Số phận Trung Nguyên chư tộc
Trung Nguyên là chỉ vùng đất nằm ở phía nam Hoàng Hà cho đến lưu vực sông Hoài.
Vùng này là lãnh địa của Khương tộc, Dung tộc, Hà tộc và Cửu Lê tộc.
Khoảng năm 2700 trước Tây Lịch, tôn chủ của Hoàng tộc là Hoàng Đế Cơ Hiên Viên đã cử đại quân nam chinh, tấn công và chiếm lãnh vùng Trung Nguyên.
Khương tộc bại trận, nhưng không đầu hàng, tàn quân rút về khu vực tây bắc, và tiếp tục sinh sống ở đấy.
Ban đầu họ được gọi là Tây Khương tộc, nhưng rồi đến đời Hán bị đổi thành Đê tộc.
Dung tộc cũng bại trận và chạy về khu vực tây nam, tiếp tục sinh sống ở Vùng cao nguyên Vân Quý, người Hán gọi họ là Chúc Dung thị.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có nhắc đến họ với nhân vật thủ lĩnh Chúc Dung phu nhân.
Hà tộc bại trận và vị vua cuối cùng, Đế Du, đã đầu hàng Hoàng Đế.
Theo Sử Ký, Viêm tộc truyền được chín đời.
Thần Nông sinh Đế Đồi.
Đồi sinh Đế Thừa, Thừa sinh Đế Minh, Minh sinh Đế Trực, Trực sinh Đế Ly, Ly sinh Đế Ai, Ai sanh Đế Khắc, Khắc sinh Đế Du.
Tổng cộng 8 đời (từ Đế Đồi tới Đế Du), kéo dài 530 năm cho tới khi Hiên Viên thị nổi lên.
Một dẫn chứng khác có trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), đề cập tới một số vụ bạo loạn khi Thần Nông nổi lên và cho biết quyền lực của Thần Nông thị kéo dài tới 17 thế hệ.
Nhưng con số 530 năm là thống nhất.
(Lã thị Xuân Thu chép 17 thế hệ với 530 năm hợp lý hơn Sử Ký chép 9 đời với 530 năm).
Nền văn minh du mục của Hoàng tộc (còn gọi là Hạ tộc hay Hoàng Đế tộc) và nền văn minh nông nghiệp của Hà tộc (người Hán gọi là Hoa tộc hay Viêm tộc) đã dung hợp với nhau tạo thành văn minh Hoa Hạ, là tổ tiên của người Hán sau này.
Cửu Lê tộc hùng mạnh thiện chiến, nên Hoàng Đế phải liên hợp với lực lượng của Hà tộc mới đánh bại được.
Do ở cuối bán đảo Sơn Đông nên họ không chạy đi đâu được.
Nhưng vì họ rất thiện chiến nên Hoàng Đế chỉ chiếm kinh đô Khúc Phụ và thu phục vùng đất này trên danh nghĩa.
Từ đó về sau vùng này vẫn luôn chống lại Hoa Hạ tộc.
Nhà Hạ, nhà Thương đều vì chiến tranh với họ mà hao binh tổn tướng.
Trụ Vương (nhà Thương) phái Văn Thái Sư chinh phạt họ (Bình Linh Vương) mà khiến cho thế nước suy yếu, tạo cơ hội cho nhà Chu quật khởi.
Kể từ khi được Chu Võ Vương phong cho đất Tề (vùng đất của Cửu Lê tộc cũ), Khương Tử Nha mới dùng chính sách ôn hòa mà thu phục được họ.
Vì là con cháu của Cửu Lê tộc nên dân Thanh Châu hay Sơn Đông sau này đều nổi tiếng thượng võ, dũng mãnh thiện chiến (Thanh Châu binh, Sơn Đông mãi võ).
Phần tiếp : Số phận nam phương chư tộc.
Trung Nguyên là chỉ vùng đất nằm ở phía nam Hoàng Hà cho đến lưu vực sông Hoài.
Vùng này là lãnh địa của Khương tộc, Dung tộc, Hà tộc và Cửu Lê tộc.
Khoảng năm 2700 trước Tây Lịch, tôn chủ của Hoàng tộc là Hoàng Đế Cơ Hiên Viên đã cử đại quân nam chinh, tấn công và chiếm lãnh vùng Trung Nguyên.
Khương tộc bại trận, nhưng không đầu hàng, tàn quân rút về khu vực tây bắc, và tiếp tục sinh sống ở đấy.
Ban đầu họ được gọi là Tây Khương tộc, nhưng rồi đến đời Hán bị đổi thành Đê tộc.
Dung tộc cũng bại trận và chạy về khu vực tây nam, tiếp tục sinh sống ở Vùng cao nguyên Vân Quý, người Hán gọi họ là Chúc Dung thị.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có nhắc đến họ với nhân vật thủ lĩnh Chúc Dung phu nhân.
Hà tộc bại trận và vị vua cuối cùng, Đế Du, đã đầu hàng Hoàng Đế.
Theo Sử Ký, Viêm tộc truyền được chín đời.
Thần Nông sinh Đế Đồi.
Đồi sinh Đế Thừa, Thừa sinh Đế Minh, Minh sinh Đế Trực, Trực sinh Đế Ly, Ly sinh Đế Ai, Ai sanh Đế Khắc, Khắc sinh Đế Du.
Tổng cộng 8 đời (từ Đế Đồi tới Đế Du), kéo dài 530 năm cho tới khi Hiên Viên thị nổi lên.
Một dẫn chứng khác có trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), đề cập tới một số vụ bạo loạn khi Thần Nông nổi lên và cho biết quyền lực của Thần Nông thị kéo dài tới 17 thế hệ.
Nhưng con số 530 năm là thống nhất.
(Lã thị Xuân Thu chép 17 thế hệ với 530 năm hợp lý hơn Sử Ký chép 9 đời với 530 năm).
Nền văn minh du mục của Hoàng tộc (còn gọi là Hạ tộc hay Hoàng Đế tộc) và nền văn minh nông nghiệp của Hà tộc (người Hán gọi là Hoa tộc hay Viêm tộc) đã dung hợp với nhau tạo thành văn minh Hoa Hạ, là tổ tiên của người Hán sau này.
Cửu Lê tộc hùng mạnh thiện chiến, nên Hoàng Đế phải liên hợp với lực lượng của Hà tộc mới đánh bại được.
Do ở cuối bán đảo Sơn Đông nên họ không chạy đi đâu được.
Nhưng vì họ rất thiện chiến nên Hoàng Đế chỉ chiếm kinh đô Khúc Phụ và thu phục vùng đất này trên danh nghĩa.
Từ đó về sau vùng này vẫn luôn chống lại Hoa Hạ tộc.
Nhà Hạ, nhà Thương đều vì chiến tranh với họ mà hao binh tổn tướng.
Trụ Vương (nhà Thương) phái Văn Thái Sư chinh phạt họ (Bình Linh Vương) mà khiến cho thế nước suy yếu, tạo cơ hội cho nhà Chu quật khởi.
Kể từ khi được Chu Võ Vương phong cho đất Tề (vùng đất của Cửu Lê tộc cũ), Khương Tử Nha mới dùng chính sách ôn hòa mà thu phục được họ.
Vì là con cháu của Cửu Lê tộc nên dân Thanh Châu hay Sơn Đông sau này đều nổi tiếng thượng võ, dũng mãnh thiện chiến (Thanh Châu binh, Sơn Đông mãi võ).
Phần tiếp : Số phận nam phương chư tộc.
Danh sách chương