Cho dù lúc trước không có Trần Thiện Chiêu đề nghị dời đô, cùng lắm Trần Vĩnh sẽ trì trệ thêm một hai năm rồi dần dần chuẩn bị việc này. Cho nên, khi Trần Thiện Chiêu cầu tình cho hết người này đến người khác cứu bao nhiêu quan viên, Hoàng đế nghe được một ít tiếng gió "mang ơn đội nghĩa" gì đó, không khỏi có điều trầm ngâm, rồi khi tin tức Trần Thiện Chiêu đề nghị dời đô cũng bị truyền ra ngoài, tâm trạng hơi bực bội của ngài tức khắc biến thành phẫn nộ khó có thể ức chế.

Phải biết lần đó Trần Thiện Chiêu nói ra lời đề nghị chỉ riêng với một mình ngài, tấu chương cũng đưa thẳng tới Càn Thanh Cung, ngài vẫn chưa cho bất cứ người nào xem qua. Hiện giờ chuyện này loan truyền ồn ào huyên náo, rõ ràng là có người mơ ước Đông Cung! Tuy nhiên, vào ngày quần thần lại quỳ cầu lần nữa xin Thiên Tử thu hồi mệnh lệnh đã ban ra, Trần Vĩnh dự bị bày mưu đặt kế để Mã Thành chải vuốt cẩn thận trên dưới Càn Thanh Cung, thanh trừ sạch sẽ những nội thị cung nhân có khả năng tiết lộ tin tức, thế nhưng Trần Thiện Chiêu lại tới chịu đòn nhận tội. Nghe rõ Trần Thiện Chiêu trình bày nội tình, Trần Vĩnh vừa tức giận vừa buồn cười, cuối cùng nhịn không được buột miệng quát: "Chuyện này bị lan truyền ồn ào huyên náo, rốt cuộc lại là vì ngươi lỡ miệng cho Hồ Ngạn biết?"

"Vâng ạ, Hồ Ngạn xưa nay trung trực, lúc trước khi Thái tổ hoàng đế còn trên đời, Hồ Ngạn này thường xuyên công kích phụ hoàng. Sau khi phụ hoàng đăng cơ đã khoan thứ cho ông ta vụ bất kính, lại liên tiếp đề bạt cho ông ta nhậm chức Đô Sát Viện Hữu thiêm Đô Ngự sử. Lần này ông ta cực lực phản đối dời đô, phụ hoàng dưới cơn nóng giận suýt bắt ông ta miễn quan thôi chức nên nhi thần ra mặt che chở. Tuy nhiên, ông ta lại hy vọng nhi thần cố gắng khuyên phụ hoàng thu hồi ý chỉ hao tài tốn của kia. Nhi thần không nói lại ông ta, đành phải đơn giản làm rõ mọi chuyện. Hồ Ngạn là người thẳng tính, chắc hẳn biết nhi thần đề nghị dời đô nên nhịn không được thổ lộ với người khác. Thỉnh phụ hoàng ngàn vạn lần đừng trách tội ông ta."

Nhìn vẻ mặt thành khẩn của Trần Thiện Chiêu, Trần Vĩnh quả thực không biết nên nói gì, chỉ vào đích trưởng tử một hồi lâu rồi cuối cùng mới rặn ra một câu: "Cổ hủ!"

Mắng thì mắng vậy thôi, thật ra đem so sánh với những sóng gió có thể gây ra nếu Thái tử thu mua nhân tâm hoặc các Hoàng tử khác mơ ước Đông Cung, màn phong ba hiện giờ tuy lớn nhưng cũng không phải không thể chịu đựng. Vì thế, khi Trần Thiện Chiêu cúi đầu lãnh giáo huấn, lại vẫn thỉnh cầu ngài khoan thứ cho những đại thần dâng tấu phản đối, Hoàng đế chỉ tức giận nói: "Cái đám lão già cổ hủ không biết linh hoạt kia, trẫm đối xử với bọn họ đủ tận tình tận nghĩa! Muốn trẫm khoan thứ bọn họ, chính ngươi đi nghĩ cách khuyên họ hồi đầu! Bằng không trẫm khiến cho một đám quỳ cầu đều lăn về quê trồng trọt!"

Nếu sự việc xảy ra lúc xưa khi Trần Thiện Chiêu thường xuyên cầu tình vì mọi người, không ít quan văn cảm nhớ Thái Tử nhân hậu, vậy thì muốn khuyên mọi người cũng không khó. Khổ nỗi hiện giờ mỗi người đều biết Trần Thiện Chiêu chính là thủ phạm khởi xướng, trong suy nghĩ của Mã Thành thì chuyện này quả thực là củ khoai lang phỏng tay nhất. Nhìn Trần Thiện Chiêu mặt không đổi sắc đáp ứng rồi cáo lui rời Càn Thanh Cung, Mã Thành không khỏi sinh lòng bội phục.

Cách làm người và cách xử sự của vị Thái Tử này thật sự khiến người đoán không ra, cũng khó trách ngồi ổn định ở trữ vị ngần ấy năm. Yến Vương được sủng ái như vậy mà chưa bao giờ lung lay được Đông Cung!

Mặc dù thời tiết tháng tư gió xuân ấm áp ánh nắng tươi sáng, mặc dù quỳ cầu trước cửa Phụng Thiên chỉ có hai ba chục quan viên, nhưng liếc mắt quan sát, trường hợp này vẫn cho người ta một loại cảm giác áp bách nặng trĩu. Còn phần một đám quan viên quỳ sát dưới đất thì mùi vị chắc chắn không hề dễ chịu chút nào. Mặc dù thời tiết khá tốt, nhưng những ô gạch vàng hai thước vuông dưới đất lại cứng rắn vô cùng, đầu gối quỳ xuống chỉ khoảng một khắc là đã đau thấu tim, chưa kể còn phải khom lưng hình cánh cung, loại cảm giác thân thể tê cứng kiểu này người ngoài tuyệt đối khó có thể lĩnh hội, thế mà từ khi bắt đầu đến bây giờ không hề có người nào bỏ cuộc. Đột nhiên bên cạnh nghe bộp một tiếng, có người quay đầu nhìn, phát hiện một vị quan văn ngã quỵ xuống đất bất tỉnh nhân sự. Đối mặt với trường hợp này, tuy sớm có dự bị nhưng trong đám người cũng nổi lên một trận xôn xao.

Đúng lúc này, mọi người nghe được giọng nói đằng trước truyền đến: "Đứng sững sờ nơi đó làm gì, mau khiêng người tới Ngự dược cục điều trị!"

Người tai nhạy đã nghe ra chủ nhân giọng nói này là ai, còn lại những người quỳ lâu quá đầu óc mơ hồ không nhận ra thì bên tai cũng truyền đến tiếng đồng liêu nhắc nhở, thế là tất cả đều biết người tới chính là vị đưa ra đề nghị dời đô, đồng thời cũng là người mở miệng cầu tình cho các quan viên suýt bị hạch tội trước đó, Đông Cung Thái Tử Trần Thiện Chiêu. Trong số quỳ cầu có rất nhiều quan viên được Trần Thiện Chiêu cứu, khó khăn lắm mới giữ được chức vụ, phải nói trong lòng họ thực sự hụt hẫng. Về công, chuyện dời đô bọn họ không thể nào chấp nhận nổi; nhưng về tư, Trần Thiện Chiêu bảo hộ tánh mạng chức quan cho bọn họ, nhưng bọn họ lại tới chỗ này quỳ cầu, thật sự phải xin lỗi công lao Thái Tử cầu tình.

Trần Thiện Chiêu đi tới trước hàng đầu tiên, đưa tay nâng dậy người cầm đầu là Hữu thiêm Đô Ngự sử Hồ Ngạn. Thấy ông ta không chịu đứng dậy, anh buông tay thở dài: "Tấu chương của chư vị, phụ hoàng đều chuyển cho ta xem qua, trong số đó có người xác thật nói có sách mách có chứng, không thiếu tâm lo cho quốc gia. Chư vị đều nói kinh thành chính là nơi Thái tổ hoàng đế định ra, hơn nữa Kim Lăng là bảo địa, bao nhiêu triều đại đều chọn nơi đây là thành đô, tốt hơn nhiều so với Bắc Kinh, lời này ta cũng không có gì dị nghị." Thấy Hồ Ngạn ngẩng đầu lên, các quan viên đang quỳ sát đất cũng hơi ngước đầu, có một số còn thẳng lưng, Trần Thiện Chiêu đột nhiên nói một cách chém đinh chặt sắt: "Nhưng trước khác nay khác!"

"Thứ nhất, năm đó khi Thái tổ hoàng đế đưa các thân vương đi kiến phiên ở Bắc địa, phần lớn đều là những vị đã từng suất quân Bắc chinh đánh đuổi Thát Lỗ lập nhiều quân công. Nhưng trải qua bao nhiêu biến cố, hiện giờ từ Tây An đến Đại Đồng đến Bắc Kinh đều không có phiên vương và đội hộ vệ trấn thủ, thậm chí các phiên vương khác đều đã tự thỉnh về kinh vinh dưỡng. Tuy đây có thể tiêu trừ khả năng phiên vương làm ác ở địa phương, thậm chí ngừa được mối họa mưu nghịch phản loạn, nhưng rốt cuộc lại khiến vùng Bắc địa trống không. Thiếu các hoàng tộc tông thất ở đó, vậy thì những phú thương dựa vào vương phủ để kinh doanh sẽ không cách gì sinh tồn; mà nếu các phú thương này không có sinh kế thì những người làm công dựa vào họ như tiểu nhị chưởng quầy cũng như các bá tánh làm các nghề phụ sẽ không còn con đường sống. Bởi sự ảnh hưởng này, phía Bắc không còn phồn hoa, dân cư sẽ càng ngày càng ít. Còn bọn Thát Lỗ không bị binh mã đến chinh phạt thì lại được nghỉ ngơi lấy sức sinh sản dân cư. Bên này giảm bên kia tăng sẽ tạo ra hậu quả gì?"

Hồ Ngạn xem như người được Trần Thiện Chiêu mời chào sớm nhất. Chứng kiến vị này từ một Hoàng tôn được Thái tổ hoàng đế sủng ái biến thành Đông Cung Thái Tử, hơn nữa mưu lược càng ngày càng sâu rộng, Hồ Ngạn cảm thấy vui sướng tự đáy lòng. Huống chi, chuyện dời đô vốn dĩ năm xưa được Trần Thiện Chiêu thư từ lui tới thương lượng với ông thật lâu, khi Thái tổ hoàng đế băng hà mới đưa ra đề nghị này với Trần Vĩnh. Tuy nhiên, Hồ Ngạn càng không quên mục đích của vở diễn ngày hôm nay, lập tức bướng bỉnh cãi cùn: "Nhưng nếu người phương Bắc dân khẩu thưa thớt, có thể di chuyển phú thương của phương Nam đến đó lấp đầy!"2

"Xu lợi vốn là thiên tính, nếu nhìn không ra chỗ tốt thì ai sẽ tình nguyện mang thiệt vào thân? Huống chi, nếu chỉ cần di chuyển người đến đó để lấp đầy, tương lai ai có thể đảm bảo không xuất hiện lưu dân?" Trần Thiện Chiêu cao giọng, sau đó nhìn mọi người nhấn mạnh: "Kim Lăng là nơi Thái tổ hoàng đế định đô, năm xưa dĩ nhiên là vùng đất thích hợp nhất. Tuy nhiên, Kim Lăng phồn hoa quyến rũ chỉ có thể nhìn được cảnh thịnh thế thái bình, những triều đại định đô tại đây có mấy triều chân chính lâu dài, phải không? Sống yên ổn thì nên nghĩ đến ngày gian nguy -- Bắc địa khổ hàn binh biến hung hiểm, thân là quân vương nhưng nếu cứ sống tại kinh thành thì căn bản không nhìn được các tướng sĩ phải vất vả đổ biết bao mồ hôi và máu! Sở dĩ ta đề nghị phụ hoàng dời đô đến Bắc Kinh, quan trọng nhất chính là đạo lý này. Phụ hoàng đích thân mang binh đánh giặc, có lẽ sẽ không gặp phải vấn đề sầu lo này; nhưng ba đời năm đời về sau thì sao? Hưởng thụ cuộc sống ca múa thăng bình nhưng cần phải nghĩ cho tương lai xa hơn! Thêm vào đó phụ hoàng luôn nhắc nhở: Làm Thiên Tử thì phải biết bảo vệ đất nước, Đại Tề muốn ổn định và hoà bình lâu dài thì phải có khí phách như vậy!"

Mặc dù vẫn có chưa hoàn toàn ủng hộ cách biện luận này của Trần Thiện Chiêu, nhưng càng nhiều người đã bị thuyết phục. Đặc biệt là Hồ Ngạn gần như không cần suy nghĩ dập đầu thật mạnh xuống đất, nghẹn ngào nói: "Nếu Hoàng Thượng nguyện ý làm một Thiên Tử bảo vệ đất nước, hơn nữa còn có kế hoạch sâu xa đến thế... Thần chỉ dùng tài chính để phản đối, thực sự thiển cận!"

"Hồ đại nhân nói gì kỳ vậy? Xưa nay ông làm việc đều vô cùng trung trực, phụ hoàng vẫn luôn biết rõ, thường nói với ta: Đô Sát Viện có Hồ Ngạn, không khí trở nên chính trực hơn!"

Nâng dậy Hồ Ngạn xong, Trần Thiện Chiêu lại đến trước mặt một quan viên bên cạnh Hồ Ngạn, đôi tay nâng ông ta dậy, vẻ mặt tràn đầy thành khẩn: "Cố Thuyên tào chấp chưởng Lại Bộ Văn tuyển tư nhiều năm, thanh chính cương trực, Hạ đại nhân luôn coi ông là cánh tay mặt. Phụ hoàng cũng nói: Lại Bộ có Cố Hải, mỗi người được tuyển vào quan trường đều hưởng thụ công bằng. Chuyện dời đô tuy lớn, nhưng nếu sau này Văn tuyển tư không có người công chính liêm minh như Cố Thuyên tào chấp chưởng, chẳng phải sẽ có người chịu khổ?"

Lang trung Cố Hải của Lại Bộ Văn tuyển tư tức khắc đứng sững sờ ngay tại chỗ. Trần Thiện Chiêu tiếp tục đi nâng dậy từng người đang quỳ phục, trong miệng đều là những lời Hoàng đế tán dương khen thưởng bọn họ. Vào lúc này, cho dù vẫn có người vẫn bất đồng ý kiến dời đô, nhưng trong lòng quan viên nào cũng nóng bỏng nghẹn ngào, miễn bàn cảm động biết bao nhiêu. Các nội thị đi kè kè bên cạnh canh chừng sợ xảy ra chuyện, chứng kiến Thái Tử vuốt v3 bình ổn hết một đám quan viên xù gai đầy người, trong lòng đều bội phục sát đất. Khi tin tức liên quan đến việc Trần Thiện Chiêu làm thế nào trấn an những người này truyền tới Càn Thanh Cung, ngay cả Hoàng đế Trần Vĩnh cũng không nhịn được lộ ra vài phần tán thưởng.

"Cái thằng ngốc này... Về sau nếu lại có vụ nào cần khuyên người trấn an người, trẫm sẽ giao hết cho nó!"

Miệng nói vậy thôi nhưng vẻ mặt Trần Vĩnh thật sự đắc ý. Những lời Trần Thiện Chiêu nói ra xác thật là những đánh giá của ngài đối với các quan viên, nhưng ngài rất hiếm khi khen ai thẳng mặt. Cho dù nguyên lão như Hạ Thủ Nghĩa, Trương Tiết, hay bộ hạ cũ như Trương Minh, Chu Phùng Xuân, Tống Chí Hoa cũng hiếm khi được ngài khen thưởng, càng không cần phải nói những quân viên cấp thấp hơn một tầng. Vì thế, hiện giờ Trần Thiện Chiêu tung ra những lời bình này, hơn nữa trước đó là một phen biện luận có khí phách, vậy là đủ có thể áp xuống những phong ba đang quấy động. Hơn nữa, mặc dù Trần Thiện Chiêu chơi trò treo đầu dê bán thịt chó, những chỉ cần câu "Thiên Tử bảo vệ đất nước" cũng đã làm ngài rất hài lòng!

"Xem ra trong cuộc chuẩn bị dời đô này, có Thái Tử lưu kinh giám quốc, trẫm không cần lo lắng!"

Còn phần Hoàng Thái tôn Trần Hi đang ở Nhu Nghi Điện học hành biết được đầu đuôi câu chuyện, cậu ta chỉ ngồi một chỗ ngây người hơn nửa ngày cũng chưa phục hồi tinh thần. Hiện tại cậu mới xem như hiểu rõ thâm ý trong lời giải thích của mẫu thân, nhưng dù vậy, cậu vẫn không khỏi bội phục cách thức ứng xử của phụ thân. Nghĩ đến từ trước tới nay luôn có người chê bai phụ thân là con mọt sách, chẳng qua dính được hào quang của đích trưởng tử, hơn nữa họ còn nói mẫu thân quá lợi hại lấn áp cả phụ thân, hiện giờ cậu chả thèm tin một chút nào.

- - -- Không nói không rằng vẫn có thể thu phục nhân tâm, lại khiến cho hai đời hoàng đế đều hài lòng, phụ thân mới là người lợi hại nhất!
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện