Đại di dân
Kể từ khi Nữ Oa kết áo lông, cải tiến hang động, cuộc sống của Phục Hy thị được nâng lên rất nhiều.

Và cũng từ đó, bộ lạc cũng thường xuyên phát hiện và thu nhận những người lưu lãng qua đó.

Dân số các thị tộc ngày một đông đúc, thế lực các thị tộc cũng ngày càng mạnh.
Cho đến một hôm, cảm thấy Thiên Sơn không đủ khả năng nuôi sống từng ấy người, các vị trưởng lão các thị tộc họp nhau lại, tìm phương khắc phục.

Và rồi cuộc đại di dân bắt đầu.


Có thị tộc xuống núi, đi về phía bắc, có thị tộc lại đi về phía nam.

Cũng có thị tộc chọn phía đông hoặc phía tây.

Đủ cả.

Vì sự sinh tồn, tộc nhân lại tiếp bước lữ trình.


Nhưng lần này, Phục Hy tộc nhân lên đường trong thế mạnh.
Trong cảnh băng thiên tuyết địa, khắp nơi vắng vẻ điều hiu.

Phục Hy thị rời Thiên Sơn, tỏa đi khắp nơi, và nhờ khả năng sinh tồn trong băng tuyết, họ đã đứng vững ở nhiều nơi, tạo dựng nên nhiều bộ lạc mới.

Tất cả dù mang tên gọi gì thì vẫn đồng tông, đồng xuất thân từ Phục Hy thị.

Phục Hy cũng trở thành vị đại thần tối cổ, tối cao quý của thần thoại phương Đông.

Dù là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông của người Việt; hay Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế của người Hán; thì Phục Hy cũng giữ vị trí tôn quý nhất, đứng đầu Tam Hoàng.
Phần tiếp : Đông tiến.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện