Đế Minh
Sau khi kinh đô Bình Nguyên thất thủ, một số vị tộc trưởng còn sót lại đã hộ vệ em của tôn chủ Quang là Minh chạy về phương Nam.
Bọn họ vượt sông Giang, tạm trú tại lãnh địa của Hồ tộc.
Sự kiện này, được sử sách chép một cách văn hoa là "tuần thú phương nam".
(Bây giờ, các nhà sử học đã kiểm tra lại các tư liệu, cho rằng Đế Minh bị Hoàng tộc đuổi chạy về phương nam chứ không phải "tuần thú phương nam").
Tin tức kinh đô Bình Nguyên thất thủ đã khiến toàn thể Thần Nông chư tộc chấn động.
Dù không còn kính phụng tôn tộc, nhưng kinh đô Bình Dương vẫn có ý nghĩa tượng chinh đối với toàn thể Thần Nông chư tộc.
Hà tộc vẫn là tôn chủ trên danh nghĩa bởi họ là con cháu trực hệ của Thần Nông.
Nay kinh đô thất thủ, tôn chủ trận vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc thể a.
Tôn tộc uy tín không còn, Thần Nông chư tộc không ai có đủ uy tín để thay thế.
Tin tức được cấp báo về Thần Sơn.
Thời cổ đại, các tộc thờ cúng thần thánh của họ trên những ngọn núi, gọi là Thần Sơn.
Từ Phục Hy thị cho đến Thần Nông thị, thần thánh của họ đều là tổ tiên được thần thánh hóa.
Thần Sơn của Thần Nông thị là Liệt Sơn ở Hồ Bắc, nơi Thần Nông sinh sống.
Nhưng từ khi Hà tộc uy tín giảm sút, Thần Nông chư tộc lại hướng về Thần Sơn trước đây ở Thục Sơn, nơi Giang tộc thờ cúng tổ tiên.
Thần Nông thị xuất từ Giang tộc mà.
Nhận được tin cấp báo, Giang tộc tôn chủ truyền lệnh chư tộc đại quân tập họp về lãnh địa của Hồ tộc, chuẩn bị phản công chiếm lại Bình Nguyên.
Dưới sự chủ trì của Giang tộc tôn chủ, tộc trưởng các tộc hội họp, tôn phù Đế Minh lên ngôi.
Sau đó liên quân vượt sông Giang, tiến về Bình Nguyên.
Hoàng tộc thấy liên quân thế lớn, nhắm chống cự không nổi, hơn nữa đã cướp phá Bình Nguyên xong rồi, liền cho quân rút về phương bắc.
Thần Nông thị chiếm lại được Bình Nguyên, nhưng giờ đây kinh đô qua phen chiến loạn đã tan hoang.
Phần tiếp : Tân cục thế
Sau khi kinh đô Bình Nguyên thất thủ, một số vị tộc trưởng còn sót lại đã hộ vệ em của tôn chủ Quang là Minh chạy về phương Nam.
Bọn họ vượt sông Giang, tạm trú tại lãnh địa của Hồ tộc.
Sự kiện này, được sử sách chép một cách văn hoa là "tuần thú phương nam".
(Bây giờ, các nhà sử học đã kiểm tra lại các tư liệu, cho rằng Đế Minh bị Hoàng tộc đuổi chạy về phương nam chứ không phải "tuần thú phương nam").
Tin tức kinh đô Bình Nguyên thất thủ đã khiến toàn thể Thần Nông chư tộc chấn động.
Dù không còn kính phụng tôn tộc, nhưng kinh đô Bình Dương vẫn có ý nghĩa tượng chinh đối với toàn thể Thần Nông chư tộc.
Hà tộc vẫn là tôn chủ trên danh nghĩa bởi họ là con cháu trực hệ của Thần Nông.
Nay kinh đô thất thủ, tôn chủ trận vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc thể a.
Tôn tộc uy tín không còn, Thần Nông chư tộc không ai có đủ uy tín để thay thế.
Tin tức được cấp báo về Thần Sơn.
Thời cổ đại, các tộc thờ cúng thần thánh của họ trên những ngọn núi, gọi là Thần Sơn.
Từ Phục Hy thị cho đến Thần Nông thị, thần thánh của họ đều là tổ tiên được thần thánh hóa.
Thần Sơn của Thần Nông thị là Liệt Sơn ở Hồ Bắc, nơi Thần Nông sinh sống.
Nhưng từ khi Hà tộc uy tín giảm sút, Thần Nông chư tộc lại hướng về Thần Sơn trước đây ở Thục Sơn, nơi Giang tộc thờ cúng tổ tiên.
Thần Nông thị xuất từ Giang tộc mà.
Nhận được tin cấp báo, Giang tộc tôn chủ truyền lệnh chư tộc đại quân tập họp về lãnh địa của Hồ tộc, chuẩn bị phản công chiếm lại Bình Nguyên.
Dưới sự chủ trì của Giang tộc tôn chủ, tộc trưởng các tộc hội họp, tôn phù Đế Minh lên ngôi.
Sau đó liên quân vượt sông Giang, tiến về Bình Nguyên.
Hoàng tộc thấy liên quân thế lớn, nhắm chống cự không nổi, hơn nữa đã cướp phá Bình Nguyên xong rồi, liền cho quân rút về phương bắc.
Thần Nông thị chiếm lại được Bình Nguyên, nhưng giờ đây kinh đô qua phen chiến loạn đã tan hoang.
Phần tiếp : Tân cục thế
Danh sách chương