Thần Nông
Giang tộc định cư lại đất Thục.

Do sống tại vùng đồng bằng gần sông lớn, ngoài chăn nuôi và săn bắn, họ đã bắt đầu trồng trọt, chủ yếu là trồng các loại cây ăn trái mà họ mang về từ trên rừng.

Từ đó, thức ăn của họ ngày càng phong phú hơn.
Sau một thời gian phát triển, Giang tộc ngày càng trở nên hùng mạnh.

Theo thông lệ, khi bộ lạc đã đông đảo, một số nhóm tộc nhân sẽ ra đi mở mang các vùng đất mới.


Lần này họ lên đường tiếp tục men theo sông Giang đi về phía hạ lưu.
Càng đi về phía đông, trước mắt họ xuất hiện nhiều vùng đồng bằng rộng lớn hơn.

Họ chọn một vùng đất đai màu mỡ nhất định cư lại.

Sau nhiều năm trồng trọt các loại cây ăn trái có sẵn từ trên rừng, họ đã phát hiện ra kê (sách xưa gọi là thử), và đã bắt đầu đốt rừng để lấy đất canh tác.

Việc trồng kê đã mang lại lượng lương thực lớn và ổn định, ít còn phụ thuộc vào việc săn bắn và chăn nuôi.

Họ đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp với trồng trọt là chính.


Một tên mới xuất hiện : Thần Nông thị.
Thần Nông thị tộc nhân làm ruộng, mỗi năm lại đốt ruộng trước khi bắt đầu vụ canh tác mới.

Quá trình này diễn ra hàng trăm năm, nên sau này còn có người gọi họ là Viêm tộc (người Hán thích gọi là Viêm tộc, trong khi người Việt vẫn gọi là Thần Nông thị).

Tập quán đốt ruộng này đến ngày nay vẫn được nhiều nông dân áp dụng.
Chú : Viêm (炎) là từ cổ để chỉ ngọn lửa.

Hoàng tộc Hữu Hùng thị sống ở phía bắc, lăm le nhòm ngó đất đai của Viêm tộc Thần Nông thị ở phương nam, rồi dùng luôn từ Viêm để chỉ phương nam, vùng đất nóng (so với phương bắc).

Ví dụ Viêm phương (炎方) để chỉ phương Nam, viêm nhiệt (炎熱) để chỉ cái nóng của phương Nam, ...
Phần tiếp : Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện