Hai tháng sau, phiên tòa xử John Cavendish về tội giết mẹ kế diễn ra.
Tôi sẽ nói chút ít về những tuần trước đó, trong thời gian này thiện cảm và sự ngưỡng mộ của tôi dành hết cho Mary Cavendish. Bà đứng hẳn về phía chồng mình, gạt bỏ một cách khinh miệt ngay cả ý nghĩ rằng anh ta có tội nữa, và tranh đấu hết sức mình cho anh.
Tôi nói lên tình cảm của mình với Poirot và ông gật đầu buồn bã.
- Phải, bà ấy thuộc loại phụ nữ chỉ bộc lộ ưu điểm của mình trong nỗi bất hạnh mà thôi. Chính những bất hạnh đã làm nổi bật lên những gì tốt đẹp nhất, trung thực nhất ở họ. Niềm kiêu hãnh và sự ghen tuông ở bà ấy đã...
- Sự ghen tuông ư? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Phải. Anh không thấy đó là một phụ nữ hay ghen sao? Như tôi đã nói, niềm kiêu hãnh và sự ghen tuông đã được dẹp qua một bên. Bà chỉ còn nghĩ đến chồng mình và đến số mệnh khủng khiếp đang treo lơ lửng trên đầu ông ta thôi.
Ông nói với nỗi xúc cảm và tôi nhìn ông, nhớ lại buổi trưa trước đây, khi ông do dự không biết có nên nói hay không. Và, nghĩ đến sự trìu mến của ông dành cho tất cả những gì đụng đến "hạnh phúc của một người phụ nữ", tôi cảm thấy sung sướng rằng ông không phải chọn đến một quyết định nào cả.
- Ngay cả bây giờ nữa - tôi nói - tôi vẫn không thể nào tin được. Đến giây phút cuối cùng tôi vẫn cho đó là Laurence.
Poirot cười gằn.
- Tôi thì tôi biết đấy.
- Nhưng John, anh bạn John của tôi!
- Mọi tên sát nhân đều là bạn thân của một người nào đó - Poirot triết lý - Người ta không thể lẫn lộn tình cảm và lý trí được.
- Tôi phải thú nhận, lẽ ra ông nên báo trước cho tôi biết thì hơn.
- Tôi đã không làm như vậy có thể chính vì anh ta là bạn của anh.
Tôi hơi chưng hửng trước những lời nói đó và nhớ lại tôi đã quá vội vã khi cho John biết những nghi ngờ của Poirot, mà theo ý tôi, bao trùm lên Bauerstein. Ông này, nhân đây cũng nên nói, đã được tha bổng. Dù sao đi nữa, dù hắn đã khéo léo phá tan được lời buộc tội, thì từ nay hắn cũng không thể hành động gì được nữa.
Tôi hỏi Poirot xem ông ta có tin rằng John sẽ bị kết án hay không. Trước sự ngạc nhiên tột độ của tôi, ông bảo với tôi, ngược lại, sẽ có rất nhiều hy vọng để cho anh ta được tha bổng.
- Thôi đi nào, Poirot! - Tôi phản đối.
- Ồ! Anh bạn của tôi ạ, tôi vẫn chẳng bảo với anh là tôi không có bằng cớ gì hết sao? Biết người nào đó có tội và chứng minh được anh ta có tội lại khác xa nhau. Và trong trường hợp này thì lại có quá ít bằng chứng. Đó là tất cả khó khăn đấy. Tôi, Hercule Poirot, tôi biết, nhưng tôi còn thiếu một mắt xích cuối cùng của sợi dây xích. Trừ khi tìm được mắt xích đó.
Ông gật gù một cách nghiêm nghị.
- Ông bắt đầu nghi ngờ John Cavendish từ lúc nào vậy? - Tôi hỏi sau một lúc im lặng.
- Còn anh thì không nghi ngờ anh ta sao? - Không bao giờ!
- Ngay cả sau mẫu đối thoại mà anh đã nghe thấy giữa Mary Cavendish và bà mẹ chồng, và sau sự thiếu trung thực của bà ta ở buổi hỏi cung sao?
- Không.
- Anh không tự nhủ nếu như không phải Alfred Inglethorp đã cãi nhau với vợ (và anh có nhớ hắn ta đã kịch liệt chối cãi ở buổi hỏi cung), thì sẽ phải là Laurence hoặc John thôi. Nhưng, nếu là Laurence thì thái độ của Mary Cavendish là không thể hiểu nổi. Nhưng mặt khác, nếu như là John thì tất cả đều được giải thích một cách tự nhiên.
- Như thế - tôi kêu lên, trong khi mọi việc bắt đầu sáng tỏ trong tôi - thì chính John là người đã cãi nhau với mẹ mình vào trưa hôm xảy ra án mạng, phải không?
- Đúng vậy.
- Và ông biết điều này ngay từ đầu vụ này ư?
- Tất nhiên rồi. Đó là cách duy nhất để có thể giải thích được thái độ của Mary Cavendish thôi.
- Thế mà ông lại bảo có thể anh ta được tha bổng ư?
Poirot nhún vai.
- Chắc chắn như thế thôi. Ở buổi thẩm vấn của việc công tố, chúng ta sẽ nghe lời buộc tội, nhưng theo mọi khả năng, thì các luật sư của bị cáo sẽ đề nghị đợi đến phiên tòa để bào chữa. Và nhân đây tôi cũng lưu ý anh tôi không nên có mặt tại phiên tòa.
- Sao cơ?
- Không. Một cách chính thức thì tôi không dính dáng gì đến vụ này cả. Tôi phải ở trong hậu trường cho đến khi tôi tìm được cái mắc xích còn thiếu ấy. Bà Cavendish phải tin rằng tôi làm việc cho chồng bà ta chứ không phải chống lại ông ấy.
- Ồ! Này, như thế thì quá lắm đấy! - Tôi nổi loạn và phản đối.
- Không đâu. Chúng ta đang phải đương đầu với một tên vô cùng thông minh, không hề biết chùng tay, và chúng ta phải dùng mọi cách trong khả năng của chúng ta, nếu không thì hắn sẽ vuột khỏi tay chúng ta ngay. Bởi vậy tôi phải cẩn thận núp đằng sau hậu trường. Tất cả mọi phát hiện đều do Japp thực hiện và Japp sẽ hưởng mọi vinh quang. Nếu như tôi được gọi ra làm chứng (và ông mỉm cười thoải mái), thì tôi sẽ chỉ là nhân chứng giải tội mà thôi.
Tôi không thể nào tin vào đôi tai mình.
- Tất cả đều ổn cả - Poirot tiếp - Dù cho có lạ lùng đến đâu đi nữa, thì cũng chính tôi sẽ đưa ra bằng chứng để phá bỏ lời buộc tội.
- Về vấn đề gì?
- Về việc thủ tiêu tờ di chúc. John Cavendish không hề thiêu hủy nó.
* * *Poirot quả là một nhà tiên tri. Tôi sẽ không đi vào chi tiết của buổi thẩm vấn của viện công tố, bởi vì như thế sẽ kéo theo những sự lặp lại chán ngắt. Tôi chỉ nói thêm John Cavendish đã hoãn việc bào chữa của mình lại và bị tống giam trong khi chờ đợi phiên tòa.
Vào tháng chín, chúng tôi lại tụ họp đông đủ ở London. Mary mướn một căn nhà ở Kensington và Poirot có mặt đầy đủ ở các buổi họp mặt của gia đình. Tôi cũng đã xin được một chân ở Bộ Quốc Phòng và như thế có thể gặp mặt bạn bè thường.
Các tuần lễ càng trôi qua thì sự nóng nảy của Poirot lại càng tăng lên. Cái "mắt xích cuối cùng" mà ông nói đến vẫn còn thiếu. Riêng tôi, tôi rất mong cho ông tìm được nó, bởi vì tương lai sẽ dành cho Mary hạnh phúc như thế nào, nếu như John không được tha bổng?
Ngày mười lăm tháng chín, John Cavendish ra trước vành móng ngựa vì tội đã cố sát Emily-Agnés Inglethorp. Anh vẫn một mực kêu oan.
Ngài Ernest Heavywether, vị cố vấn nổi tiếng của Nhà Vua, được giao nhiệm vụ bào chữa cho John.
Ông Philips, công tố của Nhà Vua, mở đầu cuộc tranh tụng.
Ông tuyên bố: Vụ giết người có toan tính trước và được thực hiện một cách thản nhiên. Đó là việc đầu độc một phụ nữ cả tin và đáng yêu bởi đứa con chồng, người đối với anh ta còn hơn là một bà mẹ nữa. Bà đã đùm bọc anh từ thuở nhỏ. Anh và vợ sống ở Styles Court trong sự giàu sang thừa thãi, trong sự quan tâm và chăm sóc của bà. Bà đã là ân nhân của anh.
Ông đề nghị cho mời các nhân chứng ra để chứng minh là John đang kiệt quệ về tài chánh và đang theo đuổi mối quan hệ bất chính với bà Raikes, vợ một nông dân ở gần đấy. Bà mẹ kế biết được sự kiện đó đã buộc tội anh vào buổi trưa trước khi bà chết. Và tiếp theo sau đó một cuộc cãi vả đã nổ ra mà một phần đã được nghe thấy. Hôm trước, bị can đến mua Strychnin ở hiệu thuốc trong làng, anh đã cải trang để mong đổ tội cho một người đàn ông khác, nghĩa là cho chồng của bà Inglethorp. Rất may là ông Inglethorp đã có thể đưa ra một bằng chứng vô can không thể bác bỏ được.
Trưa hôm mười bảy tháng bảy, viên công tố của Nhà Vua tiếp, bà Inglethorp viết một tờ di chúc mới ngay sau cuộc cãi vã với đứa con chồng. Người ta tìm thấy tờ di chúc đó bị đốt cháy trong lò sưởi của phòng ngủ vào sáng hôm sau, nhưng sau đó người ta phát hiện được bằng chứng cho rằng tờ di chúc đó được lập thuận lợi cho chồng nạn nhân. Bà đã lập một tờ di chúc thuận lợi cho chồng trước đám cưới nhưng (và ở đây ông Philips lúc lắc ngón trỏ một cách đầy ý nghĩa) bị cáo không biết đến chi tiết này. Không thể biết được lý do nào đã khiến cho nạn nhân lập một tờ di chúc mới, trong khi cái cũ vẫn tồn tại. Bà đã luống tuổi và có thể quên mất sự hiện diện của tờ di chúc trước. Hoặc giả, và điều này có vẻ hợp lý hơn dưới mắt ông Philips, có lẽ bà tưởng rằng tờ di chúc không còn giá trị nữa từ sau cuộc hôn nhân của mình, vì đã được nghe nói về vấn đề này. Phụ nữ thường không được rành lắm về pháp lý. Khoảng một năm về trước, bà đã lập di chúc thuận lợi cho bị cáo. Ông Philips định cho gọi những nhân chứng để chứng minh rằng rốt cuộc chính bị cáo là người đã đem tách cà-phê đến cho mẹ kế vào buổi tối định mệnh ấy. Sau đó anh ta đã đột nhập vào phòng để thủ tiêu tờ di chúc mà vắng nó, anh biết, sẽ khiến cho tờ di chúc thuận lợi cho anh trở nên hợp lệ.
Bị cáo bị bắt giữ sau khi thám tử Japp, một viên cảnh sát rất giỏi, phát hiện ra lọ Strychnin mà viên dược sĩ trong làng đã bán cho người được xem là ông Inglethorp, trước hôm xảy ra vụ án. Việc quyết định xem những sự kiện vừa rồi có tạo nên một bằng chứng luận tội không thể chối cãi được đối với bị cáo hay không là việc của Bồi Thẩm Đoàn.
Và, sau khi tế nhị ám chỉ thật không thể tin được là Bồi Thẩm Đoàn sẽ không quyết định như thế, ông Philips ngồi xuống và lau trán.
Những nhân chứng buộc tội đầu tiên phần lớn đều là những người đã được gọi ra ở buổi thẩm vấn, trước tiên là các bác sĩ.
Ngài Ernest Heavywether, nổi tiếng khắp nước Anh về cách làm cho nhân chứng bị bối rối, chỉ đặt hai câu hỏi thôi.
- Theo như tôi hiểu, bác sĩ Bauerstein ạ, thì Strychnin là một loại độc dược có công hiệu rất nhanh.
- Vâng.
- Và trong trường hợp đặc biệt này ông không thể giải thích được sự chậm trễ?
- Đúng vậy.
- Xin cám ơn.
Ông Mace nhận dạng chiếc lọ mà viên công tố đưa ra đúng như là chiếc lọ ông đã bán cho ông Inglethorp. Bị thúc ép, ông thừa nhận ông chỉ biết mặt ông Inglethorp thôi. Ông chưa bao giờ nói chuyện với ông ấy cả. Nhân chứng không bị hỏi thêm gì nữa.
Alfred Inglethorp, bị gọi ra, đã chối phăng việc mua độc dược. Ông cũng bác bỏ việc đã cãi nhau với vợ. Nhiều nhân chứng đã xác nhận lời khai của ông ta là chính xác.
Sau đó người ta nghe lời khai của những người làm vườn về chuyện tờ di chúc, rồi đến lượt Dorcas được gọi ra.
Một mực trung thành đối với "các cậu chủ" của mình, Dorcas kịch liệt không nhận bà đã nghe thấy giọng của John và kiên quyết tuyên bố, mặc dù điều này trái ngược với sự hiển nhiên, rằng chính ông Inglethorp đã có mặt trong thư phòng. Một nụ cười khá u buồn thoáng hiện trên gương mặt của bị cáo. Anh thừa biết rằng sự can thiệp dũng cảm của Dorcas là vô ích, bởi vì chính luật sư bào chữa cũng không định bác bỏ sự kiện này. Dĩ nhiên là bà Cavendish không thể được gọi ra để làm chứng chống lại chồng mình.
Sau khi đã hỏi vài câu về những vấn đề khác, ông Philips hỏi:
- Vào tháng sáu vừa rồi, bà có nhớ rằng có một bưu kiện được hãng Parkson gửi đến cho ông Laurence Cavendish không?
Dorcas lắc đầu.
- Tôi không nhớ nữa. Có thể là có đấy, nhưng ông Laurence vắng nhà hầu như là suốt tháng sáu.
- Trong trường hợp có một bưu kiện gởi đến cho ông ta trong lúc đi vắng thì người ta sẽ làm gì?
- Người ta sẽ đem để trong phòng của cậu ấy hoặc trả lại người gởi.
- Có phải bà làm nhiệm vụ đó không?
- Không, thưa ông. Tôi chỉ đem nó đặt trên chiếc bàn trong tiền sảnh thôi. Cô Howard mới làm chuyện đó.
Evelyn Howard được gọi ra và sau khi được hỏi về những vấn đề khác, thì vấn đề gói bưu kiện được đặt ra với cô.
- Tôi không nhớ nữa. Có nhiều bưu kiện được gởi đến lắm. Tôi không thể nhớ riêng gói nào được.
- Cô không biết nó có được gởi tiếp đến xứ Galles cho ông Laurence, hoặc bỏ trong phòng ông ta sao?
- Tôi cho rằng nó đã được gởi tiếp đi. Nếu không thì tôi đã nhớ rồi.
- Nếu như một bưu kiện nào gởi cho ông Laurence Cavendish mà sau đó bị biến mất thì cô có nhận thấy sự mất mát đó không?
- Không, tôi nghĩ là không. Tôi sẽ cho là một người nào khác đã nhận lãnh nó.
- Cô Howard ạ, hình như chính cô đã phát hiện ra tờ giấy màu nâu này thì phải?
Ông giơ tờ giấy đầy bụi bặm mà Poirot và tôi đã xem xét trong phòng khách ở Styles.
- Vâng, chính tôi.
- Làm thế nào mà cô lại đi tìm nó chứ?
- Viên thám tử người Bỉ đảm nhận vụ án này đã nhờ tôi tìm hộ.
- Cô đã tìm thấy nó ở đâu?
- Trên đầu... tủ gương.
- Trên đầu tủ của bị cáo, phải không?
- Tôi... tôi chắc thế.
- Chính cô tìm thấy nó ư?
- Vâng.
- Thế thì cô phải biết cô tìm thấy nó ở đâu chứ?
- Vâng. Trên đầu tủ của bị cáo.
- Như thế thì tốt hơn đấy.
Một nhân viên bán hàng ở chỗ Parkson, hiệu quần áo đóng tuồng, xác nhận rằng ngày mười chín tháng sáu họ đã giao một bộ râu đen cho ông L. Cavendish như ông này đã đặt mua. Đơn đặt hàng là một bức thư có kèm theo một tấm ngân phiếu. Không. Họ đã không giữ lại bức thư, vì tất cả các đơn đặt hàng đã được lưu vào sổ. Họ đã gửi bộ râu theo như sự chỉ dẫn, đến cho L. Cavendish Esq., Styles Court.
Ngài Ernest Heavywether nặng nề đứng lên.
- Bức thư từ đâu đến vậy?
- Từ Styles Court.
- Cùng địa chỉ với nơi ông phải gởi bưu kiện ư?
- Vâng.
Heavywether lao đến ông ta như một con thú vồ mồi.
- Làm sao ông biết được?
- Tôi... tôi không hiểu?
- Làm sao ông biết được bức thư được gởi đến từ Styles Court? Ông có để ý đến con dấu của bưu điện không?
- Không... nhưng...
- À! Ông không để ý đến dấu bưu điện sao? Thế mà ông lại khẳng định nó được gởi đến từ Styles. Suy cho cùng thì đó có thể là bất cứ con dấu nào chứ?
- Vâng.
- Nói cho cùng thì bức thư, mặc dù được viết trên giấy có nhãn của Styles Court, nó vẫn có thể được bỏ ở bưu điện bất cứ nơi đâu. Ở xứ Galles chẳng hạn?
Nhân chứng thừa nhận rằng có thể là trường hợp đó và ngài Ernest tỏ vẻ hài lòng.
Elisabeth Wells, người hầu phòng thứ hai ở Styles Court, xác nhận rằng sau khi đã đi nằm, bà chợt nhớ đã cài then cánh cửa ra vào thay vì chỉ khóa bằng chìa khóa như ông Inglethorp đã dặn. Do đó bà đã trở xuống để sửa chữa sai lầm đó. Bà đã nghe thấy một tiếng động nhỏ bên cánh trái và, liếc nhìn dọc theo hành lang, bà trông thấy ông John Cavendish đang gõ cửa phòng bà Inglethorp.
Ngài Ernest đã nhanh chóng lèo lái bà ta theo ý mình và, bằng những câu hỏi dồn dập và không thương tiếc của mình, ông đã dẫn bà ta đi đến chỗ phải tự mâu thuẫn với chính mình. Rồi ông ta ngồi xuống với nụ cười hài lòng.
Sau lời chứng của Annie về vết sáp trên tấm thảm và về việc đã trông thấy bị cáo đem cà-phê vào thư phòng, phiên tòa được hoãn lại đến hôm sau.
* * * Trên đường trở về nhà, Mary Cavendish cay đắng kêu ca về viên công tố của nhà vua.
- Một con người đáng ghét biết mấy! Ông ta tìm cách giăng bẫy xung quanh anh John đáng thương của tôi. Với sự khôn khéo quý phái, ông ấy đã biến đổi từng sự kiện nhỏ, hòng mang lại cho nó dáng dấp phù hợp với ý muốn của mình.
- Thế thì ngày mai sẽ phải trái ngược lại - tôi nói để an ủi bà.
- Phải - Bà mơ màng đáp.
Rồi bất ngờ bà xuống giọng.
- Ông Hastings này, ông có cho rằng Laurence có thể là thủ phạm không? Ồ! Không đâu! Không thể như thế được!
Chính tôi cũng rất thắc mắc và, ngay khi còn lại một mình với Poirot, tôi hỏi ông ấy mục đích thật sự của ngài Ernest là gì.
- Ồ! - Poirot bảo - Ngài Ernest là một con người rất thông minh.
- Ông có cho rằng ông ta tin Laurence là thủ phạm không?
- Tôi cho rằng ông ta chẳng tin gì cả. Không. Ông ta chỉ tìm cách tạo ra rất nhiều rối ren trong đầu óc của các bồi thẩm, nhằm làm cho họ không làm sao biết được ai trong số hai anh em là thủ phạm nữa. Ông ta tìm cách chứng minh những bằng chứng buộc tội Laurence cũng nhiều bằng những chứng cớ bất lợi cho John và tôi dám chắc ông ta không thất bại đâu.
* * *
Hôm sau, lúc bắt đầu phiên tòa, người chứng đầu tiên được gọi lên là thanh tra Japp. Ông khai trước tòa hết sức ngắn gọn. Sau khi trình bày những sự kiện đầu tiên, ông tiếp:
- Tiếp theo một vài thông tin, Summerhaye và tôi đã lục soát phòng của bị cáo trong lúc vắng mặt ngắn ngủi của anh này. Trong ngăn tủ quần áo, giấu dưới một chồng quần đùi và áo lót, thoạt tiên chúng tôi tìm thấy cặp kiếng kẹp mũi gọng vàng, giống như của ông Inglethorp (cặp kiếng được đưa ra trình) và thứ hai nữa là chiếc lọ này đây.
Chiếc lọ được người dược sĩ nhận diện: một chiếc lọ nhỏ xíu bằng thủy tinh màu xanh, trong đựng vài hạt bột màu trắng và trên nhãn ghi:
Strychnin-clorat
Độc dược.
Từ sau buổi hỏi cung, các thám tử đã tìm ra một bằng chứng mới: một mảnh giấy thấm dài, gần như mới toanh. Họ đã tìm thấy nó trong cuốn séc của bà Inglethorp và, đặt nó trước tấm gương, người ta thấy rõ những chữ sau: "Tôi để lại những gì thuộc sở hữu của tôi cho người chồng yêu quý của tôi: Alfred Ingl...". Điều này cho thấy đích thực tờ di chúc bị thiêu hủy được lập với sự thuận lợi dành cho chồng của nạn nhân. Sau đó Japp đưa ra mẩu giấy cháy đen tìm thấy trong lò sưởi, cái mà, cùng với sự phát hiện của bộ râu trên nhà kho đã bổ sung cho lời khai của ông.
Nhưng luật sư của bị báo lại hỏi thêm ông vài câu:
- Ông đã lục soát phòng của thân chủ tôi vào hôm nào?
- Thứ ba, hai mươi bốn tháng bảy.
- Đúng một tuần sau vụ án?
- Phải.
- Ông nói rằng đã tìm thấy hai món đồ đó trong tủ quần áo. Vậy ra ngăn kéo không khóa ư?
- Không.
- Ông không thấy việc một người vừa mới gây án lại cất giữ bằng chứng buộc tội mình trong một ngăn kéo không khóa, mà người đầu tiên đến có thể lấy được, là phi lý sao?
- Có thể hắn đã vội vã trong khi cất giấu.
- Nhưng ông vừa bảo rằng nguyên một tuần lễ đã trôi qua từ sau vụ án kia mà. Do đó hắn ta đã có thừa thì giờ để đem đi chỗ khác và hủy chúng đi chứ?
- Có thể.
- Không còn phải nghi ngờ điều đó nữa. Hắn ta có thì giờ để đem đi chỗ khác và hủy chúng đi, có hay không?
- Có.
- Chồng quần đùi và áo lót dưới đó những đồ vật này được cất giấu dày hay mỏng?
- Khá dầy.
- Nói cách khác, đó là những quần áo mùa đông. Như vậy rất có thể bị cáo đã không mở đến ngăn tủ đó chứ?
- Có thể là không?
- Yêu cầu ông trả lời đúng vào câu hỏi của tôi. Việc bị cáo, trong một tuần lễ nóng nhất của mùa hè, lại có thể mở ngăn kéo đựng quần áo của mùa đông ra là có thể xảy ra hay không?
- Không.
- Trong trường hợp đó, có thể nào những vật ấy được một người thứ ba nào đó đặt vào đấy mà thân chủ không hay biết gì không?
- Điều đó tôi thấy khó mà xảy ra.
- Nhưng có thể chứ?
- Vâng.
- Thế thôi.
Những lời khai thác tiếp theo sau nói lên những khó khăn về tài chính của bị cáo vào cuối tháng bảy, và quan hệ của anh ta với bà Raikes. Tội nghiệp Mary! Tự ái của bà phải chịu một sự thử thách nặng nề biết mấy! Evelyn Howard đã có lý phần nào, nhưng lòng thù hận của cô ta đối với Alfred Inglethorp đã khiến cô kết luận quá vội vã rằng chính hắn ta là người đàn ông đó.
Sau đó Laurence Cavendish được gọi ra. Anh khẽ trả lời những câu hỏi của ông Philips và chối rằng không hề đặt mua gì ở cửa hàng Parkson vào tháng sáu. Quả vậy, hôm mười chín tháng sáu, anh đang ở xử Galles.
Đúng lúc đó, ngài Ernest tiến đến, chiếc cằm đưa ra đầy vẻ công kích.
- Ông không nhận đã đặt mua một bộ râu màu đen ở chỗ Parkson sao?
- Tôi không nhận.
- Ồ! Hãy cho tôi biết ai sẽ thừa hưởng Styles Court trong trường hợp có chuyện gì xảy đến cho anh của ông?
Sự thô bạo của câu hỏi đó khiến cho Laurence đỏ mặt. Viên chánh án khẽ phản đối và, ở ghế bị cáo, John chồm ra phía trước với vẻ tức tối.
Nhưng Heavywether không màng đến sự tức giận của bị cáo.
- Hãy trả lời tôi, xin ông.
- Tôi cho rằng đó sẽ là tôi - Laurence bình thản đáp.
- Ông muốn nói gì qua "tôi cho rằng"? Anh của ông không có con. Như vậy chính ông sẽ thừa hưởng, phải không?
- Phải.
- À! Có thế chứ! Heavywether nói với một nụ cười dữ tợn. Và ông cũng thừa hưởng cả một khoản tiền lớn, phải không?
- Ngài Ernest ạ - viên chánh án phản đối - những câu hỏi đó quả là không đúng lúc.
Ngài Ernest nghiên đầu và tiếp:
- Hôm thứ ba, mười bảy tháng bảy, ông có đến tham quan bệnh xá của Hội Chữ Thập Đỏ ở Tadminster cùng với một người bạn, phải không?
- Vâng.
- Và, tình cờ có một mình trong phòng ít lâu, ông đã mở tủ đựng độc dược và xem xét vài chai lọ?
- Tôi... có thể tôi đã làm như vậy.
- Tôi chắc chắn ông đã làm chuyện đó.
- Vâng.
Câu hỏi tiếp theo của ngài Ernest rít lên như một phát súng:
- Ông có đặc biệt xem xét một chiếc lọ nào không?
- Không, tôi cho rằng không.
- Hãy coi chừng, ông Cavendish ạ. Tôi muốn nói một chiếc lọ nhỏ đựng Hydro-Clorat Astrychnin.
Laurence xanh mặt.
- Không... không, tôi tin chắc đã không đụng đến nó.
- Thế thì làm sao ông giải thích được việc người ta đã tìm thấy dấu tay của ông trên đó chứ.
Với một tính cách như của Laurence thì biện pháp mạnh rất có hiệu quả.
- Tôi cho rằng tôi đã đụng đến chiếc lọ.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Ông có lấy bớt một phần những gì chứa trong đó không?
- Chắc chắn là không.
- Thế thì tại sao ông lại đụng đến nó.
- Trước kia tôi có học y khoa. Và tất nhiên là những thứ đó khiến tôi chú ý.
- À! Như vậy đó, những độc dược "tự nhiên là gây sự chú ý" của ông, phải không nào? Thế mà ông lại đợi khi chỉ có một mình để thỏa mãn sự chú ý đó?
- Đó chỉ là sự tình cờ mà thôi. Tôi cũng sẽ hành động như vậy nếu như những người khác có mặt ở đó.
- Thế nhưng họ lại không có ở đó, phải không?
- Vâng, nhưng...
- Quả là như vậy, suốt cả buổi chiều ông chỉ ở một mình trong một hai phút mà thôi, và chính trong một hai phút đó, ông đã cảm thấy "sự chú ý tự nhiên" đối với chất Hydro-clorat Strychnin sao?
Laurence ấp úng một cách thảm hại:
- Tôi... tôi...
Ngài Ernest nhận xét với vẻ hài lòng:
- Tôi không còn gì để hỏi ông nữa cả, ông Cavendish ạ.
Cuộc hỏi cung chặt chẽ đó được mọi người chăm chú theo dõi. Trong đám đông, những phụ nữ quý phái còn bắt đầu nói chuyện to đến độ ông chánh án bực bội hăm dọa sẽ cho giải tán căn phòng ngay lập tức nếu như sự im lặng hoàn toàn không được tôn trọng một cách nghiêm ngặt.
Sau đó rất ít lời khai nào khác. Những chuyên viên về chữ viết được gọi ra để xem xét chữ ký của Alfred Inglethorp trên sổ mua độc dược của ông dược sĩ. Họ đều nhất trí tuyên bố đó là một chữ ký giả, hoặc là chữ viết được biến đổi của bị cáo. Được hỏi ngược lại, họ nhìn nhận răng đó có thể là một sự giả mạo khéo léo của bị cáo.
Ngài Ernest Heavywether mở đầu phần bào chữa của mình bằng một bài diễn thuyết ngắn, được phát biểu dưới sự mạnh bạo cố hữu của mình. Ông tuyên bố rằng suốt bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình, ông chưa bao giờ thấy một lời buộc tội nào lại dựa trên những bằng chứng sơ sài đến như thế. Bằng chứng không những chỉ dựa trên những sự vật mà hầu hết chúng còn mong manh nữa. Bồi thẩm đoàn nên ghi lại những lời khai đã nghe và xem xét cho thật kỹ, thật vô tư. Người ta đã tìm thấy chất Strychnin trong ngăn tủ của bị cáo. Ngăn tủ đó không khóa, như ông đã đưa ra nhận xét, và ông quả quyết rằng không có vật gì chứng minh chính thân chủ ông đã giấu độc dược ở đó. Thật vậy, đó là hành động khôn khéo của một người thứ ba để đổ tội cho bị cáo. Người ta không thể chứng minh chính anh ta là người đặt mua bộ râu đen ở chỗ Parkson. Vụ cãi vã xảy ra giữa bị cáo và bà mẹ kế, những khó khăn về tài chánh của bị cáo đã được thổi phồng lên một cách thô lỗ. Ông bạn trứ danh của ông (và ngài Ernest thờ ơ hất đầu về phía Philips) bảo rằng nếu như bị cáo vô tội thì anh ta phải nhanh nhẩu tuyên bố ở buổi hỏi cung răng chính mình, chứ không phải Inglethorp, là nhân vật của cuộc cãi vã. Ngài Ernest thì cho rắng các sự kiện đã được cố ý hiểu sai đi. Sự thật như thế này đây: chiều hôm thứ ba sau khi trở về Styles Court, bị cáo gặp một người nào đó quả quyết với anh ta ông bà Inglethorp đã cãi nhau kịch liệt. Không một giây phút nào bị cáo có ý nghĩ người ta có thể lầm tưởng giọng của mình thành ra giọng của ông Inglethorp, và kết luận một cách tự nhiên mẹ kế mình đã cãi nhau hai lần chiều hôm đó.
Lời buộc tội quả quyết, hôm thứ hai ngày mười bảy tháng bảy ông John Cavendish bước vào hiệu thuốc trong làng, cải trang thành ông Inglethorp. Thế nhưng, vào lúc đó bị cáo lại ở một nơi vắng vẻ có tên gọi là Marston Spinney, nơi mà một cái thư nặc danh đã yêu cầu anh đến: Bức thư nặc danh đó hăm dọa sẽ tiết lộ với vợ anh một vài hành động của anh nếu như anh không vâng theo. Do vậy anh đã đến nơi chỉ định và chỉ quay về nhà sau khi mất công chờ đợi vô ích trong vòng nửa tiếng. Rất tiếc là anh đã không gặp ai, cả lượt đi lẫn lượt về, để có thể xác nhận lời khai của mình, nhưng may thay anh đã giữ lại bức thư mà người ta sẽ đưa ra làm bằng chứng.
Còn về lời khai liên quan đến việc tiêu hủy tờ di chúc, bị cáo trước đây đã hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, không thể không biết bức di chúc lập cách đó một năm thuận lợi cho anh tự động mất giá trị do việc kết hôn của bà mẹ kế. Ngài Ernest đề nghị cho gọi các nhân chứng để xác định ai đã tiêu hủy tờ di chúc, và biết đâu những lời khai này có thể đem lại ánh sáng gì mới cho vụ án.
Sau hết, ông khuyến cáo bồi thẩm đoàn rằng còn có những bằng chứng buộc tội nhiều người khác hơn là John Cavendish. Ông hướng sự chú ý của họ vào những sự kiện, những bằng chứng buộc tội ông Laurence Cavendish cũng mạnh mẽ bằng, nếu không muốn nói là mạnh hơn, những bằng chứng buộc tội người anh.
Đến đây thì ông nhường lời cho bị cáo.
John thực hiện vai trò của mình khá thành công. Dưới sự chỉ đạo khéo léo của ngài Ernest, anh kể lại câu chuyện của mình một cách rất thật. Bức thư nặc danh mà anh đã nhận được đưa ra cho bồi thẩm đoàn xem xét. Sự kiện John đã nhanh nhẹn nhận những khó khăn về tài chánh của mình và cuộc cãi vã với bà mẹ kế càng nhấn mạnh thêm giá trị lời phản cung của mình.
Cuối cuộc hỏi cung, anh do dự một lúc rồi nói thêm:
- Tôi muốn làm sáng tỏ một vấn đề. Tôi lấy làm tiếc và hoàn toàn phản đối những lời ám chỉ của ngài Ernest Heavywether đối với em trai tôi. Tôi tin chắc em tôi cũng vô can đối với vụ án như chính tôi vậy.
Ngài Ernest mỉm cười và bằng cái nhìn sắc, ông nhận thấy sự phản kháng của John đã tạo được một ấn tượng tốt ở bồi thẩm đoàn.
* * * Rồi đến phần hỏi cung của phía công tố.
- Nếu như tôi hiểu đúng - ông Philips nói - thì ông xác nhận không bao giờ nghĩ rằng những nhân chứng ở buổi hỏi cung lại có thể tưởng lầm giọng của ông thành ra giọng của Inglethorp sao?
- Vâng. Người ta bảo với tôi rằng đã xảy ra một cuộc cãi vã giữa mẹ tôi và ông Inglethorp và tôi luôn luôn tin là như thế.
- Ngay cả khi bà Dorcas nhắc lại vài mẩu đối thoại mà lẽ ra ông phải nhận ra sao?
- Tôi đã không nhận ra.
- Trí nhớ của ông kém thật đấy.
- Không, nhưng cả hai chúng tôi đều rất nóng và những câu nói của chúng tôi, theo tôi nghĩ, đã vượt qua khỏi suy nghĩ của chúng tôi. Tôi không mấy để ý đến những lời nói của mẹ tôi.
Cái khịt mũi đầy hoài nghi của ông Philips đã là sự đắc thắng của tài khéo léo của luật pháp. Ông chuyển sang vấn đề của bức thư.
- Ông đưa văn kiện này ra thật đúng lúc.. Chữ viết không có vẻ quen thuộc đối với ông sao?
- Theo tôi biết thì không.
- Ông không thấy nét tương tự rất rõ với chính chữ viết của ông... bị biến đổi một cách vụng về hay sao?
- Không, tôi không nghĩ như vậy.
- Tôi cho đó chính là chữ viết của ông.
- Tôi phản cung.
- Tôi cho rằng, với ý muốn đưa ra một chứng cứ thuận lợi cho mình, ông đã nảy ra ý nghĩ về một cuộc hẹn tưởng tượng và khá vô lý, và ông đã tự viết cho mình bức thư này để khẳng định cho lời khai của mình.
- Không đúng như thế.
- Có phải đúng vào lúc ông tuyên bố đang đợi ở một nơi vắng vẻ thì thật ra ông lại có mặt ở hiệu thuốc ở Styles Saint-Mary, nơi ông mạo danh ông Inglethorp để mua Strychnin không?
- Không. Đó là lời nói dối.
- Tôi cho rằng, mặc bộ quần áo của ông Inglethorp và đeo một bộ râu giả màu đen như của ông ta, ông đã có mặt ở chỗ ông dược sĩ và đã ký tên vào sổ của ông này.
- Điều đó hoàn toàn sai.
- Trong trường hợp đó, tôi nhường cho bồi thẩm đoàn xem xét sự tương tự rõ nét giữa chữ viết trong bức thư, trong cuốn sổ và chữ viết của ông.
Ông Philips nói và ngồi xuống với vẻ của một người đã làm tròn trách nhiệm của mình và cảm thấy bất bình trước những lời phản cung trắng trợn đến như vậy.
* * *
Phiên tòa được dời đến ngày thứ hai do đã hết giờ.
Tôi nhận thấy Poirot có vẻ rất nản chí. Ông nhíu mày với vẻ quá quen thuộc đối với tôi.
- Có chuyện gì vậy, ông Poirot? - Tôi hỏi.
- Này! Anh bạn ạ, mọi chuyện đều xấu đi, rất xấu.
Ngoài ý muốn của mình, tim tôi đập mạnh vì nhẹ nhõm. Quả là có nhiều hy vọng để John Cavendish được tha bổng.
Về đến nhà, Poirot từ chối lời mời một tách trà của Mary.
- Không, cảm ơn bà. Tôi sẽ về phòng nghỉ đây.
Tôi đi theo ông. Vẫn lo lắng, ông tiến về phía bàn giấy và cầm lấy bộ bài. Rồi ông kéo chiếc ghế đến bên bàn, và trước sự kinh ngạc của tôi, ông trịnh trọng xếp các lá bài thành một tòa lâu đài.
Có lẽ tôi có vẻ ngạc nhiên lắm, bởi vì ông vội nói:
- Không, ạnh bạn ạ, tôi không còn trẻ con đâu. Tôi đang làm dịu thần kinh đấy thôi. Việc này cần đến sự khéo tay. Mà sự khéo tay thì lại đòi hỏi đầu óc minh mẫn. Và không bao giờ tôi lại cần đến nó bằng lúc này đây.
- Có chuyện gì vậy? - Tôi hỏi.
Bằng một cú đấm mạnh lên bàn, Poirot phá hủy công trình đã cẩn thận dựng lên.
- Thế đấy, anh bạn ạ. Tôi có thể xây một tòa lâu đài cao bảy tầng bằng các lá bài, thế mà tôi không làm sao tìm được cái mắt xích cuối cùng ấy.
Vì không biết nói gì nên tôi thận trọng giữ im lặng và ông lại từ từ dựng lên một kiến trúc mong manh khác, vừa trò chuyện bằng những câu ngắt quãng.
- Người ta làm như thế đấy, bằng cách đặt lá bài này lên lá kia, với sự chính xác của toán học.
Tòa lâu đài bằng các lá bài hiện ra dưới tay ông, tầng này nối tiếp tầng kia, ông không hề do dự. Có thể nói đó gần như là một trò ảo thuật vậy.
- Đôi tay của ông vững biết mấy - tôi nhận xét - Tôi cho rằng chỉ trông thấy ông run tay có một lần mà thôi.
- Có lẽ đó là lúc tôi đang điên tiết đấy - Poirot thản nhiên nói.
- Ồ, đúng vậy! Ông đang phát điên lên. Ông có nhớ không? Đó là lúc ông phát hiện ra ổ khóa của chiếc rương nhỏ của bà Inglethorp bị phá. Ông đang đứng bên lò sưởi và theo thói quen của mình, ông táy máy đến những đồ vật trưng bày trên đó, và tay ông run lẩy bẩy. Tôi phải nói rằng...
Nhưng tôi chợt im bặt. Bởi vì lêu lên một tiếng khô khan và không thành lời, Poirot lại phá hủy tòa lâu đài bằng các lá bài của mình và, lấy tay che mắt, ông đong đưa người từ trước ra sau, như đang bị xâm chiếm bởi một sự lo âu khủng khiếp nhất.
- Chúa ơi! Poirot, có chuyện gì vậy? - Tôi kêu lên - Ông có bệnh không đấy?
- Không, không... Chỉ... chỉ có điều là tôi vừa thoáng có một ý nghĩ.
- Ồ! - Tôi kêu lên nhẹ nhõm - Một ý nghĩ nhỏ của ông.
- À! Không đâu! - Poirot thẳng thắn cãi - Lần này thì là một ý nghĩ vĩ đại cơ đấy. Đáng kinh ngạc! Và chính là nhờ anh, nhờ anh đấy, anh bạn ạ.
Ông chợt ôm chầm lấy tôi, nồng nhiệt hôn lên má tôi. Rồi, trước khi tôi kịp thoát ra khỏi sự ngạc nhiên của mình, ông lao ra khỏi phòng.
Đúng lúc đó, Mary Cavendish bước vào.
- Ông Poirot làm sao thế? Ông ta vừa chạy vừa xô đẩy tôi và kêu to: "Một tiệm sửa xe! Làm ơn chỉ cho tôi một tiệm sửa xe!". Trước khi tôi kịp trả lời, thì ông ta đã vọt ra ngoài đường.
Tôi chạy đến bên cửa sổ. Thật vậy, tôi thấy Poirot, đầu để trần, đang lao xuống đường, vừa khoa tay. Tôi quay sang Mary và phác một cử chỉ tuyệt vọng.
- Ông ta sẽ bị bắt mất thôi. Kìa! Ông ta đã biến mất ở khúc quẹo rồi.
Chúng tôi nhìn nhau.
- Có chuyện gì mới được chứ?
Tôi lắc đầu.
- Tôi cũng không biết nữa. Ông ta đang xây lâu đài bằng các lá bài, thì bỗng kêu lên ông vừa có một ý nghĩ, thế rồi ông chạy vụt đi, như bà thấy đấy.
- Thế thì ông ta sẽ quay về vào buổi tối chứ? - Mary nói.
Nhưng đêm đã buông xuống mà Poirot vẫn chưa quay về.
Tôi sẽ nói chút ít về những tuần trước đó, trong thời gian này thiện cảm và sự ngưỡng mộ của tôi dành hết cho Mary Cavendish. Bà đứng hẳn về phía chồng mình, gạt bỏ một cách khinh miệt ngay cả ý nghĩ rằng anh ta có tội nữa, và tranh đấu hết sức mình cho anh.
Tôi nói lên tình cảm của mình với Poirot và ông gật đầu buồn bã.
- Phải, bà ấy thuộc loại phụ nữ chỉ bộc lộ ưu điểm của mình trong nỗi bất hạnh mà thôi. Chính những bất hạnh đã làm nổi bật lên những gì tốt đẹp nhất, trung thực nhất ở họ. Niềm kiêu hãnh và sự ghen tuông ở bà ấy đã...
- Sự ghen tuông ư? - Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Phải. Anh không thấy đó là một phụ nữ hay ghen sao? Như tôi đã nói, niềm kiêu hãnh và sự ghen tuông đã được dẹp qua một bên. Bà chỉ còn nghĩ đến chồng mình và đến số mệnh khủng khiếp đang treo lơ lửng trên đầu ông ta thôi.
Ông nói với nỗi xúc cảm và tôi nhìn ông, nhớ lại buổi trưa trước đây, khi ông do dự không biết có nên nói hay không. Và, nghĩ đến sự trìu mến của ông dành cho tất cả những gì đụng đến "hạnh phúc của một người phụ nữ", tôi cảm thấy sung sướng rằng ông không phải chọn đến một quyết định nào cả.
- Ngay cả bây giờ nữa - tôi nói - tôi vẫn không thể nào tin được. Đến giây phút cuối cùng tôi vẫn cho đó là Laurence.
Poirot cười gằn.
- Tôi thì tôi biết đấy.
- Nhưng John, anh bạn John của tôi!
- Mọi tên sát nhân đều là bạn thân của một người nào đó - Poirot triết lý - Người ta không thể lẫn lộn tình cảm và lý trí được.
- Tôi phải thú nhận, lẽ ra ông nên báo trước cho tôi biết thì hơn.
- Tôi đã không làm như vậy có thể chính vì anh ta là bạn của anh.
Tôi hơi chưng hửng trước những lời nói đó và nhớ lại tôi đã quá vội vã khi cho John biết những nghi ngờ của Poirot, mà theo ý tôi, bao trùm lên Bauerstein. Ông này, nhân đây cũng nên nói, đã được tha bổng. Dù sao đi nữa, dù hắn đã khéo léo phá tan được lời buộc tội, thì từ nay hắn cũng không thể hành động gì được nữa.
Tôi hỏi Poirot xem ông ta có tin rằng John sẽ bị kết án hay không. Trước sự ngạc nhiên tột độ của tôi, ông bảo với tôi, ngược lại, sẽ có rất nhiều hy vọng để cho anh ta được tha bổng.
- Thôi đi nào, Poirot! - Tôi phản đối.
- Ồ! Anh bạn của tôi ạ, tôi vẫn chẳng bảo với anh là tôi không có bằng cớ gì hết sao? Biết người nào đó có tội và chứng minh được anh ta có tội lại khác xa nhau. Và trong trường hợp này thì lại có quá ít bằng chứng. Đó là tất cả khó khăn đấy. Tôi, Hercule Poirot, tôi biết, nhưng tôi còn thiếu một mắt xích cuối cùng của sợi dây xích. Trừ khi tìm được mắt xích đó.
Ông gật gù một cách nghiêm nghị.
- Ông bắt đầu nghi ngờ John Cavendish từ lúc nào vậy? - Tôi hỏi sau một lúc im lặng.
- Còn anh thì không nghi ngờ anh ta sao? - Không bao giờ!
- Ngay cả sau mẫu đối thoại mà anh đã nghe thấy giữa Mary Cavendish và bà mẹ chồng, và sau sự thiếu trung thực của bà ta ở buổi hỏi cung sao?
- Không.
- Anh không tự nhủ nếu như không phải Alfred Inglethorp đã cãi nhau với vợ (và anh có nhớ hắn ta đã kịch liệt chối cãi ở buổi hỏi cung), thì sẽ phải là Laurence hoặc John thôi. Nhưng, nếu là Laurence thì thái độ của Mary Cavendish là không thể hiểu nổi. Nhưng mặt khác, nếu như là John thì tất cả đều được giải thích một cách tự nhiên.
- Như thế - tôi kêu lên, trong khi mọi việc bắt đầu sáng tỏ trong tôi - thì chính John là người đã cãi nhau với mẹ mình vào trưa hôm xảy ra án mạng, phải không?
- Đúng vậy.
- Và ông biết điều này ngay từ đầu vụ này ư?
- Tất nhiên rồi. Đó là cách duy nhất để có thể giải thích được thái độ của Mary Cavendish thôi.
- Thế mà ông lại bảo có thể anh ta được tha bổng ư?
Poirot nhún vai.
- Chắc chắn như thế thôi. Ở buổi thẩm vấn của việc công tố, chúng ta sẽ nghe lời buộc tội, nhưng theo mọi khả năng, thì các luật sư của bị cáo sẽ đề nghị đợi đến phiên tòa để bào chữa. Và nhân đây tôi cũng lưu ý anh tôi không nên có mặt tại phiên tòa.
- Sao cơ?
- Không. Một cách chính thức thì tôi không dính dáng gì đến vụ này cả. Tôi phải ở trong hậu trường cho đến khi tôi tìm được cái mắc xích còn thiếu ấy. Bà Cavendish phải tin rằng tôi làm việc cho chồng bà ta chứ không phải chống lại ông ấy.
- Ồ! Này, như thế thì quá lắm đấy! - Tôi nổi loạn và phản đối.
- Không đâu. Chúng ta đang phải đương đầu với một tên vô cùng thông minh, không hề biết chùng tay, và chúng ta phải dùng mọi cách trong khả năng của chúng ta, nếu không thì hắn sẽ vuột khỏi tay chúng ta ngay. Bởi vậy tôi phải cẩn thận núp đằng sau hậu trường. Tất cả mọi phát hiện đều do Japp thực hiện và Japp sẽ hưởng mọi vinh quang. Nếu như tôi được gọi ra làm chứng (và ông mỉm cười thoải mái), thì tôi sẽ chỉ là nhân chứng giải tội mà thôi.
Tôi không thể nào tin vào đôi tai mình.
- Tất cả đều ổn cả - Poirot tiếp - Dù cho có lạ lùng đến đâu đi nữa, thì cũng chính tôi sẽ đưa ra bằng chứng để phá bỏ lời buộc tội.
- Về vấn đề gì?
- Về việc thủ tiêu tờ di chúc. John Cavendish không hề thiêu hủy nó.
* * *Poirot quả là một nhà tiên tri. Tôi sẽ không đi vào chi tiết của buổi thẩm vấn của viện công tố, bởi vì như thế sẽ kéo theo những sự lặp lại chán ngắt. Tôi chỉ nói thêm John Cavendish đã hoãn việc bào chữa của mình lại và bị tống giam trong khi chờ đợi phiên tòa.
Vào tháng chín, chúng tôi lại tụ họp đông đủ ở London. Mary mướn một căn nhà ở Kensington và Poirot có mặt đầy đủ ở các buổi họp mặt của gia đình. Tôi cũng đã xin được một chân ở Bộ Quốc Phòng và như thế có thể gặp mặt bạn bè thường.
Các tuần lễ càng trôi qua thì sự nóng nảy của Poirot lại càng tăng lên. Cái "mắt xích cuối cùng" mà ông nói đến vẫn còn thiếu. Riêng tôi, tôi rất mong cho ông tìm được nó, bởi vì tương lai sẽ dành cho Mary hạnh phúc như thế nào, nếu như John không được tha bổng?
Ngày mười lăm tháng chín, John Cavendish ra trước vành móng ngựa vì tội đã cố sát Emily-Agnés Inglethorp. Anh vẫn một mực kêu oan.
Ngài Ernest Heavywether, vị cố vấn nổi tiếng của Nhà Vua, được giao nhiệm vụ bào chữa cho John.
Ông Philips, công tố của Nhà Vua, mở đầu cuộc tranh tụng.
Ông tuyên bố: Vụ giết người có toan tính trước và được thực hiện một cách thản nhiên. Đó là việc đầu độc một phụ nữ cả tin và đáng yêu bởi đứa con chồng, người đối với anh ta còn hơn là một bà mẹ nữa. Bà đã đùm bọc anh từ thuở nhỏ. Anh và vợ sống ở Styles Court trong sự giàu sang thừa thãi, trong sự quan tâm và chăm sóc của bà. Bà đã là ân nhân của anh.
Ông đề nghị cho mời các nhân chứng ra để chứng minh là John đang kiệt quệ về tài chánh và đang theo đuổi mối quan hệ bất chính với bà Raikes, vợ một nông dân ở gần đấy. Bà mẹ kế biết được sự kiện đó đã buộc tội anh vào buổi trưa trước khi bà chết. Và tiếp theo sau đó một cuộc cãi vả đã nổ ra mà một phần đã được nghe thấy. Hôm trước, bị can đến mua Strychnin ở hiệu thuốc trong làng, anh đã cải trang để mong đổ tội cho một người đàn ông khác, nghĩa là cho chồng của bà Inglethorp. Rất may là ông Inglethorp đã có thể đưa ra một bằng chứng vô can không thể bác bỏ được.
Trưa hôm mười bảy tháng bảy, viên công tố của Nhà Vua tiếp, bà Inglethorp viết một tờ di chúc mới ngay sau cuộc cãi vã với đứa con chồng. Người ta tìm thấy tờ di chúc đó bị đốt cháy trong lò sưởi của phòng ngủ vào sáng hôm sau, nhưng sau đó người ta phát hiện được bằng chứng cho rằng tờ di chúc đó được lập thuận lợi cho chồng nạn nhân. Bà đã lập một tờ di chúc thuận lợi cho chồng trước đám cưới nhưng (và ở đây ông Philips lúc lắc ngón trỏ một cách đầy ý nghĩa) bị cáo không biết đến chi tiết này. Không thể biết được lý do nào đã khiến cho nạn nhân lập một tờ di chúc mới, trong khi cái cũ vẫn tồn tại. Bà đã luống tuổi và có thể quên mất sự hiện diện của tờ di chúc trước. Hoặc giả, và điều này có vẻ hợp lý hơn dưới mắt ông Philips, có lẽ bà tưởng rằng tờ di chúc không còn giá trị nữa từ sau cuộc hôn nhân của mình, vì đã được nghe nói về vấn đề này. Phụ nữ thường không được rành lắm về pháp lý. Khoảng một năm về trước, bà đã lập di chúc thuận lợi cho bị cáo. Ông Philips định cho gọi những nhân chứng để chứng minh rằng rốt cuộc chính bị cáo là người đã đem tách cà-phê đến cho mẹ kế vào buổi tối định mệnh ấy. Sau đó anh ta đã đột nhập vào phòng để thủ tiêu tờ di chúc mà vắng nó, anh biết, sẽ khiến cho tờ di chúc thuận lợi cho anh trở nên hợp lệ.
Bị cáo bị bắt giữ sau khi thám tử Japp, một viên cảnh sát rất giỏi, phát hiện ra lọ Strychnin mà viên dược sĩ trong làng đã bán cho người được xem là ông Inglethorp, trước hôm xảy ra vụ án. Việc quyết định xem những sự kiện vừa rồi có tạo nên một bằng chứng luận tội không thể chối cãi được đối với bị cáo hay không là việc của Bồi Thẩm Đoàn.
Và, sau khi tế nhị ám chỉ thật không thể tin được là Bồi Thẩm Đoàn sẽ không quyết định như thế, ông Philips ngồi xuống và lau trán.
Những nhân chứng buộc tội đầu tiên phần lớn đều là những người đã được gọi ra ở buổi thẩm vấn, trước tiên là các bác sĩ.
Ngài Ernest Heavywether, nổi tiếng khắp nước Anh về cách làm cho nhân chứng bị bối rối, chỉ đặt hai câu hỏi thôi.
- Theo như tôi hiểu, bác sĩ Bauerstein ạ, thì Strychnin là một loại độc dược có công hiệu rất nhanh.
- Vâng.
- Và trong trường hợp đặc biệt này ông không thể giải thích được sự chậm trễ?
- Đúng vậy.
- Xin cám ơn.
Ông Mace nhận dạng chiếc lọ mà viên công tố đưa ra đúng như là chiếc lọ ông đã bán cho ông Inglethorp. Bị thúc ép, ông thừa nhận ông chỉ biết mặt ông Inglethorp thôi. Ông chưa bao giờ nói chuyện với ông ấy cả. Nhân chứng không bị hỏi thêm gì nữa.
Alfred Inglethorp, bị gọi ra, đã chối phăng việc mua độc dược. Ông cũng bác bỏ việc đã cãi nhau với vợ. Nhiều nhân chứng đã xác nhận lời khai của ông ta là chính xác.
Sau đó người ta nghe lời khai của những người làm vườn về chuyện tờ di chúc, rồi đến lượt Dorcas được gọi ra.
Một mực trung thành đối với "các cậu chủ" của mình, Dorcas kịch liệt không nhận bà đã nghe thấy giọng của John và kiên quyết tuyên bố, mặc dù điều này trái ngược với sự hiển nhiên, rằng chính ông Inglethorp đã có mặt trong thư phòng. Một nụ cười khá u buồn thoáng hiện trên gương mặt của bị cáo. Anh thừa biết rằng sự can thiệp dũng cảm của Dorcas là vô ích, bởi vì chính luật sư bào chữa cũng không định bác bỏ sự kiện này. Dĩ nhiên là bà Cavendish không thể được gọi ra để làm chứng chống lại chồng mình.
Sau khi đã hỏi vài câu về những vấn đề khác, ông Philips hỏi:
- Vào tháng sáu vừa rồi, bà có nhớ rằng có một bưu kiện được hãng Parkson gửi đến cho ông Laurence Cavendish không?
Dorcas lắc đầu.
- Tôi không nhớ nữa. Có thể là có đấy, nhưng ông Laurence vắng nhà hầu như là suốt tháng sáu.
- Trong trường hợp có một bưu kiện gởi đến cho ông ta trong lúc đi vắng thì người ta sẽ làm gì?
- Người ta sẽ đem để trong phòng của cậu ấy hoặc trả lại người gởi.
- Có phải bà làm nhiệm vụ đó không?
- Không, thưa ông. Tôi chỉ đem nó đặt trên chiếc bàn trong tiền sảnh thôi. Cô Howard mới làm chuyện đó.
Evelyn Howard được gọi ra và sau khi được hỏi về những vấn đề khác, thì vấn đề gói bưu kiện được đặt ra với cô.
- Tôi không nhớ nữa. Có nhiều bưu kiện được gởi đến lắm. Tôi không thể nhớ riêng gói nào được.
- Cô không biết nó có được gởi tiếp đến xứ Galles cho ông Laurence, hoặc bỏ trong phòng ông ta sao?
- Tôi cho rằng nó đã được gởi tiếp đi. Nếu không thì tôi đã nhớ rồi.
- Nếu như một bưu kiện nào gởi cho ông Laurence Cavendish mà sau đó bị biến mất thì cô có nhận thấy sự mất mát đó không?
- Không, tôi nghĩ là không. Tôi sẽ cho là một người nào khác đã nhận lãnh nó.
- Cô Howard ạ, hình như chính cô đã phát hiện ra tờ giấy màu nâu này thì phải?
Ông giơ tờ giấy đầy bụi bặm mà Poirot và tôi đã xem xét trong phòng khách ở Styles.
- Vâng, chính tôi.
- Làm thế nào mà cô lại đi tìm nó chứ?
- Viên thám tử người Bỉ đảm nhận vụ án này đã nhờ tôi tìm hộ.
- Cô đã tìm thấy nó ở đâu?
- Trên đầu... tủ gương.
- Trên đầu tủ của bị cáo, phải không?
- Tôi... tôi chắc thế.
- Chính cô tìm thấy nó ư?
- Vâng.
- Thế thì cô phải biết cô tìm thấy nó ở đâu chứ?
- Vâng. Trên đầu tủ của bị cáo.
- Như thế thì tốt hơn đấy.
Một nhân viên bán hàng ở chỗ Parkson, hiệu quần áo đóng tuồng, xác nhận rằng ngày mười chín tháng sáu họ đã giao một bộ râu đen cho ông L. Cavendish như ông này đã đặt mua. Đơn đặt hàng là một bức thư có kèm theo một tấm ngân phiếu. Không. Họ đã không giữ lại bức thư, vì tất cả các đơn đặt hàng đã được lưu vào sổ. Họ đã gửi bộ râu theo như sự chỉ dẫn, đến cho L. Cavendish Esq., Styles Court.
Ngài Ernest Heavywether nặng nề đứng lên.
- Bức thư từ đâu đến vậy?
- Từ Styles Court.
- Cùng địa chỉ với nơi ông phải gởi bưu kiện ư?
- Vâng.
Heavywether lao đến ông ta như một con thú vồ mồi.
- Làm sao ông biết được?
- Tôi... tôi không hiểu?
- Làm sao ông biết được bức thư được gởi đến từ Styles Court? Ông có để ý đến con dấu của bưu điện không?
- Không... nhưng...
- À! Ông không để ý đến dấu bưu điện sao? Thế mà ông lại khẳng định nó được gởi đến từ Styles. Suy cho cùng thì đó có thể là bất cứ con dấu nào chứ?
- Vâng.
- Nói cho cùng thì bức thư, mặc dù được viết trên giấy có nhãn của Styles Court, nó vẫn có thể được bỏ ở bưu điện bất cứ nơi đâu. Ở xứ Galles chẳng hạn?
Nhân chứng thừa nhận rằng có thể là trường hợp đó và ngài Ernest tỏ vẻ hài lòng.
Elisabeth Wells, người hầu phòng thứ hai ở Styles Court, xác nhận rằng sau khi đã đi nằm, bà chợt nhớ đã cài then cánh cửa ra vào thay vì chỉ khóa bằng chìa khóa như ông Inglethorp đã dặn. Do đó bà đã trở xuống để sửa chữa sai lầm đó. Bà đã nghe thấy một tiếng động nhỏ bên cánh trái và, liếc nhìn dọc theo hành lang, bà trông thấy ông John Cavendish đang gõ cửa phòng bà Inglethorp.
Ngài Ernest đã nhanh chóng lèo lái bà ta theo ý mình và, bằng những câu hỏi dồn dập và không thương tiếc của mình, ông đã dẫn bà ta đi đến chỗ phải tự mâu thuẫn với chính mình. Rồi ông ta ngồi xuống với nụ cười hài lòng.
Sau lời chứng của Annie về vết sáp trên tấm thảm và về việc đã trông thấy bị cáo đem cà-phê vào thư phòng, phiên tòa được hoãn lại đến hôm sau.
* * * Trên đường trở về nhà, Mary Cavendish cay đắng kêu ca về viên công tố của nhà vua.
- Một con người đáng ghét biết mấy! Ông ta tìm cách giăng bẫy xung quanh anh John đáng thương của tôi. Với sự khôn khéo quý phái, ông ấy đã biến đổi từng sự kiện nhỏ, hòng mang lại cho nó dáng dấp phù hợp với ý muốn của mình.
- Thế thì ngày mai sẽ phải trái ngược lại - tôi nói để an ủi bà.
- Phải - Bà mơ màng đáp.
Rồi bất ngờ bà xuống giọng.
- Ông Hastings này, ông có cho rằng Laurence có thể là thủ phạm không? Ồ! Không đâu! Không thể như thế được!
Chính tôi cũng rất thắc mắc và, ngay khi còn lại một mình với Poirot, tôi hỏi ông ấy mục đích thật sự của ngài Ernest là gì.
- Ồ! - Poirot bảo - Ngài Ernest là một con người rất thông minh.
- Ông có cho rằng ông ta tin Laurence là thủ phạm không?
- Tôi cho rằng ông ta chẳng tin gì cả. Không. Ông ta chỉ tìm cách tạo ra rất nhiều rối ren trong đầu óc của các bồi thẩm, nhằm làm cho họ không làm sao biết được ai trong số hai anh em là thủ phạm nữa. Ông ta tìm cách chứng minh những bằng chứng buộc tội Laurence cũng nhiều bằng những chứng cớ bất lợi cho John và tôi dám chắc ông ta không thất bại đâu.
* * *
Hôm sau, lúc bắt đầu phiên tòa, người chứng đầu tiên được gọi lên là thanh tra Japp. Ông khai trước tòa hết sức ngắn gọn. Sau khi trình bày những sự kiện đầu tiên, ông tiếp:
- Tiếp theo một vài thông tin, Summerhaye và tôi đã lục soát phòng của bị cáo trong lúc vắng mặt ngắn ngủi của anh này. Trong ngăn tủ quần áo, giấu dưới một chồng quần đùi và áo lót, thoạt tiên chúng tôi tìm thấy cặp kiếng kẹp mũi gọng vàng, giống như của ông Inglethorp (cặp kiếng được đưa ra trình) và thứ hai nữa là chiếc lọ này đây.
Chiếc lọ được người dược sĩ nhận diện: một chiếc lọ nhỏ xíu bằng thủy tinh màu xanh, trong đựng vài hạt bột màu trắng và trên nhãn ghi:
Strychnin-clorat
Độc dược.
Từ sau buổi hỏi cung, các thám tử đã tìm ra một bằng chứng mới: một mảnh giấy thấm dài, gần như mới toanh. Họ đã tìm thấy nó trong cuốn séc của bà Inglethorp và, đặt nó trước tấm gương, người ta thấy rõ những chữ sau: "Tôi để lại những gì thuộc sở hữu của tôi cho người chồng yêu quý của tôi: Alfred Ingl...". Điều này cho thấy đích thực tờ di chúc bị thiêu hủy được lập với sự thuận lợi dành cho chồng của nạn nhân. Sau đó Japp đưa ra mẩu giấy cháy đen tìm thấy trong lò sưởi, cái mà, cùng với sự phát hiện của bộ râu trên nhà kho đã bổ sung cho lời khai của ông.
Nhưng luật sư của bị báo lại hỏi thêm ông vài câu:
- Ông đã lục soát phòng của thân chủ tôi vào hôm nào?
- Thứ ba, hai mươi bốn tháng bảy.
- Đúng một tuần sau vụ án?
- Phải.
- Ông nói rằng đã tìm thấy hai món đồ đó trong tủ quần áo. Vậy ra ngăn kéo không khóa ư?
- Không.
- Ông không thấy việc một người vừa mới gây án lại cất giữ bằng chứng buộc tội mình trong một ngăn kéo không khóa, mà người đầu tiên đến có thể lấy được, là phi lý sao?
- Có thể hắn đã vội vã trong khi cất giấu.
- Nhưng ông vừa bảo rằng nguyên một tuần lễ đã trôi qua từ sau vụ án kia mà. Do đó hắn ta đã có thừa thì giờ để đem đi chỗ khác và hủy chúng đi chứ?
- Có thể.
- Không còn phải nghi ngờ điều đó nữa. Hắn ta có thì giờ để đem đi chỗ khác và hủy chúng đi, có hay không?
- Có.
- Chồng quần đùi và áo lót dưới đó những đồ vật này được cất giấu dày hay mỏng?
- Khá dầy.
- Nói cách khác, đó là những quần áo mùa đông. Như vậy rất có thể bị cáo đã không mở đến ngăn tủ đó chứ?
- Có thể là không?
- Yêu cầu ông trả lời đúng vào câu hỏi của tôi. Việc bị cáo, trong một tuần lễ nóng nhất của mùa hè, lại có thể mở ngăn kéo đựng quần áo của mùa đông ra là có thể xảy ra hay không?
- Không.
- Trong trường hợp đó, có thể nào những vật ấy được một người thứ ba nào đó đặt vào đấy mà thân chủ không hay biết gì không?
- Điều đó tôi thấy khó mà xảy ra.
- Nhưng có thể chứ?
- Vâng.
- Thế thôi.
Những lời khai thác tiếp theo sau nói lên những khó khăn về tài chính của bị cáo vào cuối tháng bảy, và quan hệ của anh ta với bà Raikes. Tội nghiệp Mary! Tự ái của bà phải chịu một sự thử thách nặng nề biết mấy! Evelyn Howard đã có lý phần nào, nhưng lòng thù hận của cô ta đối với Alfred Inglethorp đã khiến cô kết luận quá vội vã rằng chính hắn ta là người đàn ông đó.
Sau đó Laurence Cavendish được gọi ra. Anh khẽ trả lời những câu hỏi của ông Philips và chối rằng không hề đặt mua gì ở cửa hàng Parkson vào tháng sáu. Quả vậy, hôm mười chín tháng sáu, anh đang ở xử Galles.
Đúng lúc đó, ngài Ernest tiến đến, chiếc cằm đưa ra đầy vẻ công kích.
- Ông không nhận đã đặt mua một bộ râu màu đen ở chỗ Parkson sao?
- Tôi không nhận.
- Ồ! Hãy cho tôi biết ai sẽ thừa hưởng Styles Court trong trường hợp có chuyện gì xảy đến cho anh của ông?
Sự thô bạo của câu hỏi đó khiến cho Laurence đỏ mặt. Viên chánh án khẽ phản đối và, ở ghế bị cáo, John chồm ra phía trước với vẻ tức tối.
Nhưng Heavywether không màng đến sự tức giận của bị cáo.
- Hãy trả lời tôi, xin ông.
- Tôi cho rằng đó sẽ là tôi - Laurence bình thản đáp.
- Ông muốn nói gì qua "tôi cho rằng"? Anh của ông không có con. Như vậy chính ông sẽ thừa hưởng, phải không?
- Phải.
- À! Có thế chứ! Heavywether nói với một nụ cười dữ tợn. Và ông cũng thừa hưởng cả một khoản tiền lớn, phải không?
- Ngài Ernest ạ - viên chánh án phản đối - những câu hỏi đó quả là không đúng lúc.
Ngài Ernest nghiên đầu và tiếp:
- Hôm thứ ba, mười bảy tháng bảy, ông có đến tham quan bệnh xá của Hội Chữ Thập Đỏ ở Tadminster cùng với một người bạn, phải không?
- Vâng.
- Và, tình cờ có một mình trong phòng ít lâu, ông đã mở tủ đựng độc dược và xem xét vài chai lọ?
- Tôi... có thể tôi đã làm như vậy.
- Tôi chắc chắn ông đã làm chuyện đó.
- Vâng.
Câu hỏi tiếp theo của ngài Ernest rít lên như một phát súng:
- Ông có đặc biệt xem xét một chiếc lọ nào không?
- Không, tôi cho rằng không.
- Hãy coi chừng, ông Cavendish ạ. Tôi muốn nói một chiếc lọ nhỏ đựng Hydro-Clorat Astrychnin.
Laurence xanh mặt.
- Không... không, tôi tin chắc đã không đụng đến nó.
- Thế thì làm sao ông giải thích được việc người ta đã tìm thấy dấu tay của ông trên đó chứ.
Với một tính cách như của Laurence thì biện pháp mạnh rất có hiệu quả.
- Tôi cho rằng tôi đã đụng đến chiếc lọ.
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Ông có lấy bớt một phần những gì chứa trong đó không?
- Chắc chắn là không.
- Thế thì tại sao ông lại đụng đến nó.
- Trước kia tôi có học y khoa. Và tất nhiên là những thứ đó khiến tôi chú ý.
- À! Như vậy đó, những độc dược "tự nhiên là gây sự chú ý" của ông, phải không nào? Thế mà ông lại đợi khi chỉ có một mình để thỏa mãn sự chú ý đó?
- Đó chỉ là sự tình cờ mà thôi. Tôi cũng sẽ hành động như vậy nếu như những người khác có mặt ở đó.
- Thế nhưng họ lại không có ở đó, phải không?
- Vâng, nhưng...
- Quả là như vậy, suốt cả buổi chiều ông chỉ ở một mình trong một hai phút mà thôi, và chính trong một hai phút đó, ông đã cảm thấy "sự chú ý tự nhiên" đối với chất Hydro-clorat Strychnin sao?
Laurence ấp úng một cách thảm hại:
- Tôi... tôi...
Ngài Ernest nhận xét với vẻ hài lòng:
- Tôi không còn gì để hỏi ông nữa cả, ông Cavendish ạ.
Cuộc hỏi cung chặt chẽ đó được mọi người chăm chú theo dõi. Trong đám đông, những phụ nữ quý phái còn bắt đầu nói chuyện to đến độ ông chánh án bực bội hăm dọa sẽ cho giải tán căn phòng ngay lập tức nếu như sự im lặng hoàn toàn không được tôn trọng một cách nghiêm ngặt.
Sau đó rất ít lời khai nào khác. Những chuyên viên về chữ viết được gọi ra để xem xét chữ ký của Alfred Inglethorp trên sổ mua độc dược của ông dược sĩ. Họ đều nhất trí tuyên bố đó là một chữ ký giả, hoặc là chữ viết được biến đổi của bị cáo. Được hỏi ngược lại, họ nhìn nhận răng đó có thể là một sự giả mạo khéo léo của bị cáo.
Ngài Ernest Heavywether mở đầu phần bào chữa của mình bằng một bài diễn thuyết ngắn, được phát biểu dưới sự mạnh bạo cố hữu của mình. Ông tuyên bố rằng suốt bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình, ông chưa bao giờ thấy một lời buộc tội nào lại dựa trên những bằng chứng sơ sài đến như thế. Bằng chứng không những chỉ dựa trên những sự vật mà hầu hết chúng còn mong manh nữa. Bồi thẩm đoàn nên ghi lại những lời khai đã nghe và xem xét cho thật kỹ, thật vô tư. Người ta đã tìm thấy chất Strychnin trong ngăn tủ của bị cáo. Ngăn tủ đó không khóa, như ông đã đưa ra nhận xét, và ông quả quyết rằng không có vật gì chứng minh chính thân chủ ông đã giấu độc dược ở đó. Thật vậy, đó là hành động khôn khéo của một người thứ ba để đổ tội cho bị cáo. Người ta không thể chứng minh chính anh ta là người đặt mua bộ râu đen ở chỗ Parkson. Vụ cãi vã xảy ra giữa bị cáo và bà mẹ kế, những khó khăn về tài chánh của bị cáo đã được thổi phồng lên một cách thô lỗ. Ông bạn trứ danh của ông (và ngài Ernest thờ ơ hất đầu về phía Philips) bảo rằng nếu như bị cáo vô tội thì anh ta phải nhanh nhẩu tuyên bố ở buổi hỏi cung răng chính mình, chứ không phải Inglethorp, là nhân vật của cuộc cãi vã. Ngài Ernest thì cho rắng các sự kiện đã được cố ý hiểu sai đi. Sự thật như thế này đây: chiều hôm thứ ba sau khi trở về Styles Court, bị cáo gặp một người nào đó quả quyết với anh ta ông bà Inglethorp đã cãi nhau kịch liệt. Không một giây phút nào bị cáo có ý nghĩ người ta có thể lầm tưởng giọng của mình thành ra giọng của ông Inglethorp, và kết luận một cách tự nhiên mẹ kế mình đã cãi nhau hai lần chiều hôm đó.
Lời buộc tội quả quyết, hôm thứ hai ngày mười bảy tháng bảy ông John Cavendish bước vào hiệu thuốc trong làng, cải trang thành ông Inglethorp. Thế nhưng, vào lúc đó bị cáo lại ở một nơi vắng vẻ có tên gọi là Marston Spinney, nơi mà một cái thư nặc danh đã yêu cầu anh đến: Bức thư nặc danh đó hăm dọa sẽ tiết lộ với vợ anh một vài hành động của anh nếu như anh không vâng theo. Do vậy anh đã đến nơi chỉ định và chỉ quay về nhà sau khi mất công chờ đợi vô ích trong vòng nửa tiếng. Rất tiếc là anh đã không gặp ai, cả lượt đi lẫn lượt về, để có thể xác nhận lời khai của mình, nhưng may thay anh đã giữ lại bức thư mà người ta sẽ đưa ra làm bằng chứng.
Còn về lời khai liên quan đến việc tiêu hủy tờ di chúc, bị cáo trước đây đã hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, không thể không biết bức di chúc lập cách đó một năm thuận lợi cho anh tự động mất giá trị do việc kết hôn của bà mẹ kế. Ngài Ernest đề nghị cho gọi các nhân chứng để xác định ai đã tiêu hủy tờ di chúc, và biết đâu những lời khai này có thể đem lại ánh sáng gì mới cho vụ án.
Sau hết, ông khuyến cáo bồi thẩm đoàn rằng còn có những bằng chứng buộc tội nhiều người khác hơn là John Cavendish. Ông hướng sự chú ý của họ vào những sự kiện, những bằng chứng buộc tội ông Laurence Cavendish cũng mạnh mẽ bằng, nếu không muốn nói là mạnh hơn, những bằng chứng buộc tội người anh.
Đến đây thì ông nhường lời cho bị cáo.
John thực hiện vai trò của mình khá thành công. Dưới sự chỉ đạo khéo léo của ngài Ernest, anh kể lại câu chuyện của mình một cách rất thật. Bức thư nặc danh mà anh đã nhận được đưa ra cho bồi thẩm đoàn xem xét. Sự kiện John đã nhanh nhẹn nhận những khó khăn về tài chánh của mình và cuộc cãi vã với bà mẹ kế càng nhấn mạnh thêm giá trị lời phản cung của mình.
Cuối cuộc hỏi cung, anh do dự một lúc rồi nói thêm:
- Tôi muốn làm sáng tỏ một vấn đề. Tôi lấy làm tiếc và hoàn toàn phản đối những lời ám chỉ của ngài Ernest Heavywether đối với em trai tôi. Tôi tin chắc em tôi cũng vô can đối với vụ án như chính tôi vậy.
Ngài Ernest mỉm cười và bằng cái nhìn sắc, ông nhận thấy sự phản kháng của John đã tạo được một ấn tượng tốt ở bồi thẩm đoàn.
* * * Rồi đến phần hỏi cung của phía công tố.
- Nếu như tôi hiểu đúng - ông Philips nói - thì ông xác nhận không bao giờ nghĩ rằng những nhân chứng ở buổi hỏi cung lại có thể tưởng lầm giọng của ông thành ra giọng của Inglethorp sao?
- Vâng. Người ta bảo với tôi rằng đã xảy ra một cuộc cãi vã giữa mẹ tôi và ông Inglethorp và tôi luôn luôn tin là như thế.
- Ngay cả khi bà Dorcas nhắc lại vài mẩu đối thoại mà lẽ ra ông phải nhận ra sao?
- Tôi đã không nhận ra.
- Trí nhớ của ông kém thật đấy.
- Không, nhưng cả hai chúng tôi đều rất nóng và những câu nói của chúng tôi, theo tôi nghĩ, đã vượt qua khỏi suy nghĩ của chúng tôi. Tôi không mấy để ý đến những lời nói của mẹ tôi.
Cái khịt mũi đầy hoài nghi của ông Philips đã là sự đắc thắng của tài khéo léo của luật pháp. Ông chuyển sang vấn đề của bức thư.
- Ông đưa văn kiện này ra thật đúng lúc.. Chữ viết không có vẻ quen thuộc đối với ông sao?
- Theo tôi biết thì không.
- Ông không thấy nét tương tự rất rõ với chính chữ viết của ông... bị biến đổi một cách vụng về hay sao?
- Không, tôi không nghĩ như vậy.
- Tôi cho đó chính là chữ viết của ông.
- Tôi phản cung.
- Tôi cho rằng, với ý muốn đưa ra một chứng cứ thuận lợi cho mình, ông đã nảy ra ý nghĩ về một cuộc hẹn tưởng tượng và khá vô lý, và ông đã tự viết cho mình bức thư này để khẳng định cho lời khai của mình.
- Không đúng như thế.
- Có phải đúng vào lúc ông tuyên bố đang đợi ở một nơi vắng vẻ thì thật ra ông lại có mặt ở hiệu thuốc ở Styles Saint-Mary, nơi ông mạo danh ông Inglethorp để mua Strychnin không?
- Không. Đó là lời nói dối.
- Tôi cho rằng, mặc bộ quần áo của ông Inglethorp và đeo một bộ râu giả màu đen như của ông ta, ông đã có mặt ở chỗ ông dược sĩ và đã ký tên vào sổ của ông này.
- Điều đó hoàn toàn sai.
- Trong trường hợp đó, tôi nhường cho bồi thẩm đoàn xem xét sự tương tự rõ nét giữa chữ viết trong bức thư, trong cuốn sổ và chữ viết của ông.
Ông Philips nói và ngồi xuống với vẻ của một người đã làm tròn trách nhiệm của mình và cảm thấy bất bình trước những lời phản cung trắng trợn đến như vậy.
* * *
Phiên tòa được dời đến ngày thứ hai do đã hết giờ.
Tôi nhận thấy Poirot có vẻ rất nản chí. Ông nhíu mày với vẻ quá quen thuộc đối với tôi.
- Có chuyện gì vậy, ông Poirot? - Tôi hỏi.
- Này! Anh bạn ạ, mọi chuyện đều xấu đi, rất xấu.
Ngoài ý muốn của mình, tim tôi đập mạnh vì nhẹ nhõm. Quả là có nhiều hy vọng để John Cavendish được tha bổng.
Về đến nhà, Poirot từ chối lời mời một tách trà của Mary.
- Không, cảm ơn bà. Tôi sẽ về phòng nghỉ đây.
Tôi đi theo ông. Vẫn lo lắng, ông tiến về phía bàn giấy và cầm lấy bộ bài. Rồi ông kéo chiếc ghế đến bên bàn, và trước sự kinh ngạc của tôi, ông trịnh trọng xếp các lá bài thành một tòa lâu đài.
Có lẽ tôi có vẻ ngạc nhiên lắm, bởi vì ông vội nói:
- Không, ạnh bạn ạ, tôi không còn trẻ con đâu. Tôi đang làm dịu thần kinh đấy thôi. Việc này cần đến sự khéo tay. Mà sự khéo tay thì lại đòi hỏi đầu óc minh mẫn. Và không bao giờ tôi lại cần đến nó bằng lúc này đây.
- Có chuyện gì vậy? - Tôi hỏi.
Bằng một cú đấm mạnh lên bàn, Poirot phá hủy công trình đã cẩn thận dựng lên.
- Thế đấy, anh bạn ạ. Tôi có thể xây một tòa lâu đài cao bảy tầng bằng các lá bài, thế mà tôi không làm sao tìm được cái mắt xích cuối cùng ấy.
Vì không biết nói gì nên tôi thận trọng giữ im lặng và ông lại từ từ dựng lên một kiến trúc mong manh khác, vừa trò chuyện bằng những câu ngắt quãng.
- Người ta làm như thế đấy, bằng cách đặt lá bài này lên lá kia, với sự chính xác của toán học.
Tòa lâu đài bằng các lá bài hiện ra dưới tay ông, tầng này nối tiếp tầng kia, ông không hề do dự. Có thể nói đó gần như là một trò ảo thuật vậy.
- Đôi tay của ông vững biết mấy - tôi nhận xét - Tôi cho rằng chỉ trông thấy ông run tay có một lần mà thôi.
- Có lẽ đó là lúc tôi đang điên tiết đấy - Poirot thản nhiên nói.
- Ồ, đúng vậy! Ông đang phát điên lên. Ông có nhớ không? Đó là lúc ông phát hiện ra ổ khóa của chiếc rương nhỏ của bà Inglethorp bị phá. Ông đang đứng bên lò sưởi và theo thói quen của mình, ông táy máy đến những đồ vật trưng bày trên đó, và tay ông run lẩy bẩy. Tôi phải nói rằng...
Nhưng tôi chợt im bặt. Bởi vì lêu lên một tiếng khô khan và không thành lời, Poirot lại phá hủy tòa lâu đài bằng các lá bài của mình và, lấy tay che mắt, ông đong đưa người từ trước ra sau, như đang bị xâm chiếm bởi một sự lo âu khủng khiếp nhất.
- Chúa ơi! Poirot, có chuyện gì vậy? - Tôi kêu lên - Ông có bệnh không đấy?
- Không, không... Chỉ... chỉ có điều là tôi vừa thoáng có một ý nghĩ.
- Ồ! - Tôi kêu lên nhẹ nhõm - Một ý nghĩ nhỏ của ông.
- À! Không đâu! - Poirot thẳng thắn cãi - Lần này thì là một ý nghĩ vĩ đại cơ đấy. Đáng kinh ngạc! Và chính là nhờ anh, nhờ anh đấy, anh bạn ạ.
Ông chợt ôm chầm lấy tôi, nồng nhiệt hôn lên má tôi. Rồi, trước khi tôi kịp thoát ra khỏi sự ngạc nhiên của mình, ông lao ra khỏi phòng.
Đúng lúc đó, Mary Cavendish bước vào.
- Ông Poirot làm sao thế? Ông ta vừa chạy vừa xô đẩy tôi và kêu to: "Một tiệm sửa xe! Làm ơn chỉ cho tôi một tiệm sửa xe!". Trước khi tôi kịp trả lời, thì ông ta đã vọt ra ngoài đường.
Tôi chạy đến bên cửa sổ. Thật vậy, tôi thấy Poirot, đầu để trần, đang lao xuống đường, vừa khoa tay. Tôi quay sang Mary và phác một cử chỉ tuyệt vọng.
- Ông ta sẽ bị bắt mất thôi. Kìa! Ông ta đã biến mất ở khúc quẹo rồi.
Chúng tôi nhìn nhau.
- Có chuyện gì mới được chứ?
Tôi lắc đầu.
- Tôi cũng không biết nữa. Ông ta đang xây lâu đài bằng các lá bài, thì bỗng kêu lên ông vừa có một ý nghĩ, thế rồi ông chạy vụt đi, như bà thấy đấy.
- Thế thì ông ta sẽ quay về vào buổi tối chứ? - Mary nói.
Nhưng đêm đã buông xuống mà Poirot vẫn chưa quay về.
Danh sách chương