưa nó cho cô.
Tay Vân Nê để xuôi bên ngoài, chỉ im lặng nhìn chứ không nhận lấy: “Có thể buổi tối chị không có thời gian mất rồi, em nên cầm về nói cậu ấy đưa cho người khác thì hơn. Với cả nói cảm ơn Tưởng Dư giúp chị luôn nhé.”
Lý Thanh Đàm không lên tiếng, tay vẫn đưa ra như cũ.
Vân Nê không dám nhìn vào mắt cậu nên chỉ biết cúi đầu nhìn tấm vé cậu cầm trong tay. Trên ngón trỏ và ngón cái của cậu đều dán băng cá nhân.
Hai người cứ như vậy một lúc lâu, sau đó cô đành phải thỏa hiệp, đưa tay ra nhận lấy tấm vé.
Lý Thanh Đàm bật cười thành tiếng. Nhưng nụ cười này mang theo chút tự giễu mà trước đây chưa từng có: “Chị thật sự không có thời gian sao?”
Vân Nê vô cùng căng thẳng, “Buổi tối còn phải thi, có thể —–“
“Em biết rồi.” Cậu cắt ngang một cách vô tình, sau đó lạnh lùng bỏ lại câu “tùy chị” rồi xoay người đi mất.
Cô đứng lặng người, cảm giác cứ như bị cơn buồn bực đánh cho một gậy, hồi lâu sau vẫn chưa thể bình tĩnh lại.
Phương Miểu chậm rãi đi đến bên cạnh cô rồi quan tâm hỏi: “Hai người không sao đó chứ?”
“Không sao.” Vân Nê khẽ hít một hơi, đưa vé trong tay cho cô bạn: “Vé tiệc đêm mừng ngày kỷ niệm thành lập trường đó. Không phải cậu nói muốn đi xem sao, cho cậu này.”
“Không cần đâu, tớ tìm bạn lấy được vé rồi.” Phương Miểu thăm dò: “Cậu thật sự không định đến thật à, chẳng phải cậu nói Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư có tiết mục biểu diễn hả?”
Vân Nê không trả lời, cô nhét vé vào túi một cách qua loa rồi nói: “Đi thôi, tớ đói quá.”
…
Tiệc đêm mừng ngày kỷ niệm thành lập trường bắt đầu lúc bảy giờ tối. Khoảng sáu giờ là đã có thể vào sân. Bạn của Phương Miểu lấy được vài tấm vé, định cúp tiết tự học tối để qua đó xem biểu diễn.
Trước khi đi, cô ấy hỏi Vân Nê: “Cậu không đi thật hả?”
Vân Nê lắc đầu.
“Được rồi, vậy tớ đi đây.”
“Ừm.”
Những bạn học lấy được vé trong lớp đều đổ xô đi đến hội trường lớn. Những người không có vé cũng chẳng có tâm tư đâu mà ngồi tự học, cả đám cầm điện thoại tụm năm tụm ba nói chuyện.
Vân Nê không yên lòng ngồi làm bài thi một lúc. Sau đó chợt dừng bút và đưa tay mò tìm tấm vé vào cửa đang nằm trong túi, cô siết chặt rồi lại buông ra.
Cô quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Hội trường lớn nằm gần cổng Nam, cách khá xa khu nhà dạy học của khối mười hai. Sự náo nhiệt và sôi động bên trong vào giờ phút này chẳng hề liên quan gì đến nơi cô đang ngồi.
Phía sau hội trường vừa bận rộn vừa hỗn loạn. Đồ trang điểm của nữ sinh chất đầy cả bàn, đâu đâu cũng là trang phục và đạo cụ biểu diễn. Trên mặt đất thì toàn những dấu chân lộn xộn.
Tiết mục của Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư nằm trong số những tiết mục ở cuối cùng nên hai người chưa vội thay quần áo. Cậu đi ra ngoài từ phía bên kia của hậu trường, từ nơi đó có thể nhìn thấy bao quát toàn bộ chỗ ngồi.
Tưởng Dư lấy được vé từ nội bộ đã được kiểm tra trước nên chắc chắn đó là một vị trí cực tốt, chỉ ở ngay hàng thứ tư thứ năm mà thôi.
Thời điểm này đã có học sinh vào sân. Theo sự thay đổi của thời gian, lần lượt có người ngồi vào chỗ trước sau trái phải của vị trí đó.
6 giờ 50 phút tối.
Lãnh đạo trường học, giáo viên và các cựu học sinh vào sân. Vị trí của họ là ở ba hàng đầu tiên. Sau một hồi đi đi lại lại thì chẳng còn dư lại bao nhiêu chỗ ngồi trống.
Lý Thanh Đàm dựa vào cây cột bên cạnh, tấm rèm che kín hơn nửa bóng dáng cậu. Tưởng Dư đi tới từ phía sau, “Cậu đứng đây làm gì vậy?”
Cậu ta thuận thế nhìn xuống khán đài, sau khi thấy vị trí đó trống thì hỏi: “Cậu chưa đưa vé cho đàn chị sao?”
Lý Thanh Đàm thu hồi tầm mắt, vừa đi vào trong vừa đáp: “Đưa rồi.”
Tưởng Dư hơi sửng sốt, nhanh chóng hiểu ra.
Đưa rồi.
Nhưng người ta không đến.
Cậu bước theo nói: “Này, nói không chừng đàn chị có chuyện bận thì sao. Hơn nữa tiết mục của chúng ta cũng ở gần cuối cùng mà. Bây giờ đàn chị không đến đâu có nghĩa lát nữa cũng không đến.”
Lý Thanh Đàm không lên tiếng nhưng cảm xúc đang trầm xuống đến mức mắt thường có thể thấy được.
Cậu đi đến một góc rồi cầm dùi trống lên, thỉnh thoảng gõ vài cái lên mặt trống tạo nên những tiếng vang đứt quãng.
Ánh sáng ở cạnh sườn tỏa xuống gợi lên bóng lưng cô đơn tịch mịch của cậu.
Bảy giờ.
Tiệc đêm chính thức bắt đầu. Đầu tiên là phần phát biểu, từ hiệu trưởng cho đến cựu học sinh ưu tú, lần lượt từng người kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ.
Dù Vân Nê không có mặt trong hội trường nhưng cô có thể cảm nhận được phần nào bầu không khí náo nhiệt ở đó chỉ thông qua sự miêu tả của mấy nữ sinh trong lớp.
“Bắt đầu rồi bắt đầu rồi!” Nữ sinh kích động gọi đám bạn của mình đến: “Bạn tớ gửi video đến này, mẹ kiếp, muốn đến đó quá đi thôi.”
“Đến tiết mục nào rồi?”
“Một bài hợp xướng của lớp mười và lớp mười một đó.”
“Kế tiếp là gì vậy?”
“Hình như là nhảy á. Không phải trên diễn đàn có đăng các tiết mục trong chương trình rồi sao, cậu tìm lại xem sao, điện thoại tớ đang chờ nhận video rồi.”
“Để tớ xem cho, để tớ xem cho.”
Một vòng người vây quanh chiếc điện thoại ở hàng trước. Thỉnh thoảng lại có mấy tiếng thét chói tai đầy kích động và hâm mộ than thở vang lên, lâu lâu còn nhắc đến những cái tên quen thuộc.
Vân Nê chẳng thể đọc nổi một chữ nào nữa. Trong lòng cô bị một cục rối quấn lấy, sau khi phá kén chui ra lại nếm phải nỗi khổ sở khác.
Cô đứng dậy đi ra khỏi phòng học rồi đến nhà vệ sinh để rửa mặt bằng nước lạnh.
Trong thời gian cô đang ngẩn người, Phương Miểu cũng gửi một tin nhắn đến.
[Còn ba tiết mục nữa là đến nhóm Lý Thanh Đàm rồi, cậu không đến thật sao?]
Vân Nê cụp mắt nhìn điện thoại, nước chưa lau khô trên mặt nhỏ xuống màn hình, làm mờ cái tên đó đi.
Cô không trả lời tin nhắn của cô bạn. Lúc đi đến cửa cầu thang lại thoáng ngửi thấy mùi thuốc lá nhàn nhạt trong gió, hơi khang khác với mùi đã từng ngửi trước đây.
Ánh trăng chiếu vào hành lang, bóng thiếu nữ in xuống mặt đất. Màn đêm tĩnh lặng, âm thầm suy đoán lòng người.
Cùng thời điểm đó tại hội trường lớn. Bầu không khí được đẩy lên cao trào bởi tiết mục nhảy của một nhóm nam. Sau đó Lý Thanh Đàm đi ra ngoài trong tiếng hoan hô của tất cả mọi người.
Đêm tháng tư vẫn còn hơi lành lạnh.
Cậu mặc một chiếc áo phông có ống màu trắng mỏng manh, đứng ở một góc tường nơi ánh đèn không chiếu tới. Ngọn lửa lay động muốn tắt trong làn gió.
Điện thoại nằm trong túi quần dài.
Một tay Lý Thanh Đàm kẹp điếu thuốc, tay còn lại móc điện thoại ra rồi mở biệt danh quen thuộc thuộc đó lên. Cậu nhanh chóng gõ mấy chữ nhưng lúc định gửi đi lại do dự.
Cậu cụp mắt, trong khoảnh khắc tro thuốc lá rơi xuống, cậu đã giơ tay bấm gửi.
Bên trong kia lại một tiết mục biểu diễn nữa lại kết thúc. Lý Thanh Đàm không đợi được hồi âm của cô. Cậu xoay người bước vào hội trường, lúc đi ngang qua khán đài thì lơ đãng nhìn sang chỗ ngồi trống đó. Lòng cậu hoàn toàn trùng xuống.
Tưởng Dư cũng thay một bộ trang phục không khác cậu mấy, áo tay ngắn màu trắng phối cùng quần lửng màu đen. Dáng vẻ năng động tươi mới, đem đến cảm giác trẻ trung vô cùng.
Cậu ta cười nói: “Thầy Triệu mới tìm cậu đó, thầy nói có thể đưa trống lên rồi.”
“Được.” Lý Thanh Đàm giơ tay vuốt tóc trước mặt ra sau, để lộ trán và đường nét lông mày. Cậu đi đến cạnh trống, chẳng hiểu sao lại cảm thấy cổ họng hơi chát, bèn quay đầu lại hỏi: “Có nước không?”
Tưởng Dư cầm chai nước chưa mở nắp đưa cho cậu rồi hỏi: “Cậu lại hút thuốc đấy à?”
“Nửa điếu.” Cậu mở nắp uống một ngụm, cảm giác chua chát ngay cổ họng lan tràn vào lòng, đè ép khiến cậu sắp không thở nổi nữa.
Trước bức màn, MC chương trình giới thiệu tiết mục. Cánh cửa ở lối vào trong góc cứ mở ra rồi đóng lại, có người đi ra, có người lại đi vào.
Phía sau bức màn, Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư đứng trong bóng tối ngăn cách với bên ngoài bởi một tấm rèm vừa dày vừa nặng để sửa sang lại đạo cụ biểu diễn. Đây là lần đầu tiên Tưởng Dư lên sân khấu biểu diễn nên khó tránh khỏi việc cảm thấy hồi hộp, trong miệng vẫn đang nhẩm lại nhịp điệu.
Lý Thanh Đàm nhìn về chỗ ngồi trống không trên khán đài qua một khe hở nhỏ, sau đó cụp mắt khẽ thở dài một hơi.
Mười phút trôi qua, vở kịch ngắn của một lớp khác hạ màn viên mãn.
Lý Thanh Đàm đi theo thầy Triệu lên sân khấu từ cầu thang bên hông, điều chỉnh thử lại vị trí trống xong xuôi. Ánh đèn không chiếu đến chỗ này, cậu ngồi chìm trong bóng tối, dường như hòa thành một thể với nó vậy.
Khúc nhạc dạo quen thuộc vang lên.
Tưởng Dư đi về phía trước sân khấu, làm một động tác chào kiểu quân đội Mỹ rất chuẩn xác với những người ngồi dưới khán đài. Một đám nữ sinh bên dưới hoan hô hét ầm cả lên.
Cậu ấy cầm micro rồi quay đầu nhìn về mé bên phải sân khấu.
Sau đó ánh đèn sân khấu chói mắt lập tức chiếu về nơi ấy. Lý Thanh Đàm ngồi trong ánh sáng, gương mặt vừa đẹp trai vừa nổi bật.
Một tay cậu cầm dùi trống, tay khác vịn micro. Đầu hơi cúi thấp, tiếp đó một giọng nói trong veo dịu dàng vang vọng khắp hội trường.
“Bài hát này gửi tặng một người rất quan trọng.”
Những người ngồi dưới sân khấu lập tức sôi trào vì lời nói này của cậu. Song dường như Lý Thanh Đàm chẳng hề nghe thấy, dùi trống quay một vòng cực nhanh giữa ngón tay cậu.
Trong khoảnh khắc Tưởng Dư cất tiếng hát, cậu giơ tay lên và gõ xuống trống —–
“/Em nói đi, biết rõ em không ở đây nhưng anh vẫn hỏi/Không khí cũng không thể thay thế câu trả lời của em/Thói quen như những vết thương cố chấp chẳng chịu lành/Từng nỗi nhớ về em như xé nát cả linh hồn anh ——“
Giọng hát trầm lắng của Tưởng Dư và những nhịp trống trầm bổng hòa hợp một cách hoàn mỹ.
Khi hát đến đoạn điệp khúc thì nhịp trống càng trở nên dồn dập hơn. Hai âm thanh một trước một sau, hoàn toàn khác biệt nhau nhưng khi đan hòa lại thì vô cùng tuyệt vời.
“ —– Anh không muốn để em một mình/Một mình lênh đênh lưu lạc giữa biển người tấp nập/Anh không muốn em phải một mình trải qua bước đời giông bão/Anh không muốn để em một mình chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới này/Anh không muốn những giọt nước mắt mãi bên em không rời —–“
Trong những tiếng hoan hô giữa biển người đông nghìn nghịt, Vân Nê đứng trong một góc nhỏ chẳng ai hay biết. Giữa những ánh đèn flash nhấp nháy chập chờn đang đung đưa qua lại trên tay mọi người, cô chỉ nhìn về phía cậu thiếu niên đang ngồi trong ánh sáng kia.
Cậu mặc một chiếc áo phông trắng rộng rãi sạch sẽ. Bóng dáng chơi trống vô cùng phóng khoáng. Tuy vẻ mặt hơi lạnh nhạt nhưng mỗi nhịp trống vang lên đều nhiệt liệt và cháy bỏng vô cùng.
Rõ ràng tiếng hát kia hoàn toàn khác biệt nhưng dường như khi hòa vào cùng nhau lại gợi lên một niềm yêu khó giấu và nỗi cô đơn thấu tận tim gan.
Trong khoảnh khắc xoay người rời đi, cuối cùng Vân Nê cũng sụp đổ rồi. Nước mắt cô rơi xuống tựa như một cơn mưa nặng hạt.
__
Lời tác giả:
“/Em nói đi, biết rõ em không ở đây nhưng anh vẫn hỏi/Không khí cũng không thể thay thế câu trả lời của em/Thói quen như những vết thương cố chấp chẳng chịu lành/Từng nỗi nhớ về em như xé nát cả linh hồn anh ——“
“ —– Anh không muốn để em một mình/Một mình lênh đênh lưu lạc giữa biển người tấp nập/Anh không muốn em phải một mình trải qua bước đời giông bão/Anh không muốn để em một mình chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới này/Anh không muốn những giọt nước mắt mãi bên em không rời —–“
Đây là bài hát của Mayday nhaaa! **
Sau tiết thanh minh, Lý Thanh Đàm tạm thời thay đổi nội dung biểu diễn vào ngày kỉ niệm thành lập trường. Thế là cậu và Tưởng Dư đã luyện tập ở phòng học trống phía sau hội trường vào tiết học cuối cùng của buổi sáng trong ba ngày liên tiếp.
Mấy lần liên tục, mặc dù không đến trình độ biểu diễn chính thức nhưng tập luyện không ngừng nghỉ như vậy vẫn khiến cậu và Tưởng Dư mệt vô cùng.
Lúc còn mấy phút nữa là đến giờ tan lớp thì tiếng nhạc trong phòng học mới ngừng lại.
Trên người Tưởng Dư toàn là mồ hôi, áo sơ mi dính sát sau lưng. Cậu mệt rã rời ngột bệt xuống đất, há miệng thở hổn hển: “Trời ơi, mệt quá đi mất.”
Lý Thanh Đàm buông dùi trống xuống, lúc này trên trán cậu cũng đã nhễ nhại mồ hôi. Cậu đứng dậy đi đến lấy một chai nước trong thùng ở bên cạnh rồi ném cho Tưởng Dư, còn mình thì tựa bên cửa sổ hóng mát.
Nơi này là khu nhà cũ đã bỏ hoang của Tam Trung, vì không có thời gian phá bỏ nên giờ đây nó được xem là căn cứ dành riêng cho học sinh lớp nghệ thuật trong trường.
Bức tường rào bên ngoài vẫn còn lưu giữ những bức vẽ graffiti do các thế hệ học sinh mỹ thuật nối tiếp nhau để lại.
Bình thường lúc nhà trường có hoạt động gì thì nơi này sẽ trở thành phòng luyện tập tạm thời của mọi người. Hôm nay không chỉ có hai người họ đến đây để luyện tập.
Hiện tại đã dừng lại nhưng vẫn có thể nghe thấy những âm thanh phát ra từ các phòng học khác.
Khu nhà này cách khá xa khu trường học, chỉ cần âm thanh hơi lớn hơn chút nữa là có thể lấn át cả tiếng chuông tan học. Lý Thanh Đàm uống hai ngụm nước, sau đó tiện tay đặt chai nước suối lên bệ cửa sổ rồi lấy điện thoại trong túi áo khoác ra.
Trước khi bắt đầu tập luyện, cậu có gửi tin nhắn cho Vân Nê hỏi xem buổi trưa nay cô có đến nhà ăn không.
Cô trả lời lại bảo là không đến.
Lý Thanh Đàm im lặng nhìn hai giây rồi tắt điện thoại đi, nói với Tưởng Dư: “Đi thôi, chúng ta đi ăn cơm.”
“Oke.” Tưởng Dư đứng lên khỏi mặt đất. Sau khi phủi phủi bụi bặm dính trên quần, cậu vắt áo khoác trên vai và hỏi: “Hôm nay đàn chị có đến không?”
“Không đến.”
“Mấy ngày nay sao chị ấy chẳng đến nhà ăn ngày nào cả vậy, ra ngoài ăn hả ta?”
“Chị ấy bảo là nhờ bạn học mua bữa trưa giúp.” Hôm nay Lý Thanh Đàm mặc một chiếc áo ngắn tay. Vừa mới ra mồ hôi nên khi gió thổi qua có hơi lạnh, cậu vội mặc áo khoác vào.
“Không phải chị ấy nói mình không thân thiết với các bạn học trong lớp sao?” Lần trước sau khi gặp Vân Nê ở nhà ăn, Tưởng Dư về lớp đã nói chuyện này cho Lý Thanh Đàm biết.
Hai người họ bàn bạc với nhau, quyết định lấy lý do muốn học hỏi phương pháp học tập để đi ăn cơm cùng cô. Nhưng từ sau tiết thanh minh, Vân Nê có đến nhà ăn một lần và đưa cho cậu một phần tài liệu học tập hoàn chỉnh. Sau đó hai người họ chưa từng gặp lại cô lần nào nữa.
Lý Thanh Đàm cũng không biết khoảng thời gian vừa rồi đã xảy ra chuyện gì. Cô luôn đưa ra những lý do rất hợp lý, nào là đã lớp mười hai rồi, sắp phải thi, rồi đến thành tích của cô tốt nên giáo viên luôn để mắt đến cô, tan lớp cứ gọi cô đến văn phòng.
Hợp lý đến mức chẳng cách nào bẻ lại được.
Nhưng từ đầu đến cuối cậu luôn cảm thấy có chỗ nào đó là lạ. Hệt như cô đang cố đẩy mình ra ngoài vậy. Mặc dù rất thản nhiên nhưng khoảng cách cứ dần dần kéo xa ra.
Cảm giác này không dễ chịu chút nào, song cậu cũng chỉ biết đành chịu mà thôi.
…
Không lâu sau đó, ngày kỷ niệm thành lập trường đến đúng thời hạn.
Ngày hôm ấy khắp trường học đều giăng đèn kết hoa, vô số băng rôn treo quanh khuôn viên, chào đón những cựu học sinh ưu tú từ trời Nam đất Bắc quay về thăm trường học.
Buổi sáng, Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư diễn tập trước trong hội trường lớn. Nội dung biểu diễn của họ đơn giản nhưng dụng cụ thì mang xách hơi khó khăn nên sau khi xong tiết mục của mình, họ phải đi xuống vị trí bên dưới để xem sơ qua chương trình một lần.
Lúc kết thúc, giáo viên phụ trách các tiết mục biểu diễn dặn dò: “Thầy sẽ đẩy tiết mục của hai em ra sau vài bạn. Nhưng buổi chiều các em phải đến đây sớm chút để sắp xếp dụng cụ nữa.”
Tưởng Dư cười: “Em biết rồi ạ, cảm ơn thầy.”
Đi ra khỏi hội trường, bên ngoài tấp nập người qua kẻ lại. Radio trường đang phát giáo ca của Tam Trung. Tưởng Dư đuổi theo Lý Thanh Đàm rồi lấy vé trong túi ra đưa cho cậu: “Này, như yêu cầu của cậu.”
Nhà trường đã làm ra vé vào cửa đặc biệt cho buổi tiệc đêm lần này. Mặt trước là ảnh chụp toàn trường từ góc nhìn trên cao. Mặt sau được chia thành hai nửa, một nửa là nội quy trường học, một nửa để trống.
Đến lúc vào hội trường, giáo viên xét vé sẽ in mộc huy hiệu Tam Trung lên chỗ trống đó. Đây chính là một tấm vé mang ý nghĩa kỉ niệm đáng nhớ.
Lý Thanh Đàm cầm vé đến lớp hai khối mười hai.
Khối mười hai không tham dự lễ chào mừng ngày kỷ niệm thành lập trường nên vẫn vào học và tan lớp như bình thường. Song vì không có giáo viên nên phần lớn mọi người đều ngồi trong phòng tự học. Ngoài ra còn có những học sinh len lén chạy ra ngoài để hòa cuộc vui.
Buổi sáng nay lớp hai phải thi nên trong giờ giải lao không có mấy ai đi đi lại lại cả.
Lý Thanh Đàm đứng ở hành lang bên ngoài một lúc nhưng vẫn không thấy cô đi ra. Cậu đành phải xoay người đi đến một góc tại cửa cầu thang, đứng ở nơi có gió hút thuốc.
Tháng tư hoa nở chim kêu, ngay cả cơn gió cũng ấm áp vô cùng. Khói mờ mịt bị thổi tan ra, sau đó theo gió bay về nơi phương xa.
Hút xong điếu thuốc thì chỉ còn mấy phút nữa là tan học. Cậu xoay người đi vào nhà vệ sinh nam bên cạnh để vứt tàn thuốc rồi đến bồn nước rửa sạch tay. Cuối cùng mới quay về cửa phòng học của lớp hai.
Tiếng chuông tan học vang lên.
Đến lúc sắp nộp bài thi Vân Nê mới phát hiện mình chưa viết tên. Cô bổ sung tên rồi quay về chỗ ngồi, lúc này Phương Miểu ngủ cả buổi sáng nay cũng vừa mới tỉnh dậy.
Cô bạn đã lấy được suất tuyển thẳng vào trường đại học y khoa. Chờ mấy ngày nữa khi thư thông báo trúng tuyển được gửi đến trường học thì cô ấy đã trở thành một sinh viên đại học chân chính.
Trông có vẻ ung dung hơn những người bạn vẫn đang loay hoay trên cây cầu độc mộc như cô rất nhiều.
Vân Nê hỏi: “Đi ăn cơm không?”
“Đi thôi.” Phương Miểu duỗi eo đứng dậy, cánh tay thuận thế khoác lên vai Vân Nê, cả người đều dựa hết lên người cô.
Mới ra khỏi phòng học, cô bạn đã cảm nhận được rõ ràng cơ thể của người mình đang dựa trở nên cứng đờ. Khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy Lý Thanh Đàm đang đứng ở hành lang.
Phương Miểu nhận ra gì đó, vội buông tay nói: “Tớ đến nhà vệ sinh, hai người nói chuyện đi.”
Vân Nê vẫn đứng ở chỗ cửa sau phòng học, vì thấy cản đường những bạn học muốn ra ngoài nên cô nhích sang bên cạnh hai bước. Lúc đứng trước mặt Lý Thanh Đàm, cô ngửi được mùi thuốc lá nhàn nhạt.
Ánh nắng có hơi nhức mắt, cô nghiêng nhẹ đầu sang: “Sao em đến đây?”
“Tưởng Dư có lấy được vé nên bảo em đưa cho chị.” Lý Thanh Đàm lấy vé trong túi ra. Dù bên góc có hơi nhăn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc sử dụng.
Cậu đưa nó cho cô.
Tay Vân Nê để xuôi bên ngoài, chỉ im lặng nhìn chứ không nhận lấy: “Có thể buổi tối chị không có thời gian mất rồi, em nên cầm về nói cậu ấy đưa cho người khác thì hơn. Với cả nói cảm ơn Tưởng Dư giúp chị luôn nhé.”
Lý Thanh Đàm không lên tiếng, tay vẫn đưa ra như cũ.
Vân Nê không dám nhìn vào mắt cậu nên chỉ biết cúi đầu nhìn tấm vé cậu cầm trong tay. Trên ngón trỏ và ngón cái của cậu đều dán băng cá nhân.
Hai người cứ như vậy một lúc lâu, sau đó cô đành phải thỏa hiệp, đưa tay ra nhận lấy tấm vé.
Lý Thanh Đàm bật cười thành tiếng. Nhưng nụ cười này mang theo chút tự giễu mà trước đây chưa từng có: “Chị thật sự không có thời gian sao?”
Vân Nê vô cùng căng thẳng, “Buổi tối còn phải thi, có thể —–“
“Em biết rồi.” Cậu cắt ngang một cách vô tình, sau đó lạnh lùng bỏ lại câu “tùy chị” rồi xoay người đi mất.
Cô đứng lặng người, cảm giác cứ như bị cơn buồn bực đánh cho một gậy, hồi lâu sau vẫn chưa thể bình tĩnh lại.
Phương Miểu chậm rãi đi đến bên cạnh cô rồi quan tâm hỏi: “Hai người không sao đó chứ?”
“Không sao.” Vân Nê khẽ hít một hơi, đưa vé trong tay cho cô bạn: “Vé tiệc đêm mừng ngày kỷ niệm thành lập trường đó. Không phải cậu nói muốn đi xem sao, cho cậu này.”
“Không cần đâu, tớ tìm bạn lấy được vé rồi.” Phương Miểu thăm dò: “Cậu thật sự không định đến thật à, chẳng phải cậu nói Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư có tiết mục biểu diễn hả?”
Vân Nê không trả lời, cô nhét vé vào túi một cách qua loa rồi nói: “Đi thôi, tớ đói quá.”
…
Tiệc đêm mừng ngày kỷ niệm thành lập trường bắt đầu lúc bảy giờ tối. Khoảng sáu giờ là đã có thể vào sân. Bạn của Phương Miểu lấy được vài tấm vé, định cúp tiết tự học tối để qua đó xem biểu diễn.
Trước khi đi, cô ấy hỏi Vân Nê: “Cậu không đi thật hả?”
Vân Nê lắc đầu.
“Được rồi, vậy tớ đi đây.”
“Ừm.”
Những bạn học lấy được vé trong lớp đều đổ xô đi đến hội trường lớn. Những người không có vé cũng chẳng có tâm tư đâu mà ngồi tự học, cả đám cầm điện thoại tụm năm tụm ba nói chuyện.
Vân Nê không yên lòng ngồi làm bài thi một lúc. Sau đó chợt dừng bút và đưa tay mò tìm tấm vé vào cửa đang nằm trong túi, cô siết chặt rồi lại buông ra.
Cô quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Hội trường lớn nằm gần cổng Nam, cách khá xa khu nhà dạy học của khối mười hai. Sự náo nhiệt và sôi động bên trong vào giờ phút này chẳng hề liên quan gì đến nơi cô đang ngồi.
Phía sau hội trường vừa bận rộn vừa hỗn loạn. Đồ trang điểm của nữ sinh chất đầy cả bàn, đâu đâu cũng là trang phục và đạo cụ biểu diễn. Trên mặt đất thì toàn những dấu chân lộn xộn.
Tiết mục của Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư nằm trong số những tiết mục ở cuối cùng nên hai người chưa vội thay quần áo. Cậu đi ra ngoài từ phía bên kia của hậu trường, từ nơi đó có thể nhìn thấy bao quát toàn bộ chỗ ngồi.
Tưởng Dư lấy được vé từ nội bộ đã được kiểm tra trước nên chắc chắn đó là một vị trí cực tốt, chỉ ở ngay hàng thứ tư thứ năm mà thôi.
Thời điểm này đã có học sinh vào sân. Theo sự thay đổi của thời gian, lần lượt có người ngồi vào chỗ trước sau trái phải của vị trí đó.
6 giờ 50 phút tối.
Lãnh đạo trường học, giáo viên và các cựu học sinh vào sân. Vị trí của họ là ở ba hàng đầu tiên. Sau một hồi đi đi lại lại thì chẳng còn dư lại bao nhiêu chỗ ngồi trống.
Lý Thanh Đàm dựa vào cây cột bên cạnh, tấm rèm che kín hơn nửa bóng dáng cậu. Tưởng Dư đi tới từ phía sau, “Cậu đứng đây làm gì vậy?”
Cậu ta thuận thế nhìn xuống khán đài, sau khi thấy vị trí đó trống thì hỏi: “Cậu chưa đưa vé cho đàn chị sao?”
Lý Thanh Đàm thu hồi tầm mắt, vừa đi vào trong vừa đáp: “Đưa rồi.”
Tưởng Dư hơi sửng sốt, nhanh chóng hiểu ra.
Đưa rồi.
Nhưng người ta không đến.
Cậu bước theo nói: “Này, nói không chừng đàn chị có chuyện bận thì sao. Hơn nữa tiết mục của chúng ta cũng ở gần cuối cùng mà. Bây giờ đàn chị không đến đâu có nghĩa lát nữa cũng không đến.”
Lý Thanh Đàm không lên tiếng nhưng cảm xúc đang trầm xuống đến mức mắt thường có thể thấy được.
Cậu đi đến một góc rồi cầm dùi trống lên, thỉnh thoảng gõ vài cái lên mặt trống tạo nên những tiếng vang đứt quãng.
Ánh sáng ở cạnh sườn tỏa xuống gợi lên bóng lưng cô đơn tịch mịch của cậu.
Bảy giờ.
Tiệc đêm chính thức bắt đầu. Đầu tiên là phần phát biểu, từ hiệu trưởng cho đến cựu học sinh ưu tú, lần lượt từng người kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ.
Dù Vân Nê không có mặt trong hội trường nhưng cô có thể cảm nhận được phần nào bầu không khí náo nhiệt ở đó chỉ thông qua sự miêu tả của mấy nữ sinh trong lớp.
“Bắt đầu rồi bắt đầu rồi!” Nữ sinh kích động gọi đám bạn của mình đến: “Bạn tớ gửi video đến này, mẹ kiếp, muốn đến đó quá đi thôi.”
“Đến tiết mục nào rồi?”
“Một bài hợp xướng của lớp mười và lớp mười một đó.”
“Kế tiếp là gì vậy?”
“Hình như là nhảy á. Không phải trên diễn đàn có đăng các tiết mục trong chương trình rồi sao, cậu tìm lại xem sao, điện thoại tớ đang chờ nhận video rồi.”
“Để tớ xem cho, để tớ xem cho.”
Một vòng người vây quanh chiếc điện thoại ở hàng trước. Thỉnh thoảng lại có mấy tiếng thét chói tai đầy kích động và hâm mộ than thở vang lên, lâu lâu còn nhắc đến những cái tên quen thuộc.
Vân Nê chẳng thể đọc nổi một chữ nào nữa. Trong lòng cô bị một cục rối quấn lấy, sau khi phá kén chui ra lại nếm phải nỗi khổ sở khác.
Cô đứng dậy đi ra khỏi phòng học rồi đến nhà vệ sinh để rửa mặt bằng nước lạnh.
Trong thời gian cô đang ngẩn người, Phương Miểu cũng gửi một tin nhắn đến.
[Còn ba tiết mục nữa là đến nhóm Lý Thanh Đàm rồi, cậu không đến thật sao?]
Vân Nê cụp mắt nhìn điện thoại, nước chưa lau khô trên mặt nhỏ xuống màn hình, làm mờ cái tên đó đi.
Cô không trả lời tin nhắn của cô bạn. Lúc đi đến cửa cầu thang lại thoáng ngửi thấy mùi thuốc lá nhàn nhạt trong gió, hơi khang khác với mùi đã từng ngửi trước đây.
Ánh trăng chiếu vào hành lang, bóng thiếu nữ in xuống mặt đất. Màn đêm tĩnh lặng, âm thầm suy đoán lòng người.
Cùng thời điểm đó tại hội trường lớn. Bầu không khí được đẩy lên cao trào bởi tiết mục nhảy của một nhóm nam. Sau đó Lý Thanh Đàm đi ra ngoài trong tiếng hoan hô của tất cả mọi người.
Đêm tháng tư vẫn còn hơi lành lạnh.
Cậu mặc một chiếc áo phông có ống màu trắng mỏng manh, đứng ở một góc tường nơi ánh đèn không chiếu tới. Ngọn lửa lay động muốn tắt trong làn gió.
Điện thoại nằm trong túi quần dài.
Một tay Lý Thanh Đàm kẹp điếu thuốc, tay còn lại móc điện thoại ra rồi mở biệt danh quen thuộc thuộc đó lên. Cậu nhanh chóng gõ mấy chữ nhưng lúc định gửi đi lại do dự.
Cậu cụp mắt, trong khoảnh khắc tro thuốc lá rơi xuống, cậu đã giơ tay bấm gửi.
Bên trong kia lại một tiết mục biểu diễn nữa lại kết thúc. Lý Thanh Đàm không đợi được hồi âm của cô. Cậu xoay người bước vào hội trường, lúc đi ngang qua khán đài thì lơ đãng nhìn sang chỗ ngồi trống đó. Lòng cậu hoàn toàn trùng xuống.
Tưởng Dư cũng thay một bộ trang phục không khác cậu mấy, áo tay ngắn màu trắng phối cùng quần lửng màu đen. Dáng vẻ năng động tươi mới, đem đến cảm giác trẻ trung vô cùng.
Cậu ta cười nói: “Thầy Triệu mới tìm cậu đó, thầy nói có thể đưa trống lên rồi.”
“Được.” Lý Thanh Đàm giơ tay vuốt tóc trước mặt ra sau, để lộ trán và đường nét lông mày. Cậu đi đến cạnh trống, chẳng hiểu sao lại cảm thấy cổ họng hơi chát, bèn quay đầu lại hỏi: “Có nước không?”
Tưởng Dư cầm chai nước chưa mở nắp đưa cho cậu rồi hỏi: “Cậu lại hút thuốc đấy à?”
“Nửa điếu.” Cậu mở nắp uống một ngụm, cảm giác chua chát ngay cổ họng lan tràn vào lòng, đè ép khiến cậu sắp không thở nổi nữa.
Trước bức màn, MC chương trình giới thiệu tiết mục. Cánh cửa ở lối vào trong góc cứ mở ra rồi đóng lại, có người đi ra, có người lại đi vào.
Phía sau bức màn, Lý Thanh Đàm và Tưởng Dư đứng trong bóng tối ngăn cách với bên ngoài bởi một tấm rèm vừa dày vừa nặng để sửa sang lại đạo cụ biểu diễn. Đây là lần đầu tiên Tưởng Dư lên sân khấu biểu diễn nên khó tránh khỏi việc cảm thấy hồi hộp, trong miệng vẫn đang nhẩm lại nhịp điệu.
Lý Thanh Đàm nhìn về chỗ ngồi trống không trên khán đài qua một khe hở nhỏ, sau đó cụp mắt khẽ thở dài một hơi.
Mười phút trôi qua, vở kịch ngắn của một lớp khác hạ màn viên mãn.
Lý Thanh Đàm đi theo thầy Triệu lên sân khấu từ cầu thang bên hông, điều chỉnh thử lại vị trí trống xong xuôi. Ánh đèn không chiếu đến chỗ này, cậu ngồi chìm trong bóng tối, dường như hòa thành một thể với nó vậy.
Khúc nhạc dạo quen thuộc vang lên.
Tưởng Dư đi về phía trước sân khấu, làm một động tác chào kiểu quân đội Mỹ rất chuẩn xác với những người ngồi dưới khán đài. Một đám nữ sinh bên dưới hoan hô hét ầm cả lên.
Cậu ấy cầm micro rồi quay đầu nhìn về mé bên phải sân khấu.
Sau đó ánh đèn sân khấu chói mắt lập tức chiếu về nơi ấy. Lý Thanh Đàm ngồi trong ánh sáng, gương mặt vừa đẹp trai vừa nổi bật.
Một tay cậu cầm dùi trống, tay khác vịn micro. Đầu hơi cúi thấp, tiếp đó một giọng nói trong veo dịu dàng vang vọng khắp hội trường.
“Bài hát này gửi tặng một người rất quan trọng.”
Những người ngồi dưới sân khấu lập tức sôi trào vì lời nói này của cậu. Song dường như Lý Thanh Đàm chẳng hề nghe thấy, dùi trống quay một vòng cực nhanh giữa ngón tay cậu.
Trong khoảnh khắc Tưởng Dư cất tiếng hát, cậu giơ tay lên và gõ xuống trống —–
“/Em nói đi, biết rõ em không ở đây nhưng anh vẫn hỏi/Không khí cũng không thể thay thế câu trả lời của em/Thói quen như những vết thương cố chấp chẳng chịu lành/Từng nỗi nhớ về em như xé nát cả linh hồn anh ——“
Giọng hát trầm lắng của Tưởng Dư và những nhịp trống trầm bổng hòa hợp một cách hoàn mỹ.
Khi hát đến đoạn điệp khúc thì nhịp trống càng trở nên dồn dập hơn. Hai âm thanh một trước một sau, hoàn toàn khác biệt nhau nhưng khi đan hòa lại thì vô cùng tuyệt vời.
“ —– Anh không muốn để em một mình/Một mình lênh đênh lưu lạc giữa biển người tấp nập/Anh không muốn em phải một mình trải qua bước đời giông bão/Anh không muốn để em một mình chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới này/Anh không muốn những giọt nước mắt mãi bên em không rời —–“
Trong những tiếng hoan hô giữa biển người đông nghìn nghịt, Vân Nê đứng trong một góc nhỏ chẳng ai hay biết. Giữa những ánh đèn flash nhấp nháy chập chờn đang đung đưa qua lại trên tay mọi người, cô chỉ nhìn về phía cậu thiếu niên đang ngồi trong ánh sáng kia.
Cậu mặc một chiếc áo phông trắng rộng rãi sạch sẽ. Bóng dáng chơi trống vô cùng phóng khoáng. Tuy vẻ mặt hơi lạnh nhạt nhưng mỗi nhịp trống vang lên đều nhiệt liệt và cháy bỏng vô cùng.
Rõ ràng tiếng hát kia hoàn toàn khác biệt nhưng dường như khi hòa vào cùng nhau lại gợi lên một niềm yêu khó giấu và nỗi cô đơn thấu tận tim gan.
Trong khoảnh khắc xoay người rời đi, cuối cùng Vân Nê cũng sụp đổ rồi. Nước mắt cô rơi xuống tựa như một cơn mưa nặng hạt.
__
Lời tác giả:
“/Em nói đi, biết rõ em không ở đây nhưng anh vẫn hỏi/Không khí cũng không thể thay thế câu trả lời của em/Thói quen như những vết thương cố chấp chẳng chịu lành/Từng nỗi nhớ về em như xé nát cả linh hồn anh ——“
“ —– Anh không muốn để em một mình/Một mình lênh đênh lưu lạc giữa biển người tấp nập/Anh không muốn em phải một mình trải qua bước đời giông bão/Anh không muốn để em một mình chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới này/Anh không muốn những giọt nước mắt mãi bên em không rời —–“
Đây là bài hát của Mayday nhaaa! **
Danh sách chương