“Mùa thu năm Nhâm Tuất, niên hiệu Kinh Vương nguyên niên (2879 trước công nguyên), Man tộc tập kết vật tư tại Nguyên Đô, chuẩn bị đông xâm.
Mùa đông, bản triều chiếm Nguyên Đô.

Cùng tháng, Man Vương sai Tây La nguyên soái thống lĩnh 5 vạn Man binh, tổ chức phản công, thủy bộ hai đường cùng tiến.
Nguyên Đô thượng lưu 20 dặm, Man binh thủy lộ tiên phong đụng độ bản triều thủy quân.

Trấn Giang tướng quân Nguyên Phương anh dũng thiện chiến, thống lĩnh thủy quân toàn tiêm quân giặc, chiêu hàng Man binh 382, thu giữ Đại thuyền 20.

Bản quân sĩ khí đại tăng.”
(Thần Thánh quốc sử - Khai quốc bản kỷ)
Sau khi đánh tan Man binh thủy lộ tiên phong, lão Nguyên Phương thống lĩnh quan quân thẳng tiến.

Theo kế hoạch, sau khi đánh tan thủy lộ tiên phong của giặc, lão không rút về Nguyên Thành mà đưa thuyền vào một nhánh sông gần đấy mai phục sẵn, chờ khi giặc đến sẽ xông ra tập kích.

Man tộc hàng binh có một toán quân khác do Giang lão chỉ huy phụ trách áp giải về thành.
Hai canh giờ sau, Man tộc thủy lộ đại quân rầm rộ đi qua nơi đó, nhưng vì trận chiến lúc nãy không để lại dấu tích gì, nên Man binh yên tâm thẳng tiến.
Đến khoảng cách Nguyên Thành 10 dặm, Man binh mới gặp phải phòng tuyến đầu tiên do Vương Đại tướng quân chỉ huy.

Man tộc thủy lộ đại quân gồm 10 chiếc Lâu thuyền một buồm và 30 chiếc Đại thuyền một buồm.

Tổng quân số khoảng 3000 binh sĩ và thuyền phu.

Nguyên Thành thủy quân gồm 20 chiếc Lâu thuyền một buồm và 50 chiếc Đại thuyền một buồm.

Tổng quân số gồm 40 đoàn (thiếu Tướng quân nên không có cấp vệ) với 4441 quan quân và 440 thuyền phu.

Nguyên Thành thủy quân chiếm ưu thế quân số, Man tộc thủy quân chiếm ưu thế thượng lưu.

Song phương xem như thế quân lực địch, dàn ra đối trận.
Ba viên Man tướng trên Thuyền chỉ huy cùng hội ý, sau đó một tên bước ra trước mũi thuyền cao giọng quát hỏi :

- Các ngươi cớ sao vô cớ xâm chiếm đất đai Man tộc ta ? Nay bản tướng phụng vương mệnh hưng sư vấn tội, mau mau hạ khí giới quy hàng, may ra toàn mạng.
Vương Đại tướng quân cười nhạt quát trả :
- Man tộc các ngươi hưng sư đông tiến được, lẽ nào không cho chúng ta huy quân tây tiến.

Kẻ nào đã gây chiến trước.

Sao dám bảo là vô cớ.
Man tướng đỏ mặt tía tai, không trả lời được.

Vương Đại tướng quân nói cũng không sai.

Man tộc đã xuất quân tập kích Bạch Mã Quan trước, lại còn chiếm lĩnh gần hết Phần Dương.

Giang Phong dựa vào cớ ấy mà tây tiến là hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Man tướng nói lý không lại, động nộ, truyền lệnh tiến công.

Nguyên Thành thủy quân cũng dàn ra nghênh chiến.
Trống đánh vang trời, chiêng khua dậy đất.

Tên bắn như mưa, tiếng reo như sấm.

Song phương ác chiến trời long đất lở.

Nguyên Thành thủy quân dựa vào lượng thuyền nhiều hơn, cùng với cung binh và pháp sư tinh nhuệ, dùng hai đánh một, áp chế Man tộc thủy quân.

Nhưng trên Man tộc chiến thuyền còn có đại hình viễn trình vũ khí : Đại nỗ, đã gây cho Nguyên Thành thủy quân khá nhiều tổn thất.
Đại nỗ tuy chỉ đơn giản là loại nỗ thường được phóng lớn, sử dụng mũi tên bằng gỗ dài gần một mét, đầu bọc đồng, chuyên dùng tấn công thuyền đối phương, có uy lực rất lớn.

Dù Man binh chỉ có 10 dàn Đại nỗ, nhưng sau mấy lượt đối xạ, đã có một chiếc Lâu thuyền của Nguyên Thành thủy quân bị xuyên thủng bên hông, khiến nước tràn vào trong.


Quan quân trên thuyền phải khẩn cấp di tản sang các thuyền cạnh đó.

Cũng may các thuyền đều chưa chở hết tải trọng (111 quan quân + 8 thuyền phu/ 160 người) nên vẫn còn đủ sức chứa.
Để đối phó, Vương Đại tướng quân cho tăng cường uy lực tấn công của pháp sư.

Pháp sư đoàn được lệnh tập trung hỏa lực công kích vào những vị trí đặt Đại nỗ.

Sau mấy phen oanh kích, cũng đã có 2 dàn Đại nỗ bị phá hủy.
Nhận thấy hỏa lực của đối phương quá dày đặt, Man tướng truyền lệnh Man binh cho thuyền tản ra xa để giảm bớt thiệt hại.

Còn Vương Đại tướng quân phát huy chiến tích, cho thuyền tập trung công kích vào giữa đội hình của giặc, dồn thuyền giặc sang hai bên.
Khi một số thuyền giặc bị dồn vào gần bờ, phục binh hai bên bờ sông liền phát huy hỏa lực.

Mỗi bên bờ đều có 1 vệ quân do Giang Phong và Giang lão chỉ huy, chủ yếu là pháp sư và cung binh, nên hỏa lực cũng khá mạnh, gây khá nhiều thiệt hại cho Man binh.
Song phương ác chiến kịch liệt hơn.

Do Đại nỗ công kích, Nguyên Thành thủy quân bị thiệt hại thêm 4 chiếc Lâu thuyền nữa.

Còn Man tộc thủy quân cũng bị hỏa tiễn làm cháy 3 chiếc.

Dù thiệt hại theo tỷ lệ 5 : 3, nhưng Nguyên Thành thủy quân vẫn chiếm ưu thế.
Trong khi Man binh buộc phải chia ra chống cự sự tấn công mãnh liệt từ ba hướng, chợt đâu mặt sau lửa cháy rực trời.

Ánh lửa làm đỏ hồng cả mặt nước, làm sáng rực cả đêm đen.

Lão Nguyên Phương đã thống lĩnh thủy quân tập kích từ mặt sau.


Và lão đã tận dụng năm chiếc Đại thuyền bị cháy hỏng trong trận chiến trước, không dùng được nữa, liền đốt cháy và thả trôi theo dòng nước.
Bị tập kích bất ngờ, không kịp ứng phó, một số thuyền của Man binh không tránh kịp, bị hỏa thuyền trôi vào, bốc cháy dữ dội.

Đồng thời, lão Nguyên Phương cũng chỉ huy quan quân tấn công từ mặt sau.

Man tộc thủy quân tứ diện thọ địch, lại phải chiến đấu với đối phương đông hơn 2,5 lần, cục thế vô cùng nguy ngập.
Thấy cơ hội đến, Giang Phong truyền lệnh đại lực tấn công.

Bị quan quân bất ngờ gia tăng công kích lực, Man tộc thủy quân loạn cả phương thốn, đội ngũ hỗn loạn, một số cảm thấy vô vọng, đã có ý thoái lui.
Quan quân xung phong hết lượt này đến lượt khác, người phía trước ngã xuống thì người phía sau lại xông lên tiếp thế.

Song phương bắt đầu hỗn chiến.

Quan quân dựa vào ưu thế số đông, chia cắt địch quân thành từng mảng nhỏ.

Giang Phong cho quan quân xung phong bởi nhận thấy Đại nỗ của Man binh uy lực quá lớn.

Dùng viễn trình công kích đối xạ, càng kéo dài thời gian càng thiệt hại rất nặng nề.
Khi binh sĩ song phương cận thân tiếp chiến, Giang Phong đứng bên bờ sông, sử dụng Đại hồi phục thuật thi triển đại phạm vi tế tự thuật bổ sung sinh mạng cho số binh sĩ chiến đấu ở hàng đầu.

Vì trên thuyền diện tích hạn chế, binh sĩ chiến đấu ở hàng đầu của mỗi thuyền chỉ vài chục người.

Bổ sung một lần hơn trăm sinh mạng cũng là đáng kể.

Giang Phong lại lần lượt đối từng chiến thuyền thi triển Đại hồi phục thuật.

Sự xuất hiện của Giang Phong ở chiến trường đã cổ vũ sĩ khí cho quan quân thủy bộ.

Sĩ binh đều nói với nhau rằng : Thấy không, đại nhân cùng chúng ta chiến đấu đó, cố gắng lên.

Quan quân sĩ khí tăng thêm một bậc.
Kịch chiến gần nửa giờ, các Lâu thuyền của Man binh đều bị quan quân chiếm lĩnh.

Khi nhóm đề kháng trên Thuyền chỉ huy bị tiêu diệt, ba vị Man tướng lần lượt trận vong, trận chiến chính thức kết thúc.


Do quan quân đồng thời tấn công từ cả hai phía thượng lưu và hạ lưu nên không có thuyền nào của Man binh đào thoát.

Một số Man binh nhảy xuống nước tìm cách bơi vào bờ thì đều bị quan quân chờ sẵn trên bờ bắt giữ.

Đây đó chỉ còn thấy quan quân dùng Đại thuyền thâu tập chiến lợi phẩm, áp giải hàng binh hay truy bắt đào binh.
Cuộc chiến tuy Nguyên Thành thủy quân giành được thắng lợi tuyệt đối, toàn diệt địch quân, nhưng cũng thiệt hại rất nặng nề.

Do Đại nỗ của Man binh đối với chiến thuyền uy lực quá lớn, quan quân buộc phải cận thân chiến đấu, chấp nhận chịu thiệt hại lớn.
Thống kê chiến quả.

Trừ số pháp sư, tế tự, trọng yếu tướng sĩ được Giang Phong dùng Hồi sinh thuật cứu sống, quan quân vẫn còn trận vong 216 người.

Lâu thuyền bị phá hủy 7 chiếc, thiệt hại nặng 8 chiếc, số còn lại cũng thiệt hại nhẹ.

Đại thuyền bị phá hủy 21 chiếc, thiệt hại nặng 26 chiếc, số còn lại cũng thiệt hại nhẹ.

Hàng binh 618 người, toàn là phổ thông sĩ binh, không một tướng lĩnh nào, kể cả cấp đội trưởng, chấp nhận đầu hàng, cho thấy Man binh hung hãn đến mức nào.

Có 3 dàn Đại nỗ bị phá hủy trong chiến đấu, còn lại 7 dàn trở thành chiến lợi phẩm.

Giang Phong cho đưa ngay một dàn về Nguyên Thành, hy vọng có thể dựa theo đó mà chế tạo Đại nỗ.

Thuyền của Man binh có 6 chiếc Lâu thuyền, 8 chiếc Đại thuyền bị phá hủy, số còn lại đều thiệt hại nặng, trở thành chiến lợi phẩm và được đưa về Thuyền trường ở Nguyên Thành để sửa chữa.
Kết thúc chiến dịch, Giang Phong trở thành người bận rộn nhất.

Sĩ binh cũng là tiền, cứu sống một người là giảm bớt thiệt hại một lượng đáng kể kim tệ.

Giang Phong chưa giàu đến độ có thể tự do vung vãi tiền bạc.

Thế là suốt ngày hôm đó, Giang Phong liên tục sử dụng Hồi sinh thuật cho đến khi thời gian hữu hiệu chấm dứt.

Người đã tử vong có thời gian một ngày chờ được hồi sinh, quá hạn thì vô hiệu.
Vì phải lo cứu kim tệ, không, cứu người, kế hoạch tấn công theo dự định phải dời lại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện